Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ TRA pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.75 KB, 8 trang )

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG
GẶP TRÊN CÁ TRA
Bệnh là nguyên nhân gây thất thoát cá nuôi. Nếu không điều trị kịp
thời, bệnh sẽ lây lan nhanh chóng và dẫn đến kết quả không như
mong muốn. Hiện nay, do quy định sử dụng kháng sinh trên cá rất
khắt khe nên người nuôi sử dụng phương pháp phòng bệnh là
chính, hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh và đặc biệt không sử
dụng thuốc, hóa chất trong danh mục cấm của Bộ Thủy Sản.
] Bệnh Nhiễm Khuẩn
Nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Aeromonas
Tác nhân gây bệnh
Nhóm vi khuẩn gây bệnh chủ yếu thuộc giống Aeromonas : A.
hyrophila, A. caviae, A. sobria.
Vi khuẩn có mặt trong nước có nhiều chất hữu cơ. Cá con dễ mẫn cảm
hơn cá trưởng thành, có thể gây chết đến 80%.
Dấu hiệu bệnh lý
Cá bị bệnh sẫm màu từng vùng ở bụng, xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ
thể, hoại tử đuôi, vây, xuất hiện các vết thương trên lưng, các khối u trên
bề mặt cơ thể, mắt lồi, mờ đục và sưng phù, xoang bụng chứa dịch, nội
tạng hoại tử.
Phòng trị
Để phòng bệnh cho cá, người dân thường tạo môi trường sống tốt cho
cá, nuôi mật độ vừa phải, tránh làm cá bị sây xát.
Người nuôi thường dùng thuốc tím (KMnO
4
) tắm cho cá, liều dùng là 4
ppm (4g/m
3
nước). Xử lý lặp lại sau 3 ngày. Định kỳ tắm cá 1 tuần, 2
tuần hay 1 tháng/lần tuỳ thuộc vào tình trạng cá.
Nhiễm khuẩn do Pseudomonas (Bệnh đốm đỏ)


Tác nhân gây bệnh
Pseudomonas fluorescens, P. anguilliseptica, P. chlororaphis
Dấu hiệu bệnh lý
Xuất huyết từng đốm nhỏ trên da, xung quanh miệng và nắp mang, phía
mặt bụng, bề mặt cơ thể có thể chảy máu, tuột nhớt nhưng không xuất
huyết vây và hậu môn. Pseudomonas spp gây nhiễm khuẩn huyết thường
xâm nhập vào cơ thể cá qua các thương tổn ở mang, da, vẩy.
Phòng trị
Giảm mật độ nuôi, cung cấp nguồn nước tốt.
Tắm KMnO
4
3 – 5ppm
Nhiễm khuẩn huyết do Edwardsiella ( Edwarsiellosis)
Tác nhân gây bệnh
Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella tarda gây ra
Dấu hiệu bệnh lý
Xuất hiện những vết thương nhỏ trên da (phía mặt lưng), đường kính
khoảng 3 – 5 m. Những vết thương này sẽ phát triển thành những khối u
rỗng bên trong cơ và da bị mất sắc tố. Cá mắc bệnh sẽ mất chức năng
vận động do vây đuôi bị rách, gẫy. Có thể xuất hiện những vết thương
bên dưới biểu bì, cơ, khi ấn vào sẽ phát ra khí có mùi hôi. Các vết
thương này sẽ gây hoại tử vùng cơ xung quanh.
Bệnh xuất hiện khi chất lượng nước trong môi trường nuôi xấu, nuôi với
mật độ dày. Nhiệt độ thích hợp để bệnh phát triển khoảng 30
0
C.
Phòng trị
Người nuôi phòng trị bằng các biện pháp như giữ sạch môi trường nước
nuôi, giảm mật độ nuôi. Định kỳ 7 – 10 ngày/ lần dùng các loại thuốc
như BKC (Benzal Konium Chloride), Formol, vôi, muối ăn để tắm cho

cá.
Dùng thuốc trộn vào thức ăn theo hướng dẫn của khuyến ngư địa
phương
Oxytetracyline: 55 – 77 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7 – 10 ngày.
Streptomycin: 50 – 75 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 5 – 7 ngày
Kanamycin: 50 mg/kg thể trọng cá, cho ăn 7 ngày.
Nhóm Sulfamid: 150 – 200 mg/kg thể trọng cá, cho ăn 7 – 10 ngày
Bệnh Ký Sinh Trùng
Bệnh do nguyên sinh động vật
a/ Bệnh trùng bánh xe ( Trichodinosis)
Dấu hiệu bệnh lý
Thân cá có lớp nhớt màu trắng hơi đục, mang cá đầy nhớt.
Cá thường nổi đầu và tập trung nơi có nước chảy, đôi khi nhô đầu lên
mặt nước lắc mạnh đầu. Cá bệnh nặng thường lờ đờ, đảo lộn vài vòng,
chìm xuống đáy rồi chết.
Trùng bánh xe ký sinh chủ yếu trên da, mang, các gốc vây.
Phòng và trị bệnh
Giữ môi trường luôn sạch.
Dùng CuSO4 ngâm cá với nồng độ 0,5 – 0,7 g/m
3
nước hay tắm cá
bệnh với nồng độ 2 – 5g/m
3
nước trong thời gian 5 15 phút.
Dùng muối ăn (NaCl) 2 – 3% tắm cho cá trong thời gian 5 – 15 phút
b/ Bệnh trùng quả dưa (Ichthyopthisiosis)
Dấu hiệu bệnh lý
Trùng quả dưa ký sinh trên da, mang và vây. Trùng bám thành các hạt
lấm tấm rất nhỏ, đường kính lớn nhất bằng 0,5 – 1mm, có thể thấy được
bằng mắt thường

