Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Giải pháp phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.42 KB, 105 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
***
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ DỆT NHUỘM PHƯƠNG LA,
XÃ THÁI PHƯƠNG
Tên sinh viên : Bùi Diệu Linh
Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp
Lớp : K55 KTNNC
Niên khóa : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn : CN. Thái Thị Nhung
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, toàn bộ nội dung trong bài khóa luận tốt
nghiệp đại học là do tự tôi nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại UBND xã Thái
Phương cùng với việc tham khảo các bài viết trên sách, các luận văn thạc
sĩ và luận văn tốt nghiệp đại học khác, những thông tin tôi đã trích rõ
nguồn gốc
Tôi xin cam đoan những số liệu tôi sử dụng trong bài khóa luận tốt
nghiệp là số liệu trung thực và chưa được sử dụng trong bất kỳ nghiên cứu
hay luận văn nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Bùi Diệu Linh
i
LỜI CẢM ƠN
*****
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô
giáo trong trường đặc biệt là các thầy cô khoa Kinh Tế & PTNT. Các thầy cô


đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản về chuyên ngành, làm hành trang
cho em vững bước về sau. Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô đã giảng
dạy, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo CN. Thái Thị
Nhung đã hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bác Trần Bá Cao Phó chủ tịch
UBND xã Thái Phương đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho
em trong thời gian thực tập vừa qua.
Em cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên, giúp
đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên
Bùi Diệu Linh
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Phát triển công nghiệp nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Một trong hai
phương thức cơ bản để thực hiện chủ trương này là phát triển các làng nghề,
ngành nghề ở nông thôn. Đây là cách vừa tạo việc làm và nâng cao thu nhập
cho người lao động, vừa bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của
địa phương.
Làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà,
tỉnh Thái Bình là làng nghề dệt lâu đời, nổi tiếng ở Việt Nam với các sản
phẩm khăn dệt thủ công được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin dùng.
Trong nhiều năm qua, làng nghề đã có những bước phát triển mạnh mẽ theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hút và tạo việc làm, nâng cao thu
nhập cho người lao động trong và ngoài địa phương. Trong tương lai nghề dệt
ở Phương La sẽ còn phát triển và mở rộng hơn nữa tiềm năng vốn có của làng
nghề truyền thống này. Tuy nhiên để phát triển nghề dệt truyền thống của

làng, còn có rất nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết. Vì vậy chúng tôi lựa
chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương
La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình”.
Trong quá trình điều tra thực địa để thu thập thông tin sơ cấp, chúng tôi
đã phân loại hộ nông dân ra làm hai loại là hộ kiêm và hộ chuyên để phỏng
vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi. Sử dụng phương pháp thu thập, phân tích,
tổng hợp, xử lý số liệu, thông tin, phân tích hệ thống để nghiên cứu thực trạng
phát triển nghề dệt của địa phương.
Làng nghề Phương La thuộc xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh
Thái Bình. Xã Thái Phương là xã đồng bằng có địa hình tương đối bằng
phẳng, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam theo hướng nghiêng của đồng bằng
châu thổ sông Hồng. Địa hình thuận lợi cho quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng
nhằm phát triển sản xuất nghề. Nguồn lao động dồi dào từ chính địa phương
và cả các địa phương lân cận.
iii
Trên thực tế, quy mô sản xuất của làng nghề dệt nhuộm Phương La
trong những năm vừa qua luôn luôn được mở rộng Từ các hộ nhỏ thành hộ
lớn, hoặc mở rộng từ thôn này sang thôn khác. Mặc dù vẫn chưa nhận được
sự quan tâm thích đáng từ chính phủ và nhà nước trong vấn đề mở rộng quy
mô sản xuất nhưng người dân vẫn coi dệt là nghề mũi nhọn của mình và hết
lòng mở rộng phát triển nghề.
Về vấn đề vốn, tuy sản xuất làng nghề không đòi hỏi lượng vốn lớn,
nhưng đối tượng sản xuất là nông dân nên việc đầu tư vốn cho sản xuất luôn
gặp nhiều khó khăn. Hiện nay ở làng nghề Phương La, các hộ sản xuất chủ
yếu là bỏ vốn tự có và vay thêm người nhà, vốn đi vay ở các ngân hàng hay
hội nhóm không lớn, bởi thủ tục và các vấn đề liên quan còn rườm rà, bất
tiện.
Về công cụ và tư liệu sản xuất, hầu hết các hộ sản xuất trong làng nghề
đều đã cơ giới hóa quá trình sản xuất của mình. Tuy nhiên, các hộ kiêm thì
thiết bị sản xuất thô sơ, nhà xưởng nhỏ, còn các hộ chuyên có phương tiện

