Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Đề Tài: Một số vấn đề về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Đống Đa pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.32 KB, 65 trang )



















ĐỒ ÁN MÔN HỌC



Đề Tài: Một số vấn đề về tổ chức thanh
toán không dùng tiền mặt tại Ngân
hàng Công thương Đống Đa
























Mục lục

Lời nói đầu
Chương I:
Cơ sở lý luận về thanh toán
không dùng tiền mặt trong nền kinh tế
I. Sự cần thiết khách quan và vai trò của thanh toán không dùng tiền
mặt trong nền kinh tế thị trường: 6
1. Sự cần thiết khách quan: 6
2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị
trường: 7
II. Quá trình phát triển của nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt
ở Việt Nam. 11

1. Thanh toán không dùng tiền mặt trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá
tập trung 11
2. Thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần 12
III. Những quy định mang tính nguyên tắc về thanh toán không dùng
tiền mặt ở Việt Nam. 15
1. Quy định chung: 16
2. Quy định đối với khách hàng: 16
2.1. Quy định đối với bên mua (bên phải trả) 16
2.2. Quy định đối với bên bán (bên thụ hưởng) 17
3. Quy định đối với ngân hàng (người thực hiện thanh toán) 17
IV. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng ở nước
ta hiện nay: 18
1. Thanh toán bằng séc: 19
1.1. Séc chuyển khoản: 20
1.2. Séc bảo chi: 22
2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi - chuyển tiền: 23
3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu. 24
4. Thanh toán bằng thư tín dụng 25
5. Thanh toán bằng ngân phiếu thanh toán. 27
6. Thẻ thanh toán 28
6.1. Thẻ ghi nợ (thẻ không phải ký quỹ) còn lại là thẻ loại A. 28
6.2. Thẻ ký quỹ thanh toán (thẻ loại B) 29


6.3. Thẻ tín dụng (thẻ loại C) 29
Chương II:
Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt
tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
I. Khái Quát hoạt động kinh tế xã hội Quận Đống Đa 30

II. Khái quát tình hình hoạt động của NHCT Đống Đa 31
1. Mô hình tổ chức: 31
2. Hoạt động nguồn vốn. 33
3. Công tác sử dụng vốn 35
4. Kinh doanh đối ngoại. 37
5. Công tác thanh toán: 38
6. Kết quả tài chính: 38
II. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công
thương Đống Đa: 39
1. Tình hình thanh toán nói chung: 39
2. Thực trạng áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
tại Ngân hàng Công thương Đống Đa: 41
2.1. Hình thức thanh toán bằng séc: 43
2.2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi - chuyển tiền: 48
2.3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu: 52
2.4. Thanh toán bằng ngân phiếu thanh toán: 54
Chương III:
Một số giải pháp nhằm mở rộng và hoàn thiện các hình thức
thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng
1. Kiến nghị về séc chuyển khoản: 57
2. Về mức thu phí chuyển tiền trong cùng địa bàn khi thực hiện thanh
toán điện tử. 59
3. Kiến nghị về uỷ nhiệm chi: 60
4. Kiến nghị về ngân phiếu thanh toán : 61
Kết luận
Tài liệu tham khảo






Lời nói đầu

Hiện nay phát triển kinh tế là một vấn đề mang tính chất toàn cầu mà
mọi quốc gia đều đặt lên mục tiêu hàng đầu, đi đôi với nó là xu hướng quốc
tế hoá các hoạt động kinh tế. Điều này khiến các quốc gia phải thực hiện
chính sách hoà nhập vào cộng đồng kinh tế nói chung. Trước tình hình đó
và thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh
Đảng ta chủ trương chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập
chung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Đó là tiền đề
khách quan kích thích các tiềm năng trong nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất
hàng hoá phát triển từng bước tham gia vào phân công lao động quốc tế
cũng như tạo dựng tiền đề cho hoạt động tài chính tiền tệ, đặc biệt là hoạt
động ngân hàng.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống Ngân hàng Thương
mại cũng được hoàn thiện và phát triển để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế,
các Ngân hàng Thương mại phải không ngừng đổi mới. Như vậy đổi mới
ngân hàng là xuất phát từ đòi hỏi thực tế khách quan và tầm quan trọng của
nó.
Hoạt động của Ngân hàng Thương mại gồm nhiều loại hình khác
nhau như huy động vốn, cho vay, làm các dịch vụ cho khách hàng. Với tư
cách là trung gian thanh toán nên hoạt động thanh toán là hoạt động cơ bản,
chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát
triển của ngân hàng.
Hơn nữa thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán chi trả hàng hoá,
dịch vụ của dân cư đã tồn tại từ thời bao cấp. Mỗi năm phải tốn nhiều tỷ
đồng cho chi phí, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm chưa kể thời gian
thanh toán rất chậm. Đây là một lãng phí lớn trong khi hiện nay ta đang cần
vốn để đầu tư và phát triển. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua
ngân hàng đã khắc phục được tình trạng đó. Nó không chỉ tiết kiệm cho

nền kinh tế xã hội mà còn là công cụ thiết thực để điều tiết và thúc đẩy sản
xuất, lưu thông hàng hoá và tăng vòng quay của vốn. Bên cạnh đó thanh
toán không dùng tiền mặt giúp cho Ngân hàng Thương mại có thêm nguồn
vốn trong thanh toán. Đối với ngân hàng nhà nước thanh toán không dùng


tiền mặt làm giảm lượng tiền trong lưu thông là điều kiện quan trọng của
chính sách tiền tệ quốc gia chống lạm phát.
Xuất phát từ thực trạng của nghiệp vụ đối với nền kinh tế và trước
yêu cầu đổi mới cấp bách của hệ thống ngân hàng để đáp ứng tốt hơn nhu
cầu của nền kinh tế, tiến tới hoà nhập vào hệ thống ngân hàng thế giới thì
việc hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán ở các Ngân hàng Thương
mại Việt Nam là rất cần thiết. Từ luận điểm này em đã lựa chọn nghiên cứu
khoá luận với đề tài: “Một số vấn đề về tổ chức thanh toán không dùng
tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Đống Đa”. Với phương pháp nghiên
cứu lôgic, kết hợp với bài giảng cùng hiểu biết thực tế khoá luận đề xuất
một số vấn đề về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt ở Ngân hàng
Công thương Đống Đa. Kết cấu của khoá luận:
Chương I: Cơ sở lý luận về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền
kinh tế.
Chương II: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
Công thương Đống Đa.
Chương III: Một số ý kiến nhằm mở rộng và hoàn thiện các hình thức
thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công
thương Đống Đa.









