Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

vận dụng phương pháp tính giá abc vào công ty cổ phần dệt may 29-3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.49 KB, 5 trang )

Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008


42
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ ABC VÀO
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY 29-3
APPLYING ACTIVITY BASED COSTING SYSTEM IN MARCH 29 TEXTILE
AND GARMENT JOINT STOCK COMPANY OF DA NANG

SVTH: BÙI THỊ LÂU
Lớp : 30K06.3, Trường Đại học Kinh Tế
GVHD: TS. TRẦN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN

TÓM TẮT
Qua thực trạng công tác tính giá thành tại công ty cổ phần Dệt May 29-3 và qua việc nghiên
cứu cơ sở lý luận của phương pháp tính giá ABC. Em xin đề xuất ý tưởng vận dụng phương
pháp tính giá mới này cho sản phẩm dệt tại công ty cổ phần dệt may 29-3 nhằm phản ánh giá
thành của từng sản phẩm dệt được chính xác hơn.
ABSTRACT
Through charging real situation in march 29 textile and garment joint stock company of Da
Nang and depending on the reasonable basic of Activity based costing system. I would like to
suggest idea applying this system for textile products in march 29 textile and garment joint
stock company of Da Nang in order to reflect cost more accurate.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển và xu thế hội nhập của nước ta đã mở ra nhiều cơ hội tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp trong nước lớn mạnh song nó cũng tạo ra nhiều thách thức cho các
doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải luôn thay đổi cho phù hợp với tình hình mới.
Trong bối cảnh đó các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng phải không
ngừng nâng cao năng lực quản lý, đổi mới công nghệ để không ngừng bắt kịp với sự phát triển
của xã hội. Đối với bất kỳ đơn vị sản xuất kinh doanh nào thì chi phí sản xuất kinh doanh và
giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng luôn được nhà quản lý quan tâm vì chúng gắn


liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa việc giá thành sản phẩm được tính
chính xác hay không còn ảnh hưởng đến công tác hoạch định cũng như ra quyết định của các
nhà quản trị doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng và tổ chức công tác kế toán sao cho việc xác
định được chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ngày càng chính xác hơn là vấn đề cần được
quan tâm và nghiên cứu.
Qua quá trình đi sâu nghiên cứu công tác tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty
cổ phần dệt may 29-3, em nhận thấy giá thành sản phẩm dệt tính theo phương pháp hiện tại
của công ty chưa thực sự phản ánh một cách chính xác chi phí nguồn lực đã bỏ ra cho mỗi
sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến nhiều vấn đề trong quản trị doanh nghiệp. Với mong muốn
hoàn thiện hơn công tác tính giá thành cho sản phẩm dệt của công ty. Em hy vọng rằng đề tài “
Vận dụng phương pháp tính giá ABC vào công ty cổ phần dệt may 29-3 Đà Nẵng” không
những có ý nghĩa riêng đối với sản phẩm dệt tại công ty cổ phần dệt may 29-3 mà còn đối với
ngành dệt của nước ta.
Nội dung của đề tài gồm:
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO PHƯƠNG PHÁP
ABC
Phần này trình giới thiệu khái niệm cơ bản về phương pháp tính giá ABC, quy trình
tính giá theo phương pháp này đồng thời so sánh với phương pháp tính giá truyền thống và
đưa ra những ưu điểm vượt trội của phương pháp tính giá ABC.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008


43
3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM DỆT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY 29-3
Sản phẩm dệt là một trong hai sản phẩm chính của Công ty cổ phần dệt may 29-3,
được sản xuất theo hoặc theo quy trình công nghệ tẩy trước hoặc tẩy sau. Nguyên vật liệu
chính để sản xuất sản phẩm dệt là sợi coton
3.1. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty cổ phần dệt may 29-3
Đối tượng tập hợp chi phí là chung cho toàn Công ty, đối tượng tính giá thành là từng

