Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Lợi ích khi trẻ học tiếng Anh sớm pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.27 KB, 3 trang )

Lợi ích khi trẻ học tiếng Anh sớm
Học ngoại ngữ từ nhỏ đơn giản hơn rất nhiều so với người bắt đầu học ở
tuổi lớn hơn bởi cách trẻ học tiếng Anh cũng tương tự như cách chúng
học tiếng mẹ đẻ.
Học là một quá trình tích lũy

Lứa tuổi nào lý tưởng để trẻ bắt đầu học tiếng Anh? Ngày nay, khi tiếng Anh
được coi là một công cụ cần thiết, một kỹ năng quan trọng thì nhiều gia đình
đã có kế hoạch dài hơi cho trẻ làm quen, tiếp xúc với tiếng Anh từ lứa tuổi
mẫu giáo và tiếp tục phát triển ngôn ngữ này trong suốt quá trình học về sau.
Các quốc gia châu Á như Singapore, Malaysia, Thái Lan hay thậm chí ngay
cả những quốc gia phát triển ở châu Âu như Đan Mạch đã có những chương
trình quốc gia đưa tiếng Anh vào thành ngôn ngữ cho trẻ học từ lứa tuổi rất
nhỏ.
Vậy, với chúng ta, trẻ nên được học tiếng Anh ở lứa tuổi nào là tốt nhất.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia giáo dục, trẻ nhỏ có khả năng tự động thu
nạp ngôn ngữ một cách tự nhiên, hào hứng và bản năng. Khác với người lớn
học ngoại ngữ chủ yếu thông qua các bộ sách ngữ pháp, trẻ nhỏ sử dụng khả
năng bắt chước đơn giản và hiệu quả theo cách riêng của chúng. Nói cách
khác, học ngoại ngữ từ nhỏ đơn giản hơn rất nhiều so với người bắt đầu học
ở tuổi lớn hơn bởi cách trẻ học tiếng Anh cũng tương tự như cách chúng học
tiếng mẹ đẻ.
Trẻ nhỏ cũng có thời gian để phát triển tiếng Anh thông qua các hoạt động
do giáo viên dẫn dắt, “ngấm” ý nghĩa của ngôn ngữ từ các hoạt động này.
Không như người lớn, trẻ học ngoại ngữ có xu hướng phát âm chính xác
hơn, cảm thụ ngôn ngữ cũng tốt hơn. Khi lớn lên, bản năng học ngôn ngữ
của trẻ đơn ngữ (không học ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng mẹ đẻ) sẽ tự biến
mất. Lúc này, chúng sẽ cảm thấy mình phải học tiếng Anh thông qua một
cách thụ động như là một môn học bắt buộc.
Chiến lược học tiếng Anh cho trẻ
“Ngôn ngữ nói” đến với trẻ một cách tự nhiên trước khi chúng biết đọc và


viết. Trước khi biết nói tiếng mẹ đẻ, trẻ quan sát, nghe và giao tiếp bằng cử
chỉ Khi học tiếng Anh trẻ có thể cũng trải qua một giai đoạn như vậy trước
khi chúng có thể nói được tiếng Anh. Ở giai đoạn này, cha mẹ không nên
thúc ép trẻ tham gia ngay vào các đoạn hội thoại. Người dạy trẻ có thể tạo cơ
hội phù hợp cho trẻ tập nói từ đơn, phát triển dần thành cụm từ rồi đến các
câu tối giản.
Sau một thời gian, tùy thuộc vào tần suất các buổi học tiếng Anh trẻ bắt đầu
nói được từ đơn kết hợp với cụm từ hoặc câu ngắn.
Hình thành ngôn ngữ
Dần dần, trẻ hình thành khả năng nói cụm từ, bắt đầu có khả năng tạo câu.
Tuy nhiên, “hiểu” quan trọng hơn nói. Sau giai đoạn hào hứng, một số trẻ có
thể trải qua cảm giác chán nản vì không diễn đạt được bằng tiếng Anh. Điều
này hoàn toàn bình thường. Giáo viên là người giúp trẻ vượt qua giai đoạn
đó bằng cách tạo cho trẻ cơ hội tham gia vào các hoạt động “trình diễn” nho
nhỏ ở lớp.
Mắc lỗi
Mắc lỗi là một phần tự nhiên của quá trình phát triển ngôn ngữ và hiểu các
nguyên tắc ngữ pháp. Tuy nhiên, phương pháp giúp trẻ hoàn thiện cần phù
hợp. Ví dụ thay vì nhắc trẻ là “con nói lại đi” thì tạo môi trường cho trẻ được
nghe nhiều lần từ/cụm từ đúng để trẻ tự bắt chước theo.
Môi trường ngôn ngữ
Sẽ khó khăn cho trẻ nếu các em không được cung cấp môi trường ngôn ngữ
phù hợp cùng với giáo viên hướng dẫn theo phương pháp phù hợp theo lứa
tuổi. Việc học tiếng Anh sẽ hiệu quả hơn qua các hoạt động vui nhộn, thú vị
đối với trẻ, kết hợp với giáo cụ trực quan giúp trẻ hiểu bài dễ dàng hơn và
tăng hứng thú học tập.
Cuối cùng, cha mẹ chính là những người có thể giúp trẻ có nguồn động lực
để học. Được bố mẹ khuyến khích, khen ngợi phù hợp trẻ sẽ cảm nhận được
mình tiến bộ và việc học tiếng Anh là cần thiết với chúng, dù những gì trẻ
học được rất đơn giản.


×