Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

"Tôm, cua, cá" có thực sự cản trở nhau pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.29 KB, 4 trang )



"Tôm, cua, cá" có thực
sự cản trở nhau?



Con người là một chủ thể phức tạp, là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Do
vậy, mối quan hệ giữa các nhân viên trong công việc là điều cần được lưu ý
trong công tác quản trị nhân lực.

Xây dựng nhóm không phải là việc sắp xếp những người có khả năng thực
hiện cùng một công việc vào với nhau, mà là đi tìm tiếng nói chung giữa
những sự khác biệt
Một doanh nghiệp có thể có rất nhiều người xuất sắc, nhưng nếu giữa họ
không có sự hỗ trợ lẫn nhau trong công việc thì hiệu quả tổng thể đạt được
chắc chắn sẽ không cao. Lựa chọn và hình thành nhóm để hoàn thành các
nhiệm vụ cụ thể là một khâu quan trọng trong công tác bố trí và sử dụng nhân
lực, đòi hỏi các nhà quản trị phải có nhận thức đúng đắn.

Trong lý thuyết về bố trí và sử dụng nhân lực theo nhóm, mô hình nhóm
“tôm, cua, cá” thường được coi như một điều tối kỵ, đi ngược lại với mong
muốn xây dựng nhóm làm việc có năng suất lớn nhất.

Lý do được đưa ra là tôm, cua và cá là ba con vật đặc trưng cho ba cách di
chuyển hoàn toàn khác nhau: tôm bơi giật lùi, cua bò ngang và cá thì bơi
thẳng. Dựa trên đặc điểm này, “tôm, cua, cá” được dùng để chỉ những cách
sắp xếp nhóm làm việc không hiệu quả. Theo đó, nhóm “tôm, cua, cá” là
nhóm không thể tạo ra sức mạnh tổng hợp vì cách thức chuyển động vừa khác
nhau, vừa cản trở nhau.


Thực tế liệu có đúng như vậy?

Có vẻ như việc triển khai hoạt động sẽ thuận lợi nếu ngay từ đầu, các thành
viên của một nhóm đều có chung mục tiêu, chung quan điểm cá nhân. Tuy
vậy, không có gì đảm bảo hướng đi đó là đúng đắn, là tối ưu, dung hòa được
lợi ích cá nhân và lợi ích doanh nghiệp.

Ngược lại, khi trong nhóm có khá nhiều các ý kiến trái chiều, họ sẽ phải ngồi
lại với nhau và cùng bàn bạc để đạt được một sự thống nhất. Trong trường
hợp này, mỗi mục đích cá nhân đều được cân đong, đo đếm; mỗi quan điểm
đều được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo sự công bằng cho mỗi thành viên,
đảm bảo mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, và trên hết là có được phương án
hành động tối ưu.

Khi đó, đạt được mục tiêu chung cũng là cách để mỗi thành viên đạt được
mục tiêu riêng của mình. Trong nhóm “tôm, cua, cá”, chính sự đa dạng, thậm
chí là đối lập giữa các quan điểm cá nhân lại giúp vấn đề của cả nhóm được
xem xét một cách đầy đủ, toàn diện, khách quan, tránh được sự độc đoán
trong đánh giá. Dựa trên ý kiến của đồng nghiệp, mỗi nhân viên cũng có cơ
hội xem lại ý kiến của mình, tránh sa đà vào một lối suy nghĩ duy nhất trong
khi không có gì đảm bảo là nó hoàn hảo.

Thông thường, mỗi cá nhân trong doanh nghiệp đều có năng lực, hành vi
riêng. Tuy nhiên, không phải tự thân vai trò, hành vi cá nhân có ảnh hưởng
thúc đẩy hay cản trở hiệu suất làm việc nhóm.

Nhóm có hiệu quả không phải là tập hợp những con người với những lối suy
nghĩ “bản sao”, mà là nhóm biết cách tổng hòa các cá nhân với các điểm
mạnh, yếu khác nhau tại từng thời điểm.


Xây dựng nhóm không phải là việc sắp xếp những người có khả năng thực
hiện cùng một công việc vào với nhau, mà là đi tìm tiếng nói chung giữa
những sự khác bit.

×