Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” CỦA MẠC NGÔN pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 127 trang )





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT
CỦA ĐỜI” CỦA MẠC NGÔN













NGUYỄN TRUNG NAM
LỚP ĐH6C2
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” CỦA MẠC NGÔN


Giảng viên hướng dẫn
Ths. PHÙNG HOÀI
NGỌC

LONG XUYÊN, 05/2009






TRI ÂN

Trước hết, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Phùng Hoài Ngọc,
người hướng dẫn tôi thực hiện khoá luận tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến các thầy cô trong bộ môn Ngữ văn, các thầy cô
phản biện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khoá luận.
Cảm ơn người thân, bạn bè đã động viên và khích lệ tôi rất nhiều trong thời
gian tôi thực hiện khoá luận tốt nghiệp.

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

MỤC LỤC
ó
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
…………………………………………………………………………………
…… 1.
2. Mục đích nghiên cứu
…………………………………………………………………………………
. 2.
3. Lịch sử vấn đề
…………………………………………………………………………………
…………. 2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên
cứu…………………………………………………………………… 3
5. Đóng góp của đề

tài………………………………………………………………………………
…… 3
6. Phương pháp nghiên
cứu……………………………………………………………………………
…. 3
7. Dàn ý của khoá
luận……………………………………………………………………………
……… 4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Nhân vật trong tác phẩm văn
học…………………………………………………………………… 6
2. Quan niệm nghệ thuật về con người – phạm trù trung tâm của
thi pháp học hiện
đại……………………………………………………………………………
………. 7
CHƯƠNG 2: VÀI NÉT VỀ TIỂU THUYẾT TRUNG QUỐC
VÀ NHÀ VĂN MẠC NGÔN
1. Tiểu thuyết Trung
Quốc……………………………………………………………………………
… 8
1.1. Tiểu thuyết Trung Quốc cổ
điển……………………………………………………………. 8
1.2. Tiểu thuyết trung Quốc thời kì đổi
mới…………………………………………………. 8
1. 2. Nhà văn Mạc Ngôn
…………………………………………………………………………………
……. 12

CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI”

CỦA NHÀ VĂN MẠC NGÔN
1. Hình tượng người mẹ vĩ đại và đau thương
…………………………………………………. 16
1.1. Đứa con dâu của xã hội phong kiến Trung
Quốc……………………………… 16
1.2. Người mẹ Lỗ thị – thân phận đất nước Trung Hoa vĩ đại và đau thương
18
1. Hình tượng những cô gái biết ước mơ, khao khát sống và hành
động…………… 22
2. Hình tượng đám con rể gia đình Thượng Quan – những quyền lực chi phối
vùng Cao
Mật……………………………………………………………………………
………………. 38
3.1. Kháng chiến chống Nhật, nội chiến và những lực lượng chính trị trong
buổi bình minh thời
đại……………………………………………………………………………
………………………………. 38
3.1.1. Sa Nguyệt Lượng, từ du kích đến Hán gian…………………………
40
3.1.2. Tư Mã Khố và Lỗ Lập Nhân, hai thế lực đại diện cho
cuộc nội
chiến…………………………………………………………………… 41
3.2. Đất nước trong thời kì mới, những thế lực mới và sự thác loạn…………
51
1. Một kết cấu độc đáo được xây dựng thông qua đôi mắt của Kim
Đồng………… 53
KẾT
LUẬN…………………………………………………………………………
……………………………… 58
PHỤ LỤC

1………………………………………………………………………………
………………………… 59
PHỤ LỤC
2………………………………………………………………………………
………………………… 63
PHỤ LỤC
3………………………………………………………………………………
………………………… 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM
KHẢO………………………………………………………………… 75




PHẦN MỞ ĐẦU
ó
1. Lý do chọn đề tài
Nền văn học Trung Quốc đương đại có những thành tựu rực rỡ với sự xuất
hiện của một loạt tác giả nổi tiếng: Giả Bình Ao, Vệ Tuệ, Mạc Ngôn, Tào
Đình, Lưu Quốc Phương, Ngô Huyền,… Với nhận thức mới về thời đại,
những tác giả Trung Quốc đương đại đã đưa hiện thực. Cuộc sống xã hội vào
trong tác phẩm của mình một cách tự nhiên và chân thật, họ đã đưa văn học
về đúng với chức năng cơ bản của nó, tức là phản ánh số phận con người.
Tiểu thuyết “Báu vật của đời” của nhà văn Mạc Ngôn là một tác phẩm thể
hiện rõ nét quan điểm sáng tác ấy.
“Báu vật của đời” đã khái quát cả một giai đoạn lịch sử hiện đại đầy bi tráng
của đất nước Trung Hoa thông qua các thế hệ trong gia đình Thượng Quan.
Gia đình Thượng Quan là một hình ảnh thu nhỏ của đất nước Trung Quốc
qua các thời kì lịch sử. (Phạm Xuân Nguyên, tanvien.net)
Đọc “Báu vật của đời” chúng ta thấy được một xã hội trần trụi được Mạc