loại sản phẩm dệt hoàn chỉnh.
3.2. Thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm dệt tại Công ty cổ phần dệt may 29-3
Công ty CP Dệt May 29-3 tính giá thành theo phương pháp hệ số. Để tính được giá
thành cho một sản phẩm dệt cần tiến hành tính số lượng sản phẩm hoàn thành và tính hệ số
cho các khoản mục chi phí, đối với mỗi khoản mục chi phí có mỗi cách tính hệ số khác nhau.
Kế toán giá thành sẽ căn cứ vào các tài liệu do phòng kỹ thuật, phân xưởng sản xuất cung cấp
để xác định các hệ số cho các lượng sợi , vật liêu phụ, hay lương trực tiếp sản xuất cho từng
sản phẩm. Chẳng hạn như báo cáo về sản lượng, về trọng lượng của sản phẩm, định mức kỹ
thuật về lượng hóa chất sử dụng cho sản xuất khăn, mức lương ăn theo sản phẩm. Các khoản
mục chi phí cấu thành một sản phẩm dệt hoàn thành trong phương pháp hệ số bao gồm:
nguyên vật liệu chính là sợi (1521), vật liệu phụ(1522), với nhiên liệu(1523) , phụ tùng thay
thế(1524) , công cụ lao động(1531) , động lực, lương của công nhân trực tiếp sản xuất(6221),
khấu hao cơ bản, chi phí sản xuất (6271).
Các bước tính giá thành theo phương pháp hệ số tại công ty như sau:
- Tính hệ số của từng khoản mục chi phí, chẳng hạn hệ số của khoản mục nguyên vật
liệu trực tiếp
Hệ số của nguyên vật liệu
trực tiếp

=
Trọng lượng của sản phẩm i
Trọng lượng của sản phẩm chuẩn
- Sau khi tính được hệ số cho từng sản phẩm, tiếp tục xác định sản lượng quy đổi của
từng sản phẩm theo công thức:


Sản lượng quy đổi
của sản phẩm i
=
Hệ số của sản phẩm i

X
Số lượng sản phẩm sản xuất i

- Tiếp theo xác định tổng số lượng sản phẩm quy đổi của tất cả các sản phẩm, và sau cùng là
tính giá thành sợi cho mỗi sản phẩm bằng cách:

Giá thành sợi cho
mỗi sản phẩm
=
Giá thành CX của sợi

Tổng sản lượng hoàn
thành quy đổi
X
Hệ số của mỗi sản phẩm
Sau khi có được giá thành của các Tài khoản đối với mỗi sản phẩm, giá thành đơn vị
công xưởng của mỗi sản phẩm được tính bằng cách cộng tất cả giá thành của các khoản mục
chi phí đã tính được ở trên, nếu nhân giá thành đơn vị công xưởng ta được tổng giá thành sản
phẩm.
Nhận xét: Công tác kế toán giá thành của công ty vẫn mang những nét truyền thống. Sử dụng
phương pháp này thuận lợi là đơn giản dễ tính, giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán
nhưng do kế toán tập hợp chi phí sản xuất cho toàn bộ quá trình sản xuất nên phương pháp này
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008


44
không phản ánh chính xác giá thành thực tế cho từng sản phẩm hoàn thành nhập kho. Điều này
gây khó khăn cho việc sử dụng thông tin chi phí có hiệu quả cho công tác quản trị doanh
nghiệp như định giá bán cạnh tranh, xây dựng các chính sách giá trong dài hạn, hay việc sử
dụng thông tin Kế Toán Quản Trị để ra các quyết định nhanh chóng.

4. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH VÀO CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT
MAY 29-3
4.1. Cơ sở để vận dụng phương pháp ABC vào Công ty cổ phần Dệt May 29-3
Phương pháp ABC, hiện nay còn ít biết đến và ít được vận dụng. Tuy nhiên, với nhưng
ưu điểm của phương pháp này cần đựơc khuyến khích vận dụng trong mọi doanh nghiệp
không giới hạn về loại hình sản xuất kinh doanh.Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất và kinh
doanh của từng doanh nghiệp mà vận dụng một cách phù hợp.Công ty cổ phần dệt may 29-3
có điều kiện thuận lợi cho việc vận dụng của phương pháp ABC. Chẳng hạn có điều kiện về
cơ sở vật chất, về lao động, về quy trình công nghệ.
4.2. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán để có thể vận dụng thành công phương pháp ABC
vào Công ty cổ phần Dệt May 29-3
Phương pháp ABC tuy có nhiều ưu điểm nhưng để áp dụng được nó trong công ty một
cách hiệu quả thì cần có những hoàn thiện trong công tác tổ chức kế toán. Hiện nay công ty
chỉ có một bộ phận kế toán văn phòng để tập hợp và theo dõi chi phí cho toàn công ty, để có
thể phân chia và theo dõi các nguồn lực cho các hoạt động thì cần phải tổ chức được bộ phận
thống kê phân xưỡng, Thống kê phân xưởng này có nhiệm vụ theo dõi những vấn đề phát sinh
tại nơi sản xuất , là điều kiện để quản lý chi phí và hạch toán một cách chính xác các chi phí,
là tiền đề không thể thiếu trong việc xác định những tiêu thức phân bổ một cách hợp lý và
chính xác những chi phí gián tiếp của hoạt động cho sản phẩm cuối cùng. Đồng thời, với phần
mềm đang áp dụng (VITA-NET), công ty cần phải nâng cấp hoặc thay thế chương trình phần
mềm có cài hỗ trợ trong việc phân bổ chi phí sản xuất chung vào sản phẩm.
4.3. Phương pháp thu thập thông tin phục vụ công tác tính giá theo phương pháp ABC
Công việc thu thập thông tin là một công việc rất cần thiết để có thể đạt được sự chính
xác của các chi phí sản phẩm cuối cùng. Có rất nhiều cách để có thể thu được những tỉ lệ này
và từng phương pháp cụ thể sẽ tác động đến độ chính xác mong muốn. Ba phương pháp có
mức độ chính xác về dữ liệu có thể được sử dụng trong việc ước lượng những tỉ lệ này theo
thứ tự là ước đoán, đánh giá hệ thống, và thu thập dữ liệu thực tê.
4.4. Hoàn thiện công tác tính giá thành bằng cách vận dụng phương pháp ABC vào công ty
cổ phần Dệt May 29-3
4.4.1. Phân tích hoạt động và xác định các nguồn lực

 Phân tích hoạt động trong Công ty cổ phần Dệt May 29-3
Việc phân tích và xác định được các hoạt động trong công ty là bước đầu tiên và rất
quan trọng, vì ảnh hưởng đến quá trình tổ chức lại công tác tổ chức cũng như công tác tập hợp
chi phí theo hoạt động và tính giá thành.Qua quá trình phân tích, phỏng vấn, thu thập số liệu
chi tiết tổng hợp, có thể phân quá trình sản xuất dệt của Công ty cổ phần Dệt May 29-3 thành
các hoạt động sau: hoạt động Tẩy Nhuộm, hoạt động Chuẩn bị, hoạt động Dệt, hoạt động Cắt
vòng, In hoa, hoạt động KCS, hoạt động Hoàn Thành, hoạt động Bảo Trì, hoạt động phục vụ
sản xuất.
 Xác định các nguồn lực sử dụng trong công ty cổ phần Dệt May 29-3
Các nguồn lực được sử dụng để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty
cho các hoạt động gồm: vật tư, lao động, tài sản cố định, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền
khác. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp có liên quan trực
tiếp đến sản phẩm, vì vậy có thể phân bổ trực tiếp cho mỗi sản phẩm. Theo phương pháp
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008


45
ABC, các nguồn lực được quan tâm là các nguồn lực được sử dụng để tiến hành các hoạt động
và có liên quan gián tiếp đến sản phẩm và làm phát sinh chi phi sản xuất chung. Qua quá trình
tìm hiểu và thu thập số liệu từ sổ sách của công ty, em đã xác định được các nguồn lực tại
Công ty cổ phần Dệt May 29-3 trong quý III năm 2007.
4.4.2. Chọn lựa nguồn phát sinh chi phí
Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ và phân bổ chi phí của các hoạt động cho các sản phẩm là
khâu then chốt nhất ảnh hưởng đến sự chính xác của giá thành sản phẩm. Nguồn phát sinh chi
phí là những nhân tố có mối quan hệ nhân quả trực tiếp với chi phí. Qua tình hình sản xuất của
doanh nghiệp việc lựa chọn các tiêu thức phân bổ có thể thực hiện như sau:
- Đối với hoạt động sản xuất chính, hoạt động kiểm tra chất lượng: tiêu thức phân bổ trong
công đoạn này cũng là sản phẩm dệt hoàn chỉnh.
- Đối với hoạt động bảo trì và hoạt động phục vụ sản xuất: tiêu thức được lựa chọn để phân
bổ là số ngày sản xuất.