máy móc hiện đại hơn, nhà xưởng lớn hơn, thuận tiện cho quá trình sản xuất.
Tóm lại dù là hộ kiêm hay chuyên thì vấn đề đầ tư cải tiến, nâng cao các trang
thiết bị phục vụ cho sản xuất vẫn là điều cần thiết.
Về vấn đề sử dụng lao động. Các hộ sản xuất thường tận dụng lao động
gia đình, có thể thuê thêm lao động theo thời vụ hoặc thuê cố định nếu là hộ
chuyên sản xuất quy mô lớn. Sử dụng lao động hợp lý, có kinh nghiệm sẽ
giúp rút ngắn thời gian sản xuất.
Chi phí sản xuất của các hộ kiêm và chuyên trong làng nghề đều có sự
khác nhau. Cũng như chi phí sản xuất của hộ so với của doanh nghiệp có sự
kahcs nhau rất lớn. Chi phí sản xuất của hộ kiêm cao hơn của hộ chuyên, chii
phí sản xuất của hộ cao hơn của doanh nghiệp và ngược lại, lợi nhuận của hộ
kiêm cũng thấp hơn hộ chuyên và của hộ thấp hơn của doanh nghiệp.
iv
Thị trường tiêu thụ của làng nghề Phương La rất được chú trọng. Trong
những năm gần đây thị trường trong tỉnh chiếm ưu thế rõ rệt, thị trường ngoài
tỉnh cũng được mở rộng, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Điều đáng mừng là
người sản xuất đã xây dựng được các kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm
dành cho mỗi thị trường khác nhau.
Từ những thực trạng và vấn đề nêu trên, những định hướng phát triển,
các giải pháp phù hợp và kiến nghị cụ thể được đưa ra nhằm giải quyết được
các khó khăn tồn tại trong vấn đề phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La,
cũng như những giải pháp nhằm mở rộng và phát triển hơn nữa làng nghề
truyền thống này.
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
a) Thị trường êu thụ 61
● Thị trường êu thụ sản phẩm 61
4.3Các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất, êu thụ sản phẩm khăn dệt 74
4.3.2 Tiềm năng sản xuất của hộ 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
I. Tài liệu sách và công trình nghiên cứu 91
II. Tài liệu tra cứu khác 92
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế của xã năm 2011 và mục êu phát triển kinh tế đến năm 2015 40
Bảng 4.1: Quy mô sản xuất cải các hộ trong thôn năm 2012 47
Bảng 4.2: Tình hình vốn sản xuất của các hộ trong thôn năm 2013 50
Bảng 4.3 Công cụ, tư liệu phục vụ cho sản xuất 51
Bảng 4.4: Một số thông n chủ yếu về hộ điều tra thôn Phương La năm 2013 54
Bảng 4.5: Hao phí lao động cho sản xuất năm 2013 56
(ĐVT: phút/100 khăn) 56
Bảng 4.6: Chi phí cho sản xuất khăn mặt các hộ trong thôn năm 2013 59
Bảng 4.7: Chi phí sản xuất khăn mặt của các doanh nghiệp 60
Bảng 4.8: Kết quả sản xuất khăn của các hộ năm 2013 71
Bảng 4.9: Hiệu quả sản xuất kinh doanh bình quân 1 hộ của làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã
Thái Phương năm 2013 73
vii
DANH MỤC HỘP
Hình 4.1: Quy trình sản xuất khăn 46
Hộp 4.1 Khó khăn trong mở rộng quy mô sản xuất 48
Hộp 4.2 Khó khăn về chi phí đầu vào sản xuất khăn 58
Hộp 4.3 Sản phẩm chưa có thương hiệu, nhãn mác riêng 64
Hộp 4.4 Doanh thu từ các đối tượng khách hàng khác nhau thì khác nhau 72
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
viii
BQ : Bình quân
CC : Cơ cấu
CP : Chi phí
ĐVT : Đơn vị tính