Ngôn mô tả rất tỉ mỉ. Trong xã hội ấy, chiến tranh, tệ nạn xã hội mà điển hình
là cái xấu cái ác luôn đè nặng lên mỗi con người.
Hiện thực trong “Báu vật của đời” khái quát rộng lớn nhưng cụ thể. Cái nhìn
của tác giả dựa trên quan điển của nhân dân vì vậy những sự kiện lịch sử
không hề có điểm gãy, đồng thời soi rọi vào tận cùng những góc khuất từ đó
trả lại ý nghĩa thật sự cho lịch sử.
“Báu vật của đời” có một kết cấu chằng chịt, dày đặc các hình ảnh chi tiết
nghệ thuật nhưng vẫn giữa được nét truyền thống qua hình thức biên niên sử;
một hệ thống hình tượng nhân vật đa hình đa dạng, sâu sắc và mang nhiều ý
nghĩa; phương thức “lạ” hóa độc đáo mới lạ; điểm nhìn trần thuật sáng tạo
thể hiện sự quan sát tinh tường và khéo léo của nhà văn; cùng với một lối viết
tỉnh táo lạ thường khi đứng trước các vấn đề lịch sử… Một phong cách độc
đáo, sự tổng hòa của văn học phương Đông và phượng Tây, sự dung hòa giữa
truyền thống và hiện đại… Đó là những gì chúng ta có thể cảm nhận được
khi đọc “Báu vật của đời” của nhà văn Mạc Ngôn.
“Báu vật của đời” đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ nỗi
xót xa này đến nỗi xót xa khác, từ thú vị này đến thú vị khác, từ thái cực tình
cảm này đến thái cực tình cảm khác – đó là sức hút mà tiểu thuyết này tạo ra
được đối với độc giả. Đó cũng là tài văn của nhà văn.
Từ những điều nêu trên, chúng tôi cảm nhận rằng “Tìm hiểu tiểu thuyết Báu
vật của đờ” của Mạc Ngôn” là một vấn đề rất thú vị.
Chúng tôi muốn đi sâu khám phá để có những hiểu biết đúng đắn về một số
giá trị độc đáo của tiểu thuyết “Báu vật của đời”. Hi vọng rằng đề tài này
cũng sẽ giúp bạn đọc quan tâm tới tiểu thuyết đương đại Trung Quốc có thể
tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng và trọn vẹn hơn.

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn”,
chúng tôi hướng vào những mục tiêu sau:
- Nghiên cứu các hình tượng nhân vật từ đó làm

sáng tỏ tư tưởng của nhà văn.
- Tìm hiểu một kết cấu độc đáo vừa hiện đại vừa
truyền thống.
- Phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu văn học
Trung Quốc, đặc biệt là văn học Trung Quốc đương đại trong nhà trường và
công tác giảng dạy sau này.
3. Lịch sử vấn đề
Tiểu thuyết “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn là một bộ tiểu thuyết đương
đại đang tạo được sức hút mạnh mẽ đối với độc giả và giới nghiên cứu bởi
tính hiện thực và những nét nghệ thuật đặc sắc của nó. Nhưng vì là một tác
phẩm đương đại nên số lượng những bài nghiên cứu về “Báu vật của đời”
tương đối ít ỏi. Đồng thời những bài nghiên cứu ấy cũng chỉ tiếp cận sơ lược
tác phẩm dưới góc độ xã hội hoặc xoay quanh các yếu tố lịch sử, chính trị…
mà chưa có công trình nào chuyên đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng
nhân vật và tìm hiểu kết cấu trong “Báu vật của đời”.
3.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc, Nhật và Đức đã đứng dưới góc độ xã hội
hoặc dựa trên các yếu tố chính trị, lịch sử… để đánh giá về nội dung và nghệ
thuật của “Báu vật của đời”. Từ quan điểm xuất phát đó, họ chỉ ra những
điểm tiến bộ và hạn chế của nhà văn. Có thể chia thành hai nhóm quan điểm
như sau:
Thứ nhất, nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đứng trên phương diện
chính trị đã lên tiếng bài trừ “Báu vật của đời” ngay khi tác phẩm này được
xuất bản tại Trung Quốc (Tác gia xuất bản xã, 9/1995) với lí do tác phẩm đã
vi phạm vào “vùng cấm” của văn học (Mạc Ngôn và những lời tự bạch,
2004). Thứ hai, nhóm các nhà văn nghiên cứu dưới góc độ xã hội để tìm ra
những nét độc đáo trong “Báu vật của đời”. Trong các bài viết này, họ đã chỉ
ra những sự sáng tạo trong việc tạo ra một thủ pháp “lạ hoá” độc đáo, sáng
tạo những huyền thoại mới bên cạnh những huyền thoại cổ xưa (Trương
Thành, Chu Ân, Ta-chi-gang). Có người lại tìm sự ảnh hưởng của văn học

