Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Cong tac quan ly to chuyen mon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.32 KB, 9 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐAM RÔNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
************************ oOo
Số___/HD – GD Đạ m’rông,ngày tháng năm 2004.
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
Kính gửi: Đ/c………………………………………………………………
Thực hiện kế hoạch năm học 2003 – 2004 của trường THCS Đầm Ròn về việc tăng
cường quản lý – chỉ đạo – giúp đỡ các Tổ trưởng chuyên môn thực hiện tốt các nhiệm
vụ,chức năng của tổ,góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học trong nhà trường.BGH
nhà trường hướng dẫn triển khai một số nội dung cần thiết trong công tác quản lý hoạt
động của tổ chuyên môn,cụ thể như sau :
I- THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN:
1.Nội dung công tác – quản lý của tổ trưởng chuyên môn:
Tại khoản 2- Điều 14- Điều Lệ trường Trung học đã qui đònh các nội dung công tác
quản lý của tổ trưởng chuyên môn, cụ thể là:
a/ - Quản lý hoạt động dạy và học của tổ viên theo đúng qui đònh, chế độ của Bộ GD &
ĐT.Gồm:
- Quản lý việc soạn giáo án và các giờ dạy theo PPCT ,theo các hướng dẫn về nội dung,
phương pháp của từng môn học .Chú ý thực hiện nội dung chương trình các lớp thay
sách hiện nay.
- Quản lý giờ dạy là bao gồm cả việc quản lý thực hiện ngày công, giờ công một cách
nghiêm túc.
- Quản lý việc thực hiện các HSSS chuyên môn khác theo qui đònh của nhà trường,của
nghành.
- Quản lý việc kiểm tra,chấm bài ,cho điểm,đánh giá xếp loại học sinh.
- Quản lý việc phụ đạo học sinh yếu kém,bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Quản lý việc làm đồ dùng dạy học,sử dụng các thiết bò sẵn có của nhà trường.
b/ Quản lý việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ tay nghề ,trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của tổ viên,bao gồm:


- Quản lý việc tham dự các lớp bồi dưỡng do nhà trường hoặc cấp trên tổ chức.
- Quản lý việc dự giờ trao đổi kinh nghiệm trong nội bộ trường ,theo đònh mức của
trường.
- Quản lý việc đăng kí đề tài tự học , tự đọc tham khảo.
- Quản lý việc đúc kết kinh nghiệm trong công tác giáo dục và giảng dạy .
c/Quản lý công tác thi đua , khen thưởng , kỷ luật trong tổ.
2.Phương hướng và biện pháp quản lý của tổ chuyên môn:
Từ các chức năng trong công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn,tổ trưởng cần
thực hiện tốt các nội dung sau:
a/Phải căn cứ vào những nhiệm vụ công tác của tổ,căn cứ vào kế hoạch chung của nhà
trường và hoàn cảnh thực tiễn của tổ để xây dựng được kế hoạch công tác của chuyên
môn.
b/Sau khi đã có kế hoạch,cần tìm cách tổ chức thực hiện cho tốt.
Để tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra ,Tổ trưởng cần tích cực suy nghó ,vạch ra
được những công việc phải làm hàng tháng ,hàng tuần.
- Cần kiểm điểm những việc đã làm được,chưa làm được và những công việc cần rút
kinh nghiệm.
- Cần sinh hoạt tổ có nề nếp,có nội dung ,chất lượng để tập hợp ý kiến và sự đoàn kết
cộng đồng trách nhiệm trong tổ.
C/ Song song với quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch,cần tích cực thực hiện kế
hoạch,tích cực thực hiện chức năng chỉ đạo và chức năng kiểm tra.
+ Để thực hiện chức năng chỉ đạo,tổ trưởng cần mạnh dạn phân công,giao việc cho tổ
viên,đồng thời phải thường xuyên quan tâm,giúp đỡ họ thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Để thực hiện chức năng kiểm tra ,cần nắm chắc đối tượng kiểm tra ,nội dung kiểm
tra và phương pháp kiểm tra .
*/ Đối tượng kiểm tra của tổ chuyên môn là:
- Cơ bản là kiểm tra các giáo viên trong tổ.Phải có kế hoạch kiểm tra tất cả mọi người
trong tổ,nhưng cần tập chung vào những khâu yếu để giúp họ điều chỉnh sửa chữa,phấn
đấu vươn lên.
- Có thể kiểm tra việc học tập,rèn luyện của học sinh đối với các bộ môn các lớp trong

phạm vi tổ mình phụ trách.
*/ Nội dung kiểm tra :
- Kiểm tra HSSS chuyên môn,trọng tâm là giáo án,sổ điểm, sổ dự giờ.Chú trọng thực
hiện tốt việc duyệt giáo án hàng tuần.
- Kiểm tra giờ dạy:Tiến hành dự các giờ dạy của giáo viên.Với mỗi giáo viên ,tổ trưởng
cần dự giờ các môn,trọng tâm là giáo viên dạy ở nhiều môn,nhiều lớp.Cần dự ở tất cả
các loại hình giờ dạy:Bài mới,luyện tập,ôn tập,thực hành
- Kiểm tra việc thực hiện tiến độ chương trình (tiến độ nhanh - chậm),tính nghiêm túc
trong việc thực hiện chương trình . Có thể nghe báo cáo , có thể kiểm tra trên sổ ghi đầu
bài,lòch báo giảng…
-Kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh làm cơ sở cho việc ra các đề kiểm tra hoăïc đề thi
chung vào cuối kì , cuối năm .
-Ngoài các nội dung kiểm tra nêu trên , căn cứ vào nội dung công tác quản lý của tổ
trưởng,tổ trưởng CM còn cóthể kiểm tra các công tác khác theo yêu cầu của tổ.
*/ Phương pháp kiểm tra :
-Khi kiểm tra chủ yếu là xem xét thực tế công việc cần kiểm tra , nếu có nghe hoặc
xem báo cáo chỉ là tham khảo.
2
-Khi nhâïn xét đánh giá ,kết luận phải dựa vào các qui đònh , qui chế , cần tránh nhận
đònh chủ quan, đánh giá cảm tính của người kiểm tra.
-Nhận xét, đánh giá kết luận phải khách quan , công bằng, phản ánh đúng thực trạng
chất lượng công việc được kiểm tra.
- Trước hết,cần thực hiện tốt các kì kiểm tra do nhà trường ấn đònh ,sau đó tích cực chủ
động thực hiện các kỳ kiểm tra theo yêu cầu và hoàn cảnh của tổ.
- Phải kết hợp giữa kiểm tra đònh kỳ và kiểm tra đột xuất để đánh giá đúng ý thức thực
hiện của tổ viên.
II – THỰC HIỆN VÀ SỬ DỤNG TỐT QUI ĐỊNH VỀ CÁC LOẠI HSSS QUẢN LÝ
CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN.
1.Qui đònh các loại sổ sách : (gồm 6 loại)
- Sổ kế hoạch công tác của tổ.

- Sổ Nghò Quyết của tổ.
- Sổ theo dõi dạy thay của tổ.
- Sổ bồi dưỡng chuyên môn , chuyên đề của tổ.
- Sổ Ghi chép dự giờ,kiểm tra của tổ.
- Sổ chấm công .
2.Hướng dẫn từng loại sổ sách:
a/- Sổ kế hoạch công tác của tổ.
- Trang 1: Danh sách tổ ________Năm học 200 ____ 200
(Danh sách theo mẫu)
stt Họ
Tên
Ngày/thán
g /năm sinh
Quê
quán
Chuyên
môn
đào tạo
Ngày
vào
nghành
Phân công
giảng dạy
CT Kiêm
nhiệm
Đ.kí thi đua Ghi
Chú
- Trang 2 trở đi : KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TỔ
(Gồm các phần sau)
A – Đặc điểm tình hình tổ:

(Nêu những thuận lợi,khó khăn về học sinh,giáo viên trong tổ,trong trường,…những vấn
đề có liên quan).
B – Kế hoạch công tác:
I/Mục tiêu,chỉ tiêu công tác trong năm học:
(Dựa trên các mục tiêu,chỉ tiêu chung của nhà trường,của ngành để xác đònh các mục
tiêu công tác của tổ trong từng tháng,từng kì và trong cả năm học – Về chất lượng dạy
và học ; tỷ lệ lên lớp ; thi tốt nghiệp ; các danh hiệu thi đua ….)
II/ Các biện pháp :
(Dựa trên những nhiệm vụ giải pháp chung của nhà trường để xác đònh các biện pháp cụ
thể của tổ nhằm đạt các mục tiêu công tác đã đề ra.)
III/ Kế hoạch từng tháng:
(Ghi những công việc cụ thể trong tháng,kết quả công tác và những vấn đề cần rút kinh
nghiệm…có thể theo mẫu sau:)
3
Tháng___năm 200
tuần Ngày/thán
g
Nội dung công
việc
Biện pháp
thực hiện
Điều
chỉnh
Kết quả Ghi chú
*Những vấn đề cần rút kinh nghiệm (Cuối kế hoạch tháng)




b/- Sổ Nghò Quyết của tổ.

(Sổ này dùng để ghi biên bản các buổi sinh hoạt tổ:)
c/- Sổ theo dõi dạy thay của tổ.
(Làm theo mẫu)
PHÂN CÔNG DẠY THAY
- Dạy thay GV:_____________________________
- Tuần_____Từ ngày___đến ngày______
Thứ/ngày Tiế
t
Lớp Môn Tên bài dạy Người dạy
Ngày tháng năm 200
Tổ trưởng ký
d/- Sổ bồi dưỡng chuyên môn ,chuyên đề của tổ.
(Dùng để ghi các nội dung bồi dưỡng chuyên môn trong tổ như :Chuyên đề thay
sách;chuyên đề dạy các bài khó;các hoạt động ngoại khoá, thảo luận phương pháp dạy
học mới …)
đ/- Sổ ghi chép dự giờ,kiểm tra của tổ.
(Dùng để ghi chép công tác kiểm tra trong tổ:như kiểm tra giáo án,kiểm tra các loại
HSSS,dự giờ kiểm tra khảo sát chất lượng…)
g/- Sổ chấm công .
(Dùng để chấm công hàng ngày của tổ viên trong tổ. Có phần để theo dõi tổ viên thực
hiện giờ giấc làm việc như đi muộn;bỏ tiết…)
III – MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC
1.Các tổ trưởng chuyên môn cần có biện pháp hướng dẫn, khuyến khích giáo viên cải
tiến để kiểm tra theo hướng trắc nghiệm khách quan, khuyến khích phương pháp dạy
học theo nhóm, ngoại khoá…
4
2.Các tổ trưởng cần mạnh dạn chỉ đạo các nhóm bộ môn trong tổ mạnh dạn ,tự khắc
phục khó khăn,có sáng tạo… để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Công tác quản lý của tổ trưởng chuyên môn có vai trò quan trọng trong việc xây
dựng đội ngữ giáo viên ngày càng trưởng thành về trình độ tay nghề và chuyên môn

nghiệp vụ,góp phần có tính chất quyết đònh vào việc nâng dần chất lượng dạy và học
trong nhà trường.
Ban Giám Hiệu nhà trường mong mỗi đồng chí tổ trưởng chuyên môn mạnh dạn
,dám nghó dám làm ;có ý kiến đề xuất để đưa hoạt động của tổ ngày càng đi vào nề
nếp,thực sự thực hiện tốt chức năng công tác của tổ đã được quy đònh trong Điều Lệ
trường Trung Học.
Nơi nhận HIỆU TRƯỞNG
-Các tổ trưởng CM
thực
-Các đ/c trong BGH
Hiện
-Phòng GD Lạc Dương
(Báo cáo)
- Lưu VP trường.
5
PHÒNG GIÁO DỤC ĐAM RÔNG
TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG
**************************
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CÔNG TÁC HÀNG THÁNG
ĐỐI VỚI CB GV- CNV TRONG NHÀ TRƯỜNG

