Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

đề cương ôn tập lý thuyết dược lý dược lâm sàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.47 KB, 21 trang )

ĐỀ CƯƠNG THI TỐT NGHIỆP – DSTH VLVH KHOÁ 3
- Trang 1 -
ĐỀ CƯƠNG THI TỐT NGHIỆP
CÁC LỚP VỪA LÀM VỪA HỌC KHOÁ 3

1. MÔN LÝ THUYẾT DƯỢC LÝ – DƯỢC LÂM SÀNG
PHẦN 1. DƯỢC LÝ 1
BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG
1. Khái niệm về thuốc – quan niệm dùng thuốc
2. Phương pháp học tập môn học Dược lý – Dược LS
BÀI 2. SỰ HẤP THU – PHÂN PHỐI – CHUYỂN HOÁ – THẢI TRỪ THUỐC
1. Sự hấp thu thuốc:
- Định nghĩa, các yếu tố ảnh hưởng
- Các đường hấp thu thuốc: qua da, đường tiêu hoá, đường hô hấp, đường tiêm
2. Sự phân phối thuốc trong huyết tương – ý nghĩa của sự gắn thuốc với protein huyết tương.
3. Sự phân phối thuốc trong các tổ chức: khả năng phân bố thuốc vào mô phụ thuốc các yếu tố nào? Sự
phân phồi thuốc vào não và nhau thai như thế nào.
4. Sự chuyển hoá thuốc:
- Sự biến đổi sinh học trước khi hấp thu?
- Sự biến đổi sinh học trong mô?
- Kết quả của sự chuyển hoá thuốc?
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển hoá thuốc.
6. Sự thải trừ thuốc:
- Tốc độ thải trừ thuốc phụ thuộc vào các yếu tố nào?
- Sự thải trừ thuốc qua thận? qua đường tiêu hoá, qua đường hô hấp, qua sữa…?
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu các đường thải trừ thuốc?
BÀI 3. CÁC CÁCH TÁC DỤNG CỦA THUỐC
1. Tác dụng chính, tác dụng phụ?
2. Tác dụng tại chỗ, tác dụng toàn thân?
3. Tác dụng hồi phục và không hồi phục?
4. Tác dụng chọn lọc và tác dụng đặc hiệu?


5. Tác dụng hiệp đồng và tác dụng đối lập?
6. Sự đảo nghịch tác động?
BÀI 4. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÁC DỤNG CỦA THUỐC
1. Các yếu tố thuốc về thuốc? Các yếu tố thuộc về người bệnh?
2. Những trạng thái tác dụng đặc biệt của thuốc: Phản ứng dị ứng, quen thuốc, nghiện thuốc?
BÀI 5. THUỐC MÊ VÀ TIỀN MÊ
1. Tiêu chuẩn của một thuốc mê lý tưởng?
2. Đặc điểm chung của: thuốc mê dùng đường hô hấp, thuốc mê dùng đường tiêm?
3. Tai biến khi dùng thuốc mê?
4. Mục đích sử dụng thuốc tiền mê?
5. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của
các thuốc mê đã học: Halothan, Enfluran, Nitrogan oxyd, Eter ethylic, Thiopental, Ketamin?
BÀI 6. THUỐC TÊ
1. Định nghĩa?
2. Tiêu chuẩn của thuốc tê?
ĐỀ CƯƠNG THI TỐT NGHIỆP – DSTH VLVH KHOÁ 3
- Trang 2 -
3. Phân loại thuốc tê?
4. Đặc điểm của thuốc tê đường tiêm và thuốc tê bề mặt?
5. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của
các thuốc tê đã học: Procain, lidocain, Ethylclorid
BÀI 7. THUỐC GIẢM ĐAU THỰC THỂ
1. Phân loại các thuốc giảm đau thực thể?
2. Cơ chế tác dụng?
3. Ứng dụng trong điều trị? Lưu ý khi sử dụng?
4. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của
các thuốc: Morphin, pethidin, Fentanyl?
5. Cách sử dụng Nalorphin và Naloxon?
BÀI 8. THUỐC GIẢM ĐAU – HẠ SỐT – KHÁNG VIÊM
1. Định nghhĩa? Phân loại?

