Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

LUẬN VĂN:Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.6 MB, 95 trang )









LUẬN VĂN:

Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật
liệu ở Công ty cổ phần sản xuất và dịch
vụ cơ điện Hà Nội
















Lời mở đầu


Chi phí nguyên vật liệu là một trong những yếu tố chi phí cơ bản của quá trình
sản xuất và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất cũng như trong tổng
giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó buộc các doanh nghiệp phải tiết kiệm
một cách triệt để và hợp lý nguyên vật liệu, tránh tình trạng cung cấp thiếu gây ngừng
trệ sản xuất hay thừa vật liệu gây ứ đọng vốn.
Muốn vậy phải quản lý vật liệu toàn diện từ khâu cung cấp đến khâu dự trữ, sử
dụng về số lượng, chủng loại. Hiệu quả quản lý vật liệu quyết định hiệu quả sử dụng
vốn lưu động và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, phải nhất thiết xây
dựng được chu trình quản lý vật liệu. Điều đó không chỉ có ý nghĩa về mặt kế toán là
giúp hạch toán vật liệu được chính xác mà còn là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn là
góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý và hạch
toán vật liệu trở thành bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính có
vai trò tích cực trong điều hành và kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Việc sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu vừa tiết kiệm được nguồn lực cho sản xuất,
cho doanh nghiệp và đồng thời rộng hơn cả là cho toàn xã hội. Kế toán nguyên vật liệu
với chức năng là công cụ quản lý phải tính toán, theo dõi kịp thời về mặt số lượng và
giá trị vật liệu nhập xuất tồn kho làm cơ sở cho việc xác định chi phí nguyên vật liệu
trong tổng chi phí sản xuất đồng thời tạo tiền đề cho kế hoạch tiết kiệm nguyên vật
liệu .
Nhận thức được ý nghĩa của chi phí nguyên vật liệu trong tổng chi phí sản
xuất cũng như vai trò quan trọng của kế toán nguyên vật liệu, trong thời gian thực tập
tại Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội em đã mạnh dạn tìm hiểu đề
tài: “ Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần sản xuất và
dịch vụ cơ điện Hà Nội “ .
Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước
có quy mô vừa, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong chi phí sản xuất của
doanh nghiệp. Quá trình thực tập tại công ty giúp em thấy được vai trò của công tác kế
toán vật liệu từ khâu lập và luân chuyển chứng từ, lựa chọn tài khoản kế toán vào sổ kế


toán đến lập báo cáo kế toán. Trên quan điểm đó, phạm vi nghiên cứu đề tài của em
gồm các nội dung sau:
Phần I: Khái quát chung về chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần sản xuất
và dịch vụ cơ điện hà nội
Phần II: Tình hình thực tế công tác hạch toán nguyên vật liệu tại công ty cổ
phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà nội.
Phần III: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán nguyên
vật liệu ở Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội.


Phần I
Khái quát chung về chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ
cơ điện hà nội

Tên công ty : Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà nôi”
Tên giao dịch quốc tế: emproserco
Trụ sở công ty: Số 20 phố bích câu - đống đa –hà nội
Chi nhánh phía bắc:
Số 18 Đường Nguyễn Du – Phường Ninh Xá - thị xã Bắc Ninh
Chi nhánh phía nam:
Số 216 Đường Hoa Thám – Phường 12 – Quận Tân Bình – TPHCM
Chi nhánh tại CHDCND Lào
I.Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
1. Quá trình hình thành và phát triển:
Theo nghị quyết Đại hội VI của Đảng, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã
khẳng định. Chúng ta xoá bỏ chế độ kế hoạch hoá tập trung bao cấp, xây dựng một cơ
chế mới tự hạch toán sản xuất kinh doanh, phù hợp với qui luật khách quan phù hợp
với tinh thần thực tế nền kinh tế của đất nước.
Trong tình hình đó công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà nội được
thành lập tách ra khỏi Liên hiệp xí nghiệp xe đạp Hà nội theo quyết định số 4184/QĐ-