I.ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN:
Việc đánh giá xếp loại công tác hàng tháng được tiến hành theo 4 mức sau:
1.LOẠI TỐT(A)
Là những giáo viên đạt đủ 6 tiêu chuẩn sau:
a. Thực hiện tốt các quy đònh về giữ gìn phẩm chất,uy tín,danh dự của nhà giáo.thể hiện
là một nhà giáo văn hoá.
b. Thực hiện tốt các quy đònh về chế độ làm việc.Tham gia đầy đủ các ngày giờ công
lên lớp,các buổi họp và các buổi sinh hoạt tập thể khác (Không nghỉ buổi nào)
c. Thực hiện tốt các HSSS qui đònh,được xếp loại tốt qua lần kiểm tra HSSS trước đó

gần nhất do BGH hoặc tổ trưởng kiểm tra.Dự được 4 giờ trong tháng.
d. Các giờ thực tập thao giảng ,các giờ dạy do BGH hoặc tổ trưởng kiểm tra được xếp
loại khá trở lên.
e. Nếu là chủ nhiệm lớp : trong tháng không có học sinh bỏ học.
f. Tích cực tham gia các hoạt động của công đoàn và đoàn đội.Thực hiện tốt các nội quy
– quy đònh trong khu tập thể giáo viên.Tham gia đầy đủ và tích cực trong mọi công
tác của nhà trường.
2.LOẠI KHÁ(B)
Là những giáo viên đạt các tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn c đạt khá trở lên.Dự được 3 giờ trong tháng.Tiêu chuẩn d đạt yêu cầu trở
lên.
- Tiêu chuẩn b :Trong tháng nghỉ không quá 3 buổi dạy vì việc riêng,hay ốm đau (có xin
phép).Các tiêu chuẩn a;e;f đạt mức khá trở lên.
3.LOẠI ĐẠT YÊU CẦU(C)
Là những giáo viên đạt các tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn c đạt yêu cầu trở lên.Dự được 2 giờ trong tháng. Tiêu chuẩn d đạt yêu cầu
trở lên.
- Tiêu chuẩn b :Trong tháng nghỉ không quá 5 buổi dạy vì việc riêng,hay ốm đau(có xin
phép). Các tiêu chuẩn a;e;f đạt mức trung bình.
4.LOẠI CHƯA ĐẠT YÊU CẦU(D)
6
Là những giáo viên không đạt tiêu chuẩn để xếp vào một trong ba loại nói trên.
II.ĐỐI VỚI CB – CNV
Việc đánh giá xếp loại công tác hàng tháng được tiến hành theo 4 mức sau:
1.LOẠI TỐT(A)
Là những CB - CNV đạt đủ 4 tiêu chuẩn sau:
a. Giữ gìn đoàn kết nội bộ,có nếp sống lành mạnh,góp phần xây dựng uy tín của nhà
trường.
b. Thực hiện tốt quy đònh về giờ giấc làm việc và các quy đònh về chế độ làm việc.Đảm
bảo giờ công trong tháng không nghỉ buổi làm việc nào.

