Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Xây dựng chiến lược- phương pháp học tiếng Anh hiệu quả pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.09 KB, 4 trang )

Xây dựng chiến lược- phương pháp học tiếng
Anh hiệu quả
Chiến lược 1: Sử dụng những kiến thức bạn đã biết
Khi đứng trước một tình huống cần vận dụng đến tiếng Anh, bạn có thể nghĩ
về những thông tin có liên quan đến chủ đề này, và ngôn ngữ bạn có thể sử
dụng trong hoàn cảnh đó. Bạn có thể nghĩ đến những từ, cụm từ, mẫu câu,
những thông tin mà bạn đã biết về chủ điểm hay những thông tin mà bạn sẽ
sử dụng …
· Ví dụ: Nếu bạn muốn mua một chiếc vé xem hoà nhạc, bạn hãy tự
hình thành trong đầu những đoạn hội thoại nhỏ với người bán vé, ví dụ
hỏi về ngày, giờ cũng như giá cả bằng tiếng Anh. Nếu bạn đang đọc một
bản dự báo thời tiết bằng tiếng Anh, hãy nghĩ đến những điều bạn biết về
những bản dự báo thời tiết như vậy- những loại thông tin mà bạn có thể
bắt gặp (nhiệt độ, lượng mưa, nắng…)
Mặc dù có thể là bạn mới học tiếng Anh nhưng bạn đã tích lũy được một
lượng tri thức nền nào đó, dù bằng tiếng Anh hãy tiếng mẹ đẻ. Hãy tận dụng
tối đa kiến thức đó để phát huy sự liên tưởng của mình. Những thứ đó sẽ
giúp bạn giải quyết các vấn đề một cách dễ dàng. Nó cũng sẽ giúp bạn cảm
thấy tự tin hơn đấy.
Chiến lược 2: Suy đoán
Sử dụng tư duy logic để đoán nghĩa của những từ hoặc cụm từ chưa biết.
Bạn có thể sử dụng những điều bạn biết về tiếng Anh, ngôn ngữ mẹ đẻ của
bạn, ngữ cảnh, các tranh minh hoạ và bất cứ thứ gì để giúp bạn.
· Ví dụ : Trong một bài khoá về trường học, bạn rất hay bắt gặp từ “to
study” (học), và bạn không biết nghĩa của từ đó. Dựa vào vốn tiếng Anh
của mình, bạn có thể dễ dàng đoán được đó là một động từ. Bạn cũng
nhận ra rằng liên quan đến từ bí ẩn của chúng ta có rất nhiều từ là những
môn học như mathematics (toán học), literature (văn học), biology (sinh
học), and music (âm nhạc)
Tiếng Anh là cả một kho từ vựng khổng lồ mà nếu chỉ tra và học trong một
cuốn từ điển thì không bao giờ là đủ. Có thể có rất nhiều từ mà bạn không


biết. Vì vậy kỹ năng suy đoán sẽ giúp bạn ngày càng làm giàu vốn ngôn ngữ
của mình.
Chiến lược 3: Đặt câu hỏi
Nếu bạn cần sự trợ giúp và không hiểu một vấn đề gì, đừng ngại ngần hỏi
những người xung quanh
· Ví dụ: Giáo viên đưa ra một từ không quen thuộc như từ
“accountant” (kế toán viên), khi học về chủ đề nghề nghiệp. Bạn có thể
tìm ra ý nghĩa của từ đó bằng cách đặt các câu hỏi như: “Người đó làm
việc ở nông thôn hay thành phố? Người đó có làm việc liên quan đến tiền
không?” Hỏi những câu hỏi càng cụ thể, bạn càng có thể nhanh chóng
đến được với thông tin mình cần. Đôi khi một số câu hỏi quá chung
chung như “Nó có nghĩa là gì?” sẽ không cho bạn câu trả lời chính xác
Biết cách đặt câu hỏi giúp bạn trở thành một người ham học hỏi, hoạt bát và
cầu tiến. Khi tích cực tham gia vào một lớp học, chắc chắn là bạn sẽ tiếp thu
nhanh hơn đồng thời cũng được giáo viên và bạn bè đánh giá cao hơn nữa.
Chiến lược 4: Sử dụng nguồn
Các nguồn tài liệu tham khảo như từ điển, sách giáo khoa, chương trình vi
tính và internet … sẽ giúp bạn tra cứu những thông tin cần thiết
· Ví dụ: Bạn đang học ở nhà và cảm thấy bí một từ nào đó? Bạn đã cố
gắng suy đoán nhưng vẫn không thể hiểu nổi. Bạn cảm thấy từ đó rất
quan trọng là chìa khoá để hiểu nội dung cả bài. Một cuốn từ điển lúc này
có lẽ là giải pháp tốt nhất.
Bạn đang học tiếng Anh trong phòng vi tính với cả lớp. Và bạn không hiểu
phần ngữ pháp trong bài tập Khám phá tiếng Anh. Bạn muốn hỏi giáo viên
nhưng giáo viên của bạn lúc này lại đang hướng dẫn cho một học viên khác.
Như vậy bạn có thể sử dụng phần HELP trong cuốn sách để tự khám phá
phần kiến thức ngữ pháp đó. Nếu bạn vẫn chưa hiểu thì sau đó bạn vẫn có
thể hỏi giáo viên của bạn và chắc hẳn giáo viên sẽ sẵn sàng giúp bạn.
Tìm kiếm thông tin từ một nguồn nào đó có thể giúp bạn học cách độc lập
giải quyết những vấn đề phức tạp, đặc biệt là khi không có ai bên cạnh để

giải thích cho bạn.
Chiến lược 5: Phương pháp từ khoá
Đây là một phương pháp ghi nhớ bằng hình ảnh rất thú vị giúp bạn nhớ
được các từ mới
Bước 1: Nghĩ ra một “từ khoá” bất kỳ mà phát âm giống từ mới đó, và tưởng
tượng nó bằng hình ảnh. Bước 2: Nghĩ đến hình ảnh mà mô tả ý nghĩa của từ
mới hoặc thông tin đó.
Bước 3: Hình thành một mối liên kết các bức tranh lại với nhau ở trong đầu
của bạn. Những bức tranh kỳ quặc một chút có khi lại làm cho bạn dễ nhớ và
nhớ lâu hơn đấy.
· Ví dụ: Một từ tiếng Nga: Stariy; có nghĩa là già. Bạn có thể liên tưởng
một hình ảnh: một ngôi sao trên bầu trời với khuôn mặt của một cụ già
râu tóc bạc phơ.
Sử dụng phương pháp “từ khoá” tức là bạn đã tự mình tạo ra một sợi dây
liên hệ bằng hình ảnh giữa cách phát âm và ý nghĩa của một từ mới bất kỳ.
Tất nhiên là bạn không chỉ khắc sâu từ mới đó vào trong đầu mà còn có thể
phát huy trí tưởng tượng của mình nữa.

Trên đây chỉ là một số chiến lược giúp bạn tham khảo. Mỗi người có thể tự
xây dựng cho mình những chiến lược riêng phụ thuộc vào mục tiêu mà bạn
đặt ra trong việc học tiếng Anh. Nhưng điều có ý nghĩa nhất đó chính là bạn
hãy kiên trì, bền bỉ theo đuổi những chiến lược đó thì chắc chắn thành quả
đang ở trong tầm tay bạn rồi đấy!

×