GT : Giá trị
GTSX : Giá trị sản xuất
LĐ : Lao động
SL : Số lượng
TNHH : Thu nhập hỗn hợp
Tr.đ : Triệu đồng
TSCĐ : Tài sản cố định
XNK : xuất nhập khẩu
ix
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển công nghiệp nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn ở
Việt Nam. Có hai phương thức cơ bản để thực hiện chủ trương này: một là
xây dựng các cụm công nghiệp hoặc cụm công nghiệp - TTCN; hai là phát
triển các làng nghề và ngành nghề ở nông thôn. Phát triển các làng nghề và
ngành nghề nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn, góp
phần xoá đói giảm nghèo, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn và cũng là thực hiện mục tiêu “ly nông bất ly hương” đang diễn ra
mạnh mẽ tại các vùng nông thôn trên cả nước. Theo thống kê chưa đầy đủ,
trong thời gian vừa qua, các làng nghề trên phạm vi cả nước đã có bước phát
triển đáng kể. Nước ta hiện nay có khoảng 2017 làng nghề với khoảng 1,4
triệu hộ gia đình nông thôn (11 triệu lao động tham gia sân xuất với mức thu
nhập gấp 3-4 lần so với làm nông thuần túy, đồng thời đem lại kim ngạch
xuất khấu trên 1 tỷ USD. Các sản phẩm của làng nghề có mặt tại hơn 100
nước và vùng lãnh thổ khác ( Tổng cục thống kê, 2010).
Phát triển làng nghề truyền thống để tạo việc làm và nâng cao thu nhập
cho người lao động ở nông thôn, hạn chế di dân tự do ra thành thị, huy động
được nguồn lực trong dân, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn
có tại địa phương, đặc biệt là những phụ phẩm của nông nghiệp, duy trì bản

sắc văn hóa lâu đời của dân tộc, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, tăng GDP ở khu vực nông thôn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo
giữa thành thị và nông thôn.
Với mục tiêu phát triển và gìn giữ làng nghề truyền thống, vừa nhằm
mục đích tạo công ăn việc làm cho người lao động, vừa bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hóa đặc trưng của địa phương, nhà nước đã có rất nhiều những
1
văn bản pháp luật liên quan đến việc bảo vệ và phát triển làng nghề như nghị
định số 66/2006/NĐ-CP của chính phủ về phát triển ngành nghề ở nông thôn,
trong đó có các điều khoản rõ ràng về tiêu chuẩn làng nghề và các chính sách
nhằm hỗ trợ, bảo tồn và phát triển làng nghề cũng như đào tạo nguồn nhân
lực, đầu tư vốn phục vụ cho việc nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất tại
làng nghề; nghị quyết số 19/2011/QH về vần đề giám sát và đẩy mạnh thực
hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề, Nhà
nước đã có những sự quan tâm nhất định đến sự phát triển của làng nghề, qua
đó thể hiện được tầm quan trọng và vai trò của phát triển làng nghề trong phát
triển kinh tế nông thôn nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.
Làng Mẹo, ở thôn Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà là làng
dệt lâu đời, nổi tiếng ở Việt Nam với các sản phẩm khăn dệt thủ công được
người tiêu dùng trong nước và thế giới ưa chuộng. Cũng như nghề chạm bạc,
nghề dệt đũi, dệt Phương La, Thái Phương cũng là nghề truyền thống lâu đời
của làng, việc dạy nghề, truyền nghề trước đây hết sức khắt khe, vì vậy nó
không phát triển mạnh mà chỉ bó hẹp theo quan niệm làng nghề nhưng thực
chất là nghề của làng. Khi nhà nước thay đổi cơ chế, nghề dệt ở Thái Phương
phát triển mạnh, nhiều hộ đã từ nghề dệt của làng có cơ sở, nền tàng đi lên
thành phố mở công ty trách nhiệm hữu hạn như Hương Sen, Hồng Quân,
Bình Minh v.v thu hút rất nhiều lao động; nhiều hộ đi tỉnh khác hoặc ra thị
trấn thị tứ mở công ty. Nhưng không vì thế mà dệt Phương La giảm sút,
ngược lại nó vẫn phát triển, nhiều chủ doanh nghiệp trong làng vẫn giữ gìn và
gắn bó với nghề truyền thống của làng, tiếp tục phát triển và đi lên làm giàu

từ đó. Qua điều tra, hiện nay cả thôn có 1103 hộ thì có hơn 95% số hộ trong
làng có nghề, thu hút hơn 2000 lao động tham gia.
Trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi Nhà nước thực hiện chính
sách đổi mới, nghề dệt ở Thái Phương đã phát triển mạnh, nhiều hộ gia đình
sản xuất thủ công truyền thống đã mở các cơ sở kinh doanh có quy mô lớn
2
như Công ty Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Minh, Xí nghiệp Dệt
Hồng Quân thu hút rất nhiều lao động. Cả xã hiện có trên 2.000 khung dệt
thủ công bán cơ khí, hàng năm sản xuất được trên 150 triệu khăn các loại, đạt
giá trị trên 130 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 10 ngàn lao động. Với
việc UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề
xã Thái Phương và đang xây dựng đường giao thông từ đường 39 vào xã,
trong tương lai dệt Thái Phương sẽ còn phát triển và mở rộng hơn nữa tiềm
năng vốn có của làng nghề thủ công truyền thống này.
Tuy nhiên, để phát triển nghề dệt truyền thống của làng, còn có rất
nhiều vấn đề đặt ra. Làm thế nào để việc tổ chức sản xuất của người dân
trong làng đạt được hiệu quả lớn nhất, làm thế nào để mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm, làm thế nào để giải quyết được những hệ lụy về môi
trường và xã hội do việc phát triển mạnh và có quy mô lớn nghề dệt của
làng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững về cả 3 mặt kinh tế, xã hội, môi
trường cho địa phương,… Để nhìn nhận một cách đầy đủ hơn về thực trạng
phát triển của làng nghề dệt nhuộm Phương La, từ đó đưa ra những giải
pháp, kiến nghị nhằm phát triển, bảo vệ, gìn giữ làng nghề cũng như khắc
phục những khó khăn, thách thức còn tồn tại của làng nghề, chúng tôi lựa
chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp phát triển làng nghề dệt nhuộm
Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã
Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Từ đó đề xuất một số giải

