Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

luận văn nâng cao chất lượng chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực bắc sông hậu, đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 91 trang )













LUẬN VĂN:

Nâng cao chất lượng chương trình phát
thanh cấp tỉnh khu vực Bắc sông Hậu,
đồng bằng sông Cửu Long





MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội hiện đại, thông tin trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với con
người. Thông tin là yêu cầu của đời sống kinh tế - xã hội. Thông tin phát triển cùng với
sự phát triển của xã hội loài người. Nền sản xuất xã hội càng phát triển, trình độ văn minh
càng cao thì nhu cầu thông tin càng lớn về số lượng và đòi hỏi về chất lượng, về tính nhanh
nhạy kịp thời ngày càng cao hơn.
Sự phát triển nhanh chóng, từng phút, từng giờ của các phương tiện thông tin đại


chúng đã góp phần tạo nên một kỷ nguyên thông tin trên toàn cầu. Người ta đón nhận
thông tin từ nhiều chiều và theo những cách thức khác nhau. Trong đó, phát thanh là một
trong những phương tiện truyền thông đại chúng hữu hiệu nhất. Vô tuyến truyền thanh
chỉ mới trở thành công cụ ưu việt cho truyền thông đại chúng các nước công nghiệp vào
cuối những năm 20 và nhất là những năm 30 của thế kỷ XX. Con sóng ngầm mãnh liệt
này vẫn bị xô đẩy bởi hai động lực trên trái đất là sự phát triển công nghiệp hoá và việc
tuyên truyền chính trị hoặc thương mại.
Phát thanh không có được cái già dặn như báo in, không hiện đại, hấp dẫn như
truyền hình, nhưng nó đòi hỏi phải được hiểu ngay tức khắc và can dự trực tiếp vào các
sự kiện chính trị nổi bật. Phát thanh ra đời tạo ra cuộc bùng nổ truyền thông đại chúng lần
thứ hai. Thông tin trên phát thanh không bị giới hạn, ngăn cách bởi hàng rào địa lý, hải
quan… mà ngay lập tức tác động đến hàng triệu người trên khắp hành tinh.
Trước đây, nhiều nhà khoa học đã nhận định, thế kỷ XXI là thế kỷ của phát
thanh. Quả thực, tại Việt Nam, sự phát triển hệ thống phát thanh từ trung ương đến địa
phương đã làm cho đời sống báo chí trong nước ngày càng phong phú và sôi động. Công
nghệ sản xuất các chương trình phát thanh trực tiếp (PTTT) xuất hiện phổ biến trong cả
nước từ những năm 1997 tiếp tục khẳng định phát thanh còn đóng vai trò hết sức quan
trọng trong đời sống xã hội, là phương tiện thông tin - giải trí hấp dẫn có khả năng chia
nhỏ đối tượng công chúng. Một minh chứng cụ thể là trong khi phần đông các tỉnh, thành
chưa thực hiện được các chương trình truyền hình trực tiếp hàng ngày, nhưng phát thanh

của chính địa phương đó lại tổ chức được đều đặn từ 30 phút đến 60 phút trực tiếp trong
ngày như các Đài Hải Phòng, Hà Nội, Ninh Bình, Hà Tây ở phía Bắc và các Đài Lâm
Đồng, Đồng Tháp, Vĩnh Long ở phía Nam.
Bên cạnh chức năng chính là chuyển tải thông tin, hệ thống truyền thông đại
chúng nói chung và phát thanh nói riêng còn có chức năng quan trọng là tuyên truyền và
định hướng tư tưởng tình cảm, hình thành lối sống tích cực trong công chúng. Văn kiện
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định quan điểm: "Phát triển mạnh và nâng cao
chất lượng các hoạt động thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản và phát
hành sách trên tất cả các vùng, chú ý nhiều hơn đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào

dân tộc thiểu số" [17, tr.214].
Trong quản lý hành chính cũng như về vị trí địa lý, đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) gồm 13 tỉnh, thành phố, trong đó có 6 tỉnh Bắc sông Hậu (BSH). Đây là cách
phân chia theo cụm thi đua của hệ thống phát thanh truyền hình (PT-TH) trong cả nước.
Đó là các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Đồng Tháp,
đều nằm ở phía bắc sông Hậu Giang.
Cùng với phát thanh trên cả nước, trong những năm qua, phát thanh các tỉnh khu
vực ĐBSCL, trong đó có các tỉnh BSH, đã có nhiều cố gắng thực hiện chức năng thông
tin - giải trí, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển địa phương. Thế
nhưng, trong xu thế phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông đại chúng
trong cả nước, mặc dù có thế mạnh riêng nhưng phát thanh của các tỉnh này vẫn chưa thể
chiếm ưu thế vượt trội trong khu vực.
Riêng khu vực ĐBSCL, nhờ địa hình bằng phẳng, việc phủ sóng phát thanh và
truyền hình khá thuận lợi. Người dân trong khu vực có thể tiếp cận được chương trình
của nhiều đài địa phương khác nhau. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương trong cả
nước, ở khu vực này truyền hình được quan tâm đầu tư nhiều hơn do thu được nhiều lợi
nhuận qua quảng cáo. Hơn nữa, do có những ưu thế vượt trội trong thông tin nên truyền
hình luôn nhận được sự quan tâm, ưu ái của các cấp các ngành ở địa phương.
Tình hình đó đã khiến cho không chỉ những người trực tiếp lãnh đạo, quản lý ở
các Đài Phát thanh và Truyền hình (PT&TH) mà ngay cả những phóng viên (PV), biên

tập viên (BTV) trực tiếp thực hiện sản xuất chương trình cũng quan tâm đến truyền hình
nhiều hơn mà coi nhẹ phát thanh. Mặc dù cho đến nay, nếu so với các loại hình truyền
thông đại chúng khác, phát thanh vẫn là loại hình có nhiều công chúng nhất, nhưng rõ
ràng điều đó chưa đủ để cho loại hình này tiếp tục phát triển.
Tình hình kể trên đã đặt phát thanh đài tỉnh vào cái thế phải thường xuyên cạnh
tranh để khẳng định sự tồn tại của mình. Tuy nhiên, đến nay đây vẫn đang là một trong
những vấn đề nan giải nhất mà những người làm phát thanh các tỉnh BSH và hầu hết
những người đang làm phát thanh trong cả nước nói chung chưa tìm ra lời giải đáp thỏa
đáng. Làm thế nào để phát thanh tiếp tục phát triển? Bằng cách nào để nâng cao chất

lượng các chương trình phát thanh? Phát thanh các tỉnh BSH sẽ đi theo hướng nào?
Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài "Nâng cao chất
lượng chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực Bắc sông Hậu, đồng bằng sông Cửu
Long" cho luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cùng với nền báo chí cả nước, báo chí khu vực ĐBSCL nói chung và các tỉnh
BSH nói riêng có sự phát triển mạnh mẽ và có nhiều đóng góp quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Tuy nhiên, đến nay chưa có nhiều công
trình nghiên cứu về hoạt động báo chí ở khu vực này.
Trong quá trình khảo sát các tư liệu liên quan để thực hiện luận văn này, chúng
tôi thấy đến nay đã có một số công trình nghiên cứu ít, nhiều có liên quan đến đề tài của
chúng tôi, cụ thể như sau:
Về các công trình nghiên cứu, lý luận, giáo trình đã xuất bản thành sách đã có:
- Cuốn chuyên luận Nghề báo nói của tác giả Nguyễn Đình Lương do Nhà xuất
bản Văn hoá - Thông tin ấn hành năm 1993. Nội dung sách gồm bảy phần, trong đó đã đề
cập một cách tổng quát về đặc trưng, phương pháp, thể tài và những vấn đề thuộc về
nguyên lý, kỹ năng và quy trình nghề báo phát thanh; phát thanh với thính giả v.v
- Tài liệu Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh" của Lois Baird, Trường
Phát thanh Truyền hình và Điện ảnh Ôxtrâylia, do Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) dịch
và lưu hành nội bộ năm 2000.