phương Tây và Mĩ Latin đối với Mạc Ngôn thông qua tiểu thuyết“Báu vật
của đời” (Wolfgan Kunbim, GS. Các Hồng Binh, Ths. Tống Hồng Lĩnh).
Bản thân tác giả Mạc Ngôn cũng viết cuốn “Tự bạch” để giãi bày thêm về
việc viết văn của mình.
3.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Nhà văn Mạc Ngôn được độc giả Việt Nambiết nhiều khi “Báu vật của
đời”được dịch giả Trần Đình Hiến dịch và xuất bản tháng 2 năm 2001. Các
nhà nghiên cứu Việt Nam cũng dựa trên nhiều góc độ để đưa ra những quan
điểm, những nhận xét riêng của mình về tiểu thuyết “Báu vật của đời”. Nhà
văn Nguyễn Khắc Phê đào sâu vào thủ pháp lạ hoá của Mạc Ngôn bằng cái
nhìn tổng quát toàn bộ những tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt (Tài
“phù phép” của Mạc Ngôn, Báo Tiền Phong online). Trong bài “Sự sinh, sự
chết, sự sống: Đọc “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn” đăng trên trang
tanviet.net ngày 04/08/2005, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã tóm lược
những điểm chính trong “Báu vật của đời” và đưa ra những nhận định về tác
giả, tác phẩm. Có người lại dựa vào “Báu vật của đời” để tìm ra sự sáng tạo
của Mạc Ngôn trong việc đưa hơi thở hiện đại vào đề tài lịch sử (Vương Trí
Nhàn, Lê Huy Tiêu, Trần Trung Hỷ). Trong Tiểu luận “Một số vấn đề văn
học Trung Quốc đương đại” (2007), PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp cũng đã điểm qua
những nét đặc sắc của Mạc Ngôn thông qua những tác phẩm đã được dịch.
Trên đây là sơ lược một số công trình nghiên cứu về tiểu thuyết “Báu vật của
đời” của các nhà nghiên cứu nước ngoài và ViệtNam. Chúng tôi chưa đọc
thấy công trình nào đi sâu nghiên cứu phương diện hình tượng nhân vật và
kết cấu của tiểu thuyết làm thấy được những giá trị đáng ghi nhận của các
sáng tác cũng như những sáng tạo độc đáo của các nhà văn Mạc Ngôn.
Với tinh thần học tập không ngừng, chúng tôi sẽ kế thừa và tiếp thu có chọn
lọc những thành tựu nghiên cứu, những ý kiến bổ ích từ người đi trước để đi
sâu tìm hiểu các hình tượng nhân vật và kết cấu của tiểu thuyết “Báu vật của
đời” một cách cụ thể, có hệ thống.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính là bộ tiểu thuyết “Báu vật của đời” của nhà văn
Mạc Ngôn, trong đó đi sâu vào các hình tượng nhân vật nổi bật và kết cấu
của tiểu thuyết.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chưa có điều kiện nghiên
cứu toàn bộ những đặc điểm của một tiểu thuyết. Cũng như chưa có điều kiện
tìm hiểu nguyên tác do hạn chế về mặt ngôn ngữ. Đề tài của chúng tôi chủ
yếu dựa trên bản dịch của dịch giả Trần Đình Hiến do Nhà xuất bản Văn
nghệ Hà Nội ấn hành năm 2001 có độ dài 860 trang.
5. Đóng góp của đề tài
Đến với đề tài này, chúng tôi muốn bước đầu nghiên cứu các hình tượng
nhân vật và tìm hiểu nét đặc sắc của kết cấu, từ đó thấy được tài năng độc
đáo của nhà văn Mạc Ngôn.
Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho người đọc nói chung và người làm khóa
luận nói riêng có được cái nhìn đúng đắn, sâu sắc và toàn diện hơn về nội
dung tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn Mạc Ngôn.
Ở một phạm vi nhất định, đề tài hi vọng sẽ cung cấp một số tài liệu tham
khảo cho những ai yêu thích tác phẩm này, phục vụ cho việc học tập, giảng
dạy và nghiên cứu “Báu vật của đời” nói riêng, văn học Trung Quốc đương
đại nói chung.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp hệ thống
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã tuyển chọn các loại hình tượng nhân vật
người trong tác phẩm và đồng thời tìm hiểu kết cấu cực hiện đại của “Báu vật
của đời”. Do đó, để việc nghiên cứu được thuận lợi, chúng tôi đã chọn
phương pháp hệ thống. Phương pháp này giúp chúng tôi hiểu bao quát tác
phẩm để thấy được sự gắn kết của các hình tượng, đồng thời thấy được đặc
điểm nổi bật và mối liên hệ của các nhân vật và kết cấu của tiểu thuyết.

6.2. Phương pháp liệt kê
Chúng tôi tiến hành liệt kê, ghi lại những dẫn chứng cần thiết trong các bản

dịch và nhiều tài liệu khác có liên quan để dẫn chứng phù hợp với từng đề
mục của khoá luận.
6.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Chúng tôi tiến hành phân tích các dẫn chứng nhằm làm nổi bật các luận điểm
cần triển khai. Sau đó thâu tóm, khái quát chúng lại.
7. Dàn ý của khóa luận
Tên khóa luận “Tìm hiểu tiểu thuyết “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn”
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5. Đóng góp của đề tài
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Dàn ý của khóa luận
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận
1. Nhân vật trong tác phẩm văn học
2. Quan niệm nghệ thuật về con người – phạm trù trung tâm của thi pháp học
hiện đại
Chương 2: Vài nét về tiểu thuyết Trung Quốc và nhà văn Mạc Ngôn
1. Tiểu thuyết Trung Quốc
` 1.1. Tiểu thuyết Trung Quốc cổ điển
1.2. Tiểu thuyết Trung Quốc thời kì đổi mới
1. Tác giả Mạc Ngôn
Chương 3: Tìm hiểu tiểu thuyết “Báu vật của đời” của
nhà văn Mạc Ngôn
1. Hình tượng người mẹ vĩ đại và đau thương
1.1. Đứa con dâu của xã hội phong kiến Trung Quốc
1.2. Người mẹ Lỗ thị – thân phận đất nước Trung Hoa vĩ đại và

đau thương
1. Hình tượng những cô gái biết mơ ước, khao khát sống và hành động
2. Hình tượng đám con rể gia đình Thượng Quan – những quyền lực chi phối
vùng Cao Mật
3.1. Kháng chiến chống Nhật, nội chiến và những lực lượng chính trị
trong buổi bình minh thời đại
3.1.1. Sa Nguyệt Lượng, từ du kích đến Hán gian
3.1.2. Tư Mã Khố và Lỗ Lập Nhân, hai thế lực đại diện cho cuộc nội chiến
3.2. Đất nước trong thời đại mới, những thế lực mới và sự thác loạn
1. Một kết cấu độc đáo được xây dựng thông qua đôi mắt của Kim Đồng
TỔNG KẾT


PHẦN NỘI DUNG
ó
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN

1. NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
“Nhân vật văn học” là một thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người,
một trong những dấu hiệu về sự tồn tại của con người trong nghệ thuật ngôn
từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài
cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con
người.
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không
thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật
với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật… Nhân vật văn học là sự thể
hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người; nó có thể được xây
dựng chỉ dựa trên quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật văn học chủ có được
trong hệ thống một tác phẩm cụ thể.

Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét
sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc phong cách.
Những nét chung về nhân vật văn học có thể cho phép nêu lên những hiện
tượng văn học như : văn học về “con người thừa” (ở văn học Nga thế kỉ
XIX), văn học về “thế hệ vứt đi”(ở Mĩ thế kỉ XX) …
Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra một kết luận : nhân vật
trong tác phẩm văn học chính là con người hoặc các loài cây, các sinh thể
hoang đường, đồ vật nhưng mang những đặc điểm giống với con người.
Nhân vật ấy là đứa con tinh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể
hiện quan niệm thẩm mĩ và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về cuộc đời và con
người. Các nhà lí luận cũng nhấn mạnh đến tính nghệ thuật, tính ước lệ của
nhân vật văn học. Nhân vật văn học có thể không hoàn toàn giống như con
người thật ngoài đời vì chúng có những đặc trưng nghệ thuật và được thể
hiện trong tác phẩm bằng các phương tiện văn học thông qua quan niệm và
biện pháp nghệ thuật của nhà văn, nhưng không vì thế mà chúng kém phần
chân thật. Đã là tác phẩm văn học thì không thể thiếu nhân vật văn học.
Như vậy nhân vật văn học là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu
tả đời sống một cách hình tượng. Bản chất của văn học là có quan hệ mật
thiết với đời sống, nó chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng
vai trò tấm gương phản chiếu cuộc sống. Nhân vật văn học vì thế là đơn vị
nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người có thật trong
cuộc đời. Tác phẩm văn học nào cũng là một hệ thống chỉnh thể của những
hệ thống nhỏ hơn. Các nhân vật trong các tác phẩm cũng thực sự tạo thành
một hệ thống hoàn chỉnh, chúng liên quan với nhau, móc nối với nhau không
chỉ bằng tiến trình các sự kiên miêu tả, mà suy cho cùng còn bằng logic của
nội dung nghệ thuật của nhà văn.
Hệ thống nhân vật đem lại cho hệ thống nghệ thuật của tác phẩm một
sự thống nhất, đồng thời quan hệ giữa các nhân vật trong mỗi hệ thống ít hay
nhiều đều phản ánh mối quan hệ xã hội hiện thực của con người.
1. 2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI – PHẠM

TRÙ TRUNG TÂM CỦA THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI
Con người trong tác phẩm văn học là con người được thể hiện trong tác phẩm
bằng phương tiện văn học. Một nhà văn không thể miêu tả hiện thực nếu
không thông qua hình tượng nghệ thuật và không có quan niệm nghệ thuật
của mình về con người. Theo GS. Trần Đình Sử trong giáo trình “Dẫn luận
thi pháp học” (NXB Giáo dục 1998) thì “Quan niệm nghệ thuật về con người
là nguyên tắc lí giải, cảm thụ và miêu tả con người trong nghệ thuật”. Quan
niệm nghệ thuật là cách cắt nghĩa, lí giải về con người trên cơ sở hấp thu các
yếu tố thế giới quan nhất định của thời đại, tạo ra một quan niệm của mình về
thế giới và con người.
Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người. Con
người là đối tượng chủ yếu của văn học. Dù miêu tả thần linh, ma quỉ, miêu
tả đồ vật, hoặc giản đơn là miêu tả các nhân vật, văn học đều thể hiện con
người. Mặt khác, người ta không thể miêu tả về con người nếu như không
hiểu biết, cảm nhận và có các phương tiện, biện pháp nhất định. Mặt thứ hai
này tạo thành chiều sâu, tính độc đáo của hình tượng con người trong văn
học.
Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy
con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể
hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các
hình tượng nhân vật trong đó.
Quan niệm nghệ thuật về con người hướng cho người ta cách cảm thụ
và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, là nguyên tắc cảm thấy, hiểu và
miêu tả con người trong văn học và các nguyên tắc đó có cơ sở sâu xa trong
thực tế lịch sử, nó là một sản phẩm của lịch sử và cũng đồng thời là sản phẩm
của văn hóa, tư tưởng và quan niệm nghệ thuật về con người, cũng mang dấu
ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ, gắn liền với cái nhìn nghệ sĩ.
Trong các thể loại văn học khác nhau, do chức năng và hệ thống
phương tiện biểu hiện khác nhau, quan niệm nghệ thuật cũng có sự khác
nhau.

Một nền nghệ thuật mới bao giờ cũng ra đời cùng với quan niệm về con
người mới. Quan niệm con người tạo thành cơ sở, thành nhân tố vận động
của nghệ thuật, thành bản chất nội tại của hình tượng nghệ thuật. Quả là sự
vận động của thực tế làm nảy sinh những con người mới và miêu tả những
con người ấy sẽ làm cho văn học đổi mới. Đổi mới cách giải thích và cảm
nhận con người cũng làm cho văn học thay đổi căn bản. Trong lịch sử văn
học, việc sử dụng lại các đề tài, cốt truyện, nhân vật truyền thống là rất phổ
biến nhưng cách giải thích và cảm nhận của họ là mới, tạo thành tiếng nói
nghệ thuật mới. Cũng vẫn là con người đã biết, nhưng hôm qua được nhìn ở
một góc độ, hôm nay nhìn sang góc độ mới cũng tạo thành sáng tác văn học
mới. (GS. Trần Đình Sử, 1998)
Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong
mọi chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá
giá trị nhân văn của văn học. Nghệ sĩ là người suy nghĩ về con người, cho
con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người, do đó càng
khám phá nhiều quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào thực
chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành tựu của họ.
Quan niệm nghệ thuật về con người biểu hiện trong toàn bộ cấu trúc
của tác phẩm văn học, nhưng biểu hiện tập trung trước hết ở nhân vật,
bởinhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm,
bằng phương tiện văn học. Nhân vật biểu hiện cách hiểu của nhà văn về con
người theo một quan điểm nhất định và các đặc điểm mà anh ta lựa chọn.
Nhân vật văn học chính là mô hình về con người của tác giả. Muốn tìm hiểu
quan niệm nghệ thuật về con người phải xuất phát từ các biểu hiện của nhân
vật, thông qua các yếu tố tạo nên nó.
Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người là cách cắt nghĩa, lí giải
về con người trên cơ sở hấp thu các yếu tố thế giới nhất định của thời đại, tạo
ra một quan niệm của nó về thế giới và con người.



