Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Quản lí vốn khả dụng các ngân hàng thương mại của ECB doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.85 KB, 24 trang )

Quản lí vốn khả dụng các ngân hàng thương mại của ECB
A. Các khái niệm:
1. Vốn khả dụng là gì?
• Vốn khả dụng của TCTD là nguồn vốn sẵn sang để đáp ứng các nghĩa vụ tài
chính của TCTD như các yêu cầu rút tiền gửi của khách hàng, nhu cầu thanh toán
các khaonr nợ của TCTD và nghĩa vụ phải trả khác.
• Là số tiền dự trữ mà ngân hàng gửi vào cơ quản quản lý tiền tệ của quốc gia
(ngân hàng trung ương, cục quản lý tiền tệ). Nó bao gồm: tiền gửi dự trữ bắt buộc,
tiền gửi phục vụ thanh toán liên ngân hàng, v.v Đây là một thước đo mức độ đảm
bảo thanh khoản của các ngân hàng và là một căn cứ quan trọng để cơ quan quản
lý tiền tệ thực hiện nghiệp vụ thị trường mở. Mức vốn khả dụng của một ngân hàng
càng lớn đồng nghĩa với việc lượng tín dụng mà ngân hàng có thể cung cấp lớn.
Thông qua việc rút bớt hay bơm thêm vốn khả dụng, cơ quan quản lý tiền tệ có thể
tác động tới chênh lệch cung - cầu về dự trữ của ngân hàng, từ đó khiến ngân hàng
phải điều chỉnh hành vi của mình trên thị trường vay liên ngân hàng. Lãi suất vay
liên ngân hàng vì thế có thể được điều chỉnh theo ý của cơ quan quản lý tiền tệ.
• Cầu vốn khả dụng gồm cầu tự định (nhằm đáp ứng các nhu cầu phát sinh
trong quá trình hoạt động: nhu cầu rut tiền mặt của khách hàng, nhu cầu thanh toán
giữa các ngân hàng, với NHTW…) và cầu chính sách (Dự trữ bắt buộc)
• Cung vốn khả dụng gồm cung tự định và cung chính sách.
Theo bảng cân đối của NHTW:
+Cung tự định = Tài sản có ngoại tệ ròng+Cho vay CP ròng+Các khoản mục khác
ròng-Tiền ngoài NHTW
+Cung chính sách = Cho vay các NHTM của NHTW
• Dự trữ bắt buộc, hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của ngân hàng
trung ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt
buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt
cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít
hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng thương mại phải vay thêm tiền
mặt, thường là từ ngân hàng trung ương để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đây là
một trong những công cụ của ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chính sách


tiền tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ.
• Thông thường, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được các ngân hàng trung ương trên thế
giới quy định là tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt so với tiền gửi vãng lai là một bộ phận
cấu thành của M1 mà không quy định tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt với tiền gửi có kỳ
hạn (tiền gửi tiết kiệm , một bộ phận cấu thành của M2). Dữ trữ bắt buộc có thể
được gửi ở ngân hàng trung ương hoặc giữ tại két dự trữ của ngân hàng thương
mại. Tuy nhiên, thông thường các ngân hàng thương mại sẽ gửi ở ngân hàng trung
ương để được hưởng lãi suất.
2. Nghiệp vụ thị trường mở:
• Theo cách hiểu chung nhất thì khái niệm “Nghiệp vụ thị trường mở” là hoạt
động mua bán các GTCG của NHTW với các đối tác được lựa chọn để qua đó tác
động tới lãi suất của thị trường hoặc dự trữ của các đối tác này, vì thế có thể ảnh
hưởng tới các điều kiện tiền tệ của nền kinh tế thông qua những ảnh hưởng về mặt
lượng và giá cả. Thuật ngữ "Thị trường mở" ở đây được hiểu là một thị trường có
tính chất mở, nghĩa là đa dạng về các đối tác tham gia thị trường và đa dạng về các
loại giao dịch trên thị trường.
• Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, ngân hàng trung ương tác
động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết
lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường.
• Trong bảng tổng kết tài sản của ngân hàng trung ương, tài sản có chủ yếu là
giấy tờ có giá của chính phủ (đây là tài sản vốn của ngân hàng trung ương), tài sản
nợ chủ yếu là tiền giấy và tiền gửi dự trữ của các ngân hàng thương mại (đây là tài
sản nợ, là tài sản các tổ chức khác để tại ngân hàng trung ương). Khi ngân hàng
trung ương bán ra những giấy tờ có giá của chính phủ trên thị trường như trái phiếu
chính phủ, những nơi khác mua, khi đó ngân hàng trung ương sẽ "thu tiền" về theo
cơ chế sau: tài khoản vãng lai của người mua trái phiếu chính phủ bị ngân hàng
thương mại ghi nợ và ngân hàng trung ương sẽ ghi giảm tài khoản tiền gửi dự trữ
của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng mình. Vì tỷ lệ tiền mặt dự trữ của
ngân hàng thương mại bằng tiền gửi dự trữ tại ngân hàng trung ương cộng với tiền
mặt dự trữ tại két của họ nên khi tài khoản tiền gửi dự trữ của các ngân hàng