pháp phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề phát
triển làng nghề
3
- Đánh giá thực trạng phát triển của làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã
Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề dệt
nhuộm Phương La.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển làng nghề dệt nhuộm
Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và các giải pháp phát triển
làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh
Thái Bình.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi nội dung
- Đề tài tập trung vào việc đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải
pháp nhằm phát triển làng nghề dệt nhuộm Phương La.
- Hiện tại các sản phẩm dệt nhuộm của Phương La bao gồm: khăn
dệt (khăn tắm, khăn mặt, ) và vải thổ cẩm. Tuy nhiên, do sản phẩm chủ
yếu của làng nghề là khăn dệt, trong giới hạn phạm vi đề tài chúng tôi chỉ
tập trung vào nghiên cứu về sản phẩm này.
4
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận về phát triển
2.1.1.1 Khái niệm phát triển
Từ xưa đến nay, có rất nhiều khái niệm về phát triển được đưa ra, tùy

theo từng thời kỳ phát triển và góc độ nghiên cứu mà có những quan điểm
khác nhau về phát triển:
- Theo quan điểm siêu hình: phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi
đơn thuần về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng. Nếu
có sự thay đổi về chất thì cũng chỉ là theo vòng tròn khép kín, không có sự ra
đời cái mới. (Giáo trình triết học Mác – Lê-nin, 2009)
- Theo quan điểm biện chứng: phát triển là một phạm trù triết học
chỉ khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp lên cao, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật, hiện tượng. Nguồn gốc của phát
triển nằm nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng. (Giáo trình triết
học Mác – Lê-nin, 2009).
Tựu chung lại: phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về
hướng của sự vật: hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn Nhưng nếu hiểu sự vận động phát triển một cách biện chứng toàn
diện, sâu sắc thì trong tự bản thân sự vận động phát triển đã bao hàm sự vận
động thụt lùi, đi xuống với nghĩa là tiền đề, điều kiện cho sự vận động đi lên,
hoàn thiện (Giáo trình triết học Mác – Lê-nin, 2009).
2.1.1.2 Đặc trưng của sự phát triển
Đặc trưng của sự phát triển là sự tồn tại và biến đổi song song giữa
hai mặt chất và lượng. tác động qua lại và mối quan hệ không thể tách rời
giữa chất và lượng chính là bản chất của sự phát triển:
5
- Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất bao gồm chất và lượng
nhất định, trong đó chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi.
Sự biến đổi này tạo ra mâu thuẫn giữa lượng và chất. Lượng biến đổi đến một
mức độ nhất định và trong những điều kiện nhất định thì lượng phá vỡ chất
cũ, mâu thuẫn giữa lượng và chất được giải quyết, chất mới được hình thành
với lượng mới, nhưng lượng mới lại biến đổi và phá vỡ chất đang kìm hãm
nó. Quá trình tác động lẫn nhau giữa hai mặt: chất và lượng tạo nên sự vận
động liên tục, từ biến đổi dần dần đến nhảy vọt, rồi lại biến đổi dần để chuẩn

