Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cách phòng và chữa nấc pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.09 KB, 3 trang )




Cách phòng và chữa nấc
Tôi hay bị nấc: có khi ăn ớt bị nấc, có khi chỉ uống nước cũng bị nấc, lúc
ho xong cũng nấc. Xin hỏi, cách phòng và chữa nấc thế nào, thưa bác sĩ?
Nguyễn Thị Bé (Thanh Hóa)

Sở dĩ chúng ta bị nấc là do cơ hoành co giật ngoài ý muốn, lặp lại nhiều lần,
kế tiếp là thanh môn khép kín đột ngột, ách tắc luồng không khí đi vào và
gây nên tiếng nấc. Có nhiều nguyên nhân gây nấc như: thần kinh bị kích
thích, viêm màng cơ hoành, rối loạn vận động dạ dày - thực quản, bệnh ở
ruột, viêm gan… Khi bạn ăn ớt bị nấc là do ớt cay kích thích họng, thực
quản gây rối loạn vận động thực quản sinh nấc. Bạn uống nước bị nấc là do
sặc, hoặc do van đóng mở khí quản hoạt động không khớp với phản xạ nuốt
gây rối loạn vận động thực quản mà nấc. Khi bạn ho cơ hoành bị tăng áp lực,
vận động đột ngột lặp lại nhiều lần sinh ra nấc…
Cách phòng và chữa bệnh nấc là: hạn chế ăn ớt, nếu ăn thì nên ăn lẫn với
thức ăn để ớt không kích thích trực tiếp vào họng, thực quản. Chữa khỏi các
bệnh là nguyên nhân gây ra nấc như viêm ruột, viêm gan… Khi bị nấc có thể
chữa bằng cách: hít vào thật sâu và nín thở lâu, sau đó thở ra từ từ, lặp lại
nhiều lần có thể hết nấc. Uống nhanh một ly nước lớn. Dùng ngón tay đè
vào hai mắt khoảng một vài phút. Nếu nấc tái phát mà đã chữa bằng các
cách nói trên không khỏi thì bạn cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và
điều trị đúng bệnh gây nấc.

×