Da và mang cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt. Cá nổi đầu từng đàn
trên mặt nước, bơi lờ đờ do trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô
mang làm cá ngạt thở.
Phòng trị
Định kỳ vệ sinh ao
Không thả với mật độ dày
Dùng hỗn hợp muối ăn (NaCl) và KMnO
4
với liều lượng 7 kg muối ăn
và 4 g thuốc tím/ m
3
tắm cho cá.

Bệnh do giáp xác ký sinh
a/ Bệnh trùng mỏ neo
Trùng gây bệnh có tên Lernaea, có dạng giống mỏ neo, cơ thể có chiều
dài 8 – 16mm, giống như cái que, đầu có mấu cứng giống mỏ neo cắm
sâu vào cơ thể cá.
Dấu hiệu bệnh lý
Cá kém ăn, gầy yếu, ở xung quanh vị trí trùng bám có hiện tượng viêm
và xuất huyết, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh khác như : nấm,
ký sinh trùng, vi khuẩn xâm nhập.
Trùng thường ký sinh ở da, mang, vây, mắt cá.
Phòng trị
Giảm bớt chất hữu cơ chìm dưới đáy ao.
Dùng NaCl 2 – 3% tắm cá trong 5 – 15 phút.
Dùng CuSO
4
0,5 – 0,7 ppm cho xuống ao.
b/ Bệnh rận cá (Argulosis)

Trùng gây bệnh thuộc giống Argulus, màu trắng ngà, có hình dạng
giống con rệp nên còn gọi là rận cá hay bọ cá, bọ vè, nhìn thấy được
bằng mắt thường.
Dấu hiệu bệnh lý
Trùng ký sinh trên da, vây, mang cá hút máu đồng thời phá hủy da làm
viêm loét tạo điều kiện cho các sinh vật khác tấn công.
Cá bệnh vùng vẫy, nhảy lên khỏi mặt nước, ngứa ngáy, bơi lội mạnh mẽ
Phòng trị
Giảm bớt chất hữu cơ chìm dưới đáy ao
Dùng thuốc tím (KMnO
4
) với nồng độ 10 g/ m
3
trong 1 giờ.
c/ Bệnh nấm thủy mi ( Saprolegiosis)
Do 2 giống nấm Saprolegnia và Achlya gây ra gồm có Saprolegnia
parasitica, S. ferox. Achlya spp.
Sợi nấm dài và trong, chiều dài bằng hoặc hơn 3 cm, đường kính 6 – 14
µm có hay không có phân nhánh, có cấu tạo đa bào.
Dấu hiệu bệnh lý
Trên da cá xuat hiện những vùng trắng xám, nhìn bằng mắt thường có
thể thấy giống đám bông, mềm. Nhiệt độ nước 18
0
– 25
0
C thích hợp cho
nấm phát triển.
Da cá bị viêm loét, hoại tử.
Phòng trị
Giữ cho nguồn nước sạch

Dùng NaCl 2 – 3% tắm cá trong 10 – 30 phút.
CuSO4 0,5 ppm trong 30 phút
Dung dịch KMnO4 với nồng độ 10ppm trong 15 phút
Ý kiến phản hồi:
huỳnh
2-10-2011
tôi thấy hầu hết các phương pháp điều trị bệnh cho cá nêu trên đều nói
nhiều đến phương pháp tắm cho cá. Điều này khó áp dụng trong thực tế
nuôi thương phẩm. Kính mong những nhà chuyên môn đưa ra các giải
pháp thực tế hơn nữa trong trị bệnh cá tra. Bên cạnh đó hãy cụ thể hóa
các trường hợp cá tra bị nhiễm đồng thời nhiều bệnh và cách xử lý như
thế nào. xin chân thành cảm ơn!
Huỳnh Thẩm
7-12-2011
Thưa bạn Huỳnh có phản ánh phía trên!
Thông thường cá da trơn nói chung và cá tra nói riêng bị nhiễm thông
thường một số bệnh nhất định vào từng mùa riêng rẽ.
Bài viết phía trên theo đánh giá cá nhân của tôi thì biện pháp còn hơi
"chung chung" chưa thực tế áp dụng cho lắm!
Thông thường thực tế khuyến cáo "tắm" cho cá khó áp dụng do lượng cá
bị bệnh và diện tích nhiễm cao. Tôi đang công tác tại Trạm Thú y, bện
pháp chúng tôi đưa ra thông thường là trộn vào thức ăn hoặc pha loãng
rồi tạt xuống đều ao (hầm). Riêng đối với cá nuôi trong bờ sông thì chỉ
trộn vào thức ăn vì nguồn nước luân chuyển (chảy) thuốc sẽ bị trôi theo
dòng nước (không hiệu quả); nếu điều trị được từng cá thể thì càng tốt.
Cá da trơn thông thường nhiễm khuẩn là bệnh gan thận mủ hoặc kí sinh
trùng! Các bệnh khác thì thỉnh thoảng.

×