Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

8 nguyên tắc cho một CEO giỏi pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.6 KB, 5 trang )

8 nguyên tắc cho một
CEO giỏi
Các giám đốc điều hành (CEO) giỏi có thể là những người có tính cách, thái
độ, quan niệm về giá trị, điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Tuy nhiên, để trở
thành một giám đốc điều hành có sức thuyết phục, họ thường phải tuân thủ 8
nguyên tắc.

8 nguyên tắc cho một CEO giỏi
Trước hết, phải đặt câu hỏi "Cần phải làm điều gì?''. Đây là một trong những
yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của nhà quản trị doanh
nghiệp. Nếu không đặt ra được câu hỏi này, một CEO có nhiều quyền lực và
tầm ảnh hưởng nhất cũng có thể trở thành một người làm việc không có kết
quả.
Trả lời được cho câu hỏi này, thường nhiều nhiệm vụ khẩn cấp sẽ được đặt ra.
Tuy nhiên, những CEO làm việc có hiệu quả không tự “chia mình” ra để thực
hiện tất cả mà chỉ tập trung vào một nhiệm vụ có tính khả thi nhất.
Câu hỏi thứ 2 cần được đặt ra là "Điều gì đúng đắn cho doanh nghiệp?".
Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng đối với các CEO ở doanh nghiệp gia đình,
nhất là khi họ phải ra những quyết định về vấn đề nhân sự. Trong một công ty
gia đình thành công, một người thân trong gia đình chỉ được thăng chức nếu
anh ta, cô ta vượt trội hơn những người không thuộc gia đình ở cùng một cấp
bậc và điều này phải thông qua một sự đánh giá rõ ràng. Việc đặt câu hỏi
“Điều gì là đúng đắn cho doanh nghiệp?” không đảm bảo sẽ có một quyết
định đúng đắn. Bởi vì ngay cả một CEO tài giỏi nhất cũng là một con người
và cũng có lúc mắc phải sai lầm và chịu ít nhiều thành kiến. Nhưng nếu
không đặt ra câu hỏi này, điều gần như chắc chắn là CEO sẽ có một quyết
định sai.
CEO cần xây dựng kế hoạch hành động. Nếu không chuyển những hiểu biết
của mình thành hành động, khi bắt tay vào công việc, các CEO cần lên kế
hoạch. Bạn cần phải nghĩ đến những kết quả không mong muốn, những hạn
chế, khó khăn có thể xảy ra, những điều cần xem xét, điều chỉnh lại trong


tương lai, những điểm cần kiểm tra; kế hoạch phân bổ thời gian để thực hiện
kế hoạch hành động đó.
Mỗi kế hoạch hành động là một bản tường trình những dự định chứ không
phải là một bản cam kết, một sự ràng buộc cứng nhắc. Kế hoạch hành động
cần phải được xem xét lại thường xuyên dựa trên những thay đổi về môi
trường kinh doanh, thị trường và nhất là nhân sự trong doanh nghiệp.
CEO phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Bạn chỉ nên ra quyết
định khi mọi người đã thông suốt những vấn đề như tên của người chịu trách
nhiệm thực hiện các kế hoạch hành động; thời hạn thực hiện; tên của những
người sẽ bị tác động bởi quyết định và do đó cần phải biết, hiểu và tán đồng
với quyết định đó - hay ít nhất là không chống đối mạnh mẽ; tên của những
người cần được thông báo về quyết định, ngay cả khi quyết định đó không
trực tiếp ảnh hưởng đến họ
Xem xét lại quyết định một cách có hệ thống cũng là một công cụ đắc lực
giúp bạn tự phát triển. Qua việc kiểm tra kết quả của một quyết định với
những điều mong đợi, các CEO sẽ biết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của
mình, đâu là nơi họ đang thiếu kiến thức hay thông tin.
Thông thường, quá trình này sẽ cho họ biết quyết định của mình không mang
lại kết quả như mong đợi vì họ đã không bố trí đúng người, đúng việc.
Bố trí những người giỏi nhất vào đúng việc là một công việc khá quan trọng
nhưng nhiều CEO lại ít để ý đến, bởi những người giỏi thường đã rất bận rộn.
Những CEO thông minh thường không tự mình quyết định hay hành động
trong những lĩnh vực họ còn yếu mà giao phó cho người khác làm điều này.
Người ta cũng thường cho rằng chỉ có những CEO cấp cao mới ra quyết định
và chỉ có quyết định của họ mới có ý nghĩa. Đây chính là một sai lầm nguy
hiểm. Việc ra quyết định phải được thực hiện ở tất cả các cấp của tổ chức. Bởi
vì các nhân viên cấp dưới thường biết rõ về lĩnh vực chuyên môn của mình
hơn cấp trên nên quyết định của họ thường có một tầm ảnh hưởng sâu rộng
đến toàn công ty.
Những CEO giỏi cũng phải tự chịu trách nhiệm trong việc truyền đạt thông

