Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

TĐ: SƠN TINH - THỦY TINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.46 KB, 2 trang )

Kế hoạch dạy học Lớp Hai
TUẦN 25
Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2010
Tập đọc: SƠN TINH THỦY TINH
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
Bài cũ.
MT: HS đọc trôi chảy và
TLCH nội dung bài : Voi
nhà
ĐD : SGK trang 56
PP: Thực hành, hỏi đáp.
Hoạt động lớp, cá nhân.
GV: Trước khi vào bài mới cô kiểm tra bài cũ, trước hết em
nào nhắc lại cho cả lớp biết tiết trước ta học bài gì?
- 1 HS trả lời bài “Voi nhà”.
-GV: Gọi hai HS nối tiếp nhau đọc bài " Voi nhà "
? Vì sao những người trên xe phải ngủ trong đêm rừng?
(Vì xe bị xa xuống vũng lầy, không đi được)
? Con voi đã giúp họ như thế nào ?
(Voi quặp chặt vòi vào đầu xe, co mình, lôi mạnh)
-GV nhận xét, ghi điểm.
Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 2: (5’)
Giới thiệu chủ điểm, bài
mới
MT: -HS biết được chủ
điểm và tên bài học
HS nắm được sơ lược
cách đọc.
ĐD: Tranh SGK trang


59, phóng to.
PP: Quan sát, hỏi đáp,
thuyết trình.
Hoạt động lớp
Bước 1: Giới thiệu chủ điểm.
GV đính tranh phóng to lên bảng.
- GV: Cả lớp nhìn lên bảng quan sát tranh và cho cô biết tranh
vẽ gì?
-HS quan sát và trả lời: (vẽ núi, sông, biển. nhà, xe, thuyền…)
GV: Bức tranh vẽ cảnh thiên nhiên rất đẹp và hùng vĩ. Bức
tranh này chính là chủ điểm về: Sông biển ta được học trong
tuần 25, 26. .
Bước 2: GV giới thiệu bài.
GV: Vào mùa mưa thì thường xảy ra lũ lụt. Chính vì thế mà
nhân dân ta luôn phải chống đỡ với lũ lụt. Và người xưa đã có
cách giải thích rất độc đáo về hiện tượng này qua câu chuyện
về hai vị thần Sơn Tinh. Thuỷ Tinh. Để hiểu điều đó chúng ta
cùng tìm hiểu qua bài “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”. GV ghi đề
Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 3: (25’)
Luyện đọc
MT: -Biết ngắt nghỉ hơi
đúng, đọc rõ lời nhân vật
trong câu chuyện.
ĐD: SGK trang 60
-Thể câu: Một người là
Sơn Tinh, chúa miền núi
cao, còn người kia là
Thủy Tinh, vua vùng
nước thẳm.

PP: Luyện tập, thực hành,
hỏi đáp.
Hoạt động kết hợp: Lớp, nhóm, cá nhân.
Bước 1: GV đọc mẫu.
HS mở SGK trang 60 lắng nghe GV đọc mẫu và đọc thầm
theo.
Bước 2: Đọc từng câu
- GV giao việc: Các em nối tiếp nhau đọc tưng câu trong bài.
Các em chú ý bạn nào đọc câu đầu tiên thì đọc luôn đề bài và
lời của nhân vật chỉ một bạn đọc. Trong khi bạn đọc cả lớp
theo dõi đọc thầm.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
? Trong bài có từ nào khó đọc, dễ lẫn? (tuyệt trần, cuồn cuộn,
Sơn Tinh, dãy núi, đuối sức)
-HS luyện đọc từ khó. GV uốn nắn giúp các em đọc từ khó.
Giáo sinh: Nguyễn Thị Ngọc Hạnh- Trường Tiểu học Triệu Trung
Kế hoạch dạy học Lớp Hai
VD:
+ tuyệt trần: tiếng trần có âm tr ghép với vần ân. Các em nhớ
để phân biệt vần ân với vần anh để khỏi nhầm lẫn và phát âm
sai.
+ Sơn Tinh: tiếng Sơn có âm S ghép với vần ơn. Các em chú
ý phân biệt âm s với âm x.
+ dãy núi: tiếng dãy có âm d ghép với vần ay, dấu ngã. Các
em chú ý phân biệt dấu ngã và dấu hỏi để phát âm khỏi nhẫm
lẫn.
Bước 3: Đọc từng đoạn trước lớp.
? Bài này chia làm mấy đoạn? HS trả lời: (3 đoạn)
- GV: Cô mời 3 bạn đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài: 3 lượt
+ HS tiếp nối nhau đọc.

GV chú ý kết hợp hướng dẫn ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng.
- GV treo thẻ câu: “Một người là Sơn Tinh,/ chúa miền núi
cao,/ còn người kia là Thủy Tinh,/ vua vùng nước thẳm.//”
- HS đọc phần chú giải sau bài:
- 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
Bước 4: Đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV chia nhóm rồi giao việc: Các em nối tiếp nhau đọc từng
đoạn trong nhóm. Khi hết lượt thì cần thay đổi người đọc.
-GV theo dõi và nhắc nhõ và giúp đỡ các nhóm
-GV nhận xét về hoạt động nhóm.
Bước 5: Thi đọc giữa các nhóm.
- GV giao việc: Mỗi nhón cử ra một bạn đại diện để thi nhau
đọc giữa các nhóm.
-Đại diện nhóm thi đọc.
-Lớp nhận xét, tuyên dương.
Bước 6: Đọc đồng thanh.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
-GV nhận xét. Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 4: (2’)
Củng cố, dặn dò.
MT: Củng cố cách đọc
bài: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
ĐD: SGK trang 60, 61
PP: thuyết trình, thực
hành
Hoạt động cá nhân, lớp.
- Gọi 2 hs đọc lại bài “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương HS học tốt.
- Dặn: Đọc kĩ bài chuẩn bị cho tiết 2.

Nhận xét bài soạn: Bài soạn khá tốt, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, quy trình,
thiết kế theo hướng tổ chức các hoạt động học. Tuy nhiên, có thể giảm bớt các thông tin
không cần thiết đưa vào thiết kế này.
Giáo sinh: Nguyễn Thị Ngọc Hạnh- Trường Tiểu học Triệu Trung

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×