thương mại tại ngân hàng trung ương giảm xuống, cơ sở tiền tệ đã giảm đi làm
giảm cung tiền một lượng bằng giá trị của trái phiếu chính phủ bán ra nhân với số
nhân tiền tệ. ngân hàng trung ương sử dụng biên pháp này khi muốn thắt chặt tiền
tệ. Ngược lại, khi ngân hàng trung ương mua vào giấy tờ có giá của chính phủ do
ngân hàng thương mại bán lại,ngân hàng trung ương sẽ ghi tăng tài khoản tiền dự
trữ của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng mình. Khi ngân hàng thương mại
bán lại giấy tờ có giá của chính phủ cho ngân hàng trung ương thì ngân hàng trung
ương trả tiền cho ngân hàng thương mại bằng cách ghi tăng khoản tiền dự trữ của
ngân hàng thương mại tại ngân hàng mình. Tiền của ngân hàng thương mại tăng
làm cơ sở dẫn đến cung tiền tăng (cung tiền = [tiền mặt + tiền dự trữ (tăng)] x số
nhân tiền tệ . Việc ghi tăng tài khoản dự trữ của các ngân hàng thương mại có thể
dẫn đến ngân hàng trung ương phải in thêm tiền giấy nếu các ngân hàng thương
mại có nhu cầu lớn về tiền giấy và đến ngân hàng trung ương xin rút tiền giấy
trong khi tiền giấy của ngân hàng trung ương không đủ đáp ứng. Đây là hoạt động
mở rộng tiền tệ của ngân hàng trung ương.
3. Phương pháp dự báo vốn khả dụng:
Trên thực tế hiện tại đang có hai phương pháp được Ngân hàng trung ương các
nước sử dụng để dự báo cung vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại và tổ
chức tín dụng khác. Đó là phương pháp dựa trên Bảng cân đối tiền tệ của Ngân
hàng trung ương và phương pháp dựa trên cơ sở tiếp cận bảng cân đối của các tổ
chức tín dụng.
a. Dự báo trên cơ sở phương pháp tiếp cận bảng cân đối tiền tệ của NHTW
Căn cứ váo sự biến động của các khoản mục trên bảng cân đối tiền tệ của
NHTW
Tài sản Có Tài sản Nợ
- Tài sản ngoại tệ ròng
- Cho vay Chính phủ ròng
- Cho vay các TCTD
- Tài sản Có khác ròng
- Tiền ngoài NHTW

- Dự trữ của các TCTD
Qua bảng cân đối tiền tệ cho thấy:
- Cung vốn khả dụng:
Cung VKD = Cung VKD thông qua ác yếu tố tự định + Cung VKD chính sách
- Cầu vốn khả dụng
Cầu về VKD = Dự trữ
bắt buộc
+ Dự trữ vượt đảm bảo khả năng
thanh toán và nhu cầu khác
Trên cơ sở dự báo chênh lệch giữa cung tự định về vốn khả dụng và cầu vốn
khả dụng, NHTW quyết định mức độ thích hợp vốn khả dụng cần bơm hoặc hút về
cho phù hợp.
b. Dự báo theo cách tiếp cận từ các TCTD
Về nguyên tắc vốn khả dụng được xác định là vốn đảm bảo khả năng thanh
toán của TCTD. Vì vậy, dự báo vốn khả dụng theo nguyên tắc phân tích luồng tiền
của các TCTD gồm: phân tích theo thời hạn còn lại của các khoản mục “ Tài sản
Có” và “Tài sản Nợ” thêm bảng cân đối của TCTD trên cơ sở hợp đồng và dự báo
các khoản phát sinh bên TS có và TS nợ.
Vị thế luồng
tiền ròng
= Tổng các luồng tiền vào - Tổng các luồng tiền ra
Tuy nhiên, hầu hết các Ngân hàng trung ương đều đang sử dụng phương pháp
số một, dựa trên cơ sở Bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng trung ương, phương
pháp này làm tăng tính chủ động trong việc thu thập cũng như phân tích, đánh giá
những thông tin cần thiết phục vụ cho việc dự báo. Mặt khác về mặt dài hạn, do
những thay đổi vốn khả dụng được tính
4. Quản lý vốn khả dụng :
• Quản lý vốn khả dụng là việc Ngân hàng Trung ương điều tiết mức cung
vốn khả dụng sao cho phù hợp với sự biến động thường xuyên của nhu
cầu vốn khả dụng nhằm đạt được mục tiêu họat động của chính sách tiền tệ

về giá hoặc lượng.
• Ngân hàng Trung ương có nhiệm vụ dự đoán sự biến động nhu cầu vốn khả
dụng của hệ thống ngân hàng cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn cung
ứng, từ đó mà có các quyết định chính xác để bơm hay hút bớt vốn khả dụng từ các
ngân hàng.
• Đây là bước đầu tiên của quá trình thực hiện chính sách tiền tệ và là cơ sở
cho các quyết định liên quan đến số lượng, thời gian và mức độ thường
xuyên của các hoạt động can thiệp trên thị trường mở. Khả năng dự đoán
chính xác sự biến động cung và cầu khả dụng có ý nghĩa quyết định đến
sự thành công của chính sách tiền tệ nói chung và nghiệp vụ thị trường mở nói
riêng.
B. Thực trạng quản lí vốn khả dụng của ECB
I. Giới thiệu về ngân hàng trung ương Châu Âu
• Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) là ngân hàng trung ương của Liên
minh châu Âu . Có chịu trách nhiệm phát hành đồng euro là tiền tệ tập chung duy
nhất, hướng dẫn rộng rãi cho chính sách tiền tệ trong khu vực đồng Euro và đưa ra
quyết định cần thiết cho việc thực hiện của nó: đó là để nói để giữ quyền lực mua
đồng euro và do đó ổn định giá cả trong khu vực đồng Euro. Khu vực này hiện tại
bao gồm 17 nước của Liên minh châu Âu giới thiệu với đồng euro kể từ năm
1999 . ECB được thành lập vào năm 1998 và có trụ sở tại Frankfurt am Main , Đức
• Đây là một trong những ngân hàng trung ương quan trọng nhất trên thế giới,
chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ của 16 quốc gia thuộc khu vực đồng Euro.
• Mục tiêu của hệ thống Ngân hàng Trung ương châu Âu (ESCB) là để duy trì
ổn định giá , để hỗ trợ các chính sách kinh tế nói chung trong cộng đồng để đóng
góp vào việc đạt được trong việc theo đuổi những mục tiêu này, các ESCB sẽ hành
động phù hợp với các nguyên tắc của một nền kinh tế thị trường mở , nơi cạnh
tranh tự do, thích phân bổ hiệu quả nguồn tài nguyên .
• Việc cung cấp tiền ngân hàng trung ương có nhiệm vụ thực tế cốt lõi của bất
kỳ ngân hàng trung ương hiện đại. Quản lý thanh khoản của một ngân hàng trung
ương có thể được định nghĩa là các khuôn khổ và quy tắc mà các ngân hàng trung