Chương I:


Cơ sở lý luận về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
I. Sự cần thiết khách quan và vai trò của thanh toán không dùng tiền
mặt trong nền kinh tế thị trường:
1. Sự cần thiết khách quan:
Từ sau nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, với sự chuyển biến mạnh
mẽ của nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ
chế thị trường, hoạt động của nền kinh tế đã trở nên sôi động hơn với nhiều
loại hình kinh doanh thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Các quan
hệ hàng hoá - tiền tệ, quan hệ thị trường ngày càng mở rộng.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII cũng đã khẳng định: “Hệ thống
ngân hàng cần phải vươn lên làm tốt chức năng trung tâm tiền tệ - tín dụng
- thanh toán của các thành phần kinh tế, huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi
trong xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần từng bước ổn định giá
trị đồng tiền Việt Nam”.
Là một ngành có vai trò trọng tâm của toàn bộ nền kinh tế, ngân
hàng phải đi trước các ngành kinh tế khác trong công cuộc đổi mới và phát
triển của đất nước. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm
2000 của Đảng đã khẳng định rõ: “Phải cải tổ hệ thống ngân hàng để hoạt
động có hiệu quả, thực sự trở thành trung tâm tiền tệ - tín dụng - thanh
toán, đóng vai trò nòng cốt trên thị trường vốn và tiền tệ”.
Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời là do chính đòi hỏi ngày càng
cao của nền kinh tế. Sản xuất hàng hoá phát triển qua nhiều giai đoạn từ
thấp đến cao. Nhưng ở giai đoạn nào tiền tệ vẫn đóng vai trò là một công
cụ có tầm quan trọng lợi hại đặc biệt và có độ nhạy rất cao. Việc sử dụng

công cụ tiền tệ như thế nào sẽ gây tác động dây chuyền như là một tác nhân
kinh tế đối với từng mắt xích hoặc có khi đối với các quá trình kinh tế.
Trong các học thuyết kinh tế, người ta đã xác định ngân hàng có vai trò là
trung tâm thanh toán của hệ thống ngân hàng ngày càng rõ nét và to lớn.


Tái sản xuất xã hội là một quá trình liên hoàn, trong đó tồn tại các quan hệ
trao đổi, mua bán hàng hoá dịch vụ và do đó phát sinh quan hệ thanh toán.
Mặt khác, tập trung thanh toán vào ngân hàng là một vấn đề thiết yếu
đối với mỗi doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư trong điều kiện nền kinh
tế phát triển. Ngân hàng là nơi tập trung một khối lượng tiền tệ trong nền
kinh tế, số tồn khoản này dành cho các tổ chức kinh tế trong nước để tiến
hành mở rộng công việc làm ăn, kinh doanh buôn bán. Trong nền kinh tế
hiện đại, ngân hàng kiểm soát và điều động một cách hợp lý khối lượng
tiền tệ, chịu ảnh hưởng của mọi chính sách phát triển kinh tế quốc gia. Tập
trung công tác thanh toán vào ngân hàng có một ý nghĩa to lớn không chỉ
đối với xã hội, chính phủ mà còn với cả các doanh nghiệp và các tầng lớp
dân cư.
Ngân hàng đứng trên phương diện rộng lớn, nó phản ánh kinh tế của
một nước. Nhìn vào những hoạt động và trình độ công nghệ của các nghiệp
vụ trong ngân hàng là ta có thể đánh giá được trình độ phát triển kinh tế của
nước đó. Hệ thống ngân hàng phát triển mạnh mẽ sẽ tạo ra động lực cho
mọi ngành kinh tế khác trong nước phát triển và ngược lại.
Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa thanh toán bằng tiền
mặt ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm. Các quan hệ kinh tế trở nên đa
dạng, phức tạp, thanh toán không ngừng tăng lên về khối lượng và chất
lượng. Như vậy, chính sự phát triển của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá
đã dẫn đến sự ra đời của một phương thức thanh toán mới ưu việt hơn:
“Thanh toán không dùng tiền mặt”
Thanh toán không dùng tiền mặt là một nấc thang phát triển tất yếu

của nghiệp vụ thanh toán trong nền kinh tế thị trường và chính nó đã từng
bước đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế hiện đại.
2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị
trường:


Công tác thanh toán là một trong những chức năng trung tâm của
ngân hàng. Theo đà phát triển chung của xã hội và hệ thống ngân hàng,
thanh toán không dùng tiền mặt ngày trở nên quan trọng.
Ngày nay, thanh toán không dùng tiền mặt là một phần không thể
tách rời các doanh nghiệp, các cá nhân và các đoàn thể. Trong nền kinh tế
thị trường, thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện trôi chảy sẽ đem
lại hiệu quả thiết thực cho tất cả các đối tác tham gia.
- Thứ nhất: Tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong lưu
chuyển hàng hoá tiền tệ góp phần làm giảm lượng tiền mặt trôi nổi trên thị
trường, tiết kiệm được chi phí xã hội gắn liền với việc in tiền, huỷ tiền, hư
hỏng, bảo quản, kiểm đếm
Khối lượng tiền cần thiết để thanh toán trong lưu thông có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau. Nếu thanh toán không dùng tiền mặt tăng sẽ làm
giảm khối lượng tiền mặt cần thiết. Vì vậy khối lượng tiền mặt trong lưu
thông giảm xuống, sẽ giảm được chi phí lưu thông mà chủ yếu là chi phí
phát hành, bảo quản, kiểm đếm, cất giữ v.v Giảm được chi phí này sẽ tạo
điều kiện tốt để điều hoà lưu thông tiền tệ vì quá trình thanh toán này chịu
giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp của ngân hàng nhà nước. Vì vậy mà chúng
ta kế hoạch hoá và điều hoà lưu thông tiền tệ.
- Thứ hai: Thanh toán không dùng tiền mặt phục vụ sản xuất và lưu
thông hàng hoá. Bất kỳ một chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá nào đều
bắt đầu bằng khâu thanh toán. Do vậy, phải tổ chức thanh toán nhanh gọn,
chính xác vừa đảm bảo an toàn về vốn vừa rút ngắn được chu kỳ sản xuất,
tăng tốc độ luân chuyển vốn. Đứng ở tầm vĩ mô, khâu thanh toán ảnh

hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn, đến kết quả sản xuất kinh doanh
của từng doanh nghiệp. Nếu như thanh toán được tiến hành trôi chảy sẽ
giúp cho lưu thông hàng hoá thông suốt, các hoạt động của nền kinh tế sẽ
tiến hành thuận lợi.


Để tiến hành thanh toán qua ngân hàng, các tổ chức, cá nhân phải mở
tài khoản tiền gửi thanh toán thông qua việc gửi một khoản tiền nhất định
vào ngân hàng. Tính chất của tài khoản này là luôn dư có, đó là nguồn vốn
huy động tạm thời tồn đọng trên các tài khoản tiền gửi thanh toán nhưng
chưa sử dụng đến. Hơn nữa, xuất phát từ tính chất không liên tục của việc
nộp tiền bán hàng hoá, dịch vụ vào tài khoản và việc chi trả từ tài khoản, do
không phải lúc nào các lệnh chi trả cũng được tiến hành cùng một lúc với
giá trị như nhau, nên trên tài khoản luôn lưu ký một số dư nhất định. Đây là
nguồn vốn tín dụng khá lớn và có chi phí thấp (vì trả lãi thấp), mà ngân
hàng được phép sử dụng để mở rộng đầu tư và tín dụng cho nền kinh tế,
(sau khi duy trì một tỷ lệ nhất định để đảm bảo chi trả cho chủ tài khoản
trong mọi trường hợp).
- Thứ ba: Thanh toán không dùng tiền mặt giúp ngân hàng và các tổ
chức tín dụng tập trung được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vào nền kinh
tế để mở rộng việc cấp tín dụng ngân hàng.
Như đã đề cập trong vai trò thứ hai, ngân hàng có thể sử dụng một
phần nguồn vốn từ tài khoản tiền gửi thanh toán để cho vay, mở rộng việc
cấp tín dụng cho nền kinh tế.
Chỉ tiêu kế hoạch tín dụng tổng hợp là một trong những chỉ tiêu kế
hoạch quan trọng của nền kinh tế, mà kế hoạch tín dụng muốn thực hiện
được tốt thì phải đẩy mạnh công tác thanh toán qua ngân hàng. Việc thanh
toán này diễn ra càng nhanh chóng thì sẽ giải phóng nhanh vốn trong khâu
thanh toán, kết quả là tạo ra nguồn vốn nhàn rỗi lớn thì đẩy mạnh hoạt
động cho vay của ngân hàng và cuối cùng là tạo điều kiện để kế hoạch hoá

nền kinh tế quốc dân.
Xu hướng trong thời gian tới khối lượng thanh toán sẽ tiếp tục tăng
nhanh, do vậy nguồn vốn tiền gửi thanh toán sẽ chiếm một tỷ trọng đáng kể
trong toàn bộ cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng.


Thứ tư: Thanh toán qua ngân hàng đã và đang trở thành công cụ
cạnh tranh có hiệu quả của các ngân hàng nhằm thu hút khách hàng. Điều
này thể hiện trên hai khía cạnh sau:
+ Về dịch vụ ngân hàng:
Mục đích của khách hàng gửi tiền vào ngân hàng không chỉ đề
hưởng lãi mà còn để mua các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ dần sẽ trở
thành mục đích chính của khách hàng. Vì vậy sức mạnh và khả năng cạnh
tranh của các ngân hàng được đo bằng số lượng và chất lượng các dịch vụ
ngân hàng trong đó có dịch vụ thanh toán.
+ Về chi phí ngân hàng:
Lãi suất ngân hàng phải trả cho số dư trên tài khoản tiền gửi thanh
toán là rất thấp, thậm chí một số nước trên thế giới người gửi tiền không
được hưởng lãi trên số dư tài khoản tiền gửi thanh toán. Vì vậy ngân hàng
có thể lợi dụng việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt như một giải
pháp hữu hiệu để thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo xu hướng tăng tỷ trọng
nguồn vốn có chi phí thấp, giảm tỷ trọng nguồn vốn có chi phí cao.
Bên cạnh đó, thông qua việc quản lý biến động về số dư trên tài
khoản tiền gửi ngân hàng thực hiện chức năng kiểm tra và giám sát hoạt
động, khả năng tài chính của các doanh nghiệp. Đây là cơ sở rất quan trọng
để ngân hàng thực hiện nghiệp vụ tư vấn, đầu tư có hiệu quả.
- Thứ năm: Vai trò đối với quản lý vĩ mô của Nhà nước, ngân hàng
là tổ chức kinh tế thông qua đó các chính sách của Nhà nước về tiền tệ, tín
dụng và thanh toán được thực hiện. Vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước
qua các ngân hàng chỉ thực sự phát huy đầy đủ tác dụng khi phần lớn khối

lượng thanh toán tập trung qua các ngân hàng. Mở rộng thanh toán không
dùng tiền mặt tạo điều kiện cho ngân hàng Nhà nước quản lý một cách tổng
thể quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá.


