TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SINH VIÊN
LÀM BÁO CÁO
Lời giới thiệu :
Có thể nói cáo cáo thực tập là một tác phẩm vô cùng quan trọng, và là đứa con tinh thần
của thời sinh viên. Song làm thế nào, viết như thế nào, sưu tầm tư liệu như thế nào ? vào
công ty thực tập phải làm gì ? thì sinh viên còn quá nhiều bỡ ngỡ và có thể nói đó là quá
trình học tập. Chính vì vậy tôi soạn bản hướng dẫn này nhắm giúp sinh viên phần nào
tháo gỡ các khó khăn ấy, Nếu các bạn sinh viên, các thầy cô giáo có ý kiến bổ sung thêm
tôi rất hoan nghênh, mọi ý kiến phê bình tôi điều trân trọng để cuối cùng bài báo cáo thực
tập của sinh viên sẽ có chất lượng hơn.
Trong khuôn khổ tài liệu này, chúng tôi thống nhất dùng Báo cáo thực tập trong điều kiện
cụ thể của hệ đào tạo, sinh viên có thể thay đổi cho phù hợp.
Mục đích làm Báo cáo thực tập :
Làm báo cáo thực tập là dịp để sinh viên
- Rèn luyện các kỹ năng tổng hợp các kiến thức đã học trên mọi phương diện.
- Giúp cho sinh viên củng cố , nâng cao kiến thức thực tiễn thực tập tại doanh nghiệp.
- Làm quen với công việc thực tiễn
- Rèn luyện tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm trong công việc.
Các thắc mắc khi làm báo cáo thực tập
Trong quá trình làm báo cáo thực tập tốt nghiệp hay nhận nhiệm vụ thực tập sinh viên
cần nhớ và trả lời các câu hỏi lớn như sau :
1. Làm gì ?
2. Làm như thế nào ?
3. Kết quả ra sao ?
Trả lới tốt được 3 câu trên sinh viên sẽ thành công và dễ dàng giải quyết vấn đề khó
khăn.
Làm gì ?
Là các nhiệm vụ được giao hoặc tự mình xác định cần phải giải quyết.
làm như thế nào ?
Nhận định đánh giá những công việc tại cơ quan thực tập.
Ghi chép lại các tài liệu tham khảo, website v.v.v tham khảo để trích dẫn và sắp xếp vào
phần phụ lục.
Nội dung rõ ràng, hình ảnh minh họa chi tiết, phù hợp với yêu cầu.
Thiêt kế các chương trình chi tiết và nội dung thuyết minh phù hợp.
Kết quả ra sao ?
Kết quả mình làm sau khi hoàn thành bài báo cáo, nội dung, hình ảnh.v.v.
Đánh giá kết quả, so sánh với ý muốn ban đầu, so sánh với bài báo cáo của người khác.
Đề ra phương hướng khắc phục những cái chưa giải quyết được,…
Yêu cầu đối với sinh viên
Sinh viên phải nắm vững nội dung sẽ báo cáo
Sinh viên phải tuyệt đối tuân thủ quy định về nhân viên thực tập tại công ty, nội quy, giờ
giấc, cách đồng phục và các quy định riêng của từng công ty. Và chọiu sự quản lý của
nhân viên Hướng dẫn thực tập tại công ty.
Sinh viên phải có trách nhiệm gặp giáo viên hướng dẫn hàng tuần để báo cáo công việc
đã làm trong tuần và xin ý kiến về cáccông việc tiếp theo. Thờigian gặp giáo viên được
sắp xếp theo lịch của nhà trường. Nếu torng điều kiện cho phép có thể liên lạc qua e mail.
Trong thời gian sinh viên đi thực tế phải báo cáo với giáo viên hướng dẫn.
Kỷ luật :
Trước khi tốt nghiệp, khoa tỗ chức hội đồng xét duyệt tư cách bảo vệ tốt nghiệp và xem
xét nghiêm túc các trường hợp sau:
- Sinh viên cả đợt làm báo cáo thực tập không gặp giáo viên Hương dẫn sau lần giao
nhiệm vụ đầu tiên, hàng tuần không báo cáo tiến độ thực hiện sẽ bị xử lí như không thực
tập
- Đến hạn nộp báo cáo mà không nộp sẽ bị xem như không làm báo cáo thực tập
- Sinh viện tự ý bỏ thực tập, bị cơ quan ( nơi thực tập báo cáo về cơ quan)
Các bước tiến hành khi làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.
1. Nhận đề tài
2. đi tìm tài liệu tham khảo tại các thư viện, các cơ quan trường học… hoặc qua bạn bè…
Đây là khâu rất quan trọng, có tài liệu tham khảo tốt sẽ đảm bảo cho công việc sau này.