ương sử dụng trong chỉ đạo việc cung cấp tiền ngân hàng trung ương để kiểm soát
giá của nó (tức là tỷ lệ lãi suất liên ngân hàng ngắn hạn) phù hợp với mục tiêu cuối
cùng của nó (ví dụ như ổn định giá cả).
II. Dự báo vốn khả dụng:
1. Vai trò dự báo vốn khả dụng của ECB
• Việc ngân hàng trung ương cung cấp tiền mặt có nhiệm vụ thực tế cốt lõi
của bất kỳ ngân hàng trung ương hiện đại. Quản lý vốn khả dụng của một ngân
hàng trung ương có thể được định nghĩa là các khuôn khổ và quy tắc mà các ngân
hàng trung ương sử dụng trong chỉ đạo việc cung cấp tiền ngân hàng trung ương để
kiểm soát giá của nó (tức là lãi suất liên ngân hàng ngắn hạn) phù hợp với mục tiêu
cuối cùng của nó (ví dụ như ổn định giá cả).
• Ngân hàng Trung ương quản lý vốn khả dụng bao gồm đánh giá nhu cầu
thanh khoản của hệ thống ngân hàng và cung cấp hoặc hấp thụ số tiền thích hợp
của tính thanh khoản thông qua nghiệp vụ thị trường mở.Trong trường hợp của khu
vực đồng Euro, vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng nhu cầu chủ yếu phát sinh
từ hai yếu tố.Đầu tiên, ECB áp đặt các yêu cầu dự trữ tối thiểu về tổ chức tín dụng
khu vực đồng euro.Thứ hai, nhu cầu thanh khoản được tạo ra bởi những gì được
gọi là các yếu tố tự trị, ví dụ như tiền trong lưu thông và cân đối chính phủ tại các
ngân hàng trung ương.
• Để quản lý vốn khả dụng của các Ngân hàng trung ương trong bối cảnh rộng
lớn hơn của việc thực hiện chính sách tiền tệ, nó rất hữu ích để phân biệt các chiến
lược chính sách tiền tệ trong khuôn khổ hoạt động.Trước đây để đưa ra các thông
tin có liên quan đến kinh tế phải được tổ chức để cung cấp một nền tảng cho quyết
định chính sách tiền tệ, kết quả đưa ra 1 mức lãi suất ngắn hạn nhất định mà được
tính đến mục tiêu cuối cùng của ECB đạt được ổn định giá cả. Trong khuôn khổ
hoạt động, thiết lập của các công cụ và quy định mà Eurosystem thực hiện những
quyết định chính sách trong thực tế, ECB điều tiết lãi suất thị trường ngắn hạn. Cụ
thể, mức độ mong muốn lãi suất báo hiệu thị trường tài chính thông qua tỷ lệ của
các hoạt động tái tài trợ chính (MROs). Trước đây lãi suất tối thiểu là đấu thầu lãi
suất thay đổi hoặc tỷ lệ được áp dụng để đấu thầu lãi suất cố định. Tuy nhiên,hiện

nay để tự thiết lập mức lãi suất trên thị trường ngắn hạn không phù hợp với tỷ lệ
MRO do đó phải được thông qua ECB
2. Phương pháp dự báo vốn khả dụng:
Trong vai trò Ngân hàng trung ương, ECB là ngân hàng của các ngân hàng và
là ngân hàng của Châu Âu. ECB được xây dựng để đảm bảo duy trì cho nước Mỹ
một chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, an toàn hơn, và ổn định hơn. ECB dự báo vốn
khả dụng bằng cách kết hợp sử dụng phương pháp tiếp cận từ bảng cân đối tiền tệ
của NHTW.
• Nguyên nhân lựa chọn phương pháp này: vì mỗi quốc gia có một hệ thống
tài chính riêng, có đặc thù riêng. Vì vậy,những vấn đề quan trọng của kinh doanh
và hoạt động điều tiết của môĩ quốc gia đó sẽ khác nhau. Những vấn đề quan trọng
của kinh doanh và hoạt đọng điều tiết của ECB vẫn bị chính quyền chi phối. Điều
đó có nghĩa ECB có đủ quyền hạn để tự quyết các chính sách cho vay và điều tiết
tiền tệ . Và trong nhiều mặt, ECB tự do theo thực hiện trên những cam kết được
đưa ra, nên sự độc lập, chính xác.
• Vai trò của NHTW là cần thiết: Khi chỉ thực hiện phương pháp dự báo vốn
khả dụng theo cách tiếp cận từ các TCTD, thì NHTW sẽ bị mất chủ động trong
việc dự báo vì bị hạn chế bởi kết quả dự báo của từng TCTD do nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan. Các tổ chức tín dụng đều phải đầu tư về cơ sở vật chất,
nguồn nhân lực. Và để thực hiện việc quản lý, theo dõi toàn hệ thống của mình,
NHTW phải có hệ thống mạng trực tuyến của các TCTD để tổng hợp và cập nhập
kịp thời tình hình VKD của từng ngân hàng. Quản lý trực tuyến có rất nhiều bất
trắc do tình trạng harker đột nhập vào cơ sở dữ liệu ngày càng tinh vi hơn. Thực
hiện theo phương pháp số 1, các NHTW được tăng tính chủ động trong việc thu
thập cũng như phân tích, đánh giá các thông tin cần thiết phục vụ cho việc dự báo
của NHTW, đưa ra những chính sách tiền tệ kịp thời.
a. Cơ sở dự báo:
- Căn cứ vào sự biến động của các khoản mục trên bảng cân đối tiền tệ của
NHTW. Ta xét lần lượt tài sản và công nợ của ECB tại thời điểm lập báo cáo 31-
12-2010