c. Thực hiện tốt nội dung công tác quy đònh theo chức danh công tác .Thực hiện tốt mọi
nhiệm vụ khác được giao.
d.Tích cực tham gia các hoạt động của tập thể công đoàn và các hoạt động tập thể của
nhà trường.
2.LOẠI KHÁ(B)
Là những CB - CNV đạt đủ các tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn b :Giờ giấc làm việc khá.Trong tháng nghỉ không quá 3 buổi vì việc riêng
ốm đau (có xin phép).
- Các tiêu chuẩn a;c;d đạt khá trở lên.
3.LOẠI ĐẠT YÊU CẦU(C)
Là những CB - CNV đạt đủ các tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn b :Giờ giấc làm việ có thể có một số thiếu sót,nhưng trong giờ làm việc
không tự ý bỏ đi làm việc riêng.Trong tháng nghỉ không quá 5 buổi(có xin phép).
- Các tiêu chuẩn a;c;d đạt mức trung bình trở lên.
4.LOẠI CHƯA ĐẠT YÊU CẦU(D)
Là những CB - CNV không đạt tiêu chuẩn để xếp vào một trong ba loại trên.
III.BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1/ Hàng tháng các tổ chuyên môn tiến hành họp vào cuối tháng, để mỗi thành viên
trong tổ tự đánh giá theo các tiêu chuẩn xếp loại nói trên.
- Tập thể tổ bình xét góp ý và kết luận xếp loại.
- Các ý kiến tự đánh giá và các ý kiến góp ý của tổ cùng với kết quả xếp loại được ghi
đầy đủ vào sổ biên bản họp tổ.
2/ Kết quả xếp loại của giáo viên hàng tháng báo cáo với BGH để tổng hợp theo dõi.
3/ Căn cứ vào kết quả xếp loại hàng tháng cùng với việc kiểm điểm cuối kỳ I,cuối năm
học để xếp loại công chức cuối kỳ I,cuối năm và bình xét danh hiệu thi đua.
4/ Trong quá trình thực hiện ,nếu có gì vướng mắc các Tổ trưởng,các CB GV – CNV
trao đổi với Hiệu trưởng để thực hiện tốt các nội dung yêu cầu.

HIỆU TRƯỞNG
7

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
TRÌNH ĐỘ NGHIỆP VỤ VÀ GIỜ DẠY CỦA GIÁO VIÊN

I. CĂN CỨ:
1. Trình độ nắm kiến thức,kỹ năng mà giáo viên cần trang bò và rèn luyện cho học
sinh trong tiết dạy.
2. Trình độ chọn lựa và vận dụng các phương pháp dạy – học phù hợp đặc trưng bộ
môn,sát đối tượng.
3. Hiệu quả các giờ dạy.
II. YÊU CẦU CHO TỪNG LOẠI:
1.Tốt: Xây dựng giờ dạy đảm bảo:
 Tính chính xác của kiến thức,tính lô rích và hệ thống của bài dạy.
 Nội dung kiến thức ,kỹ năng rèn luyện cho học sinh được xây dựng đầy đủ ,hợp
lý,thể hiện rõ được trong tâm.
 Chọn lựa và kết hợp các phương pháp dạy học có hiệu quả cao,giúp học sinh nắm
và vận dụng được kiến thức ,kỹ năng đã dạy,có tác dụng phát huy trí lực học
sinh .
 Học sinh hứng thú trong tiếp nhận tri thức,tích cực tham gia vào việc giải quyết
các tình huống đặt ra trong tiết học.
2. Khá : Xây dựng giờ dạy đảm bảo:
 Tính chính xác của kiến thức,tính lô rích và hệ thống của bài dạy.
 Xây dựng được những nội dung kiến thức và kỹ năng cơ bản.
 Phương pháp giảng dạy hợp lý,phần đông học sinh nắm và vận dụng được kiến
thức, kỹ năng đã dạy,giáo viên có tổ chức và tạo tình huống để học sinh tham gia
làm việc trên lớp.
3.Đạt yêu cầu:
 Xây dựng được đầy đủ các kiến thức và kỹ năng tối thiểu,có thể sai sót nhỏ
nhưng không ảnh hưởng đến việc xây dựng các kiến thức kỹ năng cơ bản cho học
sinh.
8

 Phương pháp giảng dạy không có sai phạm lớn ảnh hưởng đến kết quả tiếp thu
của học sinh.
4.Chưa đạt yêu cầu:
 Có nhiều sai sót nhỏ hoặc có một sai sót nghiêm trọng trong kiến thức – kỹ năng.
 Phương pháp chọn lựa không phù hợp,phần đông học sinh không hiểu bài.
9

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×