Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Hanh_Oil and gas club report pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.16 KB, 4 trang )

Các phương pháp địa vật lí
1. Phương pháp trọng lực:
- Nội dung: Nghiên cứu, khảo sát sự phân bố trường trọng lực trên mặt đất để
nghiên cứu vỏ quả đất, tìm kiếm thăm dò khoáng sản và giải quyết các
nhiệm vụ địa chất khác nhau.
- Cơ sở nghiên cứu:
∗ Cơ sở vật lí: trường trọng lực là trường tạo ra do lực hấp dẫn của quả
đất có xu hướng hút các vật thể hướng vào tâm của nó, coi gia tốc trọng
lực g là giá trị trọng lực. Ta thăm dò đối tượng địa chất dựa vào giá trị
dị thường trọng lực do chúng gây ra.
∗ Cơ sở địa chất: mật độ đất đá là tham số quan trọng nhất trong thăm dò
trọng lực, mỗi loại đất đá lại có mật độ khác nhau gây ra các dị thuongf
trọng lực đặc trưng.
- Máy thăm dò trọng lực:
 Đo trọng lực bằng phương pháp con lắc nhưng nhược điểm là tốn nhiều
thời gian nên phương pháp này chủ yếu được sử dụng khi đo trọng lực
biển.
 Đo trọng lực bằng trọng lực kế: trong đó loại máy trọng lực được sử
dụng phổ biến là các trọng lực kế có lò xo làm bằng kim loại hoặc thạch
anh. Ở Việt Nam loại trọng lực kế thạch anh được sử dụng phổ biến .
- Công tác trọng lực ngoài trời: xác định mạng lưới tuyến, các điểm quan
sát

thăm dò sơ bộ( đánh giá sơ bộ trường trọng lực trên một khu vực rộng
lớn)

giai đoạn thăm dò( xác định các bất thường liên quan đên các đối
tượng địa phương, tỉ lệ bản đồ khoảng 1/50000)

giai đoạn thăm dò tỉ
mỉ( phát hiện, phân tích định lượng các yếu tố cấu trúc nhỏ)


- Xử lí và phân tích tài liệu trọng lực: có vai trò quan trọng trong toàn bộ
công tác thăm dò trọng lực
- Ứng dụng của phương pháp thăm dò trọng lực:
 Nghiên cứu hình thái và cấu trúc bên trong của quả đất: xác định độ dẹt,
bán kính, hình dáng mặt geoit của quả đất …
 Nghiên cứu cấu trúc vỏ quả đất: xác định mật độ, bề dày lớp vỏ, phân
chia ranh giới các lớp bazan, granit và trầm tích…
 Vẽ bản đồ địa chất khu vực, phân vùng kiến tạo
 Tìm kiếm thăm dò khoáng sản có ích
 Nghiên cứu trọng lực phục vụ địa chất công trình và nghiên cứu địa chất
môi trường
2. Phương pháp thăm dò từ:
- Nội dung: nghiên cứu đặc điểm trường từ của quả đất do mức độ nhiễm từ
khác nhau của các loại đất đá và quặng tạo ra để giải quyết các nhiệm vụ
địa chất.
- Cơ sở nghiên cứu:
∗ Cơ sở vật lí: Coi quả đất như một thanh nam châm khổng lồ đặt ở
tâm quả đất và có hướng theo trục quay của quả đất, nam châm có
cực Bắc là cực Nam của Trái Đất còn cực Nam là cực Bắc của Trái
Đất, nó tạo ra một trường địa từ có cấu trúc gần giống trường của
một lưỡng cực từ.
∗ Cơ sở địa chất: các loại đất đá khác nhau có từ tính khác nhau và
dưới tác dụng của từ trường ngoài, chúng bị nhiễm từ( hiện tượng từ
hóa cảm ứng)

gây ra các bất thường từ khác nhau.
- Máy thăm dò từ:
• từ kế quang dùng để đo thành phần thẳng đứng của trường địa từ
• từ kế proton dùng để đo cường độ toàn phần của trường địa từ có độ
nhạy cao thích hợp cho cả đo trên biển và trên máy bay nhưng không ghi

được liên tục
- Công tác thăm dò từ ngoài trời: việc đo trường từ có thể tiến hành trên mặt
đất, trên máy bay, trên biển.
- Xử lí và phân tích tài liệu thăm dò từ: tiến hành các phép hiệu chỉnh loại trừ
sai số, áp dụng các thuật toán xử lí tiến hành các quá trình nâng hạ, tách
trường, biến đổi trường,…
- Ứng dụng của phương pháp:
 Nghiên cứu trường địa từ và cổ từ: giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến
cấu trúc của vỏ quả đất, nguồn gốc và sự phát triển của quả đất
 Giải quyết các nhiệm vụ địa chất của khu vực: dùng đo từ hàng không,
đo từ mặt đất
 Đo vẽ bản đồ địa chất tỉ lệ khác nhau
 Tìm kiếm khoáng sản: áp dụng rất hiệu quả trong thăm dò các mỏ quặng
sắt, ở Việt Nam nhờ thăm dò từ đã phát hiện được các mỏ có nguồn gố
trầm tích biến chất ở Tòng Bá( Hà Giang), làng Lếch( Yên Bái), các mỏ
trầm tich và các mỏ thứ sinh ở Thái Nguyên, Qúi Sa…Ngoài ra còn rất
hiệu quả trong tìm kiếm các mỏ Cu, Ni, Bauxit…


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×