Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

TRỜI RÉT CẢNH GIÁC VỚI HỘI CHỨNG THẮT LƯNG HÔNG docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.54 KB, 3 trang )


Nền tảng ổn định – Phát triển địa phương
Th.S – Lương y Nguyễn Thanh Tuấn

TRỜI RÉT CẢNH GIÁC VỚI HỘI CHỨNG THẮT LƯNG HÔNG
Hội chứng thắt lưng hông là tổn thương phối hợp của bệnh lý cột sống thắt lưng và bệnh của dây
thần kinh hông to (thần kinh tọa). Những ngày trời rét và ẩm thường làm bệnh trở nặng.
Các bệnh gây ra hội chứng thắt lưng hông
Về mặt giải phẫu, đoạn cột sống thắt lưng có các rễ thần kinh tủy sống quan hệ về chức năng và bệnh lý
chặt chẽ với nhau, gồm các rễ thắt lưng L1, L2, L3, L4, L5. Khi cột sống hoặc đĩa đệm có những tổn
thương thì các rễ thần kinh này cũng dễ bị tổn thương theo. Các bệnh dễ gây ra hội chứng thắt lưng
hông gồm: thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng cùng; thoái hoá đĩa đệm ở
người cao tuổi; trượt đốt sống (spondylolisthesis): do bẩm sinh hoặc chấn thương, hay kèm với thoái
hoá cột sống; viêm đốt sống; chấn thương: trực tiếp vào dây thần kinh tọa, gãy xương cột sống thắt
lưng, gãy xương chậu; viêm cột sống do vi khuẩn như tụ cầu, trực khuẩn lao…
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Biểu hiện bệnh với nhiều triệu chứng
Một người đã bị tổn thương cột sống do một trong các bệnh lý nói trên, khi bị hội chứng thắt lưng hông
thường biểu hiện hai hội chứng phối hợp là hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh, trong đó mỗi
hội chứng gồm nhiều triệu chứng.
Hội chứng cột sống gồm các triệu chứng: đau cột sống thắt lưng có thể xuất hiện đột ngột hoặc sau một
chấn thương, nhưng cũng có thể xuất hiện từ từ, mà người ta gọi là bán cấp hoặc mạn tính. Tính chất
đau là thường chỉ đau ở những đốt sống nhất định, có thể đau dữ dội, hoặc chỉ đau âm ỉ. Khi khám ấn
trên mỏm gai các đốt sống bệnh nhân sẽ thấy đau chói ở các đốt sống bị bệnh.
Cột sống bị biến dạng: thay đổi đường cong sinh lý, giảm ưỡn, mất ưỡn cột sống thắt lưng hoặc cong
đảo ngược có nghĩa là cột sống thắt lưng không ưỡn như bình thường mà lại gù và lệch vẹo cột sống.
Giảm biên độ hoạt động của cột sống thắt lưng: các động tác cúi, ngửa, nghiêng, xoay cột sống đều bị
hạn chế.
http:// nhathuocgiatruyen.vn
- 1 -


Nền tảng ổn định – Phát triển địa phương
Th.S – Lương y Nguyễn Thanh Tuấn

Trượt đốt sống – một nguyên nhân gây hội chứng thắt lưng hông.
Hội chứng rễ thần kinh: đau rễ thần kinh, đau lan dọc theo đường đi của rễ thần kinh, đau nhức buốt
như bị mưng mủ. Khi nghỉ ngơi thì hết đau hoặc giảm đau rõ rệt. Đau tăng khi đi, đứng, ho hoặc hắt
hơi… Có khi bị đau liên tục dù ở tư thế nào cũng vẫn đau. Vì đau bệnh nhân giảm các khả năng đi lại,
lao động và sinh hoạt. Có thể tìm thấy các dấu hiệu căng rễ thần kinh: ấn trên đường cạnh sống, ngang
điểm giữa của khe gian đốt bệnh nhân thấy đau.
Tìm một số điểm đau: thống điểm Valleix là ấn ở điểm giữa nếp lằn mông thì bệnh nhân đau; dấu hiệu
Déjerine dương tính là khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi thì đau tăng. Bệnh nhân còn cảm thấy bị rối loạn
cảm giác da dọc mặt ngoài đùi xuống cẳng chân tới mắt cá ngoài, mu bàn chân và ngón chân hoặc mặt
sau đùi, cẳng chân, tới gót chân và gan bàn chân. Rối loạn vận động: bệnh nhân không đi xa được do
đau mà phải nghỉ từng đoạn đỡ đau mới đi tiếp được. Yếu cơ nên gấp bàn chân về phía mu khó khăn
hoặc khó duỗi thẳng bàn chân. Rối loạn phản xạ: giảm hoặc mất phản xạ gân gót.
Rối loạn thần kinh thực vật: nhiệt độ da giảm, rối loạn tiết mồ hôi, mất phản xạ dựng lông, lông chân
khô dễ gẫy, teo cơ. Cột sống bị vẹo một bên và mất đường cong sinh lý, ưỡn ra trước ở vùng thắt lưng;
thân và xương chậu nghiêng về bên đối diện với chân đau, thân hơi gập ra trước, mông bên đau xệ
xuống, cơ cạnh cột sống co cứng. Chụp Xquang, chụp cắt lớp hay cộng hưởng từ thấy tổn thương và
xác định được tổn thương thoát vị đĩa đệm.
Những điểm chú ý trong điều trị và phòng bệnh
Bệnh nhân bị tổn thương hội chứng thắt lưng hông cần có chế độ nghỉ ngơi tuyệt đối trong trường hợp
nặng, nên nằm giường cứng, tránh nằm võng hay ngồi ghế xích đu, tránh vận động mạnh như xoay
người đột ngột, chạy nhảy, cúi gập người… Thầy thuốc có thể dùng nhiều phương pháp thích hợp để
điều trị cho từng bệnh nhân: phương pháp vật lý trị liệu như kéo giãn cột sống, nắn cột sống, thể dục trị
liệu, dùng đèn hồng ngoại, sóng ngắn, đắp sáp nến…
http:// nhathuocgiatruyen.vn
- 2 -

Nền tảng ổn định – Phát triển địa phương

Th.S – Lương y Nguyễn Thanh Tuấn

Sử dụng các loại thuốc giảm đau như: aspirin, kháng viêm không steroid, phong bế rễ thần kinh ngoài
màng cứng hay trong màng cứng bằng corticoid hay novocain kết hợp với vitamin B
12
. Thuốc giãn cơ
như myolastan, thuốc an thần như seduxen, mimoza, các vitamin nhóm B liều cao kết hợp với acid
folic. Điều trị nguyên nhân như dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Phẫu thuật trong các trường hợp:
thể liệt, hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống thắt lưng, đau không thể chịu được mặc dù đã dùng thuốc
giảm đau hoặc hay tái phát.
Phòng bệnh tốt nhất là định kỳ khám sức khỏe để phát hiện sớm và điều trị triệt để các bệnh là nguyên
nhân gây hội chứng thắt lưng hông. Giữ ấm cơ thể trong những ngày trời rét và độ ẩm cao để bệnh
không tăng nặng. Đảm bảo dinh dưỡng tốt, tăng cường ăn rau xanh và trái cây chín các loại. Có thể bổ
sung thêm vitamin tổng hợp nhóm B như B1, B
6
, B
12
. Tránh lao động nặng và vận động mạnh ở vùng
thắt lưng và hai chân.
ThS. Trần Ngọc Hương-skđs
Để tìm hiểu thêm các bạn có thể vào trang Tại đây bạn có thể nói
chuyện, tâm sự và nhận được sự tư vấn trực tiếp của Lương y Thanh Tuấn. Bạn có thể hoàn toàn yên
tâm khi được Lương y Thanh Tuấn bắt bệnh và chữa trị khỏi bệnh chỉ khoảng 4-7 tuần sử dụng thuốc.
Các bệnh nhân ở xa sẽ được chuyển thuốc đến tận nơi, theo địa chỉ bệnh nhân cụ thể. Nếu bạn có thắc
mắc về sức khỏe của mình, bạn có thể vào trang kể bệnh để nhận được sự
tư vấn của Lương y.
Vui lòng liên hệ:
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THANH TUẤN - PHÚ MỸ QUỐC TẾ
Trụ sở: 72 Đường 81, Thị Trấn Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: 0643. 921 527 - Hotline: 0938 68 47 68 ( Lương y.Thanh Tuấn)

Email: - Website:
http:// nhathuocgiatruyen.vn
- 3 -
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm.

×