BÀI PHÁT BIỂU
Kính thưa: …………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Thưa quý thầy, cô giáo . Thưa quý phụ huynh và các em HS thân
mến.
Hôm nay ngày 20/11/2004, là ngày hội truyền thống ngày Nhà Giáo Việt
Nam. Trong không khí vui tươi, long trọng và tràn đầy hạnh phúc. Tất cả, các thầy cô
giáo, các em HS, các bậc cha mẹ, các cấp chính quyền đòa phương cùng quý vò đại
biểu đã nhận lời mời về đây, tham dự khá đầy đủ để nhằm ôn lại truyền thống “ Uống
nước nhớ nguồn, Tôn sư trọng đạo” , tôn vinh nghề dạy học. Mặt khác còn để động
viên các thầy, cô giáo nêu cao ý thức trách nhiệm, làm tròn sứ mệnh dạy người vẽ
vang. Thay mặt BGH trường , tôi xin thân ái gửi đến các thầy, cô giáo, các cấp chính
quyền, các bậc phụ huynh và các em HS lời thăm hỏi sức khoẻ và lời chúc mừng tốt
đẹp nhất.
Nhân kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 hôm nay, tôi cùng với các thầy, cô
giáo, quý vò đại biểu, các bậc phụ huynh và các em HS ôn lại ý nghóa của ngày quốc tế
hiến chương các nhà giáo và ngày nhà giáo Việt Nam. Qua ý nghóa đó giúp cho chúng
ta có một cái nhìn nhận sâu sắc về ngày này, từø đó có một ý thức, thái độ như thế nào
để thể hiện lòng biết ơn và thông cảm với những việc làm của các thầy cô của ngày
hôm qua và cả ngày hôm nay đã tận t với nghề, thực hiện thiên chức vẽ vang với sự
nghiệp giáo dưỡng thế hệ trẻ, tạo nguồn nhân lực có trí tuệ cho đòa phương, cho quê
hương, đất nước.
Kính thưa các thầy cô giáo, các cấp chính quyền, quý vò đại biểu, các bậc phụ
huynh và các em HS thân mến !
Cái nôi của ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo là Paris, thủ đô nước
Pháp, tiền thân của nó là tổ chức Liên đoàn Quốc tế công đoàn giáo dục, được thành
lập ở Paris tháng 07 năm 1946. Mục đích tôn chỉ của tổ chức này là đoàn kết giáo giới
đấu tranh bảo vệ các quyền về vật chất và tinh thần của nhà giáo, tôn vinh nghề dạy
học, gây tình cảm quý trọng đối với nhà giáo và nghề dạy học trong XH.
Tại Hội nghò lần thứ I của Liên đoàn hợp ở Vac-sa-va, thủ đô Ba Lan năm 1949,
Liên đoàn Quốc tế công đoàn giáo dục đã công bố bảng Hiến chương các nhà giáo
gồm 15 chương với các nội dung chính sau đây:
1. Khẳng đònh thiên chức vẽ vang của giáo giới, tôn vinh nghề dạy học và người dạy
học.
2. Đấu tranh chống lại các quan điểm và các phương pháp giáo dục lạc hậu, phản dân
chủ, phản khoa học, tiến hành xây dựng một nền giáo dục tiến bộ trong từng quốc gia
và trên toàn thế giới.
3. Đoàn kết, đấu tranh bảo vệ các quyền lợi vật chất và tinh thần của nhà giáo, chống
lại mọi hành vi, mọi biểu hiện miệt thò, coi khinh, bạc đãi đối với nhà giáo và nghề
dạy học.
Năm năm sau kể từ ngày Liên đoàn Quốc tế công đoàn giáo dục công bố bản hiến
chương các nhà giáo tại hội nghò Vác-sa-va vào tháng 2 năm 1953, Công Đoàn Giáo
Dục Việt Nam gia nhập tổ chức Liên đoàn Quốc tế công đoàn giáo dục năm 1957, tổ
chức Liên đoàn Quốc tế công đoàn giáo dục tiến hành hội nghò quốc tế lần thứ 2, từ
ngày 26 đến ngày 30 tháng 08 cũng tại Vac-sa-va với 57 nước tham dự trong đó có
đoàn đại biểu của Công Đoàn Giáo Dục Việt Nam.
Tại hội nghò này, các đại biểu đã nhất trí lấy ngày 20/11 hàng năm làm Ngày Quốc
tế Hiến chương các nhà giáo với tinh thần cơ bản là khẳng đònh thiên chức cao quý của
nhà giáo về nghề dạy học, gây niềm tự hào, ý thức nghề nghiệp trong giáo giới, tình
cảm và lòng biết ơn, sự quý trọng của người học và của XH đối với các nhà giáo trong
sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ cho đất nước, biểu dương tình đoàn kết, hữu nghò của các
nhà giáo trên toàn thế giới, phấn đâú vì một nền giáo dục dân chủ, tiến bộ.
Ở Việt Nam, lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo diễn ra lần đầu tiên
vào 1958 tại một số tỉnh miền Bắc do Công đoàn Giáo dục các cấp đứng ra tổ chức.
Ngày 28 tháng 09 năm 1982, chính phủ Việt Nam ban hành Quyết đònh số 167/HĐBT
lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà Giáo Việt Nam và giao cho Hội Đồng Nhân
Dân, UBND các cấp tổ chức kỷ niệm trọng thể. Quyết đònh nêu rõ: Để ngày 20/11 có ý
nghóa thiết thực, hàng năm các cấp chính quyền và Đoàn thể cần họp để xem xét tình
hình hoạt động và công tác đội ngũ giáo viên ở đòa phương mình, kiểm điểm những
việc đã làm và đề ra những việc cần tiếp tục nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát
huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam. Việc tổ chức ngày 20/11 do UBND
và HĐND các cấp chủ trì có sự phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên. Nhân
dòp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích
Từ đó, Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo trở thành ngày hội lớn không chỉ
của giáo giới Việt Nam mà của toàn thể nhân dân, như là ngày hội tôn vinh người dạy
học và nghề dạy học, ngày hội tỏ lòng biết ơn của các bậc cha mẹ học sinh, của học
sinh, sinh viên và của toàn XH đối với nhà giáo. ]
Kính thưa các thầy cô giáo, các cấp chính quyền, quý vò đại biểu, các bậc phụ
huynh và các em HS thân mến !
Nhìn lại kết quả của những năm qua và hiện tại, với biết bao thay đổi và phát triển
của giáo dục xã nhà nói chung và của ấp Phước Điền nói riêng. Tình hình cơ sở vật
chất, trang thiết bò của trường trước kia so với ngày hôm nay thì có nhiều thay đổi theo
hướng phát triển ngày một khang trang, đầy đủ và hiện đại hơn, đảm bảùo tốt cho công
tác dạy và học của thầy và trò ( năm 1997: 02 phòng học cây dầu lợp tol vách lá, 01
văn phòng cũng là chỗ ở. Nay: 06 phòng lầu, 04 phòng bán cơ bản, 01 khu nhà ở tập
thể)ø. Đội ngũ CB-GV-CNV trường ngày một đông, đầy đủ ở các bộ môn, đào tạo có
bài bản đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn), đội ngũ nhà giáo trẻ đầy nhiệt huyết với sự
nghiệp giáo dục của xã nhà. (Nay có tổng số 28 CB-GV- CNV, bảo vệ, phục vu. Hồi
mới tách trường: 05 GV)ø. Về chất lượng dạy và học cũng có kết quả rất khả quan, chất
lượng học lực và hạnh kiểm năm sau bằng hoặc cao hơn năm trước, số lượng HS giỏi,
giáo viên giỏi các cấp hàng năm đều có, HS tốt nghiệp THCS hàng năm cao, tỉ lệ lưu
ban bỏ học thấp, nhiều năm liền tập thể trường giữ vững vò trí trường Tiên Tiến do cấp
phòng, huyện, sở GD-ĐT tỉnh Bạc Liêu khen.
Có được kết quả tốt đẹp trên, chính là nhờ những người đi trước như: các thầy La
Tu Thắng hiện nay là Trưởng Phòng GD-ĐT TXBL, thầy
Trương chuyển công tác về TP HCM, người cha chú, ông bà
các bậc PHHS có tâm huyết với trường như Bác Trần Thành Nhung hiện là CT hội
CMHS trường ta , sự quan tâm của các vò lãnh đạo Đảng ( chi bộ ấp Phước Điền, chính
quyền đòa phương xã Long Điền Đông chung và riêng) đã bỏ công sức ra để dạy dỗ,
vun đắp nền móng vững chắc cho thế hệ sau nối tiếp đi lên.
Nhân buổi lễ truyền thống hôm nay tôi xin kêu gọi tất cả các thầy giáo, cô giáo các
em HS với sức trẻ của mình, lòng nhiệt tâm với nghề hãy cố gắng thi đua dạy tốt học
tốt, quyết tâm đưa sự nghiệp giáo dục của xã nhà ngày một đi lên để không phụ lòng
mong mỏi của những người đã có công gây dựng mái trường của chúng ta hôm nay.
Sau cùng xin kính chúc quý vò đại biểu được dồi dào sức khoẻ, các thầy, cô giáo,
được nhiều niềm vui và hạnh phúc trong ngày “ tết ” của mình, tiếp tục công tác, tận
tâm phục vụ, vì sự nghiệp GD chung của đất nước, quyết tâm đưa đất nước chúng ta
nhanh chóng đi lên con đường công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Chúc các em HS chăm
ngoan – học giỏi , cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức, vâng lời và làm vui lòng thầy cô,
cha me xứng đáng là người con tương lai của đất nước, trụ cột của nước nhà.
Xin cảm ơn!
HIỆU TRƯỞNG