- Trong bảng, đơn vị tiền tệ là triệu euro. Đồng thời, ta cũng thấy xuất hiện
một số khái niệm cần lưu ý.
• Marginal lending: Hoạt động cho vay các NHTM qua đêm với mục tiêu kịp
thời bổ sung thanh khoản cho thị trường.
• Margin call: Yêu cầu bắt buộc bổ sung nguồn tài chính – tiền mặt hay chứng
khoán – vào tài khoản chứng khoán do công ty môi giới đưa ra với nhà đầu tư để
đảm bảo cho khoản vay tiền đầu tư chứng khoán. Yêu cầu này xuất hiện khi giá trị
danh mục chứng khoán của nhà đầu tư bị xuống giá tới ngưỡng yêu cầu cần bổ
sung của hãng môi giới.
• Reverse operation: Hoạt động NHTW mua hoặc bán tài sản dưới thỏa
thuận mua lại hoặc cung cấp tín dụng dựa trên tài sản đảm bảo.
• Reverse operation hiệu chỉnh: Hoạt động OMO bất thường được Eurosystem
tiến hành để điều hòa các biến động thanh khoản bất ngờ trên thị trường.
• Reverse repo: Hợp đồng theo đó người nhận tiền mặt đồng ý mua lại tài sản,
đồng thời đồng ý bán lại tài sản đó với mức giá đã thống nhất ở thời điểm bất kỳ,
hoặc sau một thời điểm xác định hoặc khi một sự kiện đột xuất xảy ra.
• Bảng cân đối kế toán hợp nhất từ các quốc gia thành viên và của chính ECB,
nên được gọi chung là Eurosystem. Bên phần tài sản, những thành phần chủ yếu
cấu thành nên là vàng, dự trữ ngoại hối, cho vay các NHTM trong eurozone, sở
hữu các tài sản nợ các chính phủ.
• Phía bên nợ bao gồm các thành phần chủ yếu: tiền giấy, dự trữ của các
NHTW trong khu vực eurozone, tiền gửi của các chính phủ (chính phủ cũng được
xếp vào là cư dân).
b. Phân tích
Sơ lược cấu thành cung tiền
Ta lấy một ví dụ về các khía cạnh của quá trình tạo tiền phản ánh qua bảng cân đối
kế toán. Một số cấu thành sau đây đáng quan tâm.
(1) bao gồm vị thế thuần của ECB so với khu vực nước
ngoài.\footnote{Vị thế thuần ở đây được hiểu là phần chênh lệch của tài sản của
NHTW so với nợ khu vực nước ngoài.}

(2) bao gồm vị thế thuần của NHTW so với khu vực chính phủ.
(3) bao gồm tất cả các khoản tín dụng NHTW cấp cho hệ thống NHTM
eurozone.
(4) là lượng tiền giấy và xu trong lưu thông (không phân biệt giấy hay xu).
(5) là toàn bộ lượng tiền gửi nắm giữ bởi các NHTM eurozone tại hệ thống
ESCB (các NHTƯ quốc gia thuộc Eurosystem).
(6) bao gồm tất cả các tài sản khác và nợ khác của NHTW.
Với các cấu thành này, tiền cơ sở được tạo thành như sau:
Về khả năng ứng dụng, có thể tính qua:
Hai công thức trên làm rõ các quá trình tạo tiền khác nhau xuất phát từ cùng
một bảng cân đối kế toán của ECB
Sử dụng và kiểm soát tiền cơ sở
Vai trò của tiền cơ sở thấy rất rõ trong mọi nền kinh tế hiện đại. Số dư tại
NHTW chủ yếu do các NHTM nắm giữ. Trước tiên, số dư này là do yêu cầu khá
phổ biến về việc đảm bảo dự trữ tối thiểu (bắt buộc) ( – minimum reserve –
dự trữ tối thiểu}). Số dư vượt trên mức tối thiểu bắt buộc này là dự trữ vượt trội (
– excess reserve – dự trữ vượt trội}). Trong tình hình binh thường số dư
tiền gửi tại NHTW không có lãi (hoặc không đáng kể). Hệ thống NHTM thường sẽ
giữ ở mức thấp nhất có thể, do không sinh lãi. Vậy có thể triển khai thành:
Anh và Thụy Sĩ là hai nền kinh tế phát triển mà NHTW không yêu cầu dự trữ
tối thiểu bắt buộc. Trên thực tế, số dư tiền gửi hệ thống NHTM tại NHTW vì thế
rất thấp, chỉ có phần tự nguyện gửi. Số dư này thực tế có công năng thanh toán bù
trừ qua NHTW, và vì thế cũng không nhiều. Lý do số dư này không lớn là vì hệ
thống NHTM cơ bản tin rằng NHTW có mục tiêu trung gian của CSTT là qua lãi
suất, và cơ bản khi họ cần thì NHTW có thể cung cấp đủ, kịp thời thanh khoản. Sự
tin cậy này có cơ sở, vì từ thực tiễn, các NHTW quan trọng như FED, BOE và BOJ
có khả năng can thiệp hàng ngày, thậm chí nhiều lần trong ngày vào thị trường tiền
tệ để đáp ứng thanh khoản.
Như vậy, xét từ phía bên sử dụng tiền, cầu tiền cơ sở xác định bởi mức nắm giữ
tiền mặt tại NHTW và dự trữ bắt buộc. Yêu cầu này chính là cánh tay đòn của