3. Viết đề cương báo cáo thực tập
4. báo cáo sơ bộ với giáo viên hướng dẫn tình hình thực hiện đề cương và kết quảthực
tập.
5. Hoàn chỉnh báo cáo thực tập tốt nghiệp.
6. Nộp báo cáo cho giáo viên huớng dẫn và duyệt lần cuối.
7. Nộp báo cáo cho khoa.
8. Chuẩn bị trình bày và báo cáo về bài viết của mình.
Trình bày báo cáo thực tập.
Font chữ :
Quy định cỡ chữ 13 New Time Roman hoặc Arial cỡ chữ 12
Khỗ giấy :
Khổ giây A 4 , lề trái 4.0, lề phải 2,5, lề trên 2,0 , lề dưới 2,0
Bìa :
Chữ trình bày bìa phải thât đơn giản, không chọn font chữ cầu kỳ phức tạp.
Công cụ viết báo cáo : Các tư liệu thu thập được tại cơ quan thực tập, đĩa CD, lưu các nội
dung báo cáo
Một số vấn đề về bản quyền :
Sinh viên không được copy các bài báo cáo thực tập của các sinh viên khoá trước của
trường khác.
Các copy trích dẫn phải tuyệt đối có ghi chú nguồn.
Thời gian nộp báo cáo:
- Thời gian nộp bản nháp trước 2 tuần hạn nộp báo cáo
- Nộp cho trường trước 7 ngày khi báo cáo.
Bố cục bài báo cáo thực tập:
Các lưu ý :
Đánh giá kết quả :
CÔNG VIỆC ĐIỂM
1 Mức độ thời sự của bài báo cáo 15
2 Nội dung hấp dẫn hợp lý của bài báo cáo 45
3 Tinh thần thái độ làm việc 15
4 Khả năng đọc sách tham khảo 5
5 Khả năng tổng hợp kiến thức và tiếp thu tạo cơ quan thực tập 10
6 HÌnh thức trình bày báo cáo tốt nghiệp 5
7 Thời hạn hoàn thành và nộp báo cáo 5
Báo cáo trước lớp bằng powerpoint 15 phút và phản biện (nếu có):
THAM KHẢO CÁCH TRÌNH BÀY BỐ CỤC TRÌNH BÀY TRANG BÌA
===========================
HƯỚNG DẪN
TRÌNH BÀY BÁO CÁO CHI TIẾT SEMINAR
Để thống nhất cách trình bày báo cáo chi tiết Seminar, Thầy đã tham khảo các hướng
dẫn và đưa ra một số vấn đề cần thiết khi trình bày một đề tài – luận văn tốt nghiệp như
sau:
1. Trang bìa (xem mẫu Ở trên)
2. Trang bìa trong (trình bày giống trang bìa)
3. Trang lời mở đầu (không đánh số trang, xem mẫu kèm theo)
- Viết ngắn gọn.
- Nói rõ lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, tình hình nghiên cứu, phạm vi và
phương pháp nghiên cứu, kết cấu của đề tài…
4. Trang Lời cảm ơn: (không đánh số trang, xem mẫu kèm theo)
5. Trang Nhận xét của cơ quan tác giả thực tập (nếu có); không đánh số trang, xem mẫu
kèm theo.
6. Trang Nhận xét của giảng viên hướng dẫn (không đánh số trang, xem mẫu kèm theo)
Giảng viên hướng dẫn nhận xét các vấn đề:
- Kết cấu, phương pháp trình bày.
- Cơ sở lý luận.
- Tính thực tiễn và khả năng ứng dụng của luận văn, đồ án.
- Các hướng nghiên cứu của đề tài có thể tiếp tục phát triển cao hơn.
- Kết quả: Đạt ở mức nào? (hoặc không đạt). Không cho điểm vào trang nhận xét này.
8. Trang Mục lục (không đánh số trang, xem mẫu kèm theo)
9. Trang Danh mục các bảng biểu, sơ đồ, hình, (không đánh số trang, xem mẫu kèm
theo)
10. Phụ lục: đưa vào sau trang cuối cùng của chương cuối cùng của đồ án, luận văn (xem
mẫu kèm theo)
11. Cách thể hiện báo cáo chi tiết (xem các mẫu kèm theo)
- Bắt đầu đánh số trang từ trang đầu tiên của chương 1
- Báo cáo chi tiết viết trên khổ giấy A4
- Bìa là loại giấy cứng khổ giấy A4, màu xanh hoặc vàng nhạt,
- Viết theo chương, mục, các tiểu mục (không viết theo phần rồi mới đến chương, mục,
tiểu mục,…)
- Mỗi trang được trình bày theo quy định (xem mẫu kèm theo).
