Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Trình tự 1 giờ dạy ngữ pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.72 KB, 2 trang )

Trình tự một giờ dạy ngữ pháp
Trong những bài viết trước, chúng đã cùng các bạn cân đo đong đếm những điểm
mạnh – yếu của cả 2 phương pháp dạy: diễn dịch và qui nạp thì ngày hôm nay, chúng
tôi xin được giới thiệu một mô hình thử nghiệm sử dụng phương pháp dạy học qui nạp
trong giảng dạy ngữ pháp.
Nhìn chung, lớp dạy ngữ pháp có thể được tiến hành theo hướng sau:
Bước 1: Bắt đầu với các bài tập, trò chơi, nghe, v.v. nhằm giới thiệu chủ điểm ngữ
pháp.
Ví dụ: Trong giờ dạy Câu điều kiện (loại 1), bạn có thể mở đầu bằng trò chơi “Nếu”
– “Thì” (học viên cầm những mẩu giấy khác nhau có chứa những mệnh đề Nếu hoặc
Thì; nhiệm vụ là phải ghép các mệnh đề đó sao cho tạo thành những câu Nếu –Thì
có ý nghĩa).
Bước 2: Đưa ra các câu hỏi cho học viên nhằm giúp họ nhận diện chủ điểm ngữ pháp
sẽ được học trong buổi học ngày hôm đó.
Bạn đưa ra các câu hỏi tư duy, chẳng hạn như yêu cầu học viên tìm ra điểm chung
giữa những câu, mệnh đề mà họ vừa sử dụng trong trò chơi, yêu cầu học viên dịch
sang tiếng Việt để hiểu được nghĩa cơ bản của những câu, mệnh đề đó, từ đó rút ra
chủ điểm ngữ pháp của buổi học.
Bước 3: Tiếp tục giờ dạy bằng một bài tập khác trọng tâm hơn vào chủ điểm ngữ pháp
đó.
Đây có thể là một bài tập đọc với các câu hỏi và trả lời sử dụng cấu trúc đang được
dạy. Ví dụ một bài đọc hiểu ngắn kèm câu hỏi ở cuối bài do bạn tự thiết kế với tần
suất xuất hiện cao của câu điều kiện loại 1.
Bước 4: Kiểm tra bài làm của học viên, yêu cầu học viên giải thích vì sao lại dùng cấu
trúc đó trong câu trả lời của mình.
Ở bước này học viên sẽ phải tư duy để giải thích cho cách sử dụng chủ điểm ngữ
pháp của mình, từ đó hiểu và nhớ dần được cách dùng và cấu trúc của câu điều
kiện loại 1.
Khi đó bạn có thể giới thiệu, đồng thời kết hợp giải thích thêm,về chủ điểm ngữ
pháp đó thông qua việc chữa lỗi sai của học viên (nếu có).
Bước 5: Kết thúc buổi học, bạn hãy đưa ra một dạng bài tập khác yêu cầu sử dụng chủ


điểm ngữ pháp vừa học một cách chính xác.
Có thể là một bài tập theo dạng điền vào chỗ trống, chia động từ v.v. nhằm giúp học
viên nâng cao kĩ năng sử dụng câu điều kiện loại 1.
Yêu cầu học viên một lân nữa giải thích bài làm của mình.
Bước chốt hạ này sẽ giúp học viên ghi nhớ ở mức độ cao những kiến thức liên quan
đến câu điều kiện loại 1.
Hãy thử áp dụng trình tự này trong giờ dạy ngữ pháp của mình, bạn sẽ thấy thời gian được sử
dụng một cách xứng đáng hơn là chỉ đơn thuần tập trung vào giảng giải cách dùng, cấu trúc
và đưa ra bài tập luyện trong suốt khóa học của mình. Như các bạn có thể thấy, bạn tạo điều
kiện cho học viên tự học hơn là sử dụng phương pháp diễn dịch - từ trên xuống trong lớp học,
cũng là cách tăng cường sự sáng tạo và chủ động trong phương pháp học của học viên hơn.
Với những điểm đáng lưu ý kèm ví dụ trên đây, Chúng tôi chúc các bạn phát huy được thế
mạnh trong giờ lên lớp của mình!

×