UB, ngày 02/10/1989 và là một doanh nghiệp nhà nước hạng hai theo quyết định số
3224/QĐ-UB của uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội.
Từ trước năm 1989 khi còn chung với cơ quan văn phòng liên hiệp xí nghiệp xe
đạp Hà nội, ngành nghề chủ yếu là sản xuất xe đạp và phụ tùng xe đạp. Nhưng sau khi
chuyển đổi cơ chế của nhà nước từ bao cấp sang tự hạch toán sản xuất kinh doanh thì
nghàn hàng xe đạp không còn phù hợp nữa. Nhu cầu xe đạp ít hơn trước, hơn nữa xe
đạp Trung quốc tràn ngập thị trường Việt nam giá lại rất rẻ.Vì vậy các đơn hàng giảm
dần, dẫn đến thị trường bị thu hẹp sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Công ty xác định phải tự đổi mới, đổi mới toàn diện mà trước hết phải đổi mới về tổ

chức, mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi ngành nghề kinh doanh. Công ty nhanh chóng
nhận thấy sản xuất ngành xe đạp không còn phù hợp. Để tồn tại và phát triển là mục
tiêu định hướng chiến lược được đặt ra trong thời kỳ trước mắt và lâu dài. Công ty đã
bỏ ra nhiều công sức đi khảo sát tìm hiểu thị trường, tiếp thu ý kiến của các đồng chí
lãnh đạo đầu ngành ở các tỉnh trong cả nước ở rất nhiều lĩnh vực. Trong đó có vấn đề
về trang thiết bị trong các bệnh viện, các cơ sở y tế đang bị xuống cấp, cần đầu tư để
từng bước hiện đại hoá các bệnh viện cơ sở y tế. Ngoài ra còn nghiên cứu một số
nghành phục vụ dân dụng như: Xe đẩy vận chuyển, nội thất dân dụng với
phương châm: “ sản xuất những thứ xã hội cần chứ không sản xuất những thứ xã hội
đã có sẵn “
Mặt khác công ty cũng nhận thấy rằng để tồn tại và phát triển được phải không
ngừng cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm, đảm bảo chất lượng, giảm giá thành.
Hiện nay với công nghệ sản xuất ống Inox đáp ứng được mọi yêu cầu về mẫu mã của
khách hàng, công ty đang là đơn vị sản xuất các trang thiết bị y tế, nội thất dành được
nhiều uy tín trên thị trường
Để thực hiện được những nhiệm vụ đã đặt ra, Công ty đã có sự nhất quán trong sự
chỉ đạo của cấp uỷ đảng, của cơ quan chuyên môn, các tổ chức đoàn thể cùng tập thể
cán bộ công nhân viên chức đều quyết tâm phấn đấu đổi mới theo hướng toàn diện từ
tổ chức sản xuất đến tổ chức bộ máy quản lý. Với suy nghĩ ứng dụng khoa học kỹ
thuật, đổi mới công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, kết hợp với việc đầu tư thiết bị ngành

hàng do công ty sản xuất đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và có uy tín chất lượng
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
2.1 Chức năng:
Chức năng và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty hiện nay là chuyên sản
xuất và kinh doanh những loại sản phẩm như:
Các phương tiện trang thiết bị nội thất bằng Inox và hợp kim nhôm
Bên cạnh các sản phẩm của công ty còn có rất nhiều sản phẩm cơ khí ngoại nhập trên
thị trường, nhưng bằng sự năng động sáng tạo của mình công ty đã từng bước trụ vững
và phát triển cho đến nay công ty đã mở rộng thị trường của mình cung cấp trang thiết
bị y tế cho 61 tỉnh thành và thực hiện mốt số hợp đồng với đối tác nước ngoài.
2.2. Nhiệm vụ:

Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển sản phẩm, tổ chức tốt khâu tạo nguồn và bán
hàng, giảm bớt khâu trung gian.
Giảm chi phí kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận, đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách
hàng.
Không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước
và người lao động, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, môi trường an ninh xã hội
Thực hiện tốt chính sách cán bộ, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao
năng lực và trình độ thực hiện đầy đủ các chế độ về bảo hộ lao động và an toàn lao
động.
II./ Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà nội:
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý:
Để quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp
đều phải tổ chức bộ máy quản lý tuỳ thuộc vào qui mô loại hình doanh nghiệp, đặc
điểm và điều kiện sản xuất cụ thể mà doanh nghiệp thành lập ra các bộ phận quản lý
thích hợp gọi là cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Cơ cấu công ty là một đơn vị hạch
toán độc lập gồm:
Đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, giám đốc điều hành và hai phó giám đốc. Sơ đồ
tổ chức bộ máy theo mô hình sau;



Phòng kinh
doanh
Hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Phó chủ tịch hội đồng
Qu
ản trị

Giám đốc điều hành
C
ửa hàng,
đại lý,
Chi nhánh
Phòng
Tổ Chức
Hành
chính
Chủ tịch hội đồng
Qu
ản trị

