Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bài thuốc trị bệnh chàm da doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.05 KB, 4 trang )

Bài thuốc trị bệnh
chàm da
– Mùa hè nắng nóng, các bệnh về da thường tăng lên như viêm da, dị ứng,
mụn nhọt, nấm da… trong đó có chàm (còn gọi eczema). Bệnh chàm thực
chất là loại phản ứng viêm lớp nông (lớp thượng bì) của da, cấp tính hoặc
mạn tính. Đông y gọi bệnh chàm là thấp sang hoặc huyết phong sang, thấp
chẩn. Tuy nhiên, tùy theo vị trí phát bệnh, còn có những tên khác như bệnh ở
trẻ còn bú mẹ gọi là “chàm sữa”; phát ra ở quanh tai gọi là “hoàn nhĩ sang”;
phát ra
ở những chỗ gấp khúc của tứ chi gọi là “tứ loan phong”.

Bệnh chàm tuy khu trú ở ngoài, nhưng nguyên nhân chính là do âm dương,
khí huyết mất cân bằng, hoạt động của tạng phủ rối loạn… Khi chữa trị, ngoài
việc sử dụng các vị thuốc bôi, rửa chỗ bị bệnh để chống viêm, chống đau,
chống ngứa… còn cần dùng thuốc sắc uống để điều hòa lại chức năng của
tạng phủ, khí huyết ở bên trong cơ thể. Trên lâm sàng,
Đông y thường chia
bệnh chàm thành 4 thể: thấp nhiệt, phong nhiệt, tỳ hư thấp trệ, tỳ hư thấp táo.
Tùy thể mà dùng bài thuốc thích hợp.
Thể thấp nhiệt:
Bệnh phát nhanh, vết chàm đỏ hồng, nóng rát, có mụn nước li ti, loét chảy
nước vàng, ngứa gãi không đỡ kèm theo sốt, sưng hạch, miệng khát, đại tiện
phân khô, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc vàng nhớt…
- Thuốc sắ
c uống: thổ phục linh 16g, lá khổ sâm 12g, vỏ núc nác 12g, hạ khô
thảo 12g, nhân trần 20g, dây kim ngân 16g, ké đầu ngựa (sao vàng) 12g, cam
thảo 6g. Tất cả các vị thuốc cho vào nồi, đổ 700ml nước, sắc còn 400ml chia
3 lần uống trong ngày trước bữa ăn.
- Thuốc bôi: xuyên tâm liên, ngũ bội tử. Hai thứ liều lượng bằng nhau, tán
bột, trộn với dầu vừng, bôi vào chỗ tổn thương, ngày bôi 3 – 4 lần.
Thể phong nhiệt: bệnh phát nhanh, thường xuất hiện


ở nhiều vị trí cùng một
lúc, da hơi đỏ, ngứa, gãi vào chảy nước vàng, ít loét.
- Thuốc sắc uống: kinh giới 12g, sinh địa 12g, thuyền thoái (xác ve sầu) 6g,
kê huyết đằng 12g, lá khổ sâm 12g, thạch cao 20g, mộc thông 8g. Tất cả các
vị thuốc cho vào nồi, đổ 700ml nước sắc còn 400ml chia 3 lần uống trong
ngày trước bữa ăn.
- Thuốc bôi: dùng bài thuốc như thể thấp nhiệt bôi chỗ tổn thương ngày 3 lần.
Tỳ hư thấp trệ: bệnh phát từ từ, vết chàm hơi hồng, ngứa, gãi vào chảy nước
vàng; lâu ngày da có thể dầy cộm lên, bong vảy. Kèm theo các triệu chứng:
người mệt mỏi, đầy bụng, chán ăn, tiêu hóa kém, đại tiện lỏng; chất lưỡi nhạt,
rêu lưỡi trắng nhớt, mạch nhỏ yếu.
- Thuố
c sắc uống: thương truật (sao) 12g, bạch truật (sao) 12g, ý dĩ nhân 16g,
thổ phục linh 12g, trạch tả 8g, hậu phác 8g, trần bì 8g, xuyên tâm liên 6g. Tất
cả các vị thuốc cho vào nồi, đổ 700ml nước sắc còn 400ml chia 3 lần uống
trong ngày trước bữa ăn.
- Thuốc rửa: có thể sử dụng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: xà sàng tử 30g, lá khổ sâm 30g, nước 500ml. Cho thuốc vào nồi sắc
còn 250ml, dùng nước này để rửa nơi tổn thương ngày 3 lần.
Bài 2: thủ
y xương bồ 30g, lá khổ sâm 30g. Cách sắc và rửa nơi tổn thương
như bài trên.
Bài 3: Xà sàng tử 30g, xuyên tâm liên 30g, thương nhĩ tử (quả ké đầu ngựa)
30g. Cách sắc như bài trên.
Chú ý: dùng gạc hoặc bông thấm nước thuốc ấm rửa, nếu thuốc nguội cần
hâm lại cho ấm.
Tỳ hư huyết táo: tại vết chàm da sạm đen hoặc nâu đỏ, dày cộm, thô, khô,
ngứa, nổi cục, đôi khi có mụn nướ
c. Bệnh hay xuất hiện ở đầu, mặt, cổ chân,
cổ tay, khuỷu tay, đầu gối. Kèm theo háo mà không muốn uống nước, bụng

đầy kém ăn, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch nhỏ.
- Thuốc sắc uống: thục địa 16g, sinh địa 16g, đương quy 12g, bạch thược 12g,
thương truật 12g, kê huyết đằng 12g, kinh giới 16g, phòng phong 12g, xuyên
tâm liên 8g, thuyền thoái 6g. Sắc uống ngày 3 lần trước bữa ăn.
- Thuốc rửa: lá vối tươi, lá kinh giới tươi đều 100g. Cho thuốc vào nồi, đổ
ngập nước, đun sôi rửa vết chàm.

×