II. Quá trình phát triển của nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền
mặt ở Việt nam.
1. Thanh toán không dùng tiền mặt trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá
tập trung.
ở nước ta từ khi có hệ thống ngân hàng ra đời, phương thức thanh
toán không dùng tiền mặt đã được áp dụng.
Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp nền kinh tế
được thực hiện theo cơ chế hành chính, mệnh lệnh, sản xuất hàng hoá và
tiêu thụ sản phẩm được thực hiện theo kế hoạch từ trên giao xuống cho các
doanh nghiệp sản xuất và thương nghiệp làm công việc phân phối tiêu thụ
hàng hoá. Do vậy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong xã hội tốt hay xấu
cũng không ảnh hưởng gì đến nền kinh tế bao cấp này. Hoạt động của ngân
hàng cũng được thực hiện theo cơ chế đó, cho nên hiệu quả kinh tế của
ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế không được quan tâm nhiều.
Thanh toán không dùng tiền mặt trong thời kỳ kế hoạch hoá được thực hiện
theo Nghị định 75/NĐ-CP. Với nguyên tắc cứng nhắc, kém hiệu quả. Cụ
thể phương thức thanh toán lòng vòng, chậm chạp (một khoản chuyển tiền
thanh toán chi trả tiền hàng khi thực hiện phải mất rất nhiều thời gian từ 5-
10 ngày). Vì công cụ thanh toán kém linh hoạt, thủ tục phức tạp, các
phương tiện làm việc lạc hậu, và thực hiện thanh toán bằng thủ công. Do
điều kiện kỹ thuạt lạc hậu, công cụ thanh toán nói trên dẫn đến tốc độ luân
chuyển vốn chậm chạp, thiếu chính xác, cung cấp thông tin không kịp thời
và không đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán làm ảnh
hưởng đến tốc độ và kéo dài chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Ngoài công cụ thanh toán nghèo nàn ngân hàng còn có quy định

cho các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế chỉ được mở tài khoản tiền gửi
tại địa phương mình hoạt động (cùng địa phương).Khách hàng không được
tự do lựa chọn ngân hàng dẫn đến không có sự cạnh tranh giữa các ngân
hàng.


Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp việc thanh
toán không dùng tiền mặt ở nước ta tuy đã được áp dụng khá rộng rãi trong
nền kinh tế nhằm giảm bớt lượng tiền mặt đi vào lưu thông bằng cách ngân
hàng đã quy định cho các doanh nghiệp định mức tồn quỹ tiền mặt, định
mức tạo chi nhưng vẫn kém hiệu quả, cụ thể những năm đó lượng tiền
mặt trong lưu thông rất lớn, ngân hàng ở trong tình trạng khan hiếm tiền
mặt, như vậy ngân hàng chưa làm tốt chức năng thanh toán của mình để
giúp cho nền kinh tế phát triển. Ngân hàng được xây dựng theo mô hình
một cấp gồm Ngân hàng Nhà nước và các chi nhánh vừa thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về tiền tệ tín dụng ngân hàng vừa thực hiện chức
năng kinh doanh hoạt động theo phương thức kế hoạch hoá tập trên từ dưới
lên trên.
2. Thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần.
Khi nền kinh tế của nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi ngành ngân hàng phải tiến hành
sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện chế độ, thể lệ thanh toán và áp dụng tiến
bộ khoa học vào kỹ thuật thanh toán không dùng tiền mặt cho phù hợp và
đáp ứng được yêu cầu đa dạng hoá của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần.
Ngày 26/03/1988 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53 về tổ
chức bộ máy ngân hàng theo Nghị định này hệ thống ngân hàng bắt đầu
được chia thành hai cấp.
- Cấp quản lý: Là Ngân hàng Nhà nước có chức năng độc quyền

phát triển tiền, quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ngân hàng
trên tầm quản lý vĩ mô.


- Cấp kinh doanh: Là các ngân hàng chuyên doanh thuộc sở hữu
nhà nước và vẫn trực thuộc ngân hàng trung ương. Các ngân hàng này có
chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng.
Sau khi hai pháp lệnh ngân hàng ra đời ngày 23/05/1990 đã đáp ứng
nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường là lần lượt các Ngân hàng
Thương mại, ngân hàng cổ phần được thành lập, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài Năm 1990 hệ thống kho bạc ra đời mà chức năng quản lý quỹ ngân
sách nhà nước. Bắt đầu của thời kỳ thanh toán không dùng tiền mặt được
thực hiện bằng quyết định 101/NH-QĐ ngày 30/07/1991. Quyết định này
ban hành các thể lệ chế độ thanh toán không dùng tiền mặt bằng bốn công
cụ sau:
- Séc,
- Uỷ nhiệm chi,
- Uỷ nhiệm thu,
- Thẻ tín dụng,
Sau một thời gian thực hiện bốn công cụ trên chưa đáp ứng được
đầy đủ nhu cầu đa dạng hoá của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế
thị trường. Để đáp ứng nhu cầu cấp bách của thị trường Ngân hàng Nhà
nước đã bổ sung và ra quyết định số 22/QĐ - NH1 ngày 22/02/1994 theo
quyết định này đã bổ sung thêm hai công cụ thanh toán mới đó là :
- Ngân phiếu thanh toán
- Thẻ thanh toán
Riêng thanh toán bằng séc đã được bổ sung thêm séc cá nhân nhằm
thu hút và tạo điều kiện cho người dân quen dần với công việc thanh toán
qua ngân hàng. Sau đó ngày 09/05/1996 Chính phủ ban hành Nghị định
30/CP về việc sử dụng séc mới trong cả nước áp dụng kể từ ngày 01/04/1997