tin. Họ phải bảo đảm rằng mọi người trong công ty hiểu được các kế hoạch
hành động của họ. Điều này cũng có nghĩa là họ chia sẻ các kế hoạch của
mình với tất cả các đồng nghiệp - cấp trên, cấp dưới, cũng như đồng sự - và
mong muốn họ đưa ra những lời bình luận.
Mặt khác, họ cũng cho các nhân viên biết họ cần thông tin gì để thực hiện các
kế hoạch đó. Thông tin từ cấp dưới lên cấp trên thường được chú trọng nhất.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải chú ý đến các nhu cầu thông tin của cấp trên và
những người cùng chức vụ.
Tập trung vào các cơ hội. Những CEO giỏi thường tập trung vào các cơ hội
nhiều hơn những khó khăn. Dĩ nhiên, họ cũng cần quan tâm đến việc giải
quyết khó khăn. Tuy nhiên, điều này chỉ ngăn ngừa thiệt hại mà không đem
đến kết quả. Chỉ có việc khai thác cơ hội mới đem lại kết quả. Trên tinh thần
đó, các CEO hiệu quả xem một sự thay đổi là cơ hội chứ không phải là mối đe
dọa. Họ thường nhìn vào những thay đổi bên trong cũng như bên ngoài doanh
nghiệp và tự hỏi: “Làm thế nào để chúng ta có thể biến sự thay đổi này thành
một cơ hội cho doanh nghiệp?".
Các CEO hiệu quả còn phải bảo đảm rằng những khó khăn không lấn át các
cơ hội. Trong hầu hết các công ty, trang đầu tiên của bản báo cáo quản trị
hằng tháng thường là những vấn đề khó khăn. Nếu là một CEO khôn ngoan,
bạn nên để những cơ hội lên trước và đưa những khó khăn ra sau. Chỉ khi đã
phân tích xong các cơ hội, bạn mới quay sang thảo luận những khó khăn.
CEO phải tổ chức những cuộc họp có hiệu quả. Bí quyết để tổ chức một cuộc
họp có hiệu quả là xác định trước đó là cuộc họp gì. Các loại cuộc họp khác
nhau đòi hỏi các hình thức chuẩn bị khác nhau và sẽ đi đến những kết quả
khác nhau. Sau khi đã xác định nội dung và hình thức của cuộc họp, bạn nên
bám theo chúng và nên dừng cuộc họp lại ngay sau khi đã đạt được mục đích
chính. Bạn không nên đưa ra một vấn đề khác để thảo luận mà nên tóm tắt lại
những vấn đề đã bàn bạc để theo dõi tiếp.
Việc theo dõi, triển khai những kết luận của cuộc họp cũng quan trọng không
kém bản thân cuộc họp.

Dùng từ “chúng tôi” trong suy nghĩ và lời nói. Các CEO có hiệu quả hiểu
rằng họ là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong tổ chức và điều này không
thể chia sẻ hay giao phó cho ai. Tuy nhiên, họ có được quyền lực chỉ vì họ
được tổ chức tin tưởng. Điều này có nghĩa là họ nghĩ đến nhu cầu và cơ hội
của tổ chức trước khi họ nghĩ đến nhu cầu và cơ hội của bản thân.
Để có được sự tin tưởng của các nhân viên và trở thành một người có tính
thuyết phục, bạn không nên dùng từ ''tôi'' trong suy nghĩ và hành động của
mình mà thay vào đó bạn nên dùng từ ''chúng tôi''.

×