CHƯƠNG 2
VÀI NÉT VỀ TIỂU THUYẾT TRUNG QUỐC
VÀ NHÀ VĂN MẠC NGÔN
1. 1. TIỂU THUYẾT TRUNG QUỐC
1.1. TIỂU THUYẾT TRUNG QUỐC CỔ ĐIỂN
Mầm mống tiểu thuyết ở Trung Quốc xuất hiện rất sớm, vào đời Ngụy Tấn
(thế kỉ thứ III – IV) dưới dạng “chí quái” – chuyện ghi chép lại những việc
quái dị hoặc những việc thuộc sinh hoạt cá nhân của các danh sĩ, ở ngoài giới
hạn kinh sử. Đến đời Đường, giai cấp phân hóa, đối lập sâu sắc, lại thêm
thành thị phát triển, tạo cơ sở cho loại văn học ngoài kinh sử phát triển. Cũng
như ở phương Tây, tiểu thuyết “truyền kì” đời Đường thể hiện những nhu cầu
của đời sống cá nhân, phê phán các thói tục xấu xa hoặc sự bất bình đẳng xã
hội, khẳng định các phẩm chất tính cách cá nhân cao đẹp. Tiểu thuyết “thoại
bản” đời Tống (thế kỉ X – XIII) tiếp tục thể hiện vấn đề số phận và phẩm chất
cá nhân trong đời sống.
Những truyện “giảng sử”, “giảng kinh” đời Tống, Nguyên – tức truyện kể
từng đêm theo sự tích lịch sử hoặc kinh truyện – đến đời Minh được liên kết,
xâu chuỗi thành các tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng như Tam quốc chí diễn
nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa
Ân. Nhu cầu khẳng định nhà Hán chính thống trong Tam quốc chí diễn
nghĩa, đề cao lí tưởng “thay trời hành đạo”, diệt trừ yêu ma trong Thủy
hử, Tây du kí làm cho các tiểu thuyết đậm chất sử thi anh hùng. Sang đời
Thanh, xã hội trở nên thối nát, xuất hiện những tiểu thuyết xuất sắc kể về đời
tư và đạo đức thế sự như Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, Chuyện làng
Nho của Ngô Kính Tử.
Tiểu thuyết Minh – Thanh là thành tựu rực rỡ nhất của tiểu thuyết cổ điển
Trung Quốc, nó góp phần tạo một nền móng vững chắc về cả hình thức lẫn
nghệ thuật cho lớp hậu bối sau này đạt được nhiều kết quả to lớn lớn góp
phần vào kho văn học đồ sộ của Trung Quốc.
1.2. TIỂU THUYẾT TRUNG QUỐC THỜI KÌ ĐỔI MỚI

Theo sự thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính riêng năm 1978 đã xuất bản được hơn
55 bộ tiểu thuyết, năm 1979 tăng lên 61 bộ và năm 1980 tăng lên 90 bộ. Từ
năm 1980 đến năm 1982 bình quân mỗi năm có hơn 200 bộ tiểu thuyết được
xuất bản. Mười bảy năm trước “Cách mạng văn hóa” đỉnh cao của sáng tác
tiểu thuyết là năm 1959, năm thứ 10 của Trung Hoa mới ra đời (1949) cũng
chỉ có 32 bộ. Điều này chứng tỏ thể loại tiểu thuyết của thời kì mới gặt hái
nhiều kết quả rực rỡ. Không chỉ trên số lượng mà chất lượng của tiểu thuyết
trong thời kì này cũng được nâng lên chưa từng thấy. Chất lượng của tiểu
thuyết trong thời kì mới được thể hiện ở hai bình diện nghệ thuật và tư tưởng.
- Mở rộng lĩnh vực đề tài:
Tiểu thuyết của “mười bảy năm” (mười bảy năm trước “Cách mạng văn
hóa”) viết về lịch sử cách mạng, chủ yếu tập trung miêu tả phong trào cách
mạng quần chúng trong cuộc đấu tranh chống Nhật, cuộc đấu tranh giải
phóng và cuộc đấu tranh phản đế, phản phong của nhân dân Trung Quốc do
Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tiểu thuyết của thời kì mới cũng đề cập đến đề tài
này nhưng lại không hạn chế về thời gian. Dưới ngòi bút của nhà văn, phong
trào cách mạng sau cách mang Tân Hợi (1911) đến khi thành lập Đảng Cộng
sản Trung Quốc (1921) kéo dài thời kì đổi mới mở cửa đều được miêu tả
chân thực, sống động và đầy kịch tính. Đó là sự phản kháng anh dũng và sự
đàn áp tàn bạo, cuộc kình chống kịch liệt giữa các lực lượng chính phủ và các
giai cấp; sự tranh giành quyền lực của chủ tể Trung Quốc; ghi chép lại những
trang lịch sử cực kì quan trọng trong lịch sử phát triển của Trung Quốc; các
tác phẩm dựa trên những bình diện khác nhau biểu hiện con đường trưởng
thành của phần tử trí thức tiến bộ phản kháng lại sự gian ác, xấu xa để đi tìm
chân lí và ánh sáng; lột tả một cách hình tượng vận mệnh bi thảm của người
phụ nữ trong thời đại cũ và con đường sống mới của họ.
- Tăng cường tình cảm lịch sử và tình cảm thời đại:
Tiểu thuyết miêu tả lịch sử cách mạng trong “mười bảy năm” (mười bảy năm
trước “Cách mạng văn hóa”) coi trọng ở việc theo đuổi tình tiết câu chuyện
và sắc thái truyền kì, còn rất nhiều tiểu thuyết thời kì mới viết về lịch sử cách