4.4.3. Phân bổ chi phí theo từng hoạt động và tính giá các hoạt động
Khi đã xác định được các hoạt động và các nguồn lực của công ty cũng như lựa chọn
được các tiêu thức phân bổ chi phí cho các hoạt động, ta tiến hành phân bổ chi phí theo từng
hoạt động và tính giá các hoạt động. Để mô tả mối quan hệ giữa chi phí và hoạt động, ta thiết
lập ma trận Chi phí - Hoạt động(EAD) và để tính giá các hoạt động ta lập bảnh tính giá các
hoạt động.
4.4.4. Phân bổ chi phí của các hoạt động theo các đối tượng tính giá thành và tính giá các
phẩm Dệt
Sau khi các chi phí đã được tập hợp cho các hoạt động, quá trình tính giá các hoạt động
đã hoàn thành. Bây giời, các hoạt động đã trở thành điểm tích lũy chi phí. Bước tiếp theo của
quy trình tính giá ABC là phân bổ chi phí của các hoạt động cho các sản phẩm theo tiêu thức
phân bổ đã được lựa chọn như trên.
Kế toán tiến hành phân bổ chi phí của các hoạt động cho các đối tượng tính giá thành bằng
cách thiết lập bằng cách thiết lập ma trận Hoạt động - Sản phẩm (APD).
Trên cơ sở các chi phí hoạt động được phân bổ cho các sản phẩm, để tính giá thành cần cộng
thêm các chi phí trực tiếp như sau:

Giá thành sản phẩm i
=
Chi phí trực tiếp của
sản phẩm i
+
Chi phí sản xuất gián tiếp
phân bổ cho sản phẩm i

Giá thành sản phẩm tính theo phương pháp ABC được xác định như bảng sau:


KẾT LUẬN
Tóm lại, với những ưu điểm vượt trội của ABC so với truyền thống, nếu vận dụng

phương pháp này, giá thành sản phẩm dệt sẽ được tính chính xác hơn, thể hiện đúng
hơn những chi phí nguồn lực đã bỏ ra cho mỗi sản phẩm. Đồng thời, đề tài còn đưa ra
một số vấn đề nhằm vận dụng ABC vào công ty CP Dệt May 29/3, đó là việc hoàn
thiện bộ máy tổ chức quản lý, và phương pháp thu thập thông tin chi phí theo các hoạt
động. Tuy việc vận dụng phương pháp ABC khá tốn kém nhưng nếu biết cách vận
dụng, sẽ đem lại những kết quả khả quan cho doanh nghiệp trong tương lai.

Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008


46


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tiếng Việt
[1] Khoa Kế toán - Kiểm toán trường Đại học Kinh tế (2002), Kế toán quản trị, Nxb Thống
Kê, thành phố Hồ Chi Minh.
[2] PGS TS Phạm Văn Dược (2006), Kế toán quản trị, Nxb Thống Kê, thành phố Hồ Chi
Minh.
[3] TS Trần Đình Khôi Nguyên, Giáo trình Kế toán quản trị,Tài liệu lưu hành nội bộ.
[4] ThS Bùi Văn Trường (2005), Kế toán chi phí, Nxb Thống Kê, thành phố Hồ Chí Minh.
[5] Đinh Thị Thanh Hường (2006),Vận dụng phương pháp tính giá ABC trong các doanh
nghiệp in của thành phố Đà Nẵng, GVHD TS Trương Bá Thanh, năm 2006, Luận văn tốt
nghiệp, Đại học Kinh tế Đà nẵng
[6] Nguyễn Thanh Thiện (2005), Vận dụng phương pháp tính giá ABC vào xí nghiệp chế
biến thuỷ sản số 10, GVHD Ths Nguyễn Anh Trung. Luận văn tốt nghiệp Đại học,
Đại học Kinh tế Đà nẵng

Tiếng Anh
[7] Garrison Ray.H (1998), Managerial Accounting, Irwin, eighth editon

[8] Kaplan R. S. and Atkinsion (1998), Advanced managament Acconting, Prentice Hall,
Thirth editions

×