2. Cơ chế tác động?
3. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của
các thuốc: Aspirin, Acetaminophen, Indomethacin, Meloxicam?
BÀI 9. THUỐC KÍCH THÍCH THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
1. Phân loại thuốc kích thích thần kinh trung ương?
2. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của
các thuốc: Cafein, Long não, Niketamid, Strychnin
BÀI 10. THUỐC CHỐNG RỐI LOẠN TÂM THẦN
1. Thuốc ức chế tâm thần: định nghĩa, đặc điểm, phân loại, cơ chế tác động, tác động dược lý, tác dụng
phụ, chỉ định?
2. Thuốc chống trầm cảm: định nghĩa, phân loại, cơ chế tác động, tác động dược lý, tác dụng phụ, chỉ
định, lưu ý khi sử dụng?
3. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của
các thuốc: Clopromazin, Haloperidol, Sulpirid, Amitriptylin.
BÀI 11. THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG
1. Tác động của Histamin?
2. Thuốc chống dị ứng: Phân loại, cơ chế tác động, tác động dược lý, tác dụng phụ, chỉ định, nguyên
tắc sử dụng, tương tác thuốc?
3. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của
các thuốc: Promethazin, Diphenhydramin, Fexofenadin, Loratadin.
BÀI 12. THUỐC CHỮA BỆNH TIM MẠCH
1. Phân loại, cơ chế tác động, tác động dược lý, tác dụng phụ, chỉ định, nguyên tắc sử dụng, tương tác
thuốc,độc tính…?
2. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của
các thuốc: Propranolol, Atenolol, Nifedipine, Amlodipin,Quinidin, Procainnamid, Lidocain,
Furosemid, Simvastatin…
BÀI 13. THUỐC CHỮA THIẾU MÁU
1. Nguyên tắc chung điều trị thiếu máu?
2. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của
các thuốc: Sắt II sulfat, Cyanocobalamin, Acid folic.

BÀI 14. THUỐC CẦM MÁU
1. Phân loại thuốc cầm máu.
2. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của
các thuốc: Calci clorid, Vitamin K1, Ergometrin, Oxytocin, adrenoxyl.
BÀI 15. THUỐC CHỮA HO – LONG ĐÀM
1. Phân loại thuốc ho và thuốc tác động trên chất nhầy?
ĐỀ CƯƠNG THI TỐT NGHIỆP – DSTH VLVH KHOÁ 3
- Trang 3 -
2. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của
các thuốc: Natri benzoat, Terpin hydrat, Acetylcystein, Brohexin, Codein phosphat,
Dextromethorphan?
BÀI 16. THUỐC CHỮA HEN PHẾ QUẢN
1. Phân loại?
2. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của
các thuốc: Ephedrin, Theophyllin, Salbutamol.
BÀI 17. THUỐC PHA DUNG DỊCH TIÊM TRUYỀN VÀ CÁC CHẾ PHẨM THAY THẾ HUYẾT
TƯƠNG
1. Định nghĩa, phân loại, lưu ý khi sử dụng?
2. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của
các thuốc: natri clorid, Ringer lactat, Natrihydro carbonat, Glucose, Alvaersin, Dextran. Plasmasec.
BÀI 18. THUỐC TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
1. Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng?
2. phân loại thuốc?
3. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của
các thuốc: Nhôm hydroxyd, Cimetidin, Omeprazole, Sucralfat, Drotaverin.
BÀI 19. THUỐC NHUẬN TẨY – LỢI MẬT
1. Nguyên tắc điều trị táo bón?
2. Định nghĩa, phân loại thuốc nhuận tràng, thuốc thông mật.
3. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của
các thuốc: Magne sulfat, Sorbitol, Macrogol

