Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giải nhiếp ảnh Grange Prize (phần 2): Althea và Nandini ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 10 trang )

Giải nhiếp ảnh Grange Prize (phần 2):
Althea và Nandini
Như đã hứa, SOI xin giới thiệu tiếp 2 thí sinh còn lại của vòng chung
kết giải Grange Prize. CÁC BẠN NHỚ BẤM THẲNG VÀO HÌNH ĐỂ
XEM BẢN TO HƠN NHÉ, KHÔNG THÌ PHÍ LẮM ĐẤY!)

Cùng được đề cử với đồng hương Canada Elaine Stocki là Althea
Thauberger (sinh năm 1970); dù không tuân theo các tiêu chuẩn mỹ
thuật nghiêm ngặt của nhiếp ảnh vì ngoài máy camera, cô còn sử dụng
máy quay phim làm trung gian, nhưng các tác phẩm của cô - từ ảnh,
phim, đến video - lúc nào cũng cực kỳ xuất sắc. Trong ảnh: tác phẩm
"Nghiêm túc", do Althea chụp, nói về nhóm người "nudist" thích khỏa
thân (chắc đặt tên như thế này là vì nudist thường bị thiên hạ mắng là
dở hơi).

Trong suốt sự nghiệp kéo dài hơn một thập kỷ, cô hợp tác với nhiều
nhóm người - thường là những nhóm mà xã hội (phương Tây) cho là
"khác biệt, không chính quy" - và dùng họ làm chủ thể cho các tác
phẩm mình. Trong ảnh: tác phẩm "Sân bay quốc tế Kandahar", chụp
các nữ chiến sĩ ở Afganistan. Có lẽ "nữ chiến sĩ" bị liệt vào loại "không
chính quy" bằng "nam chiến sĩ"?

Tác phẩm "Căn cứ Ma'Sum Ghar", nơi các chiến sĩ nữ đóng quân.

Pha trộn nhiếp ảnh và điện ảnh, Althea khuyến khích chủ thể của cô
bộc lộ cũng như tìm hiểu bản thân qua nghệ thuật trình diễn. Những
thước phim cô quay và những tấm ảnh cô chụp được từ các buổi trình
diễn này luôn ấn tượng và luôn cuốn hút người xem. Trong ảnh: tác
phẩm "Phía bắc", lấy từ bộ phim cùng tên của Althea, về những cư dân
sống ở hạt Kananaskis, hiện bị nạn phá rừng hoành hành.


Althea hiện đang sống và làm việc ở Vancouver. Ngoài Canada, tác
phẩm của cô từng được đem đi triển lãm tại Đức, Mỹ, Trung Quốc, Bỉ,
Singapore, Úc v.v Trong ảnh: một tác phẩm khác, cũng lấy từ phim
"Phía bắc".

Thí sinh cuối cùng là Nandini Valli (1976) của nước Ấn Độ. Cô sống
và làm việc tại thành phố Chennai, từng học khá nhiều môn và có đủ
loại bằng cấp (không thấy nói gồm những bằng gì, chắc tại nhiều quá)
trước khi đến với nhiếp ảnh. Sau 18 tháng học nghề với một nhiếp ảnh
gia có tiếng ở Chennai, cô đến Anh Quốc và ghi danh vào Học viện
Nghệ thuật Bournemouth, rồi bổ sung tấm bằng Đại học (tốt nghiệp
khoa nhiếp ảnh, vào loại xuất sắc nhé!) cho bộ sưu tập bằng của mình.
Trong ảnh: tác phẩm "Ngồi", do Nandini chụp.

Một trong những khuynh hướng đang nổi lên gần đây trong giới nhiếp
ảnh ở Ấn Độ là Nhiếp ảnh Trình diễn (Performative Photograph), và
Nandini nhanh chóng trở thành một đại diện tiêu biểu nhất của thể loại
này. Lấy cảm hứng từ tranh dân gian chuyên vẽ các đức thánh thần
truyền thống của Ấn Độ, nhưng thay vì chụp các ông thần (do người
đóng) trên phông nền "huyền bí hoá" như trong tranh vẽ, thì Nandini lại
đặt các ông vào khung cảnh "hiện đại" như căn phòng khách sạn, giống
như tác phẩm có tên "Vỡ mộng" này.

Tác phẩm "Thần linh đang đến". Qua các bức ảnh, Nandini thể hiện
những suy tư chân thực và có phần châm biếm của cô khi nhìn thấy
những thay đổi - từ phương diện thẩm mỹ đến giá trị xã hội - của một
nước Ấn Độ hiện đang ngày một toàn cầu hóa. Đến cả thần cũng đi xe
hơi.

Đặc biệt buồn cười là loạt ảnh chụp một sô hóa trang với các em nhỏ

giả dạng thành những nhân vật trong truyền thuyết. (Giống cuộc thi hoa
hậu nhí, xuất phát từ nước Mỹ. Xứ cờ hoa đang lên tiếng phản đối
những sô đem trẻ con ra làm người mẫu như thế này, nhưng các nước
khác thấy vui nên bắt chước theo). Trong ảnh: tác phẩm "Thần Shiva".

Tác phẩm "Thần Hanuman". Cảnh nền này hình như không phải của
Ấn Độ?

Tác phẩm "Thần Saraswati". Phần nền cho cuộc thi quả là tạp nham,
"thần" Saraswati đứng trước một công trình kiến trúc nửa La Mã nửa
Pháp, mặt bí xì xị.

*
Bài liên quan:
- Giải nhiếp ảnh Grange Prize (phần 1): Gauri Gill và Elaine
- Giải nhiếp ảnh Grange Prize (phần 2): Althea và Nandini

×