Phó giám đốc
Kinh doanh
Phó giám đốc
Sản xuất và
Kỹ thuật
Phòng vật tư Phân xưởng
Phòng tài

chính
K
ế toán

Tổ
Hàn
Tổ
điện
hóa
Tổ
hoàn
Thiện
Tổ

điện

Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, gồm tất cả các thành
viên có quyền biểu quyết.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty
Đứng đầu hội đồng quản trị là chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT), chủ tịch HĐQT có
quyền triệu tập HĐQT trong trường hợp cần thiết
Chủ tịch HĐQT là người đại diện trước pháp luật cho công ty
Giám đốc công ty là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty và chịu
trách nhiệm trước HĐQT, giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc
Phó giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ điều hành các công việc kinh doanh của công
ty như giải quyết các hợp đồng mua, bán hàng, lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm
Phó giám đốc sản xuất và kỹ thuật điều hành các công việc sản xuất quản lý ở phân
xưởng và phòng kỹ thuật

Kế toán trưởng có nhiệm vụ tham mưu giúp giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế
2. Chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban:
- Phòng tài chính kế toán gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 6 cán bộ thực hiện
chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác quản lý tài chính kế toán
của công ty. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện hạch toán các đơn vị trực thuộc
quản lý và theo dõi tình hình tài sản cũng như sổ sách các nghiệp vụ phát sinh trong
toàn bộ công ty. Kiểm tra xét duyệt các báo cáo của đơn vị trực thuộc, tổng hợp số
liệu lập báo cáo toàn công ty
- phòng kinh doanh: do trưởng phòng phụ trách và các phòng giúp việc có nhiệm
vụ chỉ đạo các nghiệp vụ kinh doanh của công ty, tìm hiểu và khảo sát thị trường
tham mưu cho giám đốc lập kế hoạch kinh doanh qúy và năm cho toàn công ty
- Phòng kỹ thuật vật tư: xây dựng kế hoạch tiêu thụ ngắn hạn và dài hạn đồng thời
có định mức xây dựng kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, qui cách vật
tư sản phẩm khi đưa vào kinh doanh thiết kế, bản vẽ nghiên cứu các ứng dụng
KHKT, chế thử sản phẩm trước khi xuất xưởng đem tiêu thụ trên thị trường
- Phòng tổ chức hành chính: sắp xếp lao động trong công ty, quản lý hồ sơ, tiếp
nhận điều động bố trí cán bộ nhân viên, khen thưởng kỷ luật, thực hiện ché độ tiền

lương, quản lý trang thiết bị văn phòng
- Cửa hàng đại lý: là nơi trưng bày giới thiệu các loại sản phẩm mà công ty sản
xuất ra giúp người tiêu dùng biết đến sản phẩm
III./ Đặc điểm chung:
1. Đặc điểm về lao động của công:
Lao động là hoạt động của con người, sử dụng tư liệu sản xuất tác động đến môi
trường tạo ra sản phẩm hàng hoá đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý. Trong
lao động người lao động có vai trò quan trọng nhất, họ là những người trực tiếp tham
gia vào quá trình tạo ra sản phẩm hàng hoá cung cấp cho tiêu dùng của
xã hội
Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu được lao động, nó là một
trong ba yếu tố của quá trình sản xuất và cũng có đặc điểm riêng, lao động là yếu tố

chủ yếu của con người
Số lượng lao động: với 119 cán bộ công nhân viên trong công ty đây là một con số
không nhiều cũng không ít nó đủ để cho một công ty với qui mô vừa có thể liên tục
sản xuất. Việc sắp xếp số lượng lao động trong một công ty đòi hỏi phải có một qui
mô chuyên ngành, để phân bổ cho phù hợp với từng loại công việc.
Tình hình cơ cấu lao động trong 2 năm 2005 & 2006:

Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006
Số lượng
(người)
Tỷ trọng (%)
Số lượng
(người)
Tỷ trọng (%)
Tổng số lao động

Trong đó:
Lao động gián
tiếp
Lao động trực
tiếp
114

15
99
100

21
79

119

19
100
100

20
80

Tổ chức lao động trong doanh nghiệp có hai nhiệm vụ lớn”
Bảo đảm năng suất lao động không ngừng tăng lên, trên cơ sở sử dụng triệt để và