PHẦN 2. DƯỢC LÝ 2
BÀI 20. THUỐC CHỐNG GIUN SÁN
1. Phân loại thuốc chống giun sán
2. Nguyên tắc lựa chọn và sử dụng thuốc?
3. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của các
thuốc: Piperazin, Mebendazole, Albendazole, Nicozamid, Praziquantel.
BÀI 21. THUỐC TRỊ TIÊU CHẢY
1. Phân loại thuốc trị tiêu chảy.
2. Nguyên tắc lựa chọn và sử dụng thuốc?
3. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của các
thuốc: Oresol, Berberin, Biosubtyl, Opizoic, Loperamid, Diarsed, Attapulgit.
BÀI 22. THUỐC CHỮA LỴ
1. Phân loại thuốc chữa lỵ.
2. Nguyên tắc lựa chọn và sử dụng thuốc?
3. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của các
thuốc: dehydro ementin, Metronidazole.
BÀI 23. THUỐC CHỮA MẮT
1. Phân loại thuốc?
2. Nguyên tắc lựa chọn và sử dụng thuốc?
3. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của các
thuốc: Bạc nitrat, Kẽm sulfat, Pilocarpin.
BÀI 24. THUỐC CHỮA BỆNH NGOÀI DA.
1. Phân loại thuốc?
2. Nguyên tắc lựa chọn và sử dụng thuốc?
3. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của các
thuốc: Acid salicylic, Amphotericin B, nystatin, Griseofulvin, ketoconazol, Clotrimazole, Fluocinolone.
ĐỀ CƯƠNG THI TỐT NGHIỆP – DSTH VLVH KHOÁ 3
- Trang 4 -
BÀI 25. THUỐC CHỮA BỆNH TAI – MŨI – HỌNG
1. Phân loại thuốc?

2. Nguyên tắc lựa chọn và sử dụng thuốc?
3. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của các
thuốc: Hydrogen peroxyd, naphazolin hydroclorid, Acid boric
BÀI 26. THUỐC SÁT KHUẨN – TẨY UẾ
1. Phân loại thuốc?
2. Nguyên tắc lựa chọn và sử dụng thuốc?
3. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của các
thuốc: Ethanol, Iod, Kalipermanganat, Thuốc đỏ, Cloramin B.
BÀI 27. KHÁNG SINH
1. Định nghĩa, Phân loại?
2. Cơ chế tác động của kháng sinh với vi khuẩn?
3. Sự đề kháng kháng sinh?
4. Nguyên tắc lựa chọn và sử dụng thuốc?
5. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của các
thuốc đã học.
BÀI 28. SULFAMID KHÁNG KHUẨN
1. Định nghĩa, liên quan giữa cấu trúc và tác dụng?
2. Cơ chế tác động với vi khuẩn?
3. Sự đề kháng?
4. dược động học, tác dụng phụ, tương tác thuốc, chống chỉ định?
5. Nguyên tắc lựa chọn và sử dụng thuốc?
6. Các phối hợp có Sulfamid?
7. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của các
thuốc đã học.
BÀI 29. THUỐC CHỐNG LAO – PHONG
1. Phân loại thuốc?
2. Nguyên tắc lựa chọn và sử dụng thuốc?
3. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của các
thuốc đã học?
BÀI 30. THUỐC CHỐNG SỐT RÉT