thay thế cho các loại séc cũ. Việc áp dụng công cụ thanh toán mới đã đáp ứng


được những yêu cầu thanh toán đa thành phần trong nền kinh tế, mọi tổ chức,
cá nhân trong nền kinh tế đều có thể tham gia trực tiếp thanh toán không dùng
tiền mặt qua ngân hàng nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hoá, dịch vụ phát triển,
góp phần phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, thu hút vốn đầu tư nước
ngoài.
Từ khi đổi mới chế độ thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta đã
có nhiều chuyển biến tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điều này đã
được chứng minh trên các mặt sau:
- Qua các công cụ thanh toán liên hàng giữa các ngân hàng trong
toàn quốc và thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước đã
có bước tiến bộ rõ rệt. Từ khi áp dụng kỹ thuật máy vi tính để thanh toán
liên hàng (trong cùng hệ thống ngân hàng công thương) tiến tới thanh toán
điện tử thực hiện từ ngày 01/07/1996 trong toàn hệ thống ngân hàng công
thương Việt Nam. Khi thanh toán điện tử các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong thanh toán điện tử được hoàn tất trong một ngày làm việc. Trường
hợp khách hàng yêu cầu chuyển nhanh và hoàn tất trong thời gian từ 1-3
giờ (khách hàng phải chịu phí dịch vụ khẩn theo quy định).
- Qua thanh toán bù trừ: Các Ngân hàng Thương mại, tổ chức tín
dụng, kho bạc khi tham gia thanh toán bừ trừ được giao nhận chứng từ hai
phiên trong ngày qua đĩa mềm (tại ngân hàng chủ trì là ngân hàng nhà
nước).
Việc áp dụng thanh toán điện tử, thanh toán bừ trừ đã làm tăng
nhanh tốc độ thanh toán, giảm bớt thời gian chiếm dụng vốn, mức độ an
toàn cao, tiện lợi cho các khách hàng, rút ngắn thời gian chu chuyển vốn
của doanh nghiệp và cá nhân.
- Bổ sung hai công cụ thanh toán mới: ngân phiếu thanh toán và thẻ
thanh toán, sửa đổi một số quy định trong các công cụ thanh toán truyền



thống lạc hậu đã thấy rõ ngân hàng đã làm tốt chức năng thanh toán, đáp
ứng yêu cầu đổi mới của nền kinh tế nhiều thành phần.
- Việc ngân hàng từng bước áp dụng công nghệ tin học tiên tiến vào
thanh toán nhằm hạn chế sai sót nhỏ của thao tác thủ công, tăng nhanh tốc
độ luân chuyển nhằm thu hút khách hàng, tạo lòng tin của ngân hàng đối
với doanh nghiệp và cá nhân. Đồng thời cũng nâng cao trình độ của ngành
ngân hàng trong nước tiến kịp các ngân hàng trong khu vực và thế giới.
- Việc khách hàng được tự do lựa chọn ngân hàng để hoạt động đã
tạo điều kiện mở rộng mạng lưới thanh toán không dùng tiền mặt. Để thu
hút được nhiều khách hàng ngân hàng phải nâng cao uy tín của mình bằng
chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên thương trường.
Xuất phát từ sự đổi mới này, thanh toán không dùng tiền mặt ở
nước ta, đặc biệt từ sau quyết định 22/QĐ-NH đã tăng nhanh về số lượng,
chất lượng và các thành phần tham gia. Như vậy lĩnh vực thanh toán không
dùng tiền mặt đã không ngừng được mở rộng ở mọi thành phần kinh tế.
Việc nâng cao và cải tiến áp dụng khoa học tiên tiến vào kỹ thuật thanh
toán luôn là khâu mấu chốt quan trọng để ngân hàng đảm bảo thanh toán
nhanh, an toàn rút ngắn thời gian thanh toán, chính xác tiện lợi, góp một
phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới kinh tế thị trường của đất nước.
Qua đó nó cũng tỏ rõ ưu thế hơn hẳn của thanh toán không dùng tiền mặt
so với thanh toán bằng tiền mặt.
III. Những quy định mang tính nguyên tắc về thanh toán không dùng
tiền mặt ở Việt nam.
Hiện nay ở nước ta thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện
theo quyết định 22/QĐ-NH1 ngày 21/2/1994 và Thông tư hướng dẫn số
08/TT-NH2 ban hành ngày 02/6/1994 và mới đây là nghị định 30/CP ngày
09/5/1996 của Chính phủ và Thông tư 07/TT - NH1 ngày 27/12/1996 của



Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện quy chế
phát hành và sử dụng séc. Trong đó có các quy định:
1. Quy định chung:
“Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể công dân Việt nam
và người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt nam (gọi chung là đơn vị
hay cá nhân) đều có quyền lựa chọn ngân hàng để mở tại khoản giao dịch
và thực hiện thanh toán”.
Với quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong
quá trình kinh doanh, họ sẽ tìm thị trường thuận lợi nhất để hoạt động, lựa
chọn những ngân hàng có uy tín, chất lượng và phục vụ tốt nhất cho nhu
cầu thanh toán của họ. Từ đó tạo cho khách hàng có điều kiện mở rộng
mạng lưới kinh doanh của mình trên toàn quốc mà vânx tiến hành giao dịch
thanh toán chi trả một cách thuận lợi, nhanh chóng và an toàn.
Đối với ngân hàng quy định này đòi hỏi mỗi một ngân hàng phải
thường xuyên đổi mới, hoàn thiện dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
bằng cách phải đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ và sử dụng máy vi tính
thành thạo để nắm bắt được những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, bên cạnh
đó thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ nhân viên phải nhiệt tình, hướng
dẫn đơn vị và cá nhân làm tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt theo
đúng chế độ ban hành. Nhằm nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường
và thu hút được nhiều khách hàng.
2. Quy định đối với khách hàng:
2.1. Quy định đối với bên mua (bên phải trả)
''Để thực hiện thanh toán đầy đủ, kịp thời, các chủ tài khoản (bên trả
tiền) phải có đủ số dư trên tài khoản. Mọi trường hợp thanh toán vượt quá
số dư trên tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, kho bạc nhà nước là vi phạm
chế độ thanh toán và phải bị xử lý theo pháp luật ''.



