Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Để nhân viên tham gia hội ý hiệu quả nhất potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.43 KB, 4 trang )

Để nhân viên tham gia
hội ý hiệu quả nhất
Hội ý (Brainstorming) là một hình thức thường được các doanh nghiệp áp
dụng nhằm thu thập ý kiến của các thành viên, từ đó đưa ra những chương
trình hành động, những dự án dựa trên những ý tưởng tốt nhất.

Để nhân viên tham gia hội ý hiệu quả nhất
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tổ chức hiệu quả và
khuyến khích các thành viên đưa ra nhiều ý tưởng thú vị nhất. Dưới đây là
những kỹ
thuật mà doanh nghiệp có thể áp dụng để giúp nhân viên tham gia
hội ý tốt hơn.

1.Tổ chức các hoạt động bên ngoài.

Karen Littman, nhà sáng lập của Morphonix, một công ty sản xuất trò chơi
giáo dục trên máy vi tính, cho biết bà thường tổ chức các hoạt động bên ngoài
công sở cho nhân viên khi bà muốn họ trở thành những con người sáng tạo
hơn.

“Nếu có thể, không nên thường xuyên triệu tập các cuộc họp bàn tròn. Cứ hai
năm một lần, tôi lại cho các nhân viên thuê một căn nhà lớn ở mộ
t bãi biển để
cùng hội ý. Tôi nghĩ khi tham gia vào các hoạt động bên ngoài văn phòng, các
nhân viên sẽ nâng cao được khả năng sáng tạo”, Littman khuyên.

2. Mời những người ra quyết định cùng hội ý.

Steven Pritzker, giáo sư tâm lý Đại học University, từng là một nhà biên soạn
hài kịch truyền hình trước khi nghiên cứu quy trình sáng tạo, thì cho rằng tính
sáng tạo và năng động của những người ra quyết định - những người được các


nhân viên tôn trọng, luôn
được phát huy cao nhất khi họ cùng nhau h
ội ý.

“Họ là những người tài giỏi và sẵn sàng theo đuổi những ý tưởng bất thường
nếu cảm thấy thích thú với chúng. Và nếu họ không thích một ý tưởng nào đó,
họ sẽ sẵn sàng nói rằng nó không phù hợp với họ”, Pritzker giải thích.

3. Nghỉ ngơi và thư giãn.

Geoff Garlock, một đạo diễn hài kịch của Nhà hát City’s Upright Citizens
Brigade Theatre, New York City (Mỹ) thì cho rằng những lúc nghỉ ngơi thư
giãn là những lúc chúng ta có thể bật ra nhiều ý tưởng nhất.

“Tôi có nhiều ý tưởng rất hay được nảy ra lúc tôi đang tắm… Khi để cho đầu
óc của mình thư giãn hoàn toàn, chúng ta sẽ nhận ra tại sao chúng ta nghĩ
rằng trên đời có nhiều điều vô lý”, Garlock chia sẻ.

4. Luôn mang theo mình những thứ có thể viết được.

Cho dù đang
ở nhà hay đang trên đường đến công sở, Tim Jones - Tổng giám
đốc điều hành (CEO) của Cybrix, một công ty cung cấp giải pháp an ninh
mạng, luôn mang theo mình những tài liệu có thể sử dụng để viết lại những ý
tưởng bất chợt nảy ra trong đầu.

Ở nhà, Jones treo một tấm bảng trắng lên tường để viết lại các ý tưởng của
mình và vẽ ra sơ đồ mô tả sự liên hệ những ý tưởng này với công việ
c kinh
doanh. Ở công ty, Jones chia sẻ những ý tưởng này với các đồng nghiệp trong

các cuộc họp hội ý.

“Anh nên có sẵn trong tay những thứ có thể ghi lại ý tưởng của mình. Nếu
anh chần chừ và nghĩ rằng sau này mình sẽ nhớ chúng thì có thể sẽ chẳng bao
giờ nhớ lại được”, Jones khuyên.

5. Tham khảo ý kiến của những người xung quanh.

Matt Mickiewicz, nhà sáng lập kiêm CEO của 99designs, một công ty thiết kế
đồ họa trực tuyến, cho biết khi gặp phải những khó khăn tưởng chừng khó có
thể vượt qua, anh thường chia sẻ và tham khảo ý kiến đồng nghiệp.

“Kỹ thuật hội ý mà tôi yêu thích nhất là triệu tập một nhóm các doanh nhân
và tổ chức một cuộc thảo luận. Trong cuộc họp này, mỗi người sẽ chia sẻ một
vấn đề hay một thách thứ
c mà mình đang gặp phải, còn những người khác sẽ
đưa ra các ý tưởng và lời khuyên”, Mickiewicz chia sẻ.

Mickiewicz cho biết thêm kỹ thuật hội ý này sẽ có tác dụng tốt nhất đối với
những nhóm bao gồm 10-12 thành viên có xuất thân và các thước đo về sự
thành công trong công việc khác nhau.

“Họ có thể chia sẻ các sai lầm trong quá khứ cũng như các kinh nghiệm trong
việc khắc phục một số vấn đề nào đó”, Mickiewicz giải thích.

6. Làm việc v
ới từng nhân viên.

Lukas Biewald, đồng sáng lập của CrowdFlower, công ty cung cấp lao động
theo yêu cầu, thì chẳng hề thích họp hành.


“Tôi rất ghét các cuộc họp hội ý và thường tìm cách tránh né. Tôi chọn cách
gửi thư điện tử cho từng nhân viên một cách độc lập. Tôi nghĩ rất khó để
khiến họ tập trung đầu óc hay suy nghĩ một cách sáng tạo trong những cuộc
họp”, Biewald giải thích.

×