hiệu quả khả năng tiềm tàng về sức lao động trong doanh nghiệp nghĩa là phải sử dụng
hết thời gian lao động của mỗi người, khai thác hết khả năng lao động cũng như trình
độ thành thạo năng lực sở trường của người lao động, tránh gây lãng phí lao động
Bảo đảm tài sản sức lao động, bù đắp được những năng lực tiêu hao trong quá
trình sản xuất. Không ngừng nâng cao trình độ văn hoá tay nghề, nghiệp vụ của người
lao động, tăng cường kỷ luật lao động, không ngừng nâng cao sức sống vật chất tinh
thần cho gười lao động
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất:
Xưởng sản xuất chính của công ty đạt tại:
Số 18 - đường Nguyễn Du – phường Ninh Xá - Thị xã Bắc Ninh
Trong phân xưởng sản xuất gồm 4 tổ sản xuất:
Tổ 1: tổ cơ khí
Tổ 2: tổ hàn
Tổ 3: tổ điện hoá
Tổ 4: tổ hoàn thiện và đóng gói sản phẩm
2.1 Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất của công ty:
 Qui trình chung sản xuất giường + tủ:






Các nguyên vật liệu sử dụng chủ yếu trong xưởng:
Sản phẩm của công ty phục vụ chủ yếu cho nghành y tế nên nguyên vật liệu mà
doanh nghiệp sử dụng là các loại Inox như:
Inox lá, Inox ống , các loại thép, thép sơn mạ
Ví dụ: Inox lá băng 78.6m x 1.2 ly
Inox lá 0.6ly x 1m22 x 2m44
Inox lá 0.4ly x 1020 x cuộn
Inox (31.8 x 1.2 x 6m)
Inox (25.4 x 1.2 x 6m)

Vật lệu :
INOX ống

Công đoạn
Cắt phôi

Công đoạn
Hàn mài
vỉa

Công đoạn
điện hoá

Công đoạn
hoàn thiện
đóng gói


Inox (30 x 60 x 1.2ly x 6m)
Thép(22 x 1.2ly x 6m)
Bulông Inox M8 x 60
Que hàn Inox x 26
3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty:
Với chức năng quản lý tài chính, phòng kế toán tài chính của công ty góp phần không
nhỏ trong việc hoàn thành kế hoạch sản xuất hàng năm. Có thể nói phòng kế toán tài
chính là người trợ lý đắc lực cho giám đốc và ban lãnh đạo để đưa ra các quyết định
đúng đắn, hiệu quả trong việc điều hành quản lý quá trình sản xuất kinh doanh, vừa là
những người ghi chép, thu thập tổng hợp các thông tin về tình hình kinh tế, tài chính
và hoạt động của công ty một cách chính xác kịp thời, đầy đủ.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất bộ máy kế toán được tổ chức như sau:
Một kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, điều hành công việc chung trong phòng
kế toán
Một kế toán kiêm kế toán tiêu thụ, thanh toán với người bán, kế toán tiền gửi ngân
hàng
Một kế toán nguyên vật liệu, thành phẩm, thủ quỹ, TSCĐ, tiền lương
Một kế toán công nợ, tạm ứng, giá thành sản phẩm








4. Tình hình hoạt động của đơn vị trong những năm qua:
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên chính thức trong dây chuyền 100 người. Thực
hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nướccủa Đảng, nhà nước và uỷ ban

nhân dân thành phố Hà nội ra quyết định chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Trong những năm qua công ty luôn ứng dụng công nghệ hiện đại của các nước tiên
Kế toán trưởng – kiêm
Kế toán tổng hợp
Kế toán vật liệu
Thành phẩm, thủ quĩ
KT công nợ, tạm ứng,
giá thành sản phẩm
Kế toán tiêu thụ, TTNB
Tiền gửi ngân hàng

tiến như Đức, Mỹ, Đài loan và sản xuất các mặt hàng có chất lượng được bạn hàng
trong và ngoài nước đánh giá cao. Đặc biệt là công nghệ sản xuất giường y tế đạt giải
thưởng duy nhất về cơ khí tại hội thi sáng tạo toàn quốc. Ngày 01/ 03/ 2000 công ty
nhận chứng chỉ ISO 9002. Năm 1997 tổng doanh thu của công ty đạt 12 tỷ đồng. Năm
1999 do nhu cầu thị trường và phát triển kinh doanh công ty đầu tư thêm 1 dây chuyền
sản xuất định hình ống Inox các loại với sản lượng 15,000 tấn Inox/ năm, đưa doanh
thu của công ty đạt trên 41 tỷ năm 2003. Với sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân
viên công ty, sự giúp đỡ của UBNDTP hà nội, công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ
điện tiếp tục lấy nhiẹm vụ sản xuất trang thiết bị y tế làm trọng tâm, đảm bảo đủ việc
làm cho CBNV trong công ty.
Các bước phát triển của công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
STT