Quy định này nhằm tránh tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa
các bên tham gia thanh toán, giúp cho người chi trả cũng như người thụ
hưởng chủ động vốn của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh, góp
phần tăng nhanh vòng quay vốn của các đơn vị kinh tế cũng như tăng
nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong toàn bộ nền kinh tế.
2.2. Quy định đối với bên bán (bên thụ hưởng)
''Người thụ hưởng khi nhận được các chứng từ thanh toán phải kiểm
tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ này (ghi đầy đủ mọi yếu tố quy định,
không sửa chữa tẩy xoá các chữ ký và dấu phải đúng với mẫu chữ ký đã
đăng ký ở ngân hàng). Nộp các chứng từ thanh toán vào ngân hàng đúng
với thời gian quy định cho từng loại chứng từ. Nếu thiếu một trong các điều
kiện trên, giấy tờ thanh toán sẽ không hợp lệ, không có giá trị thanh toán ''.
Quy định này nhằm bảo vệ an toàn tài sản cho các khách hàng kể cả
người chi trả, người thụ hưởng và ngân hàng tránh tình trạng sơ hở để kẻ
gian lợi dụng tham ô.
3. Quy định đối với ngân hàng (người thực hiện thanh toán).
Ngân hàng Thương mại và kho bạc nhà nước có trách nhiệm thực
hiện các uỷ nhiệm thanh toán của chủ tài khoản, đảm bảo chính xác, kịp
thời, an toàn, thuận tiện. Các Ngân hàng Thương mại và kho bạc nhà nước
có trách nhiệm chi trả bằng tiền mặt hay chuyển khoản trong phạm vi số dư
tài khoản tiền gửi theo yêu cầu của chủ tài khoản.
Ngân hàng Thương mại và kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm
tra khả năng thanh toán của chủ tài khoản (bên trả tiền) trước khi thực hiện
việc thanh toán, đồng thời được quyền từ chối thanh toán nếu tài khoản
không đủ tiền hoặc chứng từ thanh toán không đầy đủ các yếu tố quy định.
Ngân hàng Thương mại hay kho bạc nhà nước không chịu trách nhiệm về
nội dung liên đới của hai bên khách hàng. Nếu do thiếu sót trong quá trình


thanh toán gây thiệt hại cho khách hàng thì ngân hàng và kho bạc nhà nước

phải bồi thường thiệt hại tuỳ theo mức độ.
- Ngân hàng Thương mại và kho bạc nhà nước chỉ cung cấp số liệu
trên tài khoản khách hàng cho các cơ quan bên ngoài khi có văn bản của cơ
quan có thẩm quyền theo qui định của pháp luật.
- Khi thực hiện các dịnh vụ thanh toán cho khách hàng, ngân hàng
được thu phí theo qui định của Thống đốc ngân hàng nhà nước.
Qui định này đã hoàn toàn xoá bỏ mặc cảm trước đây của khách
hàng về thanh toán ngân hàng, tạo sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng
khi mà họ có số lượng vốn không nhỏ giữ tại ngân hàng và uỷ quyền cho
ngân hàng thanh toán.
Qui định cũng phân biệt trách nhiệm vật chất, pháp lý rõ ràng giữa
ngân hàng và khách hàng khi một trong hai bên vi phạm chế độ thanh toán,
nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và quy định những khoản phí mà
họ phải trả cho ngân hàng khi thực hiện thanh toán. Việc thu phí dịch vụ
thanh toán làm tăng khoản thu nhập của ngân hàng.
IV. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng ở
nước ta hiện nay:
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các mối quan hệ kinh tế xã hội,
trong quá trình hoạt động kinh tế, ngày nay hầu hết các ngân hàng đã và
đang từng bước đưa công nghệ tiên tiến, tin học hoá vào khâu thanh toán
song song với việc thực hiện áp dụng khoa học kỹ thuật, ngành ngân hàng
cũng ra sức hoàn thiện các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt sao
cho mang lại hiệu quả cao nhất.
Thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức thanh toán có
nhiều ưu điểm. Nó được áp dụng rộng rãi khắp trên thế giới. ở Việt Nam
thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng trong ngân hàng kể từ khi
ngân hàng mới được thành lập. Để phù hợp với yêu cầu đổi mới nền kinh tế


và đổi mới hoạt động ngân hàng theo cơ chế thị trường, trước đây theo

quyết định số 22/QĐ - NH1 ban hành ngày 21/2/1994 và hiện nay theo
nghị định 30/CP của chính phủ ban hành ngày 09/5/1996 ngân hàng đang
áp dụng các thể thức sau.
- Thanh toán bằng tiền séc
- Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi - chuyển tiền
- Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu
- Thanh toán bằng thẻ tín dụng
- Thanh toán bằng ngân phiếu thanh toán
- Thanh toán bằng thẻ thanh toán
1. Thanh toán bằng séc:
Séc được thực hiện thanh toán qua ngân hàng từ năm 1951(khi ngân
hàng Việt Nam thành lập) theo quyết định 101/QĐNH ra đời rồi thay thế
bằng quyết định 22/QĐ của thống đốc ngân hàng Nhà nước ngày 21/2/1994
và gần đây nhất là nghị định 30/CP ngày 09/5/1996 của Chính phủ đã quy
định thống nhất việc thanh toán bằng séc qua ngân hàng.
Séc là loại giấy tờ thanh toán do chủ tài khoản lập trên mẫu in sẵn
đặc biệt của ngân hàng, được giao trực tiếp cho người hưởng sau khi đã
nhận hàng hoá và được cung ứng dịch vụ sau đó ngân hàng trích tài khoản
của mình cho người được hưởng có tên trên tờ séc.
Trong quan hệ thanh toán gồm có 3 chủ thể:
- Người phát hành: Là chủ tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc người
được uỷ quyền ký tên để phát hành tờ séc theo đúng quy định của pháp luật
về uỷ quyền. Người phát hành séc phải chịu mọi trách nhiệm pháp lý về
việc pháp hành séc của mình theo đúng thủ tục của ngân hàng quy định và
phải chịu phạt khi phát hành quá số dư.


- Người thụ hưởng séc: Là người có quyền sở hữu số tiền ghi trên
séc. Khi nhận séc người thụ hưởng phải kiểm tra đầy đủ tính hợp lệ, hợp
pháp của tờ séc và phải nộp vào ngân hàng tờ séc đó trong thời hạn của nó.

