Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cấp dưới ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.8 KB, 4 trang )



Xây dựng mối quan hệ
tốt đẹp với cấp dưới

Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên cấp dưới có vai trò hết
sức quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người ở vị trí cao thường cho rằng cấp dưới
mới phải chú trọng tới mối quan hệ với cấp trên và phớt lờ trách nhiệm này.

Người quản lý cần xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên cấp
dưới.
Trên thực tế, mối quan hệ tốt đẹ
p với nhân viên sẽ góp phần đảm bảo công
việc diễn ra trôi chảy hơn, đồng thời nâng cao lòng trung thành của họ với
công ty. Do đó, bạn nên “chăm chút” cho mối quan hệ với cấp dưới để tạo lợi
thế cho công việc lẫn sự nghiệp của mình.

Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn chinh phục trái tim của nhân viên:

Quan tâm tới nhân viên

Nếu bạn luôn làm việc trong phòng/góc làm việc riêng và không mấ
y khi đi
tới chỗ nhân viên, chính bạn đang tạo ra những rào cản và khoảng cách với
cấp dưới. Thay vào đó, hãy cởi mở hơn với nhân viên bằng cách làm việc với
họ trong một không gian mở, nơi bạn có thể nhìn thấy nhân viên và họ cũng
thấy bạn. Như vậy sự tương tác giữa bạn với nhân viên sẽ tăng lên đáng kể và
họ sẽ cảm thấy gần gũi hơn với bạn.

Còn nếu điều kiện không cho phép và bạn phải làm việc phòng riêng biệt, hãy
cố gắng có mặt thường xuyên ở chỗ nhân viên hoặc hãy đi ă


n trưa cùng họ.

Hợp tác

Ai cũng muốn được đánh giá cao và cảm thấy rằng mình góp phần quan trọng
trong dự án. Đây cũng chính là mục đích của làm việc theo nhóm và nó là
một phần quan trọng trong việc xây dựng nhuệ khí làm việc cho nhân viên.
Nếu thúc đẩy kiểu hợp tác này, bạn sẽ củng cố mối quan hệ với cấp dưới,
đồng thời làm gia tăng lòng trung thành của họ với công ty.

Ch
ứng tỏ khả năng lãnh đạo

Quan trọng không kém hợp tác là chứng tỏ được khả năng lãnh đạo, dẫn dắt
nhân viên của mình. Lãnh đạo được biểu hiện theo nhiều cách. Bạn cần phải
quyết đoán, biết truyền cảm hứng, sẵn sàng chịu trách nhiệm cho cả thành
công lẫn thành bại của công việc, thể hiện sự thấu hiểu những nhu cầu khác
nhau của từng nhân viên N
ếu bạn làm được những điều đó, nhân viên sẽ tôn
trọng bạn và muốn cống hiến hết khả năng của họ cho bạn.

Trao quyền

Một trong những nguyên nhân gây ra sự bất mãn ở nhân viên là không có
quyền hạn trong công sở. Nhiều sếp không tin tưởng nhân viên để trao cho họ
quyền quyết định và tự chủ trong công việc, dù là với những việc nhỏ nhặt.

Để hạn chế sự bất mãn này, hãy trao quyền chủ động cho nhân viên ở một số
vấn đề nhất định. Như vậy, nhân viên có thể chứng minh khả năng của mình
một cách tốt nhất và mối quan hệ của bạn v

ới họ sẽ bền chặt hơn.

Thăm dò ý kiến

Nếu muốn cải thiện mối quan hệ với cấp dưới, bạn cần phải biết họ nghĩ gì về
mình, về những điều tốt và chưa tốt trong công việc. Một trong những cách
hiệu quả nhất đề biết được điều đó là sử dụng bản đánh giá m
ức độ thoả mãn
của nhân viên. Hiện nay các công ty đều làm điều này nhưng thực hiện còn
qua loa, sơ sài, mang tính ép buộc. Nếu muốn tạo ra những thay đổi tích cực
trong công việc cũng như mối quan hệ với cấp dưới, bạn cần thực hiện thăm
dò ý kiến nhân viên một cách nghiêm túc hơn.

×