NHTW trong quá trình tạo tiền trong nền kinh tế.
Vậy còn phía bên nguồn v ốn :
Rõ ràng để NHTW có thể kiểm soát quá trình tạo tiền, thì phải kiểm soát được
nguồn cung tiền cơ sở. Nhìn vào mức gia tăng (sai phân) các nguồn hình thành tiền
cơ sở, chúng ta sẽ nhận ra các kênh sinh ra tiền của NHTW và mức độ tác động khi
NHTW điều khiển các kênh này.
Các nguồn có thể tách biệt thành các hành động cơ bản của NHTW:
1. Can thiệp vào thị trường ngoại hối
2. Cho vay khu vực chính phủ
3. Cho vay hệ thống NHTW nội địa (vùng – vd, trường hợp ECB)
Trước tiên, xét can thiệp ngoại hối. Vị thế với nước ngoài tăng ròng – tức là
– khi NHTW mua ngoại tệ từ các tổ chức tín dụng nội địa và ghi có
tài khoản của họ tại NHTW. Thường có thể hiểu đây là sự can thiệp vào thị trường
ngoại hối, xảy ra khi muốn làm tăng giá trị ngoại tệ NHTW mua ngoại tệ. Vị thế
thuần sẽ giảm một khi NHTW không muốn đồng tiền nội tệ bị mất giá, và tìm
cách chào bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
Tiếp theo, xét cho vay chính phủ. Vị thế thuần của NHTW với chính phủ gia
tăng – tức là – nếu NHTW tăng cho vay sang khu vực chính phủ.
Nếu phần gia tăng đó vẫn còn nằm trên tài khoản tiền gửi của CP tại NHTW, thì
cung tiền cơ sở vẫn chưa có gì thay đổi. Tiền cơ sở sẽ tăng ngay khi CP lấy số tiền
này để thanh toán hàng hóa – dịch vụ cho các tác nhân thuộc khu vực kinh tế
thương mại, khi đó, số tiền được ghi có cho tài khoản nào đó trong hệ thống
NHTM.
Ngoài ra, tiền cơ sở cũng tăng lên qua kênh này khi NHTW mua chứng khoán
của CP trong quá trình chính sách thị trường mở thông qua nghiệp vụ thị trường
mở (OMO).
Cuối cùng, tín dụng cho các NHTM nội vùng. Khi NHTW cấp tín dụng cho
NHTM thì . Việc kích hoạt cấp nguồn quỹ thanh khoản cấp hay tham
gia đấu giá mua các thỏa thuận repo chứng khoán cũng tạo ra tác động tăng tiền cơ
sở tương tự.

c. Ti ến hành dự báo
Từ bức tranh trên, ta thấy rằng NHTW chỉ có thể kiểm soát được tiền cơ sở phù
hợp với mục tiêu nếu cơ quan CSTT này có khả năng tự định đoạt tất cả các hành
động như đã nói trên. Sự tự định đoạt này mang ý nghĩa độc lập.\ Nó chỉ có thể tồn
tại khi có thiết chế phù hợp, cụ thể như sau.
- Thứ nhất, không có áp lực nào ép buộc NHTW phải mở rộng quá mức cung
tiền của mình thông qua can thiệp vào thị trường ngoại hối. Nguyên lý này dễ dàng
bị vi phạm khi NHTW bị yêu cầu phải can thiệp vào thị trường có cơ chế tỷ giá cố
định. Nhưng vẫn có cách kiểm soát cung tiền phần nào khi phải thực hiện can thiệp
quy mô lớn lên thị trường ngoại hối, thông qua việc loại trừ tác động mở rộng cung
tiền do bằng cách giảm lượng cấp tín dụng vào hệ thống NHTM, tức
là . Phương pháp này có tên gọi là cách ly tác động (sterilization) và
được sử dụng tương đối phổ biến.
- Thứ hai, chính phủ không ép buộc NHTW phải cung cấp tài chính vô hạn
định để bù đắp thâm hụt ngân sách. Có thể nói hầu như mọi tình trạng lạm phát cao
hoặc phi mã đều có dấu vết của hành động mở rộng cung tiền để trực tiếp bù đắp
thâm hụt quá lớn của ngân sách chính phủ. Xã hội thường gọi giản dị là “in tiền.”
- Thứ ba, NHTW có khả năng kiểm soát mức cấp tín dụng cho hệ thống
NHTM nội vùng. Thường yếu tố thứ ba này không phải là vấn đề lớn của các nền
kinh tế.
d. Tổng kết
Các ngân hàng thành viên ( NCB) của ECB đóng vai trò là cầu nối giữa
ECB và thị trường. Để thực hiện chính sách tiền tệ thống nhất của ECB, các
NCB đều có trách nhiệm dự báo vốn khả dụng của từng quốc gia thành viên,
ECB quyết định khối lượng đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở. Việc dự báo vốn
khả dụng của các NCB khác đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục
tiêu CSTT của ECB do dự báo vốn khả dụng là cơ sở để ECB quyết định
phương án thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, công cụ chủ yếu trong điều tiết
tiền tệ của ECB.
• Trên thực tế, việc dự báo vốn và quản lý vốn khả dụng cảu NHTW thành

viên bao gồm: việc đánh giá dự báo nhu cầu vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng,
đề xuất việc bơm/ hút vốn khả dụng dụng thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Việc
dự báo vốn khả dụng được thực hiện hàng ngày cho ít 10 ngày làm việc tiếp theo
( hàng ngày, NHTW cập nhật thêm tình hình và điều chỉnh số dự báo) và kết quả
dự báo được gửi tới ECB trước 8h35’ sáng hàng ngày. Việc đánh giá, dự báo nhu
cầu vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng được thực hiện thông qua việc kết hợp
xem xét 2 khía cạnh: yêu cầu về DTBB và dự báo các nhân tố tự định tác động đến
cung vốn khả dụng.
• Việc dư báo các nhân tố tác động đến vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng
được dựa trên bảng cân đối NHTW theo nguyên tác: Sự thay đổi tăng đối với một
khoản mục trên phần tài sản Nợ cảu NHTW sẽ tác động làm giảm vốn khả dụng
của hệ thống ngân hàng. Sự thay đổi tăng một khoản mục bên phần tài sản Có của
NHTW sẽ tác động tăng vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. Theo đó, để dự báo
vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng, Các NCB sẽ dự báo các nhân tố tác động
đến vốn khả dụng như: phát hành tiền ( tác động ngược chiều), tiền gửi Chính phủ
( tác động ngược chiều), tài sản Có nước ngoài ròng ( tác động cùng chiều) ….
• Dự báo cầu vốn khả dụng: giống như các quốc gia khác, cầu vốn khả dụng
tự định cảu ECB được cấu thành từ nhu cầu DTBB và nhu cầu thanh toán, trong
đó, cầu thanh toán đóng vai trò là cầu tự định. Tuy nhiên, điểm khác biệt từ mô
hình tổ chức của ECB dẫn đến đặc điểm trong công tác dựu báo là: Các nhân tố tự
định là yếu tố dự báo khó nhất về cầu vốn khả dụng trong khu vực châu Âu. Để
hạn chế sự ảnh hưởng này, mỗi khi hoạt động tái cấp vốn chính thức công bố, ECB
công bố dự báo các nhân tố tự định bình quân cho tới thời điểm này trước hoạt
động tái cấp vốn chính tiếp theo. Hệ thống ngân hàng châu Âu cung cấp các dụ báo
riêng biệt của từng quốc gia đối với hệ thống ngân hàng châu Âu và sẽ được tổng
thống hợp thành dự báo vốn khả dụng của khu vực châu Âu ( hình3)
• Đối với dự báo cầu dự trữ bắt buộc: Mức DTBB được dự đoán với độ chính
xác cao tại thời điểmbatws đầu của mỗi kỳ. DTBB tối thiểucaur hệ thống ngân
hàng châu Âu nhằm mục tiêu bình ổn lãi suất cảu thị trường tiền tệ và quản lí sự
thiếu hụt vốn khả dụng cảu hệ thống ngân hàng. ECB quản lí dự trữ bắt buôc theo

phương pháp bình quân theo kì, theo phương pháp trùng một phần, đặc biệt do yêu
cầu dự trữ bắt buộc khá cao trong hệ thống ngân hàng châu Âu, nên các ngân hàng
có xu hướngduy trì DTBB tương đối ổn định.
• Cung vốn khả dụng: với hệ thống tiền tệ chung, đánh giá nhu cầu vốn khả
dụng cảu hệ thống ngân hàng là nhân tố chính cho việc phân bổ vốn khả dụng
trong nghiệp vụ thị trường mở.
- Sự khác biệt của ECB với các quốc gia khác ở chỗ việc đánh giá được kết hợp
thêm việc phân bổ theo quy chuẩn được tính dựa trên nhu cầu vốn khả dụng. Quy
chuẩn này là một tiêu chuẩn phân bổ cho ECB mỗi khi ra quyết định phân bổ thực
sự. Tuy nhiên , ECB đôi khi xem xét các nhân tố khác như việc trả giá của các
nhân tố khác như việc trả giá của các TCTD trong hoạt động tái cấp vốn chính và
sự sai lệch của lãi suất thị trường tiền tệ ngắn hạn và lãi suất hoạt động tái cấp vốn
chính, cũng như loại bỏ một số nhân tố gây rủi ro cao trong việc dự báo vốn khả
dụng, ví dụ như sự chuyển giao thiên kỷ mới, thay đổi tiền tệ…
- Phân bổ quy chuẩn tính đến nhu cầu vốn khả dụng nảy sinh từ các nhân tố tự
định và DTBB tối thiểu, do vậy CTBB được tuân theo trong suốt kỳ giai đoạn duy
trì dự trữ. Trong các ngày cảu kỳ dự trữ. Trong các ngày của kỳ duy trì dự trữ, nhu
cầu cốn khả dụng phụ thuộc vào khả năng quân thủ mức dự trữ bắt buộc trong suốt
những ngày trước cảu kỳ duy trì hay không của các TCTD. Nói chung, khi tính đến
việc phân bổ tiêu chuẩn, ECB tính đến việc mất cân đối bằng vốn khả dụng từ khi
bắt đầu từ kì duy trì dự trữ liên quan nhằm dảm bảo việc tuân thủ yêu cầu dự trữ
bắt buộc. Cuối cùng, một ngày trước khi đưa ra quyết định chính xác về việc can
thiệp trong hoạt động tái cấp vốn khả dụng để điều chỉnh việc phân bố số lượng
tăng thêm
- Nhìn chung, phương pháp dự báo vốn khả dụng của NCB tương tự như
phương pháp của một số NHTW khác trên thế giới như Mỹ, Nhật , Úc… và
phương pháp hướng dẫn của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Tuy nhiên việc thu thập số
liệu để dự báo rất thuận lợi do số liệu được cập nhật qua mạng hàng ngày, mối
quan hệ trao đổi thông tin giữa NHTW với kho bạc nhà nước rất chặt chẽ, tài
khoản cảu Kho bạc chỉ mở tại NHTW nên thuận lợi cho việc theo dõi của NHTW.