bị cho bước nhảy vọt tiếp theo. Cứ căn cứ thế, quá trình động biện chứng giữa
chất và lượng tạo lên cách thức vận động, phát triển của sự vật.
- Từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất Trong mối
quan hệ giữa chất và lượng thì chất là mặt tương đối ổ định, còn lượng là mặt
biến đổi hơn. Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự
thay đổi về lượng. Song không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn
đến sự thay đổi về chất ngay tức khắc, mặc dù bất kỳ sự thay đổi nào về
lượng cũng ảnh hưởng đến trạng thái tồn tại của sự vật. So với lượng thì chất
thay đổi chậm hơn. Chỉ khi nào lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định
(độ) thì mới dẫn đến sự thay đổi về chất, sự vật không còn là nó nữa, một sự
vật mới ra đời thay thế nó.
- Sự thay đổi về chất tác động trở lại đối với sự thay đổi về lượng.
Lượng thay đổi luôn luôn trong mối quan hệ với chất, chịu sự tác động của
chất. Song sự tác động của chất đối với lượng rõ nét nhất khi xảy ra bước
nhảy về chất, chất mới thay thế chất cũ, nó qui định quy mô và tốc độ phát
triển của lượng mới trong một độ mới. Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại
một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở
chỗ: chất mới sẽ tạo ra một lượng mới phù hợp với nó để có sự thống nhất
mới giữa chất và lượng. Sự quy định này có thê được biểu hiện ở quy mô,
nhịp độ và mức độ phát triển mới của lượng.
2.1.2 Lý luận về làng nghề
6
2.1.2.1. Làng nghề
a) Làng nghề
Cho tới nay, việc đưa ra khái niệm làng nghề chưa có sự thống nhất. Có
một số quan niệm về làng nghề như sau:
Làng nghề là một thể chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành
bởi hai yếu tố làng và nghề tồn tại trong một không gian địa lý nhất định,
trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính,
giữa họ có mối liên kết về kinh tế và xã hội.

Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một
hay một số nghề tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập,
chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và tỷ trọng so với nghề nông.
Như vậy, tiêu chí nhận biết làng nghề rõ nhất là thông qua % lao động
làm nghề và tỷ trọng thu nhập từ ngành nghề thủ công trong cơ cấu kinh tế
chung. Song định mức cụ thế các tiêu chí này vẫn chưa thống nhất.
2.1.2.2 Tiêu chí xác định làng nghề:
Theo thông tư 116/2006 TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, tiêu chí để xác định làng nghề như sau:
Làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí sau:
a) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động
ngành nghề nông thôn.
b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận.
b) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật nhà nước.
Làng nghề là những làng nông nghiệp nhưng có thêm một hoặc nhiều
nghề phụ, phi nông nghiệp như làm gốm sứ, dệt lụa, khảm trai, (Bùi Văn
Vượng, “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”, 1998)
Tính chất định lượng của làng nghề:
7
+ Ngành nghề phi nông nghiệp do làng sản xuất mang tính đặc thù của
làng hoặc do người dân tham gia.
+ Số hộ và số lao động tham gia trực tiếp với nghề chiếm ít nhất 30%
tổng số hộ hoặc số lao động của làng nghề.
+ Giá trị sản xuất và thi nhập từ nghề chiếm ít nhất 50% tổng giá trị và
thu nhập chung của làng.
c) Làng nghề truyền thống
So với khái niệm làng nghề thì khái niệm làng nghề truyền thống tương
đối phổ biến và dễ thống nhất hơn, không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nơi
khác trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc,

- Làng nghề truyền thống là làng nghề đã được hình thành từ lâu đời
(thường là trên 50 năm tính từ thời điểm 1954) sản phẩm có tính riêng biệt, có
tính đặc thù, có giá trị văn hóa lịch sử của địa phương, được nhiều nơi biết
đến. Mỗi làng nghề đều có những bí quyết nghề riêng, phương thức truyền
nghề là cha truyền con nối hoặc truyền trong gia đình, dòng tộc.
Theo định nghĩa này thì một nghề được xếp vào các nghề thủ công
truyền thống nếu hội tụ đủ các yếu tố sau:
+ Đã hình thành và phát triển lâu đời
+ Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề.
+ Có nhiều thế hệ nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề.
+ Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định
+ Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước hoàn toàn hoặc chủ yếu nhất.
+ Sản phẩm là tiêu biểu và độc đáo của Việt Nam, có giá trị và chất
lượng cao, vừa là hàng hóa, vừa là sản phẩm văn hóa của dân tộc, mang bản
sắc văn hóa Việt Nam.
+ Làng nghề nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng, có đóng góp
đáng kể vào ngân sách của nhà nước.
Như vậy, từ các định nghĩa trên, ta có thể hiểu rằng: làng nghề thủ công
8
truyền thống là làng nghề được hình thành từ lâu đời, tồn tại và được biết đến
dựa vào một ngành nghề thủ công truyền thống đặc trưng của mình còn được
giữ gìn và phát triển cho đến tận bây giờ, bao gồm cả các phương pháp sản
xuất được cải tiến hoặc sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ cho sản
xuất, nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống.
2.1.3. Vai trò của làng nghề truyền thống trong phát triển nông thôn
2.1.3.1 Làng nghề truyền thống đã tạo ra một khối lượng lớn hàng hóa phong
phú phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Ngày nay, sản xuất của làng nghề truyền thống phát triển theo hướng
chuyên môn hóa, đa dạng hóa sản phẩm đã làm cho các làng nghề năng động
hơn. Trong khi chưa có điều kiện để phát triển kinh tế trang trại thì việc làng

