Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Uống rượu pha mật động vật doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.11 KB, 4 trang )



Uống rượu pha mật động
vật Tác hại khôn lường

Hàng năm, Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai đều phải cấp cứu những
bệnh nhân ngộ độc các loại mật như mật gấu, mật bò tót, mật cá trắm, mật vịt…
Trong khi từ trước đến nay chưa có nghiên cứu nào chính thống về việc uống mật
hay uống rượu pha m ật động vật nhưng không hiểu tại sao người ta cứ rỉ tai,
truyền miệng nhau pha mật này mật kia vào rượu để uống chữa bệnh, đẹp da, khỏe
“chuyện ấy”… gây ra những ca ngộ độc chết người không đáng có.

Vừa đây lại thêm một trường hợp ngộ độc do uống rượu pha mật lợn phải vào cấp
cứu tại Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai (đây là một trong số 8 trường
hợp ngộ độc do rượu phải nhập viện vào dịp Tết vừa qua). TS.BS. Phạm Duệ –
Giám đốc Trung tâm Chống độc đưa ra lời cảnh báo:Tất cả các loại mật đều độc,
kể cả mật gấu, mật bò tót vì trong thành phần mật có các axít mật có độc tính khá
cao.

Uống nhiều mật sẽ dẫn đến ngộ độc mật với các biểu hiện: buồn nôn, nôn, tiêu
chảy dữ dội, đái ít dần rồi vô niệu do viêm ống thận cấp; vài ngày sau có thể bị
viêm gan nhiễm độc: vàng mắt vàng da, đầy bụng chán ăn, nôn nhiều, nặng hơn
dẫn đến suy gan cấp, hôn mê gan và tử vong nếu không được điều trị tích cực,
đúng cách. Điều trị nhiều khi rất tốn kém với các biện pháp can thiệp kỹ thuật cao,
đắt tiền bao gồm lọc máu, dùng các loại thuốc lợi tiểu liều cao, thậm chí cả thay
huyết tương; giá thành điều trị lên tới hàng trăm triệu đồng.

Nói về việc dùng mật gấu, mật bò tót pha vào rượu trong những buổi tiệc rượu
chiêu đãi nhau của cánh mày râu, TS.BS. Phạm Duệ cho biết, việc này có thể có
ích giúp tiêu thụ khối lượng thức ăn lớn của bữa tiệc đó, đỡ gây cảm giác đầy bụng
vì lượng mật bình thường chỉ giúp tiêu hóa được một khối lượng thức ăn vừa phải.


Các bữa ăn thịnh soạn, quá nhiều thịt có thể khiến chúng ta đầy bụng khó tiêu do
các dịch tiêu hóa trong đó có mật của chúng ta tiết ra không đủ.

Nhưng việc làm đó cũng không nên vì giúp cho con người tiêu thụ lượng thức ăn
quá nhu cầu bản thân, gây tăng cholesterol, mỡ máu, béo phì, tiểu đường… cũng
lại gây hại cho sức khỏe con người. Vả lại, trong dịch mật còn có thể chứa nhiều vi
khuẩn gây bệnh bao gồm cả vi khuẩn gây các bệnh tiêu chảy, thương hàn (E. coli;
Salmonella…). Đó là chưa kể dịch mật chính là con đường đào thải các độc chất
quan trọng; do đó, trong dịch mật có thể chứa rất nhiều độc tố được ăn vào và bài
tiết ra qua đường mật như các kim loại nặng, độc tố nấm độc (amatoxin…), có thể
gây độc cho người uống mật.

“Trong cơ thể mỗi người đều có tuyến mật, tiết ra dịch mật để tiêu hóa thức ăn nên
không cần thiết phải uống thêm mật cho dù đó là loại mật nào. Điều quan trọng là
phải ăn uống, sinh hoạt hài hòa, rèn luyện sức khỏe bằng các biện pháp dưỡng sinh
như tập yoga, thể dục thể thao đều đặn” – TS. Phạm Duệ nhấn mạnh.

×