mạng thì coi trọng việc bộc lộ hoàn cảnh, phản ánh sự thay đổi, cuộc sống
rộng lớn, đặc trưng bàn chất của thời đại và sự phát triển lịch sử. Thể hiện sự
phát triển và bộ mặt thời đại của thời kì cách mạng dân chủ cũ Trung Quốc từ
cách mạng Tân Hợi đến trước cuộc chiến tranh Bắc phạt, miêu tả sinh hoạt xã
hội rộng lớn của thời đại đó: cuộc chiến tranh quân phiệt gay gắt; sự gian khổ
của phần tử nhân sĩ trí thức; sự tha hóa của con người trong thời đại mới;
những góc khuất của lịch sử cùng với sự chìm nổi của thân phận nhỏ bé.
- Sự xuất hiện tác phẩm văn học có tính “sử truyện” tương đối nhiều:
Tiểu thuyết có tính “sử truyện” là một thành tựu quan trọng của sáng tác tiểu
thuyết thời cổ đại. Trong tiểu thuyết của thời kì “mười bảy năm”, loại tác
phẩm này rất ít. Trong thời kì mới, sự “đứt đoạn” của “dòng chảy” này lại
được tiếp tục và càng “chảy” mạnh hơn. Chỉ mấy năm ngắn ngủi, tác phẩm
mang tính “sử truyện” xuất hiện không ít. Những tác phẩm này không những
tái hiện lại bộ mặt tinh thần của một số nhân vật mà còn lưu lại rất nhiều sử
liệu có liên quan đến những mặt chính trị, quân sự và văn hóa của thời đại
đó.Sự đột phá của tiểu thuyết lịch sử đã dành được thu hoạch to lớn mà văn
học thời kì mới đã đem đến cho độc giả.
Trong tiểu thuyết của thời kì “mười bảy năm” ngay cả thời “Ngũ tứ”, tiểu
thuyết lịch sử của Trung Quốc là vùng trống vắng trong sáng tác văn học
Trung Quốc. Nguyên nhân này chủ yếu là do sự can thiệp của tư trào “tả”
làm cho đề tài lịch sử trở thành “vùng cấm” không có ai dám vi phạm. Trong
văn học thời kì mới tình hình này có sự đổi khác. “Vùng cấm” được xóa bỏ,
không còn ranh giới, không còn cấm kị, phân biệt. Tiểu thuyết lịch sử đã dám
đột phá vào thể loại này, viết nên nhiều tác phẩm mang nhiều tính sử thi, “sử
truyện” được độc giả đón nhận nồng nhiệt.
Tiểu thuyết mang tính sử truyện trong thời kì mới có mấy đặc điểm sau đây:
+ Phản ánh đời sống lịch sử rộng lớn mà sâu sắc.
Có thể nói, những tác phẩm này đã phản ánh lịch sử lâu dài cuộc sống xã hội
phức tạp và phong phú của xã hội phong kiến Trung Quốc, đến cuộc cách
mạng Tân Hợi và kéo dài đến cả những năm Trung Quốc bước vào cải cách

mở cửa. Những tác phẩm này không những chú ý dùng hình tượng sáng tạo
trên cơ sở sử liệu tương đối chính xác, phản ánh sự chân thật của phong trào
lịch sử mà còn chú ý tái hiện bộ mặt chân thực của thời đại. Tất cả đều không
hạn chế ở việc miêu tả sự nghiệp và tinh thần của nhân vật chính mà từ bối
cảnh thời đại rộng lớn để miêu tả nhân vật, miêu tả thời đại.
+ Đa dạng hóa đề tài lịch sử.
Tiểu thuyết lịch sử của thời kì mới về phương diện đề tài có sự đột phá và mở
rộng hơn trước rất nhiều.
Vấn đề mấu chốt của sáng tác tiểu thuyết là xử lí như thế nào về mối quan hệ
giữa chân thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật. Vấn đề này, do quan niệm văn
học của các tác giả không giống nhau nên trên biểu hiện nghệ thuật cũng
khác nhau. Tuy vậy, đại thể có mấy con đường sau đây:

Loại thứ nhất là : lấy tài liệu lịch sử làm căn cứ đối chiếu với tình tiết câu
chuyện và tính cách của số nhân vật nào đó và nhất định phải hư cấu.

Loại thứ hai: cũng là lấy tài liệu lịch sử làm căn cứ nhưng trên tình tiết câu
chuyện có sự hư cấu.

Loại thứ ba là: tôn trọng sự thực lịch sử, yếu tố hư cấu rất ít, đó tức là kiểu
“bác khảo văn hiến, ngôn tất hữu cứ” (uyên bác ở việc tham khảo văn hiến,
lời nói tất đều có căn cứ). Ở đây không có sự phân biệt phải trái, cao thấp.
Bởi vì tiểu thuyết lịch sử không phải là sách sử đơn thuần mà là tác phẩm văn
học lấy sử liệu làm căn cứ sáng tác.
Tiểu thuyết của thời kì mới còn xuất hiện tác phẩm phản ánh cuộc sống của
nước Trung Hoa mới.
Các tác phẩm miêu tả “cuộc đại cách mạng văn hóa” là một lĩnh vực hoàn
toàn mới, mở ra một đề tài của tiểu thuyết thời kì mới. Và không chỉ viết về
“cách mạng văn hóa” mà đối với lịch sử cũng có sự tìm tòi, suy nghĩ làm cho
độc giả tiếp nhận một cách tích cực. Những tác phẩm này có đề tài mới, chủ