- Tài liệu tham khảo bắt buộc phải ghi, đưa vào sau phụ lục, xếp theo thứ tự abc
- Chữ viết ở các trang của đồ án, luận văn là size 13, Font Times New Roman, không
được dùng các kiểu chữ dạng thư pháp.
- Không được trích các câu tục ngữ, thành ngữ, sử dụng các hoa văn, hình vẽ để trang trí
hoặc làm đề dẫn ở đầu mỗi trang, mỗi chương, mục,…,
- Chữ in màu đen; hình vẽ, đồ thị, lô gô của trường ĐHCN…có thể in màu.
- Các chú thích phải đánh số và viết ghi chú ở cuối mỗi trang.
- Hạn chế viết tắt, nếu phải viết tắt phải mở ngoặc và đóng ngoặc (…) để giải nghĩa ngay
từ các chữ viết tắt đầu tiên, sau đó liệt kê thành trang, đưa vào sau các trang Danh mục
các Bảng, biểu, hình,…
- Cách đánh số các chương mục, tiểu mục phải theo quy định (xem mẫu kèm theo)
Chúc các bạn làm tốt bài báo cáo của mình
=================================================
ĐỐI VỚI BÁO CÁO VỀ LỮ HÀNH
Giai đoạn 1: Công tác chuẩn bị trước khi đi tour thực tập. Giai đọan này rất quan trọng.
Các bạn sẽ thu thập tư liệu, tìm hiểu về các điểm tham quan mình sẽ đến ( báo trí, sách
vở, internet…). Nếu các bạn có chuẩn bị tài liệu trước sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát
về điểm tham quan và phần thuyết minh trên xe của bạn sẽ tốt hơn. Các bạn sẽ được cập
nhật những kiến thức mới và hay từ các thầy hướng dẫn. Đại bộ phận sinh viên các
trường đại học ngành du lịch không chuẩn bị gian đọan này. Nên đa phần HDV tại các
trường Đại Học yếu về kiến thức so với các Trường Trung cấp du lịch rất nhiều. (Mình
đã được đi rất nhiều tour thực tập với sinh viên Đại Học và học viên Trung Cấp Du Lịch).
Giai đoạn 2: Khảo Sát Thực Tế Tour Thực Tập.
Chuẩn bị giấy viết, máy ghi âm, máy chụp hình, USB …. ( nên làm việc theo nhóm từ 3
đến 4 người)
_ Giấy viết để vẽ lại sơ đồ đường đi, ghi những điểm quan trọng mà thầy HDV trình bày
(chỉ cần nội dung chính vì đã có máy ghi âm nên bạn kg cần ghi chi tiết); vẽ lại sơ đồ tại
điểm tham quan.
_ Máy chụp hình có 2 chức năng quan trọng đó là: ghi lại những khỏang khắc đáng nhớ
và thời gian mình dừng chân tại điểm ( vì trong File hình có thời gian rất chính xác)
_ Máy ghi âm sẽ giúp bạn có được tòan bộ nội dung tòan bộ chuyến thực tập
Giai đoạn 3: Làm bài báo cáo thực tập nộp cho trường (1 tháng); đây là giai đọan quan
trọng nhất và cuối cùng; đánh giá lại tòan bộ thành quả, công tác chuẩn bị của bạn trong
suốt thời gian qua của bạn. Nếu như, bạn làm tốt bài báo cáo bạn sẽ được điểm cao, kiến
thức bạn sẽ rất vững, tự tin thuyết minh khi bạn tác nghiệp …
Cơ Cấu Nội Dung 1 Bài Báo Cáo Thực Tập
1. Nhận Xét Của Giảng Viên
2. Lời Cảm Ơn
3. Lời Mờ Đầu
4. Lịch Trình Chuyến Đi Thực Tế
5. Sơ Đồ Chuyến Đi Thực Tế
6. Thuyết Minh Theo Tuyến
7. Thuyết Minh Tại Các Điểm Tham Quan
8. Giới Thiệu Đôi Nét Về Tỉnh Và Thành Phố Mình Đến
9. Các Điểm Tham Quan Nổi Tiếng Khác
10. Những Dịch Vụ Tại Điểm
11. Khách Sạn Và Nhà Hàng
12. Các Dịch Vụ Vui Chơi Giải Trí
13. Định Hướng Phát Triển Du Lịch
14. Các Công Ty Lữ Hành
15. Đôi Nét Về Đặc Sản-Ẩm Thực
16. Các Chương Trình Du Lịch
17. Nhận Xét – Đánh Giá của Sinh Viên
18. Giá Cả Một Số Dịch Vụ
19. Kết Bài
20. Giá Tour
21. Tài Liệu Tham Khảo