Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

9 tình huống khó xử doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.12 KB, 4 trang )

9 tình huống khó xử
Tình huống 1: Đức lang quân của cô bạn thân tỏ ra thô lỗ, khiến bạn bực
mình
Giải pháp: Bạn không nên than phiền với cô ấy vì điều đó có thể làm mất
tình bạn. Rút kinh nghiệm, hãy hẹn gặp cô ấy ở những nơi mà anh ta không
thể đi chung, chẳng hạn như tiệm làm tóc.
Nếu bạn thấy mức độ nghiêm trọng thì có thể nói khéo với cô ấy. Chỉ nên
bày tỏ sự lo lắng cho bạn mình hơn là chê bai người chồng.
Tình huống 2: Món quà cô ấy tặng bạn luôn đắt tiền hơn quà bạn tặng cô ấy
Giải pháp: Một người bạn thực sự sẽ không quan tâm vấn đề đó. Vì vậy, bạn
không cần từ chối những món quà đắt tiền. Hãy đón nhận một cách vui vẻ,
nhã nhặn và tặng lại những gì trong khả năng của bạn.
Tình huống 3: Cô ấy đưa ra những lời khuyên không cần thiết
Giải pháp: Bạn có thể tỏ thái độ ngay hay đợi đến khi bình tĩnh lại. Điều
quan trọng là phải nói rõ rằng kiểu góp ý của cô ấy khiến bạn khó chịu. Tuy
nhiên, cách nói phải nhẹ nhàng: "Mình hiểu bạn lo lắng cho mình. Nhưng
mình cảm thấy bị xét đoán khi bạn đưa ra lời khuyên. Mình cần bạn lắng
nghe mình hơn là phân tích quyết định của mình".
Tình huống 4: Cô ấy chê bai chồng con bạn
Giải pháp: Trước tiên, hãy nghĩ rằng đó chỉ là sự vô tình. Nhưng nếu bạn để
cho những lời chê bai sỗ sàng đó tiếp diễn. Chúng sẽ ăn mòn tình bạn của
hai người. Hãy có một buổi trò chuyện riêng, cho cô ấy biết rằng dù không
cố ý, nhưng những nhận xét của cô ấy làm bạn bị tổn thương.

Tình huống 5: Cô bạn quá cậy dựa vào bạn
Giải pháp: Thay vì làm giúp, bạn nên tạo điều kiện, phương tiện để cô ấy tự
giải quyết công việc của mình. Hãy bắt đầu bằng cách để cô ấy lập chương
trình cho kế hoạch đi chơi. Cuối tuần hãy tự chọn màu son ưa thích Dù kết
quả thế nào, bạn hãy cổ vũ và góp ý khéo léo. Cô ấy sẽ nhận ra cô ấy có thể
tự làm được.
Tình huống 6: Bạn không đồng tình với một quyết định quan trọng của cô


ấy
Giải pháp: Bạn hãy xác định cô bạn có thực sự muốn nghe những lời khuyên
của bạn hay không.
Ngay cả khi cô ấy yêu cầu, bạn cũng đừng hấp tấp vì có thể cô ấy chỉ muốn
khẳng định lại quan điểm riêng của mình. Thay vào đó, nên đặt những câu
hỏi "chiến lược" thể hiện sự quan tâm của bạn và dò biết chủ ý của cô ấy.
Tránh những câu hỏi tạo áp lực.
Tình huống 7: Cô ấy ganh đua với bạn
Giải pháp: Khi cô bạn khoe khoang thành tích của con cô ấy, bạn nhận ra
rằng cô ấy có ý nói con bạn kém cỏi hơn. Hãy nhắc mình rằng điều đó giúp
cả hai cùng phấn đấu và vui vẻ đưa ra những nhận định khách quan, đại loại
như: "Các con của chúng ta lớn nhanh quá so với tuổi của chúng"
Tình huống 8: Cô ấy luôn ca cẩm về những vấn đề cũ rích
Giải pháp: Là một người bạn tốt, bạn nên tỏ ra quan tâm, lắng nghe. Tuy
nhiên, nếu cảm thấy mình bỗng trở thành một chuyên viên tâm lý bất đắc dĩ
thì bạn cần giúp cô ấy thay đổi.
Trong các cuộc trò chuyện, hãy giới hạn thời gian nghe cô ấy than vãn trong
vài phút. Kế đến, hãy đi ngay vào vấn đề bằng cách hỏi lý do khiến cô ấy
bức xúc.
Sau đó, nên chuyển cuộc nói chuyện sang hướng tích cực. Hãy hỏi han về
những lĩnh vực cô ấy đang có sự tiến triển tốt, chẳng hạn như công việc hay
giải thi năng khiếu gần đây của con cô ấy. Như vậy bạn có thể đi vào chủ đề
mới vui vẻ hơn mà cô ấy cũng không thể trách rằng bạn là người thờ ơ, vô
tình.
Tình huống 9: Cô ấy hỏi vay bạn một món tiền lớn
Giải pháp: Người ta thường nói: "Không gì có thể chấm dứt tình bạn nhanh
bằng việc cho vay tiền". Vì thế, bạn phải xem xét cẩn thận lý do vay tiền của
cô bạn, đồng thời gợi ý thời gian hoàn trả cụ thể. Nếu bạn thực sự không
muốn cho vay, hãy tìm những lý do thật khéo léo như bạn vừa phải đầu tư
vào một việc nào đó rất quan trọng. Cũng nên gợi ý cho cô ấy cách khác như

vay ngân hàng

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×