Chỉ
tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Th
ực hiện
01


Giá trị
sản
lượng
công
nghiệp

19.761 760.000

20.443.200.000

22.839.243.000

23.305.350.000

23.859.334.000

24181.757.100
02

Doanh
thu
bán
hàng
35.373.550.000 36.593.328.000

40.897.258.000

41.731.896.000


41753.834.000
42.318.075.000
03

Nộp
ngân
sách
601.349.800 622.086.000 703.203.900 717.555.000 743.386.240
753432.000
04

Thu
nhập
bình
quân/
người
1.044.000 1.080.000 1.176.000 1.200.000 1.554.000
1.575.000

















Phần ii
Tình hình thực tế công tác hạch toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần sản xuất
và dịch vụ cơ điện hà nội

I. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu:
1. Đặc điểm,vai trò, vị trí của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất
1.1. Đặc điểm:
Một doanh nghiệp sản xuất phải có đủ 3 yếu tố:
Lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. Ba yếu tố này có sự tác động qua lại
với nhau để tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Đối tượng lao động là tất cả mọi vật có sẵn trong tự nhiên ở quanh ta mà lao động có
ích của con người có thể tác động vào. Đối tượng lao động được chia thành 2 loại:
Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như: gỗ trong rừng nguyên thuỷ, quặng trong lòng
đất
Loại thứ hai đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tác động của lao động gọi là vật liệu
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản
xuất và là cơ sở vật chất để hình thành nên sản phẩm mới:
Nguyên vật liệu có đặc điểm sau:
- Về hiện vật: nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định. Khi
tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động chúng bị tiêu hao toàn bộ
hay bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm .
- Về mặt giá trị: Khi tham gia vào quá trình sản xuất toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu
chuyển dịch một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
-Nguyên vật liệu thuộc loại tài sản lưu động, giá trị nguyên vật liệu tồn kho là vốn lưu
động dự trữ cho sản xuất cuả doanh nghiệp
1.2. Vai trò, vị trí của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.

Từ đặc điểm cơ bản của nguyên vật liệu ta có thể thấy rõ vị trí quan trọng của
nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ bị ảnh
hưởng nếu việc cung cấp nguyên vật liệu không đầy đủ, kịp thời. Chất lượng của sản
phẩm cũng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của nguyên vật liệu làm ra nó. Do vậy,
để sản xuất được những sản phẩm tốt, thoả mãn được nhu cầu của khách hàng cần phải

có những nguyên vật liệu có chất lượng cao đảm bảo đúng quy cách chủng loại.
- Mặt khác chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá
thành sản xuất của sản phẩm ( trong sản phẩm công nghiệp giá trị nguyên vật liệu
chiếm khoảng 50 - 60% giá thành sản xuất, trong sản phẩm chế biến giá trị nguyên vật
liệu chiếm tới 70 - 80% giá thành sản xuất sản phẩm). Vì thế nên việc tập trung quản
lý nguyên vật liệu một cách chặt chẽ ở tất cả các khâu từ thu mua, bảo quản, dự trữ và
sử dụng nguyên vật liệu nhằm hạ thấp chi phí, giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu là
vấn đề vô cùng quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm.
Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạ giá
thành sản phẩm và trong một chừng mực nào đó việc giảm mức tiêu hao nguyên vật
liệu còn tiết kiệm được nguồn tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt dần, là cơ sở để tăng
sản phẩm xã hội.
2. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu
Trong điều kiện hiện nay nền sản xuất ngày càng mở rộng và phát triển trên cơ
sở thoả mãn nhu cầu vật chất và văn hoá của cộng đồng xã hội. Việc sử dụng nguyên
vật liệu tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả ngày càng được coi trọng. Do vậy công tác
quản lý là yêu cầu tất yếu của mọi phương thức sản xuất. Xã hội ngày càng phát triển,
nhu cầu của xã hội ngày càng cao đòi hỏi sản phẩm tiêu thụ nhiều hơn, chất lượng cao
hơn, đa dạng về mẫu mã chủng loại về màu sắc. . Chính vì vậy mà vật liệu cấu thành
nên sản phẩm cũng phải không ngừng được nâng cao về chất lượng và chủng loại.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay các ngành sản xuất chưa đáp ứng đầy đủ
nguyên vật liệu cho yêu cầu sản xuất, do đó yêu cầu công tác quản lý vật liệu phải toàn
diện ở tất cả các khâu từ thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu.
- ở khâu thu mua: Mỗi loại vật liệu có tính chất lý hoá khác nhau, công dụng

khác nhau, mức độ và tỷ lệ tiêu hao khác nhau do đó thu mua phải làm sao cho đủ số
lượng, đúng chủng loại, phẩm chất tốt, giá cả hợp lý, chỉ cho phép hao hụt trong định
mức. Đặc biệt quan tâm tới chi phí thu mua làm hạ thấp chi phí nguyên vật liệu một
cách tối đa.
- ở khâu bảo quản: Cần đảm bảo theo đúng chế độ quy định, phù hợp với tính
chất lý hoá của mỗi loại nguyên vật liệu, phù hợp với quy mô tổ chức của doanh
nghiệp, tránh lãng phí.