- Ngân hàng: Séc của ngân hàng hay khách hàng phát hành trước
hết được thanh toán trong ngân hàng đó, tuỳ từng loại có thể được thanh
toán ở ngân hàng khác cùng hệ thống hoặc khác hệ thống trên địa bàn.
Ngân hàng phải kiểm tra tính hợp lệ và hựp pháp của tờ séc trước khi chấp
nhận thanh toán và ngân hàng có quyền từ chối thanh toán nếu phát hiện
séc xin thanh toán là giả, không hợp lệ, séc quá thời hạn và séc đã được
thông báo mất
Về nguyên tắc séc được nộp vào ngân hàng ghi nợ trước có sau, tuỳ
từng hệ thống ngân hàng, tuỳ từng thể thức thanh toán mà trên thực tế séc
có thể được ghi có trước nợ sau.
Thời hạn hiệu lực thanh toán của séc là 15 từ ngày phát hành séc, kể
cả ngày lễ và chủ nhật. Nếu ngày đến hạn là ngày lễ hoặc chủ nhật thì thời
hạn của tờ séc được lùi vào ngày làm việc tiếp theo.
ở nước ta hiện nay có các loại séc sau đây được sử dụng rộng rãi: séc
chuyển khoản, séc bảo chi.
1.1. Séc chuyển khoản:
Séc chuyển khoản là lệnh trả tiền của người phát hành séc đối với
ngân hàng phục vụ mình về việc trích trả tiền từ tài khoản của mình trả cho
người có tên trên tờ séc.
- Phạm vi áp dụng: Dùng để thanh toán giữa hai khách hàng có tài
khoản trong cùng một ngân hàng hay hai ngân hàng cùng hoặc khác hệ
thống nhưng có tham gia thanh toán bù trừ trực tiếp trên địa bàn địa
phương, tỉnh, thành phố.


- Nguyên tắc hạch toán: Ghi “Nợ” tài khoản bên trả tiền trước, ghi
“Có” tài khoản người thụ hưởng sau. Séc chuyển khoản khi về đến ngân
hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ bên trả tiền nếu quá số dư tài khoản tiền
gửi hoặc tiền lưu ký thì xử lý như sau:
+ Người phát hành séc chuyển khoản phải chịu phạt tiền bằng 30%

số tiền phát hành quá số dư.
+ Chịu phạt chậm trả (kể từ ngày tờ séc quay về ngân hàng phục vụ
người phát hành séc chuyển khoản cho đến ngày có đủ vốn thanh toán)
bằng mức lãi suất nợ quá hạn loại cho vay cao nhất tại ngân hàng phục vụ
người phát hành.
Trường hợp séc chuyển khoản thanh toán giữa hai ngân hàng có
tham gia giao nhận chứng từ trực tiếp thì người hưởng lập bảng kê nộp séc
theo từng ngân hàng phục vụ người chi trả để nộp vào ngân hàng phục vụ
mình hoặc nộp trực tiếp vào ngân hàng phục vụ bên mua. Nếu nộp séc kèm
bảng kê nộp séc vào ngân hàng phục vụ bên bán thì ngân hàng bên bán sẽ
chuyển séc và bảng kê sang ngân hàng phục vụ bên mua để ngân hàng bên
mua căn cứ vào tờ séc cùng các chứng từ khác để hạch toán:
Nợ: Tài khoản đơn vị phát hành séc.
Có: Tài khoản thanh toán bù trừ.
Hoặc có: Tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước (nếu thanh toán
qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước).
Hoặc có: Tài khoản liên hàng đi (hai ngân hàng cùng hệ thống có
thanh toán).
Sau đó chuyển chứng từ vào bảng kê sang ngân hàng phục vụ đơn vị
bán. Tại ngân hàng phục vụ đơn vị bán sẽ hạch toán:
Nợ: TK tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước.
Hoặc: TK thanh toán bù trừ.


Hoặc: TK liên hàng đến.
Có: TK của đơn vị bán.
1.2. Séc bảo chi:
* Nội dung và phạm vi phát hành séc bảo chi:
- Séc bảo chi là tờ séc được ngân hàng phục vụ người mua đảm bảo
thanh toán trước khi trao tờ séc cho người bán.

- Séc bảo chi được thanh toán trong phạm vi giữa hai đơn vị mua và
bán mở tài khoản cùng một Ngân hàng, giữa hai đơn vị mua và bán mở tài
khoản ở hai ngân hàng khác hệ thống nhưng có tham gia thanh toán bù trừ
và giao nhận chứng từ trực tiếp và được áp dụng giữa 2 đơn vị mua và bán
ở khác ngân hàng nhưng cùng hệ thống.
- Thời hạn của séc bảo chi là 15 ngày làm việc.
* Thủ tục phát hành séc bảo chi.
- Đơn vị mua hàng muốn thanh toán bằng séc bảo chi sẽ lập ba liên
uỷ nhiệm chi và tờ séc chuyển khoản đã ghi đầy đủ các yếu tố gửi vào ngân
hàng phục vụ mình. Tại ngân hàng phục vụ đơn vị mua sẽ kiểm soát tính
hợp pháp, hợp lệ của tờ séc và uỷ nhiệm chi. Nếu tất cả đều hợp lệ thì kế
toán sẽ căn cứ vào các liên uỷ nhiệm chi ghi:
Nợ: Tài khoản tiền gửi thanh toán của đơn vị phát hành séc.
Có: Tiền gửi đảm bảo thanh toán séc bảo chi.
Sau đó làm thủ tục đóng dấu bảo chi lên tở séc và trao cho khách
hàng. Trường hợp khách hàng xin bảo chi từ tài khoản chuyển tiền phải trả
thì chỉ cấn lập uỷ nhiệm chi hay giấy xin bảo chi séc. Khi đó ngân hàng sẽ
viết vào séc và làm thủ tục chi cho khách hàng.
* Thủ tục thanh toán séc bảo chi:


- Nếu séc bảo chi thanh toán giữa hai đơn vị mở tài khoản cùng ở
một ngân hàng thì bên thụ hưởng phải lập bảng kê nộp séc kèm tờ séc bảo
chi gửi vào ngân hàng, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm soát tính hợp pháp,
hợp lệ và thời hạn hiệu lực, sau đó hạch toán.
Nợ: TK tiền gửi đảm bảo thanh toán séc bảo chi.
Có: TK tiền gửi của người thụ hưởng.
- Nếu hai đơn vị mở tài khoản ở khác ngân hàng khác hệ thống có
tham gia thanh toán bù trừ thì tại ngân hàng phục vụ đơn vị thụ hưởng sau
khi kiểm soát đủ điều kiện sẽ hạch toán:

Nợ: TK thanh toán bù trừ ngân hàng thành viên.
Có: TK tiền gửi của người thụ hưởng.
Trường hợp thanh toán khác ngân hàng cùng hệ thống và khác địa
phương hạch toán:
Nợ : TK liên hàng đi .
Có : TK tiền gửi của người thụ hưởng .
Tại ngân hàng phục vụ đơn vị phát hành séc (đơn vị mua) khi nhận
được các chứng từ kèm séc bảo chi từ ngân hàng khác chuyển đến thì sẽ
hạch toán:
Nợ: TK tiền gửi đảm bảo thanh toán séc bảo chi.
Có: TK liên hàng đến.
Hoặc TK thanh toán bù trừ.
2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi - chuyển tiền:
Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in
sẵn của ngân hàng, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản tiền
gửi) thanh toán để chi trả cho người thụ hưởng.


Uỷ nhiệm chi dùng để thanh toán các khoản trả tiền hàng hoá, dịch
vụ hoặc chuyển tiền trong cùng hệ thống và khác hệ thống ngân hàng.
Trong một ngày làm việc, ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước phải
hoàn tất lệnh chi đó hoặc từ chối nếu tài khoản của khách không đủ tiền
hoặc lệnh chi không hợp lệ. Ngân hàng bên thụ hưởng khi nhận được
chứng từ hợp lệ phải ghi có ngay vào tài khoản của khách hàng và báo cho
khách biết.
Uỷ nhiệm chi còn để xin cấp séc chuyển tiền, nếu khách hàng có nhu
cầu xin cấp séc chuyển tiền phải lập 3 liên uỷ nhiệm chi kèm theo chứng
minh thư của người cầm séc mang đến ngân hàng thanh toán xin ký gửi
khoản tiền trên tờ séc vào tài khoản của ngân hàng đảm bảo cho thanh toán
séc. Sau khi kiểm soát đầy đủ các yếu tố, ngân hàng sẽ cấp séc uỷ nhiệm

(chỉ đựơc áp dụng trong cùng hệ thống ngân hàng). Thời hạn hiệu lực tờ
séc chuyển tiền là 30 ngày kể từ ngày phát hành ghi trên tờ séc.
Uỷ nhiệm chi là một hình thức thanh toán đơn giản thuận tiện và
được áp dụng nhiều năm nay. Uỷ nhiệm chi được sử dụng khá phổ biến
trong thanh toán phi hàng hoá như cấp kinh phí, trả nợ, thực hiện nghĩa vụ
ngân sách.
Hướng đổi mới công nghệ thanh toán là phát huy ưu thế của công cụ
uỷ nhiệm chi trong việc hình thành và phát triển các quan hệ thương mại,
tín nhiệm giữa các doanh nghiệp trong cả nước.
3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu.
ủy nhiệm thu do người thụ hưởng lập theo mẫu in sẵn của ngân
hàng và gửi vào ngân hàng phục vụ mình để thu tiền hàng đã giao, hoặc
dịch vụ đã cung ứng


ủy nhiệm thu được áp dụng thanh toán giữa các khách hàng mở tài
khoản cùng một chi nhánh ngân hàng hoặc các chi nhánh ngân hàng cùng
hệ thống hoặc khác hệ thống có tham gia thanh toán bừ trừ.
Để được thanh toán bằng uỷ nhiệm thu, khách hàng mua và bán
phải thống nhất ký hợp đồng thoả thuận dùng hình thức thanh toán uỷ
nhiệm thu với điều kiện thanh toán đã ghi rõ trong hợp đồng kinh tế và phải
thông báo bằng văn bản cho ngân hàng phục vụ người mua biết để làm căn
cứ thanh toán các uỷ nhiệm thu.
Sau khi đã hoàn tất dịch vụ cung ứng, bên thụ hưởng lập uỷ nhiệm
thu kèm theo hoá đơn, vận đơn gửi đến ngân hàng phục vụ mình hoặc gửi
trực tiếp tới ngân hàng phục vụ bên trả tiền để yêu cầu thu hộ. Khi nhận
được giấy uỷ nhiệm thu trong vòng một ngày làm việc, ngân hàng bên trả
tiền trích tài khoản của bên trả tiền trả ngay cho bên thụ hưởng để hoàn tất
việc thanh toán. Nếu tài khoản bên trả tiền không đủ tiền thì bên trả phải bị
phạt chậm trả cho bên thụ hưởng. Thời gian phạt tính từ ngày nhận uỷ

nhiệm thu mà tài khoản tiền gửi không đủ tiền thanh toán đến ngày có đủ
tiền. Mức phạt được tính như sau:
Số tiền x Số ngày chậm trả x 150% mức lãi suất vay hiện hành
Uỷ nhiệm thu được áp dụng cho hai bên thanh toán mua và bán có sự
tín nhiệm với nhau, hình thức thanh toán thích hợp đối với các dịch vụ
cung ứng, với khối lượng định kỳ như điện, nước, điện thoại v.v
Đối với hình thức này, hiện nay ít được khách hàng sử dụng vì có
nhiều nhược điểm như sự sai lệch tiền và hàng, mọi tranh chấp về chứng từ
khống. Dịch vụ này đều do hai bên tự giải quyết, các đơn vị thường tìm
cách chiếm dụng vốn lẫn nhau. Mặt khác Uỷ nhiệm thu và chứng từ giao
hàng lại xuất phát từ bên bán nhưng đòi hỏi ghi Nợ trước Có sau cho nên
thanh toán chậm trễ, không thu hút được khách hàng.
4. Thanh toán bằng thư tín dụng.

×