- Giáo trình Báo chí phát thanh do 13 tác giả ở Phân viện Báo chí và Tuyên
truyền và Đài TNVN viết (do Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin ấn hành năm 2002) có
tổng cộng 20 chương, đề cập một cách khá toàn diện về những vấn đề của phát thanh
Việt Nam hiện đại.
- Sách chuyên luận Sáng tạo tác phẩm báo chí của tác giả Đức Dũng (do Nhà
xuất bản Văn hoá - Thông tin ấn hành năm 2002) có chương 2 đề cập đến vấn đề "Nói và
viết cho phát thanh, truyền hình".
- Chuyên luận: Lý luận báo phát thanh của Đức Dũng (do Nhà xuất bản Văn hoá
- Thông tin ấn hành năm 2003) gồm 9 chương, trong đó đề cập đến những vấn đề của đặc

trưng loại hình và các thể loại báo phát thanh.
- Sách chuyên luận Các thể loại báo chí phát thanh (của V.V. Xmirnôp, Nga),
được Nhà xuất bản Thông tấn dịch và phát hành năm 2004.
- Hai tài liệu: Phát thanh - Truyền thanh nông thôn và Cẩm nang hướng dẫn phát
thanh trực tiếp, (do Ban Địa phương và Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ phát
thanh của Đài TNVN dịch và lưu hành nội bộ) đều đã được tái bản năm 2005.
- Tài liệu: 261 phương pháp đào tạo phát thanh viên và người dẫn chương trình,
(Học viện Truyền thông Bắc Kinh, Đoàn Như Trác biên dịch) đã được Đài TNVN phát
hành năm 2005.
- Giáo trình: Phát thanh trực tiếp, (do GS,TS. Vũ Văn Hiền và TS. Đức Dũng chủ
biên) đã được Nhà xuất bản Lý luận chính trị in và phát hành năm 2007.
Về các luận văn thạc sĩ có đề cập đến những vấn đề của báo chí phát thanh,
truyền hình địa phương phía Nam, đến nay đã có một số công trình nghiên cứu sau:
- Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Lâm Thiện Khanh (thực hiện năm
2003 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Nâng cao chất lượng các tin tức
thời sự sản xuất tại Đài truyền hình Cần Thơ.
- Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Lê Thanh Trung (thực hiện
năm 2004 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Tính thuyết phục và hiệu quả
của truyền hình trực tiếp ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

- Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Dương Thị Thanh Thủy (thực hiện
năm 2005 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Tổ chức sản xuất chương
trình thời sự truyền hình ở Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp.
- Luận văn Thạc sĩ Báo chí của Nguyễn Cẩm Nam (thực hiện năm 2005 tại
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội) có tiêu đề: Tác
động của văn hóa bản địa Nam Bộ trong công tác tổ chức và tiếp nhận chương trình thời
sự, văn hóa - xã hội trên các Đài truyền hình Đông Nam Bộ (2001-2006).
- Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Phạm Thị Thanh Phương (thực hiện
năm 2008 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Hệ thống phát thanh, truyền
hình các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Khóa luận chuyên ngành Báo chí của Nguyễn Văn Bảy, thực hiện năm 2009, với
tiêu đề: Chương trình Thời sự phát thanh Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre, đã đề
cập và phân tích một cách có hệ thống chương trình thời sự phát thanh. Nhưng như tên
gọi của nó, đề tài nghiên cứu này chỉ dừng lại ở phạm vi chương trình thời sự của một
trong số sáu đài tỉnh thuộc khu vực BSH.
Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào trực tiếp đề cập
đến phát thanh cấp tỉnh ở khu vực BSH nói riêng và ở khu vực ĐBSCL nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là chất lượng
các chương trình phát thanh tại các tỉnh thuộc khu vực BSH, được biểu hiện qua các yếu
tố: nội dung, hình thức các chương trình và kể cả về chất lượng kỹ thuật.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi của đề tài được được giới hạn trong hoạt động
sản xuất các chương trình phát thanh tại các đài PT&TH ở 6 tỉnh thuộc khu vực BSH
gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long và Đồng Tháp.
Thời gian khảo sát được giới hạn từ tháng 6.2008 đến tháng 6.2009.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn này là chỉ ra những
mặt thành công, hạn chế và tìm kiếm các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả chương trình phát thanh tại sáu đài cấp tỉnh BSH thuộc khu vực ĐBSCL.

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nêu trên, tác giả luận văn cần
phải hoàn thành những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
+ Khảo sát, nghiên cứu những vấn đề của lý luận báo chí, truyền thông - đặc biệt
là lý luận về báo chí phát thanh để rút ra những luận điểm khoa học phục vụ cho công
việc nghiên cứu, khảo sát thực tế.
+ Khảo sát thực trạng sản xuất chương trình phát thanh tại sáu đài PT&TH cấp
tỉnh khu vực BSH, qua đó khẳng định những thành công, chỉ ra những hạn chế trong các
chương trình phát thanh của từng đài.
+ Tìm hiểu ý kiến của những người đang trực tiếp lãnh đạo, quản lý và đội ngũ
PV, BTV làm phát thanh ở sáu đài cấp tỉnh khu vực BSH.

+ Thăm dò dư luận xã hội đối với công chúng phát thanh ở sáu tỉnh BSH.
+ Bước đầu nêu ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất
lượng các chương trình phát thanh cấp tỉnh của các đài tỉnh BSH, ĐBSCL.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở các đường lối, chủ trương và
các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về báo chí cách mạng Việt Nam. Những
vấn đề cơ sở lý luận báo chí truyền thông nói chung và lý luận báo chí phát thanh nói
riêng cũng được vận dụng như những cơ sở quan trọng trong quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ vận dụng tổng
hợp các phương pháp sau đây:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để hệ thống hóa các vấn đề lý
luận về quan điểm báo chí nói chung và về lý luận báo chí phát thanh nói riêng.
+ Phương pháp khảo sát thực tế được sử dụng để khảo sát thực trạng hoạt động
phát thanh đài tỉnh BSH.
+ Các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh được sử dụng trong
việc xem xét, đánh giá, phân tích các chương trình phát thanh ở các đài khảo sát, từ đó rút
ra những kết luận khoa học cần thiết phục vụ cho các luận điểm được triển khai trong
luận văn.
+ Các phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu được sử dụng đối với

công chúng (khoảng 600 phiếu) và những nhà quản lý, lãnh đạo, các PV, BTV phát thanh
(khoảng 66 phiếu) tại các đài được khảo sát để từ đó thu thập những ý kiến thực tế, cung
cấp cho việc triển khai các luận điểm khoa học cần thiết trong luận văn.
Tất cả các phương pháp nêu trên đều có tác động tích cực và hiệu quả vào kết
quả nghiên cứu.
6. Đóng góp mới của đề tài
Đây là đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên về chất lượng các chương trình phát
thanh ở các đài tỉnh BSH, ĐBSCL.
Việc khẳng định những thành công, hạn chế và qua đó tìm ra nguyên nhân của
những ưu điểm, nhược điểm trong các chương trình phát thanh được khảo sát cùng với

những giải pháp, khuyến nghị được nêu ra cũng là những đóng góp mới của đề tài nghiên
cứu này, có thể góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng hoạt động của chương
trình phát thanh đài tỉnh trong khu vực.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Về lý luận: Đề tài là sự vận dụng tổng hợp những kiến thức về lý luận báo chí,
truyền thông đã được trang bị trong chương trình đào tạo thạc sĩ để giải quyết những vấn
đề đang đặt ra trong thực tiễn đời sống báo chí Việt Nam hiện đại.
Nếu thực hiện thành công, đề tài nghiên cứu này có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho các nhà trường và các trung tâm có đào tạo về phát thanh trong cả nước.
- Về thực tiễn: Đây là đề tài đầu tiên khảo sát một cách có hệ thống về chất
lượng các chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực BSH, ĐBSCL. Với những cứ liệu
thực tế phong phú, luận văn có thể cung cấp các dữ liệu cần thiết để các cấp lãnh đạo,
quản lý có chủ trương, định hướng quản lý, lãnh đạo, phù hợp đối với hoạt động quan
trọng này.
Bức tranh thực tế sinh động về các chương trình phát thanh đài tỉnh BSH có thể
tạo ra những so sánh cần thiết cho các đài ở khu vực này có cơ sở tham khảo, đối chiếu và
vận dụng để nâng cao chất lượng chương trình của mình.
Đồng thời, luận văn còn có thể cung cấp dữ liệu thực tế, tạo cơ sở cho việc
nghiên cứu, xem xét để điều chỉnh, nâng cao chất lượng công tác tổ chức, điều hành,

quản lý của lãnh đạo của các đài PT&TH không chỉ trong khu vực này mà trong toàn bộ
ĐBSCL và trong cả nước.
Việc nghiên cứu đề tài này cũng là cơ hội để tác giả luận văn có thể nâng cao
kiến thức sau thời gian học cao học Báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
8. Bố cục của luận văn
Trong luận văn này, ngoài Mở đầu, Kết luận, những nội dung chính sẽ được trình
bày trong 3 chương, 6 tiết, 79 trang.






Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT THANH CẤP TỈNH KHU VỰC BẮC SÔNG HẬU, ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG
LUẬN VĂN
1.1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm
1.1.1.1. Thuật ngữ phát thanh và báo phát thanh
Chúng ta đều biết báo chí nói chung bao gồm báo in, báo phát thanh, báo truyền
hình ( còn gọi là phát thanh, truyền hình) và các loại báo chí điện tử khác. Riêng báo phát
thanh được hiểu như "một kênh truyền thông, một loại hình báo chí điện tử hiện đại mà
đặc trưng cơ bản của nó là dùng thế giới âm thanh phong phú, sinh động để chuyển tải
thông điệp nhờ sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền thanh, tác động vào
thính giác của người nghe" [30, tr.51].
Các nước phương Tây thường chia phát thanh thành các loại: đài phát thanh
thương mại, đài phát thanh quảng cáo, đài phát thanh giáo dục, đài phát thanh chính trị xã
hội… Thông thường, mỗi nước đều có hệ thống phát thanh của nhà nước để thực hiện những
nhiệm vụ công cộng, phục vụ cho các mục đích chính trị, xã hội của chính phủ. Người ta còn
gọi đó là đài phát thanh quốc gia hay đài phát thanh công cộng. Quy mô và phạm vi ảnh
hưởng của các đài phát thanh tuỳ thuộc vào điều kiện chính trị của từng quốc gia cụ thể. Các
đài phát thanh còn lại thuộc sở hữu tư nhân. Khuynh hướng chung ở các nước, phần lớn các
đài phát thanh lớn đều tồn tại trong cơ cấu công ty hay tập đoàn truyền thông. Một số tổ chức
tôn giáo, chính trị, xã hội cũng lập ra đài phát thanh.
Ở Việt Nam, toàn bộ hệ thống phát thanh đều thuộc sở hữu nhà nước, do Chính
phủ và Ủy ban nhân dân (UBND) các địa phương quản lý. Đài TNVN và các đài khu vực là
đài phát thanh quốc gia. Các đài phát thanh địa phương bao gồm đài cấp tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương; đài cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; cấp xã, phường,

hợp tác xã, thị trấn, làng bản Riêng hai cấp huyện, thị và cấp xã, phường còn được gọi

chung là: hệ thống đài cơ sở.
1.1.1.2. Thuật ngữ về kỹ thuật phát thanh
Về mặt kỹ thuật, trước đây người ta chia phát thanh thành hai loại AM và FM.
AM (Amplitude Modulation) là kỹ thuật điều biên được áp dụng trong phát thanh sóng
dài, sóng trung và sóng ngắn. FM (Frequency Modulation) là kỹ thuật điều tần được áp
dụng trong phát thanh sóng cực ngắn.
Phần lớn các đài phát thanh AM có công suất máy phát lớn và tầm hoạt động xa
hơn các đài FM. Tuy nhiên, chất lượng sóng của loại phát thanh này bị ảnh hưởng bởi
nhiễu tĩnh. Đài FM phát sóng thẳng, hầu như không bị ảnh hưởng nhiều nên chất lượng
tín hiệu rất tốt. Vì thế, nó truyền các chương trình âm thanh nổi tốt hơn các đài AM. Việc
đầu tư cho các đài FM lại thấp. Tuy nhiên, đài FM có phạm vi phủ sóng nhỏ, chỉ thích
hợp với các trung tâm đô thị lớn, các khu vực đông dân cư. Những năm 40 của thế kỷ
XX, sự ra đời của sóng FM đánh dấu bước nhảy vọt thứ nhất với những ưu thế vượt trội
so với AM. Chất lượng sóng và chi phí đầu tư, khai thác lại rẻ hơn, gọn nhẹ hơn. Để phát
huy tối đa vùng phủ sóng và đảm bảo chất lượng, nhà sản xuất, quản lý phát thanh đã kết
hợp hài hòa giữa sóng trung, sóng ngắn và cực ngắn FM.
Ngày nay, các nước trên thế giới và ở Việt Nam đã chuyển sang sử dụng phát
thanh số DAB (Digital Audio Broadcasting). Đây là bước nhảy vọt thứ hai của công nghệ
phát thanh. Những năm cuối thế kỷ XX, sự phát triển của phát thanh số đã đưa kỹ thuật
phát thanh sang một giai đoạn mới.
Hiện nay, phát thanh số DAB đã đi vào cuộc sống. Phát thanh số đã khắc phục
được những nhược điểm cơ bản của phát thanh truyền thống, như: can, nhiễu, méo, pha
đinh trong truyền sóng, giao thoa. Đặc biệt là giải quyết được tình trạng chen chúc của
giải tần số. Phát thanh số vượt trội hẳn về chất lượng âm thanh, hơn hẳn FM stereo và
tương đương với đĩa CD. Phát thanh số còn có khả năng truyền dữ liệu bằng văn bản,
ảnh, hình. Máy thu thanh số trở thành phương tiện đa năng giúp con người tiếp nhận
nhiều thông tin khác nhau. "Có thể nói, phát thanh số là phát thanh có chất lượng sóng
cao, không chỉ đáp ứng yêu cầu thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thưởng thức, giải trí

của con người ngày càng cao, ngày càng khó tính" [30, tr.16].

Tính đến năm 2000, trên thế giới có 30 nước phát thử và thường xuyên phát
thanh kỹ thuật số. Singapore là nước đi đầu về phát thanh số ở khu vực Châu Á. Tuy
nhiên, có hai vấn đề nan giải của phát thanh số trên thế giới là lựa chọn tiêu chuẩn thích
hợp và sản xuất radio với giá phải chăng. Xu hướng của các nhà sản xuất là giảm đến
mức tối đa giá thành radio số để người tiêu dùng có thể sử dụng rộng rãi.
Hiện nay, ở Việt Nam, phần lớn các đài đều phát song song hai loại sóng FM và
AM. Theo Qui hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020,
"công nghệ số được áp dụng rộng rãi trong truyền dẫn, phát sóng phát thanh" [6, tr.3].
Vấn đề số hóa hệ thống kỹ thuật phát thanh Việt Nam đã được Đài TNVN quan tâm
nghiên cứu từ những năm đầu thập kỷ chín mươi của thế kỷ XX. Cùng với việc thực
hiện qui hoạch phủ sóng và áp dụng công nghệ phát thanh hiện đại, Đài TNVN đã từng
bước trang bị và đưa vào sử dụng hệ thống sản xuất chương trình, hệ thống thu thập tin
tức và truyền dẫn qua vệ tinh bằng kỹ thuật số. Nhiều đài địa phương đã năng động, tiếp
cận nhanh và áp dụng có hiệu quả kỹ thuật DAB trong sản xuất chương trình.
1.1.1.3. Phương thức tác động của phát thanh
Xét về phương thức tác động, phát thanh là loại hình báo chí sử dụng kỹ thuật
sóng điện từ và hệ thống truyền thanh truyền đi âm thanh, trực tiếp tác động vào thính
giác của đối tượng tiếp nhận.
Để trả lời cho câu hỏi "Radio là gì?", tác giả Lois Baird trong cuốn sách Hướng
dẫn sản xuất chương trình phát thanh (Trường Phát thanh, truyền hình và điện ảnh
Australia) đã nêu và phân tích 11 đặc điểm của loại hình báo chí này. Đó là:
- Radio có hình ảnh
- Radio là thân thiện
- Radio dễ tiếp cận và dễ mang
- Radio là trực tiếp
- Radio có ngôn ngữ riêng của mình
- Radio có tính tức thời
- Radio không đắt tiền

- Radio có tính lựa chọn

- Radio gợi lên cảm xúc
- Radio làm công việc thông tin và giáo dục
- Radio là âm nhạc
Trong cuốn sách Lý luận báo phát thanh, tác giả Đức Dũng nêu ra các đặc điểm
cơ bản của loại hình báo chí phát thanh như sau:
- Tỏa sóng rộng: là sự quảng bá nhờ phủ sóng điện từ trên phạm vi rộng lớn với
tốc độ tương đương tốc độ ánh sáng. Nhờ đó, phát thanh không có giới hạn về khoảng
cách, vì thế nó mang tính xã hội hóa rất cao.
- Thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời: Thông tin được truyền qua sóng điện từ
và hệ thống truyền thanh có thể rút ngắn mọi khoảng cách ở phạm vi toàn cầu. Trong một
số trường hợp, như tường thuật trực tiếp, cầu truyền thanh, phát thanh có thể ngay lập tức
thông tin cho công chúng biết về sự việc ở chính thời điểm nó đang diễn ra. Mặt khác,
thính giả cùng một lúc được nghe thông tin ở cùng một thời điểm, tiếp nhận cùng một
lúc.
- Thông tin phụ thuộc vào qui luật thời gian: Khác với khi đọc báo, người đọc có
thể chủ động xem thông tin ở bất cứ trang nào. Với thính giả, họ bị phụ thuộc vào qui
luật của quá trình thông tin trên radio. Họ phải nghe chương trình từ đầu tới cuối và hoàn
toàn bị động. Nói cách khác, trong một chương trình phát thanh, thính giả chỉ được nghe
mỗi thông tin phát ra một lần theo trình tự thời gian.
- Sống động, riêng tư và thân mật: Đặc điểm này thể hiện rõ nhất khi so sánh
phát thanh với báo in. Đối với phát thanh, công chúng được nghe thông tin qua giọng đọc
của con người, bao gồm các kỹ năng về cao độ, cường độ, tiết tấu, ngữ điệu… Giọng nói
tự nó đã có sức thuyết phục bởi tính chất sinh động, tạo ra sức hấp dẫn để thu hút thính
giả đến với chương trình. Mặt khác, các chương trình phát thanh đều hướng đến số đông
nhưng mỗi thính giả chỉ lắng nghe với tư cách cá nhân.
- Sử dụng âm thanh tổng hợp, bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc. Đây cũng là
đặc trưng chung của báo điện tử (bao gồm cả phát thanh và truyền hình) trong tương
quan so sánh với báo in. Truyền hình cũng có đầy đủ những đặc điểm trên, thậm chí có

những đặc điểm còn thể hiện một cách đậm đặc hơn, sinh động hơn so với phát thanh.

Tuy nhiên vẫn có những điểm khác biệt. Với truyền hình, hình ảnh luôn giữ vị trí số một,
âm thanh chỉ có nhiệm vụ bổ trợ. Phát thanh, âm thanh quan trọng hơn. Phát thanh sử
dụng âm thanh tổng hợp (lời nói, tiếng động, âm nhạc) tác động vào thính giác. Tác giả
V.V. Xmirmốp, trong cuốn Các thể loại báo chí phát thanh, cho rằng: "sự cảm thụ thông
tin ngôn ngữ bằng thính giác được làm cho phong phú thêm bằng tác động của trí tưởng
tượng" [43, tr.17]. Như vậy, âm thanh "không chỉ là phương thức tác động duy nhất mà
còn là đặc trưng cơ bản của phát thanh trong tương quan so sánh với các loại hình báo
chí khác" [30, tr.84].
Như vậy, với đặc điểm là tác động trực tiếp đến người nghe bằng hệ thống âm
thanh, phát thanh (radio) có nhiều lợi thế so với các loại hình truyền thông khác như báo
in, báo hình, báo mạng điện tử. Radio có thể đến với công chúng ở mọi lúc mọi nơi, trên
đồng ruộng, trên xe hay trong nhà… Mặt khác, giá thành của phương tiện này cũng rẻ
hơn rất nhiều so với máy thu hình và ai cũng có thể trang bị cho mình một chiếc radio để
làm bạn.
1.1.1.4. Khái niệm về chương trình phát thanh
Chương trình phát thanh là sự tổ chức các tin tức, bài vở, tài liệu cùng các chất
liệu khác trong phát thanh theo thời lượng nhất định, mục đích nhất quán và nhằm vào
đối tượng công chúng cụ thể. "Thông thường một chương trình phát thanh mở đầu bằng
nhạc hiệu và kết thúc bằng lời chào tạm biệt. Ngay sau nhạc hiệu là lời xướng của phát
thanh viên, chỉ ra tên hoặc đặc trưng của chương trình" [34, tr.117-118].
Trong thực tế, tùy theo tiêu chí phân loại, mỗi chương trình phát thanh có đối
tượng tác động riêng, có nội dung phản ánh cũng như phương thức thực hiện riêng. Thính
giả dễ dàng phân biệt chương trình phát thanh Thanh niên với Câu lạc bộ những người
cao tuổi; chương trình Thời sự với Diễn đàn các vấn đề xã hội… Sự phân công và
chuyên môn hóa trong quá trình lao động tạo ra cho các chương trình phát thanh có sự
phân định rõ ràng. Quá trình tiếp nhận của công chúng gắn liền với các chương trình phát
thanh. Người nghe có thể nắm bắt được thông tin thời sự một cách nhanh nhất qua
chương trình thời sự và họ chờ đợi những hướng dẫn cụ thể qua chương trình chuyên đề.

Một chương trình phát thanh thường có những đặc điểm sau đây:

- Mở đầu bằng nhạc hiệu hoặc nhạc chương trình. Nhạc hiệu như một thông báo
chính thức, giúp người nghe phân biệt đài phát thanh quốc gia này với quốc gia khác,
tỉnh này với tỉnh khác. Nhạc chương trình để phân biệt các chương trình khác nhau của
một đài. Người nghe sẽ nhận diện các chương trình phát thanh ngay từ phút đầu tiên
thông qua nhạc hiệu hoặc nhạc chương trình.
- Lời xướng của phát thanh viên, người dẫn chương trình: Lời xướng được dùng
như một thông báo ngắn gọn cho tên của chương trình phát thanh. Các đài có cách lựa
chọn riêng, lời xướng bao gồm các yếu tố, như: tên chương trình, địa chỉ của đài, tần số
phát sóng Sau lời xướng Đây là Đài Phát thanh Bến Tre - Tiếng nói của nhân dân quê
hương Đồng khởi cùng với nhạc hiệu hào hùng của bài hát Tiểu Đoàn 307 vang lên, báo
hiệu bắt đầu chương trình phát thanh của Đài PT&TH Bến Tre.
- Cấu trúc của chương trình phát thanh: Mỗi chương trình phát thanh đều ổn
định về cấu trúc. Với chương trình thời sự thường có 3 phần: tin - bài - tiết mục được phân
chia bằng những đoạn nhạc cắt. Chương trình chuyên đề thường có hai phần trở lên và
được phân cách bằng nhạc cắt. Với các chương trình có thời lượng lớn, số tiết mục có thể
tăng.
- Lời kết của chương trình hoặc lời chào thính giả. Cách chào và hẹn gặp lại tạo
sự gắn kết thính giả với chương trình và duy trì sự chú ý của người nghe đối với vấn đề
họ quan tâm.
Trong thực tế đang tồn tại nhiều cách phân dạng các chương trình phát thanh.
Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn, "Căn cứ vào đặc điểm nội dung, mục đích thông tin và đối
tượng người ta chia chương trình phát thanh thành 4 loại chính: chương trình tin tức,
thời sự tổng hợp; chương trình chuyên đề; chương trình giải trí và chương trình giáo
dục" [34, tr.118]. Việc phân loại các chương trình theo các tiêu chí đặc điểm nội dung,
mục đích thông tin và đối tượng theo tác giả, "chỉ mang tính tương đối, dựa vào tính nổi
trội của những đặc điểm cụ thể. Vì thế, ranh giới giữa các chương trình chỉ mang tính
tương đối" [34, tr.119].
Trong chương X của cuốn Báo phát thanh, thạc sĩ Vũ Thuý Bình cho rằng:

Nếu lấy tiêu chí là lĩnh vực phản ánh, sẽ có: Chương trình kinh tế, văn

hóa, an ninh quốc phòng… Theo tiêu chí lứa tuổi sẽ có: Chương trình Thiếu
nhi, Thanh niên, Câu lạc bộ người cao tuổi… Phân chia theo giới có Chương
trình Thanh niên, Phụ nữ…Và nếu chia theo tính chất của thông tin và năng
lực phản ánh sẽ có chương trình thời sự, chương trình chuyên đề [30, tr.219].
Dựa vào phương pháp và kỹ thuật sản xuất, người ta chia chương trình phát
thanh thành ba loại: chương trình sản xuất tại studio; chương trình sản xuất trực tiếp tại
hiện trường; chương trình kết hợp giữa studio và hiện trường.
Ngoài ra, trong thực tế các đài phát thanh còn dành thời lượng cho quảng cáo,
dưới các hình thức chương trình quảng cáo độc lập hoặc quảng cáo đơn lẻ phát xen giữa
các chương trình hay kết hợp trong chương trình.
1.1.1.5. Công chúng phát thanh
Công chúng phát thanh còn gọi là thính giả hoặc bạn nghe đài. "Khái niệm công
chúng, bạn đọc, bạn nghe và xem đài nói chung được dùng để chỉ một nhóm lớn trong xã
hội, nhưng thường ngày, người ta có thể dùng để chỉ cụ thể một người hay một nhóm nhỏ
nào đó" [30, tr.95].
Công chúng phát thanh có thể được hiểu là nhóm lớn xã hội được chương trình
phát thanh tác động, hoặc nhóm lớn mà chương trình phát thanh hướng tới để tác động.
Có công chúng tiềm năng và công chúng thực tế, công chúng trực tiếp và công chúng
gián tiếp. Công chúng tiềm năng là nhóm lớn xã hội mà chương trình nhắm vào, tác động
lôi kéo Nhưng trong thực tế, không phải tất cả các thành viên nhóm lớn xã hội mà
chương trình nhắm vào đều tiếp nhận được các chương trình phát thanh. Hay nói cách
khác, chỉ một phần trong nhóm lớn mà chương trình phát thanh hướng vào, tiếp nhận
được sự tác động. Bộ phận ấy gọi là công chúng thực tế. Ở bình diện khác lại có công
chúng trực tiếp và gián tiếp. Công chúng trực tiếp là những người trực tiếp tiếp nhận các
chương trình phát thanh. Còn công chúng gián tiếp là những người được công chúng trực
tiếp kể lại những thông điệp mà họ tiếp nhận qua các chương trình phát thanh. Do đó, các
chương trình trên radio vừa nhắm vào những đối tượng cụ thể vừa nhắm vào quảng đại
quần chúng. Chương trình phát thanh phụ nữ nhằm vào nhóm công chúng phụ nữ, nhưng

kể cả nam giới cũng không phải vô tình nghe được mà nghe theo sở thích và nhu cầu.

Người ta nói rằng, viên đạn có thể bắn mà không trúng đích nhưng sóng phát thanh đã
phủ và có radio trong tay thì bất kỳ ai cũng có thể nghe được, chỉ có hai rào cản, đó là
ngôn ngữ và năng lực của thính giác.
Sản xuất chương trình phát thanh bao giờ cũng phải hướng đến công chúng. Nếu
chương trình không hấp dẫn, không lôi kéo, không thuyết phục được người nghe thì họ
tắt radio và làm việc khác. Do đó, công chúng phát thanh chính là người nuôi dưỡng
chương trình phát thanh, là người đánh giá, thẩm định cuối cùng chất lượng chương trình
phát sóng. Nói cách khác, công chúng phát thanh chính là đối tác của đài phát thanh. Mất
công chúng thì đài không còn lý do để tồn tại. Chính vì thế, phải hiểu và phải nghiên cứu
công chúng một cách thường xuyên và nghiêm túc.
1.1.2. Một số thuật ngữ, khái niệm trong tiêu đề của luận văn
Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ học,
chất lượng là "cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc". Ví
dụ: Nâng cao chất lượng giảng dạy. Đánh giá chất lượng sản phẩm. Theo Tự điển Tiếng
Việt của Vĩnh Tịnh, chất lượng là "giá trị về mặt lợi ích, khác với số lượng. Bài giảng
có chất lượng". Cũng theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ học, nâng
có nghĩa là "đưa lên cao" và "làm cho cao hơn trước, đưa lên mức cao hơn". Nâng cao
theo Tự điển Tiếng Việt của Vĩnh Tịnh là "đưa lên mức cao. Nâng cao mức sinh hoạt".
Nâng cao chất lượng ở đây có nghĩa là làm cho giá trị của một sự vật, sự việc, một con
người được nâng lên, đưa giá trị phẩm chất đó lên mức cao hơn.
Như vậy, nâng cao chất lượng chương trình phát thanh là làm cho giá trị của
chương trình được nâng lên mức cao hơn. Chương trình phát thanh là sản phẩm của báo
chí truyền thông, do đó giá trị của chương trình phát thanh chính là sự tác động trực tiếp
về nội dung tư tưởng, tạo ra sự lan toả thông tin, mang lại hiệu quả cao trong xã hội. Một
tác phẩm báo chí hay bao giờ cũng là một tác phẩm báo chí có nội dung tư tưởng tốt và
hình thức thể hiện tốt. Công chúng tiếp nhận tác phẩm báo chí có nhu cầu thoả mãn sự
hưởng thụ cái hay về nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện. Nói cách khác, nâng cao
chất lượng chương trình phát thanh chính là làm cho nội dung và hình thức thể hiện của

chương trình ngày càng tốt hơn, hay hơn và thu hút sự quan tâm theo dõi của công chúng

ngày càng nhiều hơn.
Đài cấp tỉnh là một thuật ngữ quen thuộc ở nước ta. Thuật ngữ này dùng để chỉ
một cấp nằm trong hệ thống truyền thanh 4 cấp, bao gồm: đài quốc gia, đài cấp tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương; đài truyền thanh cấp huyện, thị và đài truyền thanh cấp
xã, phường, thị trấn. Hệ thống này thuộc sự quản lý của nhà nước từ trung ương đến địa
phương. Trong đó, đài tỉnh thuộc sự quản lý của UBND tỉnh. Trong luận văn này, chúng
tôi chỉ đề cập đến chương trình phát thanh của các đài tỉnh thuộc khu vực BSH, ĐBSCL.
Khu vực BSH, ĐBSCL bao gồm sáu tỉnh: Bến Tre, Đồng Tháp, Long An, Tiền
Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long. Các địa phương này đều nằm ở bờ bắc con sông Hậu
Giang.
Bắc sông Hậu không phải là cách phân chia theo địa giới hành chính mà chỉ là
tên gọi của "Cụm thi đua số 8 trong ngành Phát thanh - Truyền hình cả nước" [4, tr.2-3].
Theo định kỳ, hàng năm cụm BSH tổ chức sơ kết hoạt động 6 tháng và hội nghị tổng kết
cuối năm, bình xét thi đua, Đài TNVN, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình kỹ
thuật số đăng ký thi đua, tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, báo cáo với Bộ
Thông tin và Truyền thông khen thưởng. Năm 2009, Giám đốc Đài PT&TH Long An là
Cụm trưởng Cụm thi đua số 8.
1.1.3. Đặc điểm của khu vực Bắc sông Hậu, đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long là phần cuối cùng của lưu vực sông Mêkông, một trong
những châu thổ rộng, phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới. Toàn khu vực có diện tích đất
tự nhiên 3.960.000 ha, bằng khoảng 12% diện tích đất tự nhiên của cả nước.
Ngoài thuận lợi lớn là có đất đai màu mỡ, nước ngọt dồi dào, khí hậu hiền hoà,
vùng đất này còn có bờ biển dài hơn 700 km, từ Gò Công tỉnh Tiền Giang đến Hà Tiên,
Kiên Giang, với 8 tỉnh ven biển, hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, thuận lợi cho phát triển kinh
tế biển. Đây là vùng châu thổ thấp, được hình thành chủ yếu do phù sa của hai nhánh
sông Tiền và sông Hậu (thuộc hạ lưu sông Mêkông) bồi đắp. Khi đổ ra biển chia thành 9
nhánh nên được gọi là sông Cửu Long. Sông Hậu Giang chia châu thổ ra hai vùng, gọi là
Nam sông Hậu và Bắc sông Hậu. Nam sông Hậu gồm thành phố Cần Thơ và 6 tỉnh Hậu

Giang, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, và Cà Mau (thành phố Cần Thơ và

tỉnh Hậu Giang được tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ từ đầu năm 2004). Sáu tỉnh còn lại nằm
ở bờ bắc con sông Hậu là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long và Đồng
Tháp.
Hậu Giang là con sông phân lưu cấp I của hệ thống sông Mêkông, chảy theo
hướng tây bắc - đông nam qua Châu Đốc, Long Xuyên tỉnh An Giang và Cần Thơ rồi đổ
ra biển Đông qua ba cửa Định An, Bát Xắc và Tranh Đề. Sông dài 230km, tiêu khoảng
50% lượng nước hệ thống sông Mêkông.
Nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm quanh năm, vùng châu thổ này có hai mùa mưa
nắng rõ rệt, là mùa khô và mùa nước nổi (mùa nước lũ). Vùng lũ bao gồm địa giới hành
chính của 8 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long,
Kiên Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Trong số này có ba tỉnh toàn bộ diện tích
bị ngập lụt là Đồng Tháp, An Giang và Long An.
ĐBSCL từ lâu đã được biết đến là một vùng đất quan trọng, vùng sản xuất lúa,
cây ăn trái nhiệt đới và thuỷ sản hàng hoá lớn nhất nước. Hàng năm sản xuất hơn 50%
lượng lúa, 90% lượng gạo xuất khẩu, 65% lượng thủy sản và 70% lượng trái cây của cả
nước. Sản xuất nông nghiệp phát triển mau chóng trong thời gian qua đã góp phần quan
trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế vùng, đồng thời góp phần ổn định kinh tế xã hội
chung của đất nước.
Bản đồ các tỉnh trong khu vực ĐBSCL



Vùng đất này còn có vị trí khá độc đáo, ba mặt giáp biển, còn phía bắc giáp vùng
kinh tế trọng điểm mà hạt nhân là Thành phố Hồ Chí Minh. Không gian kinh tế mở ấy đã
và đang tạo ra cho vùng đất trẻ này những ưu thế, tiềm năng mới theo hướng phát triển
công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp chế biến nông - thuỷ sản), kinh tế biển, ngoại
thương, hàng hải, và cả du lịch.
ĐBSCL còn nằm ngay trong khu vực có đường giao thông hàng hải lẫn hàng không

quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như châu Úc và các quần đảo khác trong
Thái Bình Dương. Đây là những thế mạnh tiềm tàng hết sức quan trọng cho giao lưu kinh tế,

văn hoá với các nước trong tương lai.
Với hệ thống kênh rạch chằng chịt, chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều của các
sông lớn, chế độ nhật triều của vịnh Thái Lan và bán nhật triều của biển Đông, ở khu vực
này mỗi ngày có hai con nước lớn và ròng. Điều kiện địa lý ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống và sinh hoạt của dân cư, hình thành nền "văn minh sông nước", "văn minh miệt
vườn" (theo cách gọi của nhà văn Sơn Nam). Dân cư vùng này được hình thành với nhiều
nguồn gốc khác nhau, đa dạng về tín ngưỡng và tôn giáo. Tổng số dân trên 17 triệu, với
nhiều dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm trong đó, bà con Khmer có khoảng hơn
1.100.000 người, chiếm khoảng 6,5% dân số toàn khu vực. Hai tỉnh Sóc Trăng và Trà
Vinh có tỷ lệ dân số là người Khmer cao nhất, 28-30%. Phần lớn bà con các dân tộc thiểu
số trong vùng đều biết tiếng Việt, cùng với bà con người Kinh chung sống hoà hợp từ lâu
đời ĐBSCL cũng là nơi tập trung nhiều hệ phái, tổ chức tôn giáo, như Phật giáo, Cao
Đài, Hoà Hảo, Thiên Chúa giáo, Tin lành Riêng người Việt gốc Khmer chủ yếu theo
Phật giáo tiểu thừa, có quan hệ thường xuyên, lâu đời với Phật giáo Campuchia; người
Việt gốc Chăm theo đạo Hồi, có quan hệ với các nước Hồi giáo trong khu vực. Phật giáo
Hoà Hảo có gần 2 triệu tín đồ.
Xác định vị trí, tầm quan trọng chiến lược của ĐBSCL trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như xuất phát từ thực tế tình hình, Đảng,
Nhà nước ta đã đề ra và thực hiện nhiều chủ trương lớn nhằm phát huy sức mạnh nội
tại của vùng; tạo sự liên kết giữa các vùng miền, cùng sự chi viện của trung ương, để
ĐBSCL vượt qua thử thách, vươn lên nhanh và mạnh hơn nữa, góp phần xứng đáng
vào sự phát triển chung của đất nước.
Chính những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và dân cư của ĐBSCL với
những nét đặc thù rất riêng đã tạo nên tính cách của người dân nơi đây. Đó là chuộng tự
do dân chủ, trọng lẽ công bằng, bình đẳng, sống nghĩa tình và có chí khí, tự chủ, năng
động, sáng tạo, thiết thực và luôn thích nghi với hoàn cảnh… Những đặc tính của người
dân vùng này được hình thành từ đặc điểm sinh thái cũng như lịch sử khai khẩn vùng đất

phương Nam, đã góp phần vào sự định hướng cũng như nhu cầu tiếp nhận thông tin qua
sóng phát thanh của họ.

1.2. VỀ DIỆN MẠO PHÁT THANH CẤP TỈNH KHU VỰC BẮC SÔNG HẬU
1.2.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của phát thanh cấp tỉnh
Bắc sông Hậu
Sau hơn 10 năm kể từ khi Đài TNVN ra đời, đến năm 1956, nhờ sự giúp đỡ của
Liên Xô, chúng ta bắt đầu xây dựng và phát triển các đài phát thanh tỉnh, thành phố. Ở
các tỉnh phía Nam, từ sau năm 1975 mới bắt đầu hình thành đài địa phương.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bộ Thông tin khi đó đã nhanh chóng
triển khai xây dựng các đài truyền thanh xã, thị trấn thuộc các tỉnh ĐBSCL. Đầu năm
1977, để đáp ứng nhu cầu nghe đài trong nhân dân, Đài TNVN cử cán bộ đến làm việc
với các tỉnh để chuẩn bị thành lập các đài phát thanh cấp tỉnh. Từ đó, các đài phát thanh
cấp tỉnh ra đời và sau đó, phát triển thêm truyền hình, trở thành đài PT&TH cấp tỉnh.
Phát triển trên cơ sở thiết bị nghèo nàn lạc hậu, đội ngũ thiếu chuyên nghiệp, lực
lượng mỏng nhưng các đài trong khu vực này đã nhanh chóng phát triển, phục vụ yêu cầu
xây dựng và phát triển của địa phương, đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí của người dân.
1.2.1.1. Bến Tre - nơi ra đời Đài Phát thanh đầu tiên ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long
Vào lúc 5giờ 30 phút ngày 7.3.1977, câu xướng Đây là Đài Phát thanh Bến Tre -
Tiếng nói của nhân dân quê hương Đồng khởi cùng với nhạc hiệu hào hùng của bài hát
Tiểu Đoàn 307 vang lên, Đài Phát thanh Bến Tre đã chính thức phát sóng hệ AM, tần số
930KHz, đưa tin khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre khóa I, trong niềm vui khôn tả
của nhân dân trên khắp 3 dải đất cù lao. Đây là Đài phát thanh đầu tiên được xây dựng tại
vùng ĐBSCL và là một trong những tờ báo nói cấp tỉnh ra đời sớm nhất Nam Bộ.
Ngày ấy, nơi làm việc của Đài phát thanh Bến Tre là một căn phòng ẩm thấp
mượn tạm của một chủ nhà in, cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất thô sơ: trụ antenna chỉ cao
64m; 1 máy phát sóng hiệu Pauer công suất 1KW; 1 máy ghi âm hiệu Sony cũ kỹ; chưa
có hệ thống máy thu in đồng bộ. Nhân sự vỏn vẹn vài người. Đội ngũ PV, BTV, kỹ thuật
viên (KTV) và phát thanh viên (PTV) chưa qua đào tạo. Giám đốc Đài Phát thanh Bến

Tre lúc bấy giờ vừa điều hành công việc chung, vừa viết tin bài, biên tập, lên chương
trình và kiêm luôn vai trò PTV.

Đến ngày 22.07.1985 Đài được đổi tên thành "Đài Phát thanh và Truyền hình
Bến Tre". Ngày 7.3.2009, Đài PT&TH Bến Tre là đưa vào hoạt động máy phát sóng FM
công suất 10KW, tần số 97,9MHz, phát song song cùng hệ AM. Đây là bước tiến mới
trên lĩnh vực phát thanh của Đài.
Trước đây, chương trình phát thanh của Đài PT&TH Bến Tre phát trên sóng AM
với thời lượng 4 tiếng/ngày. Trong đó, 2 chương trình thời sự được phát vào 3 buổi sáng,
trưa và chiều, với tổng thời lượng 30 phút/ngày. Ngoài ra, còn có khoảng 10 chuyên mục,
bản tin và 3 chương trình ca nhạc, sân khấu tổng hợp phát xen kẻ với quảng cáo.
Từ ngày 7.3.2009, Đài Bến Tre phát thêm sóng FM với thời lượng 14 tiếng/ngày,
phát song song với AM. Trong đó, 2 chương trình thời sự được bố trí phát 4 buổivới tổng
thời lượng 60 phút/ngày. Số chuyên mục, bản tin tăng lên trên 20 đầu mục/ngày, cùng
với hơn 10 chương trình ca nhạc, cải lương, sân khấu tổng hợp, đọc truyện…
1.2.1.2. Từ Đài Tiếng nói nhân dân Đồng Tháp đến Đài Phát thanh và Truyền
hình Đồng Tháp
Đồng Tháp là tên rút gọn địa danh lịch sử Đồng Tháp Mười, nổi tiếng trong hai
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đồng Tháp Mười được biết đến
là vùng đất khắc nghiệt chua phèn, muỗi, đỉa và đồng ruộng bạt ngàn bưng lác, nước
ngập trắng xóa ruộng đồng hàng triệu hécta… Kỳ tích trên 30 năm xây dựng và phát triển
của Đảng bộ và nhân dân Đồng Tháp là đã nỗ lực khai thác có hiệu quả tài nguyên trên
vùng đất của mình, biến điểm bất lợi là đất ngập nước, chua phèn thành lợi thế riêng.
Vùng đất hoang Đồng Tháp Mười trở thành tỉnh sản xuất lúa có sản lượng đứng thứ ba
trong vùng.
Những sự chuyển biến tích cực đó của tỉnh Đồng Tháp có sự đóng góp không
nhỏ của báo chí tỉnh nhà. Đài Tiếng nói nhân dân Đồng Tháp chính thức thành lập ngày
25.5.1977. Đây cũng là một trong các đài tỉnh được thành lập sớm nhất ở khu vực
ĐBSCL. Buổi phát thanh đầu tiên của đài vào ngày 2.9.1977 có băng ghi âm lời Bác Hồ
đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình; bài viết về chi bộ Đảng Mỹ An Hưng

bảo vệ Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Tổng Bí thư Lê Duẩn trong những ngày đầu Cách
mạng tháng Tám năm 1945.

Những ngày đầu, thiết bị của Đài Đồng Tháp do Đài TNVN hỗ trợ, gồm 1 máy
phát thanh GZIA của Trung Quốc, phát sóng trung, công suất 01kw, 02 máy ghi âm MET
15, bàn pha âm và máy thu thanh của Liên Xô Máy phát và antenna được xây dựng tại
vườn cây trước Văn phòng tỉnh ủy cao 15m. Phòng bá âm được xây dựng trên địa điểm
Đài truyền thanh thị xã Sa Đéc. Đội ngũ cán bộ, nhân viên của Đài ban đầu được tập hợp
từ trung ương đưa về và từ Ban tuyên giáo tỉnh ủy, đài truyền thanh thị xã cùng một số
thanh niên địa phương mới được tuyển dụng.
Sau thời gian khẩn trương chuẩn bị, ngày 2.9.1977 Đài Tiếng nói nhân dân
Đồng Tháp chính thức phát sóng, ngày 3 buổi: sáng, trưa phát thời sự, chiều phát
chuyên mục và tiếp âm ba buổi chương trình thời sự của Đài TNVN. Đài hiệu là bài
hát Tiểu đoàn 307. Sau 32 năm, bài hát này vẫn còn ngân lên mỗi ngày 3 buổi. Sự ra
đời của Đài Tiếng nói nhân dân Đồng Tháp đã đem lại niềm tự hào, phấn khởi của
các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Từ công nghệ lạc hậu hiện nay đội ngũ những người làm phát thanh ở Đồng
Tháp đã tiếp cận với công nghệ hiện đại. Máy phát sóng từ AM 01kw lên 05kw, đến FM
10kw. Từ thu âm bằng máy ghi âm điện tử đến thu phát bằng máy vi tính, thu âm hiện
trường từ băng cassett đến ghi âm kỹ thuật số.
1.2.1.3. Sự ra đời và phát triển của Đài Long An
Cách thành phố Hồ Chí Minh 47 km, tỉnh Long An là cửa ngõ của ĐBSCL: phía
Bắc giáp Tây Ninh và nước bạn Campuchia; phía Đông giáp thành phố Hồ Chí Minh;
phía Nam giáp Tiền Giang; phía Tây giáp Đồng Tháp. Là một tỉnh nông nghiệp, đất Long
An màu mỡ trải dọc đôi bờ hai con sông lớn là Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Phần đất
phía Tây thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười.
Tháng 5.1976, hai tỉnh Long An và Kiến Tường nhập lại thành tỉnh Long An
(mới). Đài Phát thanh Long An được thành lập từ tháng 1.1978, năm 1995 phát sóng
truyền hình, từ đó đổi tên thành "Đài Phát thanh và Truyền hình Long An".
Những năm đầu đài chỉ có sóng AM tần số 756Khz, phát sóng 04 giờ 30’ mỗi

ngày, sáng từ 05g đến 07g30, trưa từ 11g30 đến 12g30 và chiều từ 17g00 đến 18g00. Từ
ngày 15.4.2009 Đài PT&TH Long An có thêm sóng FM tần số 96,9Mhz, thời lượng phát

sóng 14 giờ mỗi ngày và sẽ tăng lên 17 giờ mỗi ngày vào cuối năm 2009. Ngoài ba
chương trình thời sự, hiện nay Phát thanh Long An còn có trên trên 30 bản tin, chuyên
mục, và chương trình khoa giáo, giải trí phát hàng ngày trên cả hai hệ AM và FM. Trước
kia, các chương trình thu sẵn phát sóng, những năm gần đây Long An ứng dụng công
nghệ số, bước đầu sản xuất một số chương trình PTTT.
1.2.1.4. Vài nét về phát thanh ở Tiền Giang
Tỉnh Tiền Giang là dải đất hẹp trải dọc theo con sông Tiền và 32 km bờ biển,
cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về phía Nam. Trên nền tảng của văn hoá Việt, Tiền
Giang còn tiếp cận với nền văn hoá Ấn Độ, Khmer, Trung Quốc qua người Hoa, Hồi giáo
qua người Chăm. Mảnh đất Tiền Giang sản sinh ra những bậc nghĩa sĩ, sẵn sàng hy sinh
bảo vệ non sông, đất nước mà ngày nay còn in dấu ở di tích Rạch Gầm - Xoài Mút, khu
di tích anh hùng dân tộc Trương Định, Lũy pháo đài, di tích Ấp Bắc…
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tỉnh Tiền Giang được thành lập trên
cơ sở sát nhập hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công. Đài Phát thanh Tiền Giang được thành lập
từ cuối năm 1977, trên cở sở Đài Truyền thanh thành phố Mỹ Tho, do Ông Cao Văn Sáu,
Trưởng Ban tuyên giáo tỉnh ủy kiêm Giám đốc với 10 nhân sự vừa là cán bộ khung vừa
là PV, BTV, PTV và nhân viên. Ban đầu Đài chỉ hoạt động như một trạm truyền thanh,
trụ sở đặt tạm tại Sở Văn hóa thông tin và Đài Truyền thanh thành phố Mỹ Tho. Trang
thiết bị vỏn vẹn 01 máy phát sóng 01kw do Đài Loan sản xuất, đặt tại khu vực trụ sở
UBND có dây truyền dẫn về Sở Văn hóa. Những ngày đầu máy hư hỏng nặng không hoạt
động được.
Đến tháng 5.1978, Đài Tiền Giang được giao ngôi nhà ở số 125 Lê Thị Hồng
Gấm và tiến hành xây dựng antenna cao 60m với 30m là ống nước hàn lại. Ngày
16.9.1978, Đài Tiền Giang chính thức phát sóng trên tần số 1225 khz với phạm vi phủ
sóng khoảng 60km. Đây là tỉnh cuối cùng trong khu vực ĐBSCL lên sóng phát thanh.
Những ngày đầu Đài chỉ phát 120 phút với 3 buổi phát sóng. Đội ngũ PV, BTV
chỉ có 4 người có trình độ đại học, còn lại mới tốt nghiệp lớp 12. Phòng kỹ thuật có 20

người nhưng chỉ có một kỹ sư, còn lại chỉ mới được đào tạo cấp tốc. Từ 120 phút mỗi
ngày, hiện nay Đài Tiền Giang tăng thời lượng lên 17 giờ phát sóng, từ 5giờ sáng đến 23 giờ

×