nghề truyền thống đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng may mặc, gốm sứ, đồ gỗ
mỹ nghệ, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là rất quan trọng. Điều
quan trọng hơn cả là thời gian qua, ở các làng nghề truyền thống đã có hàng
trăm ngàn hộ nông dân chuyển sang phát triển ngành nghề truyền thống hoặc
vừa sản xuất nông nghiệp vừa sản xuất sản phẩm của làng nghề, chính vì thế
đã tăng cường, nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất cho kinh
tế nông thôn. Việc sản xuất trong các làng nghề truyền thống đang hướng vào
các sản phẩm kỹ thuật cao, có thị trường tiêu thụ rộng rãi, điều đó chứng tỏ
rằng sản xuất và lưu thông hàng hóa của làng nghề truyền thống phát triển
theo hướng hàng hóa tập trung khá rõ nét.
2.1.3.2 . Phát triển làng nghề truyền thống là biện pháp hữu hiệu để giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn với xu thế
hội nhập sâu rộng thì lực lượng lao động ở vùng nông thôn Nghệ An đang
đứng trước những thách thức không nhỏ. Trước hết là thời gian nhàn rỗi của
người lao động khá lớn. Khi người lao động nông thôn thiếu việc làm buộc họ
phải xoay chạy, tìm kiếm việc làm mới ở vùng đô thị. Thực trạng này sẽ tạo
9
ra những áp lực đáng kể về sức tăng dân số và việc làm ở vùng đô thị. Đó là
chưa kể đến những hệ lụy kéo theo khi người lao động trẻ thiếu việc làm sẽ dễ
dẫn đến những tệ nạn của xã hôi, gây ra gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Do vậy, ngoài những giải pháp tạo thêm việc làm mới thì vấn đề khôi
phục lại các làng nghề truyền thống được xem là biện pháp ổn định để giải
quyết khung thời gian nhàn rỗi cho lao động ở nông thôn, tăng thu nhập, nâng
cao đời sống và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp, nông thôn.
Một trong những giải pháp mang tính chiến lược là phát triển làng nghề
truyền thống ở nông thôn với nhiều ngành nghề đa dạng phong phú. Sự phát
triển của làng nghề truyền thống không chỉ thu hút lao đông ở gia đình, làng
xã mình mà còn thu hút được nhiều lao động từ các địa phương khác đến làm

thuê. Đồng thời, việc phát triển làng nghề truyền thống còn kéo theo nhiều
nghề dịch vụ khác phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
2.1.3.3. Phát triển làng nghề truyền thống góp phần thúc đẩy gia tăng thu
nhập, cải thiện đời sống dân cư ở nông thôn
Qua thực tế ở một số làng nghề truyền thống cho thấy, thu nhập bình
quân của một lao động làm nghề bao giờ cũng cao hơn lao động thuần nông
2.1.3.4. Phát triển làng nghề truyền thống sẽ chuẩn bị đội ngũ lao động có
khả năng thích ứng với lĩnh vực công nghiệp và tạo cơ sở vệ tinh cho các
doanh nghiêp hiện đại
Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đã
tác động rất lớn đến sự phát triển của làng nghề truyền thống.Nó trở thành
một nhân tố thúc đẩy việc huy động các nguồn lực trong nhân dân để đưa
vào phát triển sản xuất kinh doanh, làm cho nền kinh tế nông thôn tăng
trưởng mạnh mẽ, tạo điều kiện để phát huy cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
đời sống dân cư nông thôn.
Như vậy làng nghề truyền thống càng phát triển mạnh, nó càng có điều
kiện để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Hơn nữa khi cơ sở vật
chất được tăng cường và hiện đại chính là tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ
10
lao động thích ứng với tác phong công nghiệp, nâng cao tính tổ chức, tính kỷ
luật. Đồng thời trình độ văn hóa của người lao động ngày một tăng cao, là cơ
sở thuân lợi cho việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất và
dịch vụ của làng nghề. Ngày nay, phát triển nghề thủ công không có nghĩa chỉ
dùng toàn kỹ thuật thô sơ, không dùng đến máy móc, mà phải dùng kỹ thuật
theo hướng hiện đại hóa. Hàng hóa trên thị trường ngày càng đa dạng phong
phú thì sớm hay muộn nghề thủ công cũng phải thay đổi cho phù hợp với thị
hiếu của người tiêu dùng. Cũng có nghĩa là người lao động luôn luôn thích
nghi với những điều kiện kỹ thuật mới.
Thực hiện liên kết giữa các doanh nghiệp ở đô thị và khu công nghiệp
tập trung với các làng nghề truyền thống là vấn đề hết sức quan trọng. Sự liên

kết này có tác dung hiêu quả và rõ rệt, nhất là với những làng nghề truyền
thống làm gia công, sản xuất phụ với tư cách là vệ tinh cho các doanh nghiệp
lớn. Các làng nghề truyền thống tiến hành sản xuất các loại phụ tùng, chi tiết
sản phẩm hoặc sản xuất chế biến nông sản ở giai đoạn thô, cung cấp cho các
doanh nghiệp lớn ở thành thị làm đầu mối lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm. Từ
đó, tinh chế các loại sản phẩm bán ra thị trường trong nước cũng như nước
ngoài. Đây là hình thức liên kết cần được khuyến khích phát triển rộng khắp
làng nghề truyền thống.
2.1.3.5. Phát triền làng nghề truyền thống góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Làng nghề truyền thống là một cụm dân cư sinh sống tạo thành làng
quê hay phường hội. Đó chính là cộng đồng nhỉ về văn hóa. Những phong
tục, tập quán, đền thờ, miếu mạo, của mỗi làng xã. Vừa có nét chung của
văn hóa dân tộc, vừa có nét riêng của môi làng quê làng nghề. Các sản phẩm
của làng nghề truyền thống làm ra là sự kết tinh, giao lưu và phát triển các giá
trị văn hóa, văn minh lâu đời của dân tộc, điều này vừa làm nên nét riêng của
sản phẩm làng nghề, vừa mang những nét tương đống với những dân tộc khác
trên thế giới. Vì vậy, trong quá trình công nghiệp hóa vẫn rất cần sự giữ gìn,
11
bảo tồn các nghề thủ công, tránh việc làm mai một những nét văn hóa độc đáo
của dân tộc.
2.1.3.6 Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của các làng nghề truyền thống
Trong thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp, làng nghề truyền thống được
gọi là “đội ngành nghề” của hợp tác xã như: đọi gốm, đội mộc, đội nề, đội
làm sơn mài, sơn khảm, Nơi có đông thợ thủ công thì thành lập hợp tác xã
thủ công nghiệp. Nhưng dần dần những hình thức hoạt động này bộc lộ rõ sự
yếu kém, không hiệu quả nên không tồn tại được nữa.
Từ khi bước vào cơ chế mới, qui mô sản xuất lại trở về với mô hình
truyền thống là hộ gia đình, đồng thời xuất hiện thêm các doanh nghiệp tư
nhân, công ty cổ phần, các hình thức hợp tác xã kiểu mới Trên cơ sở các
hình thức sở hữu này, các doanh nghiệp, các hợp tác xã có bước phát triển và

được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, trong những năm qua, hình thức sản
xuất kinh doanh theo hộ gia đình vẫn còn chiếm ưu thế ở các làng nghề truyền
thống có nơi đến 90%.
2.1.3.7 Vai trò của làng nghề truyền thống trong phát triển kinh tế
- Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở
nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo: Bên cạnh việc tạo việc làm, tăng
thu nhập cho lao động ở khu vực này, phát triển ngành nghề nông thôn sẽ tạo
thêm việc làm cho lao động lúc nông nhàn, lao động phụ như người già, trẻ
em, người khuyết tật,
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đa dạng hóa kinh
tế nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa: Bảo tồn và phát triển làng nghề
có tác dụng rõ rệt đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo
hướng công nghiệp hóa, hiên đại hóa.
- Góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc: do hầu hết các làng nghề
có khởi nguồn từ sáng tạo của dân cư địa phương nên trong sản phẩm làng
nghề, từ kiểu dáng cho đến mẫu mã đều có những dấu ấn riêng về bản sắc văn
hóa của từng địa phương. Lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thông
12
gắn với lịch sử phát triển văn hóa dân tộc. Nhiều sản phẩm truyền thống có
tính nghệ thuật cao, trong đó thể hiện sắc thái riêng của mỗi làng nghề. Bảo
tồn và phát triển các làng nghề truyền thống chính là sự kế thừa và phát huy
đội ngũ nghệ nhân có bàn tay khéo léo cùng những bí quyết nghề quý giá
thông qua đó bảo tồn những nét độc đáo của bản sắc dân tộc Việt Nam. Ngoài
việc tạo sản phẩm, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, nhiều làng
nghề đã hình thành liên kết mang tính cộng đồng theo từng nhóm làng nghề,
duy trì các truyền thống, lễ hội theo nhóm ngành nghề. Thông qua việc tạo ra
các sản phẩm của làng nghề, cộng đồng dân cư trở nên gắn bó hơn trong cuộc
sống, góp phần hạn chế và đẩy lùi những tiêu cực của văn hóa ngoại lai,
không lành mạnh.
Với vai trò quan trọng của làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội

thành phố, việc định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề tại thành phố
trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế là việc làm cần thiết hiện nay. Để bảo
tồn và phát triển các làng nghề, cần khôi phục sản xuất tại các làng nghề đã và
đang bị mai một nhưng trên thị trường có nhu cầu; chú trọng một số nghề
truyền thống, làng nghề truyền thống có từ lâu đời, mang đậm bản sắc văn
hóa dân tộc. Bên cạnh đó cần có hướng chuyển đổi đối với một số ngành
nghề, làng nghề khó khăn về thị trường thông qua sự hỗ trợ về vốn đầu tư,
đào tạo nghề, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho các
làng nghề được phục hồi và phát triển, đảm bảo ổn định và cải thiện cuộc
sống của người lao động ở nông thôn.
13
2.1.4 Đặc điểm, đặc trưng của nghề dệt và sản phẩm dệt của làng nghề.
2.1.4.1 Đặc điểm của làng nghề và sản phẩm làng nghề nói chung
- Đặc điểm nổi bật nhất của các làng nghề là tồn tại ở nông thôn, gắn bó
chặt chẽ với nông nghiệp. các làng nghề xuất hiện trong từng làng- xã ở nông
thôn sau đó các ngành nghề thủ công nghiệp được tách dần nhưng không rời
khỏi nông thôn, sản xuất nông nghiệp và sản xuất- kinh doanh thủ công
nghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn nhau. người thợ thủ công trước hết và
đồng thời là người nông dân.
- Hai là, công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc
biệt là các làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật
thủ công là chủ yếu. công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ
thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc. nhiều loại sản phẩm có
công nghệ- kỹ thuật hoàn toàn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người
thợ mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí hoá và điện khí hoá từng bước trong sản
xuất, song cũng chỉ có một số không nhiều nghề có khả năng cơ giới hoá
được một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm.
- Ba là, đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại
chỗ. hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn
có của nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương. cũng có thể

có một số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài như một số
loại chỉ thêu, thuốc nhuộm song không nhiều.
- Bốn là, phần đông lao động trong các làng nghề là lao động thủ công,
nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và
sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân. trước kia, do trình độ khoa học và
công nghệ chưa phát triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất
đều là thủ công, giản đơn. ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học-
công nghệ, việc ứng dụng khoa học- công nghệ mới vào nhiều công đoạn
trong sản xuất của làng nghề đã giảm bớt được lượng lao động thủ công, giản
đơn. tuy nhiên, một số loại sản phẩm còn có một số công đoạn trong quy trình
sản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ công tinh xảo. việc dạy nghề
14
trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong các gia đinh từ đời này
sang đời khác và chỉ khuôn lại trong từng làng. sau hoà bình lập lại, nhiều cơ
sở quốc doanh và hợp tác xã làm nghề thủ công truyền thống ra đời, làm cho
phương thức truyền nghề và dậy nghề đã có nhiều thay đổi, mang tính đa
dạng và phong phú hơn.
- Năm là, sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề mang tính đơn
chiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. các sản phẩm
làng nghề truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vì
nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong
nhà, đền chùa, công sở nhà nước các sản phẩm đều là sự kết giao giữa
phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. cùng là đồ gốm sứ,
nhưng người ta vẫn có thể phân biệt được đâu là gốm sứ bát tràng (hà nội),
thổ hà (bắc ninh), đông triều (quảng ninh). từ những con rồng chạm trổ ở các
đình chùa, hoa văn trên các trống đồng và các hoạ tiết trên đồ gốm sứ đến
những nét chấm phá trên các bức thêu tất cả đều mang vóc dáng dân tộc,
quê hương, chứa đựng ảnh hưởng về văn hoá tinh thần, quan niệm về nhân
văn và tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc.
- Sáu là, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang

tính địa phương, tại chỗ và nhỏ hẹp. bởi sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt
là các làng nghề truyền thống, là xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng
tiêu dùng tại chỗ của các địa phương. ở mỗi một làng nghề hoặc một cụm
làng nghề đều có các chợ dùng làm nơi trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm
của các làng nghề. cho đến nay, thị trường làng nghề về cơ bản vẫn là các thị
trường địa phương, là tỉnh hay liên tỉnh và một phần cho xuất khẩu.
- Bảy là, hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là ở
quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh
nghiệp tư nhân.
2.1.4.2 Đặc điểm của làng nghề và sản phẩm làng nghề dệt nhuộm
15

×