đề mới và quan trọng hơn là sự lí giải, nắm vững, đề xuất và biểu hiện của tác
giả đối với cuộc sống cũng là mới. loại tác phẩm này mang đến dòng máu
mới để mọi người đi vào thời kì mới.
Qua sự trình bày có thể rút ra những thành tích đáng chú ý của tiểu thuyết
thời kì mới:
- Trước hết, nhiều tác phẩm đã duy trì, ủng hộ và phát huy một số truyền
thống ưu tú của sáng tác tiểu thuyết truyền thống. Từ trong dòng chảy mạnh
mẻ của đời sống, các tác giả đã chọn lựa chủ đề và đề tài có liên quan mật
thiết đến vận mệnh của nhân dân và tình hình của đất nước. Về mặt nghệ
thuật, nhiều tác giả đã thể hiện nhiều hình thức thể hiện mới, tỏ rõ phong
cách, phong thái của người sáng tác văn học, làm cho mọi người phấn khởi
sáng tạo ra cái mới, nhất là việc sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật mới. Nhân
vật anh hùng mới được xây dựng đep đẽ, sáng tạo và có sức thuyết phục cao.
Đề tài của tiểu thuyết thời kì mới tương đối rộng lớn, bao quát có tính khái
quát cao. Trong thời kì mới, tầm nhìn của các nhà văn được mở rộng và được
giải phóng. Họ một mặt vẫn không từ bỏ việc miêu tả cuộc đấu tranh của giai
đoạn cách mạng, mặt khác họ đem tầm nhìn đó đặt vào đời sống với giá trị
thẩm mĩ mới.
Tiểu thuyết của thời kì mới về mặt phương pháp nghệ thuật cũng dần dần
có sự cách tân sáng tạo. Tiết tấu trần thuật, kể chuyện được tăng nhanh; phê
phán, trần thuật cũng dần dần đa dạng hóa. Về mặt kết cấu, các nhà văn sử
dụng phương pháp “từ đầu, nối đầu, nối tới”, đồng thời xuất hiện phương
pháp kết cấu nhiều kiểu, nhiều dạng độc đáo. Về khắc họa tính cách nhân vật,
các tác giả đã sử dụng đặc trưng tính cách từ hành động đặc trưng đơn nhất
dần dần đi sâu vào miêu tả thế giới nhân vật làm cho thủ pháp miêu tả phong
phú, mới mẻ, gây sự hấp dẫn cho người đọc. (PSG.TS Hồ Sĩ Hiệp, 2003)
1. 2. NHÀ VĂN MẠC NGÔN
Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp, người vùng Cao Mật, tỉnh Sơn
Đông, Trung Quốc. Ông sinh ngày 17 tháng 02 năm 1955, xuất thân trong
một gia đình nông dân. Do “Cách mạng Văn hóa”, ông phải nghỉ học khi

đang học đở tiểu học và phải tham gia lao động nhiều năm ở nông thôn.
Trong thời gian đó ông đã làm rất nhiều việc, từng làm công nhân hợp đồng ở
nhà máy chế biến bông, có cuộc sống gần gũi với người nông dân.
Tháng 02 năm 1976, ông nhập ngũ, từng làm chiến sĩ , rồi tiểu đội trưởng,
giáo viên, rồi sau đó chuyển sang làm sáng tác. Năm 1984, trúng tuyển vào
khoa văn thuộc Học viện nghệ thuật Quân Giải phóng và tốt nghiệp năm
1986. năm 1988, ông lại trúng tuyển lớp nghiên cứu sinh sáng tác thuộc Học
viện Văn học Lỗ Tấn, trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, năm 1991 tốt
nghiệp với học vị thạc sĩ. Hiện nay, ông là sáng tác viên bậc Một của Cục
Chính trị – Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Từ năm 1980, Mạc Ngôn bắt tay vào sáng tác. Những tác phẩm nổi tiếng của
ông có: Gia tộc Hồng Cao Lương, Báu vật của đời, Đàn hương hình, Tửu
quốc, Sống đoạ thác đày,… Ngoài tiểu thuyết ra ông còn viết hai mươi bốn
truyện vừa, trên sáu mươi truyện ngắn và nhiều vở kịch cho sân khấu. Nhà
văn Mạc Ngôn từng được thế giới biết đến qua tác phẩm Cao lương đỏ. Bộ
phim cùng tên do đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu chuyển thể từ tác
phẩm này đã đoạt giải “Cành cọ vàng” tại Liên hoan phim Canne (Pháp) năm
1994. Mạc Ngôn đã đóng góp cho nền văn học Trung Quốc nhiều tác phẩm
có giá trị và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
Báu vật của đời, nguyên tác: Phong nhũ phì đồn (丰
丰丰
丰乳肥臀
乳肥臀乳肥臀
乳肥臀), là một tác
phẩm nổi tiếng của nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn. Tác phẩm được xuất bản
tháng 9 năm 1995 đã trở thành một hiện tượng, tác phẩm đã được trao giải
cao nhất của Hội Nhà văn Trung Quốc về truyện trong năm đó.
Tiểu thuyết đã cung cấp cho bạn đọc một lượng thông tin lớn, khái quát cả
giai đoạn lịch sử hiện đại của Trung Quốc thông qua câu chuyện về các số
phận của mỗi thế hệ gia đình nhà Thượng Quan. Bối cảnh chính của câu

truyện là vùng Cao Mật, Trung Quốc.
Có nhiều con đường để cảm thụ tác phẩm văn chương, vì vậy trước một
“hiện tượng văn học” xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau cũng là điều bình
thường làm phong phú thêm đời sống văn học. Báu vật của đời của Mạc
Ngôn, một trong những tác phẩm được đánh giá là xuất sắc nhất của văn học
Trung Quốc hiện đại.
Trong nền văn học đương đại Trung Quốc, Mạc Ngôn cùng với Vương
Mông, Giả Bình Ao, Trương Hiền Lượng, Phùng Ký Tài, Lục Văn Phu,
Trương Tử Long, Cao Hiểu Thanh, Hàn Thiếu Công… đã trở thành nhà văn
có tên tuổi được bạn đọc trong và ngoài nước biết đến.
Đề tài truyện của ông rất rộng. Phản ánh sinh hoạt của quân đội thời hiện đại
có Bãi cát đen, Đoạn Thủ,…; miêu tả phong tục tập quán nông thôn cóVết
hõm trong dép cỏ, Âm nhạc dân gian…; “phản tư lịch sử”, suy ngẫm nhân
sinh có Dòng sông khô cạn, Củ cà rốt trong suốt, Thu thủy, Làm đường…;
phản ánh hiện thực nông thôn, miêu tả sự xung đột giữa ý thức cũ và mới
trong công cuộc cải cách có Ánh chớp hình cầu, Bùng nổ, Cây đu chó
trắng…; phản ánh cuộc kháng chiến chống quân xâm lược có Gia tộc Cao
lương đỏ (gồm Cao Lương đỏ, Rượu Cao Lương, Nhà quàn Cao Lương, Cẩu
đạo, Da chó), Báu vật của đời (Mông to vú nở), Đàn hương hình…
Nhiều người gọi những tác phẩm của Mạc Ngôn là tiểu thuyết “cảm giác
mới”. Cảm giác mới bắt nguồn từ nhận thức luận của chủ nghĩa biểu hiện và
phương pháp biểu hiện tư tưởng của chủ nghĩa đa đa. Tiểu thuyết cảm giác
mới đối lập với tiểu thuyết hiện thực truyền thống, nó không đơn thuần miêu
tả hiện thực bề ngoài, mà nhấn mạnh cảm thụ trực giác, đưa cảm giác chủ
quan vào trong khách thể đặng sáng tạo ra một hiện thực mới mẻ. Tiểu thuyết
của Mạc Ngôn chịu ảnh hưởng của trường phái cảm giác mới của chủ nghĩa
hiện đại phương Tây và của Nhật Bản những năm 20 – 30. Mạc Ngôn cho
rằng trạng thái sáng tác nhẹ nhàng thoải mái, tự do, muốn nói gì thì nói là
trạng thái tốt nhất đối với nhà văn. Khi cánh cửa hồi ức được mở ra, ông
thường dùng cảm tính để phê phán, bình phẩm cuộc sống chứ không dùng lí

tính để phê phán, bình phẩm cuộc sống.
Tiểu thuyết của Mạc Ngôn không còn là cốt truyện hoàn chỉnh như tiểu
thuyết truyền thống mà nó chỉ còn là “cái khung truyện” mà thôi. Nhưng
trong cái khung truyện ấy chứa đầy cảm giác, đó là linh hồn của tiểu thuyết
Mạc Ngôn. Ông có biệt tài nắm bắt cảm giác. Thế giới cảm giác trong tiểu
thuyết Mạc Ngôn mang sắc thái chủ quan mãnh liệt. Đứng trước khách thể,
ông “rót” ấn tượng chủ quan của mình vào để tạo ra hiện trạng khác lạ.
Dường như khi sáng tác, Mạc Ngôn huy động mọi tế bào của cơ thể để khám
phá hiện thực. Dù là một làn gió nhẹ, một nhánh cỏ, một cây cao lương, một
giọt nước trong… cũng được tác giả miêu tả có hồn mang đậm chất chủ thể
hóa. Bằng bút pháp tả thực kết hợp với bút pháp tượng trưng, biến hình,
huyền ảo khoa trương… tác giả đã khiến cho một ánh mắt, một nụ cười, một
tiếng thở dài, một cảm xúc nhỏ… cũng trở thành hình ảnh có hương có sắc có
mùi có vị. Nhờ có cảm giác mới lạ, làm cho bộ mặt cuộc sống mà tác giả mô
tả không còn như nguyên dạng nữa. Tác giả mượn nhân vật trong
truyện Hồng hoàng nói lên ý đồ sáng tác của mình:
Sẽ có một ngày tôi soạn một vở kịch chân chính, trong đó mộng ảo và hiện
thực, khoa học và đồng thoại, thượng đế và ma quỷ, ái tình và mãi dâm, cao
quý và ti tiện, mĩ nữ và đại tiện, quá khứ và hiện tại, huân chương và bao cao
su… đều đan xen với nhau, gắn chặt với nhau, cái nọ nối cái kia, tạo thành
một thế giới hoàn chỉnh. (Mạc Ngôn và những lời tự bạch, Nguyễn Thị Thại
dịch, NXB Văn Học, 2004)
Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn còn chịu ảnh hưởng của
học thuyết phân tâm học của Freud (tên đầy đủ là Sigmund Schlomo Freud;
(1856 - 1939) là một bác sĩ về thần kinh và tâm lý người Áo. Ông được công
nhận là người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về phân tâm
học), đồng thời hấp thụ cả thuyết dân tộc học, nhân loại học của Frazer
(1854-1941, người Anh). Mạc Ngôn từng nói ông dùng văn học để thể hiện
sự tưởng tượng độc đáo. Tiểu thuyết của ông đậm đà màu sắc nguyên sơ,
man dại. Những tác phẩm đầu tay như Dòng sông khô cạn, Thu thủy, Âm

nhạc dân gian nói nhiều đến bản năng sinh tồn, thể nghiệm nhân sinh mô tả
cảnh vật nông thôn cổ xưa qua lăng kính của tuổi thơ. (Lê Huy Tiêu, 2003)
Chủ đề trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn thường biểu hiện về những vấn đề
sinh tồn của nhân loại: cái đói, cái rét, tính dục, thù oán, tôn giáo, cái sống cái
chết, mê tín dị đoan, chiến tranh…
Trong một bài báo viết về ảnh hưởng của Marquez và Faulkner đối với mình,
Mạc Ngôn viết: “Trong vũ trụ bao la, vị trí của con người là vô cùng bé
nhỏ,Lịch sử quá khứ và thế giới hiện tại liên quan mật thiết với nhau, máu

×