- ở khâu dự trữ: Doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tối đa, tối thiểu
để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường, không bị ngừng trệ,
gián đoạn do không cung cấp kịp thời, không dự trữ quá nhiều gây ứ đọng vốn.
- ở khâu sử dụng: Cần phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất
dùng và sử dụng nguyên vật liệu.Phải xây dựng được hệ thống định mức tiêu hao
nguyên vật liệu cho từng chi tiết, từng công đoạn và phải không ngừng cải tiến hoàn
thiện để đạt tới các định mức tiên tiến.
3.Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu
Kế toán nguyên vật liệu là việc ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình
thu mua, vận chuyển, bảo quản, nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu. Để thực hiện
được chức năng giám đốc và là công cụ quản lý kinh tế, kế toán nguyên vật liệu cần
phải làm tốt các công việc sau:

- Tổ chức đánh giá, phân loại vật liệu phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu quản
lý thống nhất của nhà nước và yêu cầu quản trị.
- Tổ chức chứng từ, tài khoản sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế toán
hàng tồn kho của doanh nghiệp để ghi chép, phân loại tổng hợp được số liệu về tình
hình hiện có và sự biến động tăng giảm của vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất,
cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Thực hiện việc phân tích, đánh giá tình hình cung cấp, dự trữ và sử dụng
nguyên vật liệu trong doanh nghiệp để phát huy những mặt tích cực, khắc phục những
mặt còn hạn chế để không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý.

II. Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại công ty
1.Đặc điểm nguyên vật liệu của công ty .
Khác với các doanh nghiệp sản xuất khác, sản phẩm của Công ty cổ phần sản
xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội có những nét rất riêng biệt, là doanh nghiệp mà ngành
hàng chủ yếu là phục vụ cho ngành y tế nên sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại
giường bệnh nhân Inox, tủ thuốc, tủ đầu giường Do vậy, nguyên vật liệu công ty sử
dụng chủ yếu là các loại Inox ( ống, lá, băng ); các loại ốc vít, que hàn, a xít tẩy
Các loại nguyên vật liệu của công ty có loại rất cồng kềnh, mặt bằng của công
ty lại hạn hẹp do vậy khó khăn trong việc bảo quản, phải nhập làm nhiều lần. Điều này

đòi hỏi công ty phải tính toán một cách chi tiết, chính xác nhu cầu về nguyên vật liệu
để tổ chức thu mua kịp thời đảm bảo cung ứng đầy đủ cho sản xuất.
Trong giá thành sản phẩm của công ty, chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ
trọng khá lớn ( khoảng 60 - 65%), vì thế nên chỉ một biến động nhỏ về chi phí nguyên
vật liệu cũng làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Do vậy phải tổ chức quản lý tốt
nguyên vật liệu, xây dựng định mức tiêu hao cho từng chi tiết sản phẩm để sử dụng
nguyên vật liệu tiết kiệm và có hiệu quả.
Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu được mua từ các nguồn hàng trong nước
với các bạn hàng ổn định thường xuyên có uy tín như công ty Đông á, công ty Hoàng
Vũ, cửa hàng Inox Vinh Vượng Đây là một thuận lợi cho công ty trong việc thu
mua, cung ứng nguyên vật liệu.
2.Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu.
2.1.Phân loại:
ở Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội nguyên vật liệu phân loại
căn cứ vào công dụng của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Theo
cách phân loại này nguyên vật liệu của công ty được chia thành:
- Nguyên vật liệu chính : Là đối tượng chủ yếu của công ty khi tham gia vào
quá trình sản xuất, nguyên vật liệu chính là cơ sở chủ yếu để cấu thành nên thực thể
của sản phẩm. Bao gồm các nguyên vật liệu sau: Inox lá băng, Inox lá, Inox hộp
vuông, Inox tròn Trong mỗi loại lại chia thành nhiều thứ khác nhau:

Inox lá : Lá 0.8ly x 1m22 x 2m44; Lá 0.6 ly x 1m22 x 2m44
Inox hộp vuông: hộp 25x60 x1,2x6m; hộp 30 x 60 x 1,2 x 6m


- Nguyên vật liệu phụ : Bao gồm nhiều loại khác nhau, tuy không cấu thành nên
thực thể sản phẩm song vật liệu phụ có những tác dụng nhất định rất cần thiết cho quá
trình sản xuất như: ốc vít, bánh xe các loại, que hàn

- Nhiên liệu: bao gồm xăng, dầu, a xít tẩy mối hàn.

