Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cách nhận lời mời làm việc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.16 KB, 3 trang )

Cách nhận lời mời làm việc
Lấy thư Mời làm việc
Thư mời làm việc cần bao gồm tất cả những điều khoản quan trọng của công
việc và những nghĩa vụ của bạn đối với công ty. Thậm chí nếu như bạn đã
có chút ít thời gian để suy nghĩ về lời mời và bạn bảo đảm với công ty rằng
bạn sẽ nhận lời mời đó, bạn vẫn nên yêu cầu một lá thư mời làm việc. Hãy
chắc rằng chức danh công việc, lương, và những lợi ích thích hợp hoặc hoàn
thiện những gì bạn đã có trong đầu khi bạn nói rằng bạn sẽ nhận nó. Nếu
như bạn vẫn chưa nhận được thư mời, hãy lập tức liên lạc với công ty và cho
họ biết là bạn thiếu thứ gì.
Biết những gì bạn sẽ làm
Hãy chắc rằng bạn hiểu rõ trách nhiệm công việc của mình. Hãy hỏi một bản
mô tả công việc bao gồm tất cả những trách nhiệm của bạn. Điều này sẽ giúp
bạn hiểu được vị trí và những mong đợi – và tiếp theo đó, nếu bạn vượt quá
những yêu cầu cho vị trí công việc, nó sẽ cho bạn đòn bẩy nào đó để thương
lượng.
Bạn cũng nên cố gắng hiểu xem công việc của bạn sẽ phù hợp với công ty
một cách toàn diện như thế nào. Bạn có làm việc với những người ở các
phòng ban khác không? Ở đó có cơ hội để thăng tiến không? Điều gì sẽ xảy
ra nếu như bạn bắt đầu trong lĩnh vực quan hệ cộng đồng nhưng sau đó lại
thích thú làm một việc gì đó liên quan đến kinh doanh? Điều đó có vẻ linh
động nhiều lắm không?
Nếu như bạn được mời làm việc để thay thế ai đó, có lẽ bạn sẽ muốn hỏi
chuyện gì đã xảy ra với người làm trước. Nếu giám đốc tuyển dụng không
trả lời bạn hoặc tỏ vẻ không thoải mái, đây có thể là động cơ để bạn quan
tâm.
Hiểu bản chất của công việc
Hãy chắc rằng bạn biết mình muốn gì. Hãy nhớ rằng một công việc không
phải là một cuộc hẹn, bạn không nên đồng ý lời mời và xem điều gì sẽ xảy
ra. Cho dù bạn xem đó là một cách để trả tiền thuê nhà hoặc xem nó như một
bước nền tảng của con đường sự nghiệp, chấp nhận một công việc mà bạn


không chắc chắn tức là bạn yêu cầu gặp được rắc rối đấy.
Hãy chắc rằng bảng mô tả công việc lôi cuốn bạn và phục vụ cho những
mục tiêu của bạn, chứ không phải của công ty mà thôi. Từ chối một việc gì
đó dẫu sao vẫn tốt hơn kết thúc một tình huống mà bạn dần dần cảm thấy hối
tiếc.
Hãy gặp gỡ đồng nghiệp
Bạn cũng nên cố gắng gặp gỡ những người mà bạn sẽ cùng làm việc từ ngày
này sang ngày khác. Có thể bạn sẽ có mối quan hệ tốt đẹp với giám đốc
tương lai của bạn, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như những người có vị trí
ngang với bạn rất hay ganh đua, đáng chán và không thân thiện? Hãy nói
chuyện với đồng nghiệp tương lai trước khi quyết định.
Hãy tìm ra giờ làm việc
Nhiều người chấp nhận làm việc mà không biết rằng thời gian nào mình sẽ
cần phải tận tuỵ với công việc. Hãy hỏi những nhân viên mà bạn gặp xem
theo tiêu chuẩn là bao nhiêu tiếng đồng hồ trong tuần. Ở nhiều vị trí, người
ta sẽ muốn bạn làm việc 50 giờ mỗi tuần và bạn nên biết trước điều đó. Nếu
không, cả bạn lẫn công ty sẽ bị thiệt thòi khi bạn nghỉ việc sau một tháng
đào tạo.
Đối với các kỳ nghỉ, thỉnh thoảng hai tuần có nghĩa là mười ngày chứ không
phải là mười bốn ngày. Hãy chắc rằng bạn rõ ràng mọi chuyện. Nếu như bạn
phải dự một buổi tiệc cưới nào đó vào tháng tới, hãy thương lượng trước khi
bạn được chấp nhận. Một lần nữa, hãy lấy chấp thuận của công ty bằng văn
bản.
Hãy tưởng tượng bạn sẽ như thế nào nếu chấp nhận công việc
Khi đánh giá những lời mời làm việc, hãy dành thời gian để bảo đảm rằng
bạn ra quyết đình vì những lý do phù hợp và chấp nhận công việc mà bạn
muốn làm. Hãy nhớ rằng bằng cách đi trước bản thân và công ty tương lai,
bạn sẽ tiết kiệm được cả thời gian và tiền bạc cho mình đấy. Bạn càng biết
rõ về tình huống mà mình sẽ gặp thì bạn sẽ cảm thấy yêu thích những gì
mình đang làm và gắn bó với vị trí mà bạn đã chọn.


×