Hơn nữa, các NCB đã có một cơ sở dữ liệu để chạy mô hình kinh tế làm cơ sở dự
báo một số nhân tố. ECB tổng hợp các kết quả dự báo của các ngân hàng quốc gia
thành viên trên cơ sở đó quyết định lượng tiền bơm ra thị trường. Sau đó các NVB
thực hiện các thủ tục thanh toán và quản lý tài sản cầm cố.
III. Các chính sách ECB đã áp dụng từ cuối năm 2011 đến đầu năm 2012
- Năm 2008, trong thời kì suy thoái kinh tế toàn cầu, ECB đã tăng lãi suất vào
tháng 7 và buộc phải cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỉ lục sau sự sụp đổ của
Lehman Brothers. 3 năm sau đó, nguy cơ khủng hoảng toàn cầu lại có dấu hiệu
quay trở lại khi các nước châu Âu chật vật trong việc giải quyết vấn đề nợ công
còn nước Mỹ chưa tìm ra biện pháp triệt để với tỷ lệ thất nghiệp vẫn trên 9% của
mình. Tốc độ tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế châu Âu và niềm tin người
tiêu dùng đều sụt giảm khiến mối lo suy thoái ngày càng lớn hơn.
1. Kế hoạch bơm vốn của ECB
• Ngày 21/12/2011, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dường như đã tìm
ra giải pháp hứa hẹn nhằm giảm nhẹ khủng hoảng nợ châu Âu sau khi quyết định
bơm 489 tỷ euro (641 tỷ USD) cho 523 ngân hàng thuộc khu vực euro với lãi suất
1% với thời hạn vay vốn 3 năm. Mục tiêu của khoản vay này là tránh rủi ro, khi
các ngân hàng châu Âu đang phải đối mặt với làn sóng tăng vốn trong năm mới mà
không tiếp cận được thị trường vốn. Đồng thời, giúp EU có thêm thời gian để xử lý
những vấn đề dài hạn về nợ nần quá mức, sự tụt hậu về năng lực cạnh tranh và
thiếu thống nhất tài khóa. Đây là lần đầu tiên, ECB cho các ngân hàng vay với thời
hạn trên 1 năm, ECB cũng nới lỏng điều kiện thế chấp, thậm chí tiếp nhận các
khoản nợ quá hạn như tài sản đảm bảo.
• Theo yêu cầu của cơ quan ngân hàng châu Âu, các ngân hàng châu Âu phải
bổ sung thêm trên 114 tỉ euro cho đến tháng 6/2012 nhằm đáp ứng tỉ lệ vốn cấp 1
lên 9% so tổng tài sản, cao hơn tỉ lệ 5% hiện nay tại các ngân hàng Mỹ. Yêu cầu
này làm tăng tình trạng căng thẳng nguồn vốn mà các ngân hàng châu Âu đang
phải đối mặt, khi dư nợ cho vay bằng 120% nguồn vốn huy động, trong khi con số
này tại các ngân hàng Mỹ chỉ là 70%. Với dư nợ cho vay quá cao, các ngân hàng
châu Âu sẽ phải mất nhiều thời gian hơn trong việc giải quyết nợ xấu. Các nhà

phân tích dự báo, để đạt tiêu chuẩn mới này, các ngân hàng châu Âu có thể phải
bán tài sản, hạn chế cho vay và đóng cửa các chi nhánh tại nước ngoài. Nếu không
cân bằng được bảng cân đối tài sản, kể cả thông qua hỗ trợ trực tiếp từ chính phủ,
nhiều ngân hàng có thể kết thúc bằng sự thua lỗ.
• Sự can thiệp lần này của ECB giống như sự can thiệp của Fed vào tháng
9/2008, khi tập đoàn Lehman sụp đổ. Nhờ khoản tín dụng này, các ngân hàng châu
Âu sẽ có thêm nguồn vốn để cho các chính phủ châu Âu vay lại với lãi suất cao
hơn nhưng rủi ro thấp, làm giảm căng thẳng trong hệ thống ngân hàng và thị
trường trái phiếu chính phủ.
• Mặc dù, điều kiện vay vốn từ ECB được nới lỏng, nhưng các ngân hàng
châu Âu tỏ ra khá thận trọng và ưu tiên mua trái phiếu ngắn hạn. Cụ thể là, các
ngân hàng tăng mua trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha, nhưng hạn chế mua trái
phiếu chính phủ Hy Lạp và Italia do lo ngại khu vực đồng tiền chung sẽ sụp đổ, lãi
suất trái phiếu 2 năm của Tây Ban Nha là 3,6% và của Italia là 5,1%. Việc các nhà
đầu tư chọn trái phiếu Tây Ban Nha không có nghĩa là quốc gia này không có vấn
đề, khi GDP quí 4 dự kiến sẽ giảm khoảng 0,2-0,3% từ mức 0% trong quí 3 và sẽ
giảm sâu hơn trong những tháng đầu năm 2012, tỉ lệ thất nghiệp cao nhất trong các
nước công nghiệp với 21,5%.
• Bên cạnh tác dụng hỗ trợ thanh khoản, việc bơm tiền để cứu các ngân hàng
cũng làm bộc lộ những vấn đề tài chính lớn của khu vực, các nhà lãnh đạo EU vẫn
chưa đưa ra được lịch trình và những chi tiết của kế hoạch giải cứu khu vực đồng
euro như cam kết tại hội nghị thượng đỉnh ngày 9/12. Các nhà đầu tư và phân tích
tài chính cho rằng, động thái của ECB chỉ có thể tạm thời trấn an các thị trường và
người dân tư vào thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới, mà không thể dập
tắt được khủng hoảng. Công ước tài chính mới dự kiến có hiệu lực từ tháng 3/2012
vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi, và châu Âu rất khó có được tiếng nói chung
trong việc xử lý các vấn đề trong khu vực để có thể cứu được đồng euro do thiếu
sự kết hợp chặt chẽ về mặt chính sách. Mặc dù, lạm phát chỉ tăng nhẹ qua các năm
kể từ khi đồng tiền chung được lưu hành, nhưng phần lớn người dân tại các nước
khu vực euro đều bày tỏ sự thất vọng do chi phí sinh hoạt leo thang kể từ khi sử

