Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Rác thải đô thị được thu gom như thế nào? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.19 KB, 3 trang )

Rác thải đô thị được thu gom như thế
nào?
 Chứa rác tạm thời tại nguồn (hộ dân cư, cơ quan, trường học, chợ, cửa
hàng ). Dụng cụ để chứa thường là bao nhựa, thùng nhựa hoặc sắt,
container Kích thước và đặc điểm từng loại phụ thuộc vào mức độ
phát sinh và tần số thu gom.
 Việc thu gom được tiến hành thủ công hay cơ giới tuỳ vào khả năng
kinh tế và mức độ phát triển mỹ thuật. Thu gom thủ công là chuyển
bằng tay các bao rác, thùng rác đổ lên xe tải hoặc xe tay. *Thu gom cơ
giới áp dụng được khi các loại thùng chứa phải được tiêu chuẩn hoá.
 Tần số thu gom phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và thành phần rác.
Ðối với địa phương có đặc điểm nhiệt độ cao, rác có thành phần hữu
cơ lớn thì mức độ phân huỷ rác do vi sinh sẽ nhanh hơn, gây mùi khó
chịu tại điểm chứa rác và do vậy việc gom rác phải được làm thường
xuyên hơn.
 Rác có thể được chuyển trực tiếp từ nơi chứa tạm thời đến điểm xử lý
nếu điều kiện về giao thông cho phép (khoảng cách đến bãi rác gần).
Khi nơi xử lý cách xa khu đô thị thì có thể thành lập các điểm trung
chuyển gom rác trong thời gian ngắn nhất về đây, sau đó dùng các
phương tiện có công suất lớn chuyển rác đến nơi xử lý. Những
phương pháp xử lý chính là tái chế, đốt, chôn lấp, làm phân rác. Tuỳ
điều kiện cụ thể và thành phần rác mà người ta lựa chọn phương pháp
phù hợp từ các phương pháp cơ bản trên.
Sản xuất sạch hơn là cải tiến liên tục quá trình sản xuất công nghiệp, sản
phẩm và dịch vụ để giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, để phòng ngừa tại
nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất, và giảm phát sinh chất thải tại
nguồn, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường"
Ðối với quá trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn bao gồm tiết kiệm nguyên vật
liệu, năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc, giảm lượng và độ độc của các
dòng thải trước khi đi ra khỏi quá trình sản xuất. Ðối với sản phẩm: Sản xuất
sạch hơn làm giảm ảnh hưởng trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm từ khâu


chế biến nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.
"Sinh học bảo tồn là một khoa học đa ngành được xây dựng nhằm hạn chế
các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học".
Sinh học bảo tồn nhằm hai mục tiêu:
 Tìm hiểu những tác động tiêu cực do các hoạt động của con người gây
ra đối với các loài, quần xã và các hệ sinh thái.
 Xây dựng các phương pháp tiếp cận để hạn chế sự tuyệt diệt của các
loài và cứu các loài đang bị đe dọa bằng cách đưa chúng hội nhập trở
lại các hệ sinh thái đang còn phù hợp đối với chúng.
Sinh học bảo tồn ra đời vì các khoa học ứng dụng truyền thống không còn
đủ cơ sở để giải thích những mối đe dọa cấp bách đối với đa dạng sinh học.
Nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý động vật hoang dã, sinh học thủy sản,
chủ yếu quan tâm đến vấn đề xây dựng các phương pháp quản lý một số ít
các loài có giá trị kinh tế và làm cảnh. Những khoa học này thường không đề
cập đến việc bảo vệ tất cả các loài có thể có trong các quần xã sinh vật, hoặc
chỉ đề cập như là vấn đề không quan trọng. Sinh học bảo tồn bổ sung các
nguyên tắc ứng dụng bằng cách cung cấp phương pháp tiếp cận có tính chất
lý thuyết tổng thể cho việc bảo tồn đa dạng sinh học. Sinh học bảo tồn khác
với các khoa học khác ở chỗ là bảo tồn một cách lâu dài toàn bộ các quần xã
sinh vật là chính, các yếu tố kinh tế thường là thứ yếu. Các khoa học kinh
điển như sinh học quần thể, phân loại học, sinh thái học, và di truyền học
là nội dung cơ bản của sinh học bảo tồn.

×