Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

CÁCH KHAI THÁC Ý ĐỂ VIẾT BÀI LUẬN HIỆU QUẢ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.38 KB, 3 trang )

CÁCH KHAI THÁC Ý ĐỂ VIẾT BÀI LUẬN
HIỆU QUẢ
1) Hình thành ý tưởng độc đáo:
Tìm ý là một quá trình suy nghĩ có lập luận (critical thinking) để có thể hiểu
thấu đáo những gì còn ẩn chứa bên trong đề tài (topic). Giả sử bạn đã nghiên
cứu đề tài tương đối kỹ, và giờ đây bạn đã có một nền tảng vững chắc các
khái niệm mà bạn sẽ sử dụng trong bài viết của mình. Nhiệm vụ của bạn bây
giờ là “đứng trên vai” các học giả mà bạn đã tìm hiểu và tìm ra một cái gì
thật độc đáo để viết. Chúng ta không thể “nhai lại” những gì họ đã nói. Bạn
phải vượt qua họ và đề xuất được một ý tưởng mới mẻ. Bài viết của bạn sẽ
thể hiện được 1 ý tưởng mới hay 1 cách nhìn nhận đề tài theo hướng khác
chứ không phải là sao chép lại ý kiến hay các nghiên cứu của các học giả
trước, mặc dù rõ ràng là bạn đang dựa vào những cơ sở họ đưa ra để hình
thành nên ý tưởng của mình.
2) Sử dụng các cách thức khác nhau:
Chúng ta có thể sử dụng rất nhiều “thủ thuật” để hình thành ý tưởng. Tùy
theo từng đề tài cụ thể mà cách này sẽ hiệu quả hơn cách kia. Nhưng phải
luôn nhớ rằng dù sử dụng phương pháp nào thì mục đích chính của bạn vẫn
là tìm ra được những ý độc để dẫn dắt cả bạn và độc giả đi xa hơn những cái
hiển nhiên đã có từ trước. Hãy đặt ra cho mình các câu hỏi và tự trả lời
chúng. Hãy ngồi trầm ngâm suy nghĩ và cầm bút ghi nhanh lại những ý
tưởng chợt đến trong đầu. Bạn cũng có thể vừa đi lại trong phòng vừa nghĩ
ngợi cho đến khi tìm ra được những ý tưởng độc đáo để viết. Các cách thức
phổ biến nhất mà chúng ta thường gặp để khai thác ý gồm:
· Xác định vấn đề: Vấn đề là gì? Vì sao nó thực sự là một vấn đề? Đó
là vấn đề của ai? Lần đầu tiên nó trở thành vấn đề là khi nào? Nguồn
gốc/Thực chất của vấn đề là gì?
· Đặt câu hỏi: Các câu hỏi thường gặp là: Điều gì đã gây ra X (thay thế
X bằng đề tài của bạn), X được định nghĩa/xác định như thế nào? X có
thể được so sánh với cái gì?
· Khảo sát dẫn chứng: Có những bằng chứng gì để tin nhận định này?


(Lựa chọn một nhận định), Bằng chứng này có vững chắc/rõ ràng không?
Tồn tại/Thiếu sót trong bằng chứng này là gì? Làm thế nào để dẫn chứng
có thể thuyết phục hơn? Tại sao mình không nên tin bằng chứng này?
· Xác định giả thuyết: Điều gì liên quan đến X đang được coi là đúng?
Những gì ở X mà mọi người cho là hiển nhiên đúng? Những giả thuyết
đấy có gì sai không?
· Kiểm tra định kiến: Một số định kiến xã hội, kinh tế, tôn giáo hay văn
hóa của riêng bạn liên quan đến đề tài là gì? Những định kiến này có ảnh
hưởng gì đến nhận định tổng quan của bạn về X? Một nhà sư theo đạo
Phật sống ở Ấn Độ có thể nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Còn một trí
thức Pháp? Một người Anh-điêng? Một đứa trẻ? Một bác sỹ?
· Lật lại cái “hiển nhiên”: Chép lại câu sau, thay thế các chỗ trống
bằng chú thích của riêng bạn: “Hầu hết mọi người nghĩ __________ về
đề tài này, nhưng thật ra họ đã sai. Đúng ra thì __________”.
· Nghiên cứu: Những nhà cầm quyền nói gì về X? Trên mạng có bài
báo/bài luận gì về X? Trong các cơ sở dữ liệu học thuật có bài báo/bài
luận gì về X? Trong thư viện có sách gì viết về X? Các bài báo/cuốn sách
này đã đưa ra những cách hiểu nào?
· Viết vào sổ: Viết bất cứ những gì xuất hiện trong đầu, giới hạn trong 1
trang giấy.
· Mang theo tờ ghi chú: Dùng 1 tờ ghi chú hay mẩu giấy, viết vào đấy
câu hỏi chính mà bạn đang nghĩ. Mang nó trong túi quần/áo mỗi khi bạn
đi đâu trong ngày. Thỉnh thoảng lấy mẩu giấy ra và đọc lại, nếu xuất hiện
bất kỳ ý gì thì ghi nhanh vào. Đến cuối ngày lấy mẩu giấy ra và ghi thêm
các ý tưởng về đề tài.

×