dụng đồng tiền chung và nhớ lại thời kỳ hoàng kim của đồng bản tệ trước đây,
mong muốn nhập câu lạc bộ euro đang tắt dần trên toàn châu Âu.
• Đối với các nước ngoại vi euro, vấn đề phục hồi năng lực cạnh tranh so với
nền kinh tế Đức và các nền kinh tế mới nổi là khó khăn rất lớn do chi phí lương
trong sản phẩm rất cao, nên rất khó cải thiện năng lực xuất khẩu. Trong điều kiện
đó, càng vay nợ nhiều thì các nước châu Âu vốn có thu nhập bình quân đầu người
khá cao sẽ càng lún sâu vào nợ nần, điều này giải thích tại sao châu Âu rất khó kêu
gọi được nguồn vốn từ các nước trong và ngoài khu vực EU.
• Nói một cách ngắn gọn, các nước yếu tại châu Âu không thể phục hồi được
năng lực cạnh tranh và thành đạt trở lại mà vẫn giữ được đồng tiền chung, hầu hết
các chủ ngân hàng lớn đang chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa để chủ động đối
phó với rủi ro khi đồng euro sụp đổ và một vài nước thành viên rời khu vực đồng
tiền chung.
2. Châu Âu tiếp tục bơm 109 tỷ Euro giải cứu Hy Lạp:
• Các nhà lãnh đạo châu Âu đã chấp thuận về gói cứu trợ thứ hai trị giá 109 tỷ
Euro cho Hy Lạp, trong đó, khu vực tư nhân đóng góp đến 37 tỷ Euro. Ngoài
khoản vay 109 tỷ Euro kể trên, các nhà lãnh đạo Châu Âu còn đưa ra những cam
kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Athens cho đến khi Hy Lạp có thể tham gia trở lại vào thị
trường tài chính. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người dân châu Âu sẽ phải
tiếp tục nộp thuế để ủng hộ Hy Lạp nhiều năm nữa.
• Các nhà lãnh đạo Châu Âu đã công bố chương trình 3 năm, theo đó, một quỹ
gồm 37 tỷ Euro sẽ được huy động từ các nhà đầu tư tư nhân trong khoảng 30 năm.
• Tuy nhiên, khoản đóng góp từ các nhà đầu tư cá nhân này sẽ chỉ có khi họ
chấp thuận những điều kiện trong chương trình được đề xuất. Theo đó, sẽ có nhiều
lựa chọn về cách thức trao đổi nợ, kế hoạch tái đầu tư với các mức lãi suất khác
nhau và thời gian khác nhau.
• Hơn nữa, những chủ sở hữu này còn phải cam kết sẽ bán lại khoảng 12,6 tỷ
Euro trái phiếu đang sở hữu ở mức thấp hơn thị trường trong chương trình mua lại
trái phiếu do các nhà lãnh đạo châu Âu đề xuất.
• Chương trình mua lại trái phiếu được đưa ra là do lo ngại về việc nếu để

những chủ sở hữu trái phiếu tham gia tới 21% tổng giá trị trái phiếu, nhiều khả
năng sẽ gây ra “vỡ nợ chọn lọc”. Tuy nhiên, lãnh đạo châu Âu khẳng định rõ ràng
rằng, chương trình buộc các chủ sở hữu trái phiếu tham gia này sẽ được giới hạn
chỉ riêng cho Hy Lạp, họ gọi đó là giải pháp ngoại lệ và duy nhất.
• Để ngăn thị trường bị chao đảo, lãnh đạo các nước châu Âu đồng thời công
bố sẽ thay đổi, nới lỏng các điều kiện cho vay giải cứu của quỹ 440 tỷ Euro. Lãi
suất cho Ireland, Bồ Đào Nha và Hy Lạp vay sẽ xuống mức 3,5% và không phải
trả lại trong vòng 30 năm.
• Riêng đối với Hy Lạp, các quan chức ước tính tất cả các biện pháp trên có
thể giúp Hy Lạp cắt giảm được 26 tỷ Euro trong tổng số nợ lên đến 350 tỷ Euro
trước năm 2014.
• Được biết, đóng góp vào khoản cứu trợ mới, lần đầu tiên có sự góp mặt của
nhiều ngân hàng thông qua một đường dây tín dụng, đường dây này sẽ đảm bảo
khả năng tái cơ cấu của bất kỳ ngân hàng nào gặp khó khăn sau đó.
3. ECB quyết định mua lại hơn 53 tỷ USD trái phiếu
• Ngân hàng Trung ương châu Âu công bố kế hoạch mua trái phiếu trị giá 40
tỷ euro, đồng thời đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng hoạt động trong khu
vực ít nhất cho đến tháng 7/2012. Kế hoạch này vừa được Chủ tịch Ngân hàng
Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet công bố sau phiên họp kết thúc
vào cuối ngày 6/10. Theo đó, ECB dự kiến sẽ chi 40 tỷ euro (gần 53,7 tỷ USD) để
mua lại trái phiếu có đảm bảo từ các ngân hàng.
• Đồng thời, cơ quan này cũng sẽ cung cấp các khoản vay không giới hạn với
kỳ hạn 12 và 13 tháng cho các nhà băng thuộc khối sử dụng đồng tiền chung, ít
nhất là cho tới tháng 7/2012. Trước đó, ECB cũng tuyên bố sẽ giữ lãi suất cơ bản
tại khu vực đồng tiền chung ở mức 1,5%.
4. ECB bất ngờ hạ lãi suất xuống 1,25%
• Ngân hàng Trung ương châu Âu bất ngờ hạ lãi suất cơ bản đồng euro 25
điểm cơ bản xuống mức 1,25% trong ngày thứ Năm khi khủng hoảng nợ châu Âu
căng thẳng hơn, ECB buộc phải tạm thời gạt sang bên nỗi lo về lạm phát.
• ECB hạ lãi suất áp dụng với tiền gửi xuống 0,5% và lãi suất cho vay xuống

2%.
• Quyết định hạ lãi suất phản ánh định hướng thay đổi chính sách sau khi ECB
nâng lãi suất vào tháng 7/2011 và tháng 4/2011, khi đó ECB là Ngân hàng Trung
ương đầu tiên nâng lãi suất sau khi khủng hoảng tài chính căng thẳng hơn. Thị
trường đang chờ đón dấu hiệu về việc liệu ECB có tiếp tục hạ lãi suất vào tháng
12/2011.
 Tóm lại, các biện pháp được áp dụng chủ yếu nhằm duy trì vai trò trung gian
tài chính của ECB thông qua tái cấp vốn cho các ngân hàng có tính thanh khoản
kém và khôi phục lòng tin của những thành viên tham gia thị trường tài chính.
Những biện pháp này góp phần nâng cao khả năng tiếp cận vốn của cá nhân và
doanh nghiệp, cuối cùng, góp phần đảm bảo duy trì ổn định giá.

×