Phụ tùng thay thế là các chi tiết phụ tùng dùng cho máy móc như galê, vòng bi, dây cu

roa
2.2.Đánh giá nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu mua ngoài được doanh nghiệp đánh giá theo giá thực tế.
Đối với nguyên vật liệu nhập kho:
Giá thực tế vật liệu nhập kho của công ty là giá mua chưa có thuế GTGT + chi
phí liên quan (thu mua, vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản . . .) trừ các khoản giảm trừ (nếu
có).
Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: Là giá vật liệu xuất kho
cộng với chi phí gia công theo hợp đồng cộng chi phí vận chuyển từ công ty tới nơi
thuê gia công và từ nơi thuê gia công về công ty.

Đối với nguyên vật liệu xuất kho:
Công ty tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ
Trị giá vật liệu xuất kho = Số lượng NVL xuất kho x Đơn giá bình quân

Giá thực tế VL tồn đầu kỳ + Giá thực tế VL nhập trong kỳ
Đơn giá bình quân =
Số lượng VL tồn đầu kỳ + Số lượng vật liệu nhập trong kỳ

3.Các chứng từ sử dụng và qui trình luân chuyển chứng từ.
3.1 Các chứng từ sử dụng:
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá
- Phiếu nhập kho thuê ngoài gia công chế biến
- Phiếu xuất kho thuê ngoài gia công chế biến
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư
- Hoá đơn giá trị gia tăng

3.2 Thủ tục nhập xuất và chứng từ sử dụng:
3.2.1.Trường hợp nhập kho nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu của công ty được hình thành từ hai nguồn là mua ngoài và thuê
ngoài gia công chế biến ( mua ngoài là chủ yếu).
a.Đối với nguyên vật liệu mua ngoài nhập kho.
Nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong giá trị của sản phẩm vì vậy khi
tiến hành mua vật liệu về để sản xuất ra sản phẩm thì trước khi nhập kho cần phải
được kiểm nghiệm thật chặt chẽ để xác định số lượng, chất lượng và qui cách thực tế
của vật liệu.
Công tác kiểm nghiệm được tiến hành bởi một ban chuyên trách thuộc phòng
kỹ thuật và thủ kho vật tư. Cơ sở để kiểm nhận là hoá đơn của người cung cấp và hợp
đồng mua hàng (Trường hợp chưa có hoá đơn phải căn cứ vào hợp đồng mua hàng để
kiểm nhận). Trong quá trình kiểm nhận vật liệu nhập kho nếu phát hiện vật liệu thừa,
thiếu hoặc sai qui cách, kém phẩm chất ghi trong hợp đồng phải lập biên bản, xác định
rõ nguyên nhân. Nếu đã xác định rõ nguyên nhân do người cung cấp công ty có thể
yêu cầu người cung cấp giảm giá hoặc có thể từ chối không nhận số nguyên vật liệu
đó. Sau khi kiểm nhận các thành viên của ban kiểm nhận phải lập "Biên bản kiểm
nghiệm vật tư ", trên cơ sở của biên bản kiểm nghiệm vật tư, hoá đơn bán hàng của
người cung cấp, phòng Kế hoạch vật tư sẽ lập phiếu nhập kho vật tư. Phiếu nhập kho

vật tư lập thành 3 liên :
Liên1: Lưu tại phòng Kế hoạch vật tư
Liên 2: Giao cho thủ kho để ghi vào thẻ kho theo chỉ tiêu số lượng và chuyển
lên cho phòng kế toán.
Liên 3: Dùng để thanh toán ( giao cho người cung cấp)
Trên phiếu nhập kho phải có đầy đủ chữ ký của các bộ phận liên quan, các loại vật liệu
mua về nhập kho theo đúng kho đã qui định.
Ví dụ 1: Ngày 3/1/2007 công ty mua vật liệu của công ty Inox Tiến Đạt và nhận
được các chứng từ sau:

Biểu1: Hoá đơn (GTGT) Mẫu số 01 GTKT-3LL
Liên 2: Giao cho khách hàng CD/00-B
Ngày 3 tháng 1 năm 2007
N0: 096196
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Inox Tiến Đạt
Địa chỉ: Thanh trì - Hà Nội Số tài khoản: 4311.02007102768
Ngân hàng: EXIM BANK Hà Nội
Điện thoại: 046757180 MST:
0 1 0 0 7 4 4 2 9 9 - - - 1

Họ tên người mua hàng: Hoàng Văn Tú
Đơn vị: Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội
Địa chỉ: 20 Bích Câu- Hà Nội Số TK:710A-00130


Số tiền bằng chữ: (bảy mươi tám triệu saú trăm bốn mươi ngàn sáu trăm bảy mươi
đồng).
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên)
Số

TT
Tên hàng hoá dịch vụ tính Số lượng

Đơn giá
(Đồng)
Thành tiền
(Đồng)
A B C 1 2 3=1x2
1 Inox USU 304 0,4 ly x1020x cuộn kg 584,4 41429 24.211.107
2 Inox USU 304 0,6 ly x 1020 x cuộn kg 240,2 36.429 8.750.245

3 Inox vuông 22x22x1,2ly x6m kg 526 41.419 21.791.654
4 Inox vuông 30x60 x1,2ly x6m kg 210 42.857 8.999.970
5 Inox f 31,8 x1,2ly x6m kg 300 37.143 11.142.900

Cộng tiền hàng 74.895.876

Thuế suất thuế GTGT 5%: Tiền thuế GTGT 3.744.794

Tổng cộng tiền thanh toán
78.640.670



Biểu 2:
Cty SX& DV cơ điện Hà Nội Mẫu số 05-VT
Theo QĐ 15/2006/QĐ - BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ
trưởng BTC


Biên bản kiểm nghiệm vật tư
Ngày 4 tháng 1 năm 2007
Số: 001
Căn cứ vào Hoá đơn số 096196 ngày 3/1/2007 của công ty TNHH Inox Tiến
Đạt. Ban kiểm nghiệm gồm:
Bà : Đỗ Sinh Hậu- Phòng kỹ thuật - Trưởng ban.
Ông: Nguyễn Ngọc Quang- Phòng kỹ thuật- uỷ viên
Bà: Đỗ Thị Nụ - Thủ kho - uỷ viên.
Đã kiểm nghiệm các loại vật tư sau:
Stt Tên, nhãn hiệu,
qui cách vật tư

số
Phương
th
ức kiểm
nghiệm
ĐV
tính
SL theo
hoá đơn
Kết quả kiểm
nghiệm
Ghi
chú

Sl
đúng
QCPC
Sl không

đúng
QCPC
1 InoxSUS 304
0,4ly x 1020 x
cuộn
Cân ,đo kg 584,4

584,4 Không
2 Inox SUS 304 0,6
ly x 1020 x cuộn
nt kg 240,2 240,2

Không


3 Inox vuông
22x22x1,2ly x6m
kg nt Kg 526 526 Không
Inox vuông 30x60
x1,2ly x6m
kg nt Kg 210 210 Không
Inox f 31,8 x1,2ly
x6m
kg nt kg 300 300 Không


ý kiến của ban kiểm nghiệm: Vật tư đạt chất lượng độ bóng BA đúng qui cách,
phẩm chất
Đại diện kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban




Biểu 3:
Cty SX và DVCơ Điện Hà Nội Mẫu số 01-VT
Phiếu nhập kho
Ngày 4 tháng 1 năm 2007 Số: 01
Họ tên người giao hàng: Công ty TNHH Tiến Đạt Nợ: 152
Theo biên bản kiểm nghiệm số 01 ngày 4 tháng 1 năm 2007 Có: 112
Nhập tại kho: vật tư kim khí

STT

Tên, nhãn hiệu, qui
cách phẩm chất

số
ĐV
tính
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Theo H đơn

T.nhập
1
Inox USU304 0,4lyx
1020x cuộn
01
kg

584,4


584,4

41429 24.211.107
2
Inox USU 304
0,6lyx 1020x cuộn
02
kg

240,2 240,2 36.429 8.750.245
3
Inox vuông
22x22x1,2ly x6m
03 kg 526 526 41.419 21.791.654
4
Inox vuông 30x60
x1,2ly x6m
04 kg 210 210 42.857 8.999.970
5
Inox f 31,8 x1,2ly
x6m
05 kg 300 300 37.143 11.142.900
Tổng 74.895.876

Số tiền bằng chữ: bảy mươi bốn triệu tám trăm chín mươi năm ngàn tám trăm
bảy mươi sáu đồng.
Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Thủ trưởng đơn vị
(Ký,ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ
họ tên)







×