Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

8 quy tắc vàng trong nghề PR doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.74 KB, 5 trang )

8 quy tắc vàng trong nghề PR


Nhiều cử nhân và các nhà chuyên nghiệp trẻ thiết tha mong mỏi theo đuổi con
đường công danh sự nghiệp trong nghề PR (quan hệ cộng đồng) và giao tiếp
đoàn thể. Những nghề nghiệp này có thể có nhiều dạng khác nhau và có thể bao
gồm cả vai trò trong các công ty PR hoặc trách nhiệm “giao tiếp” trong các
công ty thông thường khác. Trong cả hai vai trò này, mục đích cuối cùng đều là
tạo vị trí thuận lợi cho một công ty, một sản phẩm hoặc một cá nhân trong cộng
đồng.
Tuy nhiên, chỉ có ít người hiểu được những vị trí này, trong khi nhiệm vụ của
hầu hết những nhà chuyên nghiệp trẻ là phải hiểu một vài quy tắc của nghề PR
để thành công trong bất cứ công ty nào.

8 quy tắc vàng sau sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn khi dấn thân vào nghề mà bạn
lựa chọn:

1. Nghiên cứu bối cảnh

Hãy tìm hiểu thật kĩ, kĩ hơn hơn bất cứ điều gì bạn làm mặc dù những người
khác đã làm chúng rồi. Một vài người thực hiện chúng tốt hơn, một vài nhanh
hơn và một vài táo bạo hơn. Bạn phải hiểu ai khác có thể theo sau bạn trước khi
bạn nhảy vào thị trường. Sự thật của vấn đề là phương tiện truyền thông sẽ có
sức lôi kéo khi đi đầu trong việc truyền đạt một câu chuyện hơn bất cứ thứ gì
khác, vì vậy nếu ai đó đã ở đó và đã làm điều đó, bạn sẽ nhận được thái độ tiếp
nhận dửng dưng của công chúng. Trước khi bạn xác định nội dung truyền tải
của mình, hãy chắc chắn rằng nó có cái gì đó duy nhất, độc đáo để dành tặng
cho công chúng.

2. Xác định điểm nhấn


Khám phá điều gì làm cho nội dung truyền tải của bạn trở nên cuốn hút có nghĩa
là bạn cần xác định một điểm nổi bật để giới thiệu nó. Hãy nhớ rằng chỉ cùng
một câu chuyện có thể mang theo nhiều thông điệp. Hãy chọn lấy một điểm,
nhấn trọng tâm vào đó và để cho người khác tự tìm lấy những thông điệp còn
lại. Bạn nên biết rằng có thể đối tượng của phương tiện truyền thông lại hiểu
nhầm và khác với cái mà bạn có ý định truyền đạt tới họ. Điều này không làm
cho những cố gắng của bạn trở nên vô ích, nhưng nên coi nó như một bài học
cho các chiến dịch tương lai.

3. Chọn thời điểm

Có vài lời khuyên hiển nhiên là tất cả những chuyên gia PR trẻ nên nghe theo
khi cố gắng cho thế giới biết về công ty và sản phẩm của mình. Ví như, có nhiều
ngày thứ hai là ngày bận rộn và như vậy thông điệp của bạn có thể bị chìm đi.
Những lần khác, ngày thứ hai có thể lại là một cơ hội lớn để tiếp xúc với báo
chí. Tương tự, vào các ngày thứ sáu, các nhà báo có thể trong “kì nghỉ cuối
tuần” và vì thế ít quan tâm tới bất cứ thông tin nào. Đây là những yếu tố mà bạn
nên nắm rõ và dùng để xác định thời điểm tốt nhất để đến với công chúng. Bên
cạnh đó bạn cũng nên để ý và tính đến tất cả các phương án giải quyết nếu có
những thay đổi đột xuất để đỡ lúng túng hơn, lảm ảnh hưởng tới mục đích cuối
cùng của mình. Thêm 5 cách để tạo ra nhiều lời lan truyền nhất có thể

4. Làm chủ lĩnh vực của mình

Một biến số quan trọng cần phải hiểu là người ta cần nghe và đánh giá cao các
nhân vật có uy tín trong từng lĩnh vực của chính họ. Tờ Thế giới đàn ông chẳng
hạn, chỉ có thể giao thiệp và đưa ra những lời bình luận về các vấn đề của đàn
ông nhưng nếu nó cố gắng đề cập tới các chủ đề liên quan đến phụ nữ thì có thể
sẽ không nhận được sự ủng hộ của độc giả.


5. Nói to và rõ ràng

Thông thường người nói to nhất trong phòng sẽ không nhận được sự chú ý nhất
mà người nói lôi cuốn nhất sẽ dành được ân huệ này. Vì vậy khi nói trước đám
đông, hãy nhớ rằng nếu không tạo được sự lôi cuốn bạn sẽ không nhận được sự
chú ý của công chúng.

