Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Web hóa học: Thú vị với bảng tuần hoàn pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.29 KB, 3 trang )

Web hóa học: Thú vị với bảng tuần
hoàn
Nội dung bạn xem được gồm ba phần:
- Giới thiệu nguyên tố
- Hình dạng thực tế của nguyên tố đó
- Các thí nghiệm liên quan
Thú vị hơn là phần thí nghiệm, vì phần này giúp bạn hiểu thêm rất nhiều
ứng dụng thực tế từ nguyên tố hóa học mà trong sách vở không sinh động
bằng.
Bên dưới video clip là các thông tin liên quan đến nguyên tố, gồm:
- Element (tên khoa học)
- Symbol (ký hiệu nguyên tố)
- Atomic Number (số thứ tự nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học).
Ngoài các video giải thích các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học, bạn
còn có thể tìm thêm nhiều video clip và hình ảnh hóa học khác từ các liên
kết nằm trên cùng giao diện trang web như: - Extra videos (các video clip
khác), - Molecules (các video clip hóa học), - Roadtrips (các video clip ghi
lại quá trình thực hiện), - Photos (tổng hợp hình ảnh) và YouTube (tổng hợp
các video clip).
Sẽ có 10 nguyên tố bị sửa đổi số khối trong Bảng tuần hoàn các nguyên
tố.
Ủy ban về Đồng vị và Khối lượng nguyên tử, cơ quan quản lý các vấn đề về
nguyên tử khối thuộc Hiệp hội Hóa học lý thuyết và ứng dụng Quốc tế
(IUPAC) vừa ra một tuyên bố tại ĐH Calgary (Canada) rằng: Sẽ có 10
nguyên tố bị sửa đổi khối lượng nguyên tử của chúng trong Bảng hệ thống
tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Lý do của sự thay đổi: Khối lượng nguyên tử (hay số khối) của một nguyên
tử không phải là cố định như trong sách giao khoa môn hóa học.
Nhiều nguyên tố có nhiều hơn một đồng vị ổn định, nghĩa là nguyên tử của
chúng có thể tồn tại trong tự nhiên ở khối lượng khác nhau. Ví dụ, lưu huỳnh
thường được biết có khối lượng nguyên tử là 32,065 nhưng nó có thể có


những khối lượng khác nằm trong khoảng từ 32,059 đến 32,076, tùy ở từng
nơi.
Như vậy, Bảng khối lượng nguyên tử mới sẽ thêm vào mỗi nguyên tố một
dãy các khối lượng.
Theo IUPAC, các nguyên tố sẽ bị thay đổi là: Hy-đrô (Hydrogen), Li-ti
(Lithium), Bo (Boron), Các-bon (Carbon), Ni-tơ (Nitrogen), Ô-xy (Oxygen),
Si-líc (Silicon), Lưu huỳnh (Sulfur), Clo (Chlorine) và Ta-li (Thallium).
Sự thay đổi này sẽ có thể làm cho việc giảng dạy hóa học phức tạp hơn một
chút. Tuy nhiên, hy vọng ngành hóa học và giáo dục sẽ biến vấn đề này
thành một cơ hội để khuyến khích những người trẻ tuổi nhiệt tình học tập và
khám phá môn hóa học”.
* Bảng tuần hoàn thêm 2 nguyên tố mới
Dù chỉ tồn tại không đến một giây, nhưng cũng đủ thuyết phục giới khoa học
ghi tên 2 nguyên tố Ununquadium (Uuq) và Ununhexium (Uuh) vào bảng
phân loại tuần hoàn.
Chứng cứ về sự tồn tại của các nguyên tố tổng hợp siêu nặng này đã có cách
đây vài năm, tuy nhiên các chuyên gia phải bỏ ra mất 3 năm để chứng thực
các kết quả của nhiều nhóm khoa học về sự hình thành của chúng. AFP đưa
tin Liên hiệp Hóa học thuần túy và ứng dụng quốc tế (IUPAC) đã chính thức
đặt Uuq ở vị trí 114 và Uuh ở số 116 trên bảng tuần hoàn.
Đây là thành quả của 2 nhóm chuyên gia Nga và Mỹ, sau khi họ dùng máy
gia tốc để ép các hạt của những nguyên tố nhẹ hơn lại với nhau từ những
năm 2004 đến 2006. Hiện các nguyên tố trên vẫn chưa có tên, và mới chỉ
được gọi tạm thời là Ununquadium và Ununhexium.

×