Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kiềm chế sự tức giận trong công việc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.87 KB, 4 trang )




Kiềm chế sự tức giận
trong công việc

Có hàng ngàn lý do mỗi ngày khiến bạn có thể nổi nóng. Ai cũng biết, tức
giận thì rất dễ nhưng để kiềm chế thì lại là cả một vấn đề. Kiềm chế là một
nghệ thuật, mà nếu sử dụng nhuần nhuyễn, con đường thành công của bạn sẽ
thênh thang hơn.

Kiềm chế sự tức giận trong công việc
Vậy làm sao để kiểm soát tốt những cơn giận giữ, hay nói đúng hơn là mỉm
cười với sự ức chế, kiểm soát tốt cảm xúc để duy trì sự chuyên nghiệp, tạp chí
forbes đã đưa ra vài lời khuyên sau:

Các giải pháp tức thời

Chẳng mấy khó khăn để nhận ra dấu hiệu của cơn giận giữ. Nhiệt độ cơ thể
tăng cao, mạch đập nhanh và những suy nghĩ tiêu cực sẽ nhanh chóng quây
lấy bạn chỉ vài giây ngay sau khi bị kích ứng bởi các yếu tố ngoại cảnh.
Thông thường, phản ứng bản năng của con người là hét lên, to tiếng, hay đập
phá (các hình thức “xả stress”).

Tuy nhiên, bạn không thể xả stress ngay lúc giận giữ, hay ít nhất, là ngay tại
công sở, nếu không muốn mất đi vẻ thanh lịch, chuyên nghiệp của mình. Lúc
này, phương án gần như tuyệt vời nhất với bạn là cố gắng kìm chế và hít thở
thật sâu. Có rất nhiều bài tập hít thở sâu để thư giãn, nhưng 10 giây có lẽ là
lựa chọn tốt. Thực tế, có thể 10 giây hít thở sâu sẽ làm tăng lượng không khí
lên não, khiến đầu óc bạn bớt căng thẳng, tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng
hành động này không thể giải tỏa sự giận dữ của bạn.



Điều tiếp theo cần làm là phải giữ bình tĩnh. Chắc chắn, bạn sẽ không muốn
nói hay làm những điều để lại hậu quả khiến sau này phải hối hận. Đơn giản
và mang tính chất tức thời, hãy nắm lấy một vật gì đó thật chặt, như một chiếc
bút chẳng hạn. Hành động này có thể khiến bạn dồn bớt sự tập trung vào cơn
giận, và duy trì sự bình tĩnh. Bên cạnh đó, viết cảm xúc của bản thân ra giấy
cũng có thể khiến bạn khá hơn. Đây là một hình thức giải tỏa khá “yên tĩnh”
nhưng hãy chắc chắn không để lại hậu quả gì bằng cách giữ nó chỉ cho riêng
mình và bạn cần, hay tốt nhất, hãy đốt chúng.

Cũng có những sự lựa chọn khác giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn mà không
đơn độc. Hầu hết bất cứ ai cũng có thể tìm thấy một người đồng nghiệp tâm
huyết tại nơi làm việc. Nếu may mắn, người đồng nghiệp đó có thể trở thành
người bạn thân thiết, có thể chia sẻ mọi thứ với bạn. Đó là người hiểu rõ hơn
ai hết môi trường làm việc cũng như các tình huống công việc có thể xảy ra
với bạn. Một khi đã chắc chắn về người đồng nghiệp đáng tin cậy của mình,
bạn hoàn toàn có thể “xả” cơn giận bằng cách tâm sự cùng với người đó, và
thậm chí là tìm ra hướng đi tiếp theo.

Hãy suy nghĩ thông thoáng

Sau một ngày làm việc, bạn trở về nhà, và đây dĩ nhiên là địa điểm lý tưởng
nhất để xua đi cơn giận giữ của bạn. Gia đình và bạn bè luôn là những người
ủng hộ, sẵn sàng giúp đỡ bạn những lúc khó khăn, và đồng thời cũng là nguồn
cổ vũ, động viên của bạn. Hãy sắp xếp để có những khoảng thời gian nhất
định dành cho gia đình và bạn bè. Đôi khi chỉ một câu nói đùa của người bạn,
hay nụ cười của người thân sẽ khiến bạn cảm thấy như mọi sự tức giận đều
bay biến đi mất. Những chuyến viếng thăm, dã ngoại, picnic với gia đình hay
bạn bè ở những nơi bạn yêu thích sẽ là sự kết hợp tuyệt vời không những
khiến bạn dịu bớt cơn giận mà còn khiến bạn trở thành một người suy nghĩ

thông thoáng, giảm căng thẳng và tăng khả năng tự kiềm chế.

Để trở thành một người suy nghĩ thông thoáng, bạn cũng không nên ngần ngại
“chiều chuộng” bản thân. Chẳng hạn như ghé thăm trang web yêu thích, đi
mua sắm, hay nghe nhạc… làm những điều bạn muốn trong khoảng thời gian
rỗi sẽ khiến cuộc sống bạn thú vị hơn, và đầu óc thì thoải mái, cuộc sống tươi
sáng hơn. Đặc biệt, khi mọi chuyện trở nên tồi tệ quá mức tưởng tượng, bạn
có thể kéo dài sự “chiều chuộng” bản thân, như nghỉ một vài ngày đến khi câu
chuyện thực sự lắng xuống.

×