6. Hãy để trí tưởng tượng bay xa

Phương tiện truyền thông sẽ giúp bạn mở rộng ý tưởng. Nói cách khác, nếu bạn
không để mặc bất cứ thứ gì cho sự tưởng tượng, các phương tiện truyền thông
sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất, sau đó bạn sẽ không đưa cho chúng được
bất cứ lý do gì mà dựa vào đó bạn đưa tin tức sự kiện. Vì vậy hãy gửi thông
điệp có thể gợi sự tưởng tượng ở công chúng.

7. Phong thái tự tin, chững chạc

Các công ty thường tìm kiếm người phát ngôn để giúp họ truyền thông điệp
nhưng tiền thuê người phát ngôn thường rất đắt. Đây là lý do tại sao bạn cần bỏ
qua sự xa xỉ này và cố gắng dùng một phương tiện khác để thay thế. Phương
tiện truyền đạt hay phương tiện thông tin có thể là chính bạn và nếu như vậy,
bạn phải thể hiện là chính mình. Các phương tiện thông tin có thể trợ giúp bạn
nhưng không phải là tất cả.

8. Và cuối cùng Quy tắc 8 là “luôn luôn khiến cho công chúng thèm khát
những thông tin mà bạn định đưa ra”.
6 bước để trở thành Giám đốc PR
Giám đốc PR có khả năng đem đến cho khách hàng những kết quả tốt nhất và
thực hiện thành công nhiều công việc mang tính thử thách trong một công ty PR
chuyên nghiệp. Để đảm đương được vị trí này, bạn cần phải có một số kỹ năng

và kinh nghiệm nhất định.
Một Giám đốc PR cần có bằng cấp chuyên môn như bằng Master về PR, bằng
cử nhân về truyền thông.
Bước 1: Trước tiên bạn phải theo học một bằng cử nhân trong lĩnh vực truyền
thông hoặc một lĩnh vực nào đó liên quan. Đây là bước đầu tiên giúp bạn đến
với lĩnh vực PR. Sau vài năm làm việc như một nhân viên PR, rất nhiều người
đã quay trở lại theo đuổi bằng thạc sỹ. Phần lớn, nhưng không phải là tất cả, các
vị trí Giám đốc PR đều yêu cầu phải có bằng cao học.
Bước 2: Bồi dưỡng và chuyên nghiệp hóa các kỹ năng PR của bạn. Trong khi
các nhân viên PR thường cùng lúc hỗ trợ nhiều khách hàng khác nhau thì một
Giám đốc PR chỉ tập trung vào một lĩnh vực hẹp. Ví dụ như bạn có thể tập trung
vào y tế, PR hay quản lý công nghệ thông tin.
Bước 3: Hãy nghĩ tới việc thành lập công ty PR riêng. Sau nhiều năm làm việc
cho các công ty PR, rất nhiều Giám đốc PR quyết định mở doanh nghiệp riêng
của mình và thuê các chuyên viên PR về làm việc cùng.
Bước 4: Tham gia vào một khóa phát triển nghề nghiệp để giúp bạn tìm ra con
đường ngắn nhất để thành công trong nghề nghiệp của mình. Rất nhiều khóa
học như thế này được các công ty hay các hiệp hội liên quan đến lĩnh vực PR tổ
chức.
Bước 5: Tìm kiếm cơ hội thăng tiến đối với vị trí làm việc hiện tại của bạn. Rất
nhiều công ty PR hoặc các phòng PR muốn đề bạt Giám đốc PR từ những nhân
viên bên trong, bởi vì họ cần những người đã quen thuộc với mục tiêu và cấu
trúc của họ. Để trở thành một Giám đốc PR, bạn cần phải có ít nhất 10 năm kinh
nghiệm trong lĩnh vực này.
Bước 6: Hãy tìm kiếm trên mạng các thông báo tuyển dụng vị trí Giám đốc PR.
Bởi vì có một số kỹ năng và bằng cấp cũng như trình độ chuyên môn cần thiết
cho vị trí này nên có rất nhiều công ty phải tìm kiếm Giám đốc PR từ khắp nơi
trên thế giới. Một website như Journalism Jobs thường đăng các thông báo
tuyển dụng vị trí này.
Bí quyết và cảnh báo

Hãy bắt đầu từ một công ty nhỏ nếu như bạn còn chưa có nhiều kinh nghiệm.
Giám đốc PR ở những công ty nhỏ thường không yêu cầu quá nhiều kinh
nghiệm hoặc bằng cấp cao. Trong những trường hợp này, kinh nghiệm quản lý
là cái bạn sẽ học được trong công việc làm PR. Trong rất nhiều trường hợp,
Giám đốc PR là người duy nhất trong công ty có khả năng làm việc trong lĩnh
vực này.

×