1. Phân loại thuốc?
2. Nguyên tắc lựa chọn và sử dụng thuốc?
3. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của các
thuốc đã học?
BÀI 31. HORMON VÀ CÁC CHẤT TƯƠNG TỰ
1. Nguyên tắc điều trị? Đặc điểm tác dụng? Phân loại?
2. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của các
thuốc đã học?
BÀI 32. VITAMIN
1. Định nghĩa? Phân loại? vai trò sinh học?
2. Nguyên nhân và hậu quả của việc thiếu và thừa vitamin?
3. Ảnh hưởng của vitamin đến các thuốc khác?
4. Nguyên tắc sử dụng?
5. Tên khác, biệt dược, tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng… của các
thuốc đã học?
BÀI 33. VACCIN
1. Phân loại? vai trò sinh học?
2. Nguyên tắc sử dụng?
ĐỀ CƯƠNG THI TỐT NGHIỆP – DSTH VLVH KHOÁ 3
- Trang 5 -
PHẦN 3. DƯỢC LÂM SÀNG
BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG
1. Để sử dụng thuốc hợp lý cần phải quan tâm 3 vấn đề gì?
2. Nêu bốn tiêu chuẩn cần thiết trong việc lựa chọn thuốc hợp lý?
3. Nêu 4 kỹ năng cần có của dược sỹ lâm sàng?
4. Việc sử dụng thuốc hợp lý thuộc trách nhiệm của 3 đối tượng là:
BÀI 2. DƯỢC ĐỘNG HỌC LÂM SÀNG
1. Kể bốn thông số dược động học – ý nghĩa của mỗi thông số? Hiểu biết về các thông số dược động học
nhằm mục đích gì?
2. Định nghĩa sự hấp thu thuốc, nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc?

3. Định nghĩa nồng độ thuốc trong huyết tương,
4. Diện tích dưới đường cong? Ý nghĩa của trị số AUC?
5. Định nghĩa sinh khả dụng?
6. Phương pháp để tính giá trị SKD tuyệt đối? Phương pháp để tính giá trị sinh khả dụng tương đối?
7. Ý nghĩa của thông số sinh khả dụng? Kể 3 nguyên nhân làm cho SKD < 1?
8. Tương đương sinh học được thử nghiệm như thế nào?
9. Sự phân bố thuốc ở máu: trong máu thuốc tồn tại 2 dạng là gì? Dạng nào là dạng hoạt động, muốn có tác
dụng dược lý phải gắn với phân tử gì? Kể tên 4 loại protein huyết tương mà thuốc gắn vào?
10. Receptor là gì? Cho ví dụ về tác động của thuốc trên receptor H
1
?
11. Sự phân bố thuốc ở mô: cho ví dụ về sự phân bố thuốc có lợi - ứng dụng trong điều trị, sự phân bố thuốc
có hại - gây độc tính của thuốc, sự phân bố thuốc không gây tác dụng d.lý?
12. Sự phân bố thuốc được đánh giá bằng thông số gì? Thể tích phân bố biểu kiến được định nghĩa như thế
nào? Ý nghĩa của trị số Vd?
13. Bài tập: tính liều dùng để đạt nồng độ mong muốn trong huyết tương?
14. Sự chuyển hoá thuốc trong cơ thể thường xảy ra tại đâu?
15. Sự chuyển hoá thuốc trong cơ thể được xúc tác bởi hệ thống men tên là gì? Men này có nhiều ở mô nào
trong cơ thể?
16. Hệ thống men CYP450 có tác dụng gì trong sự chuyển hoá thuốc? cho ví dụ: các thuốc qua chuyển hoá
làm tăng tác dụng, bị mất tác dụng, hoặc làm tăng độc tính?
17. Sự thải trừ thuốc: định nghĩa hệ số thanh thải (độ thanh thải)? Ý nghĩa hệ số thanh thải?
18. Định nghĩa thời gian bán thải? Ý nghĩa của thời gian bán thải?
19. Bài tập: xác định lượng thuốc còn lại trong huyết tương (dựa vào t
1/2
)
BÀI 3. TƯƠNG TÁC THUỐC
1. Tương tác thuốc là gì? Hậu quả của tương tác thuốc? kể 2 loại tương tác?
2. Về mặt dược động học, quá trình từ khi đưa thuốc vào cơ thể đến khi thuốc được thải ra ngoài, được
chia thành 4 giai đoạn là gì?

3. Trong giai đoạn hấp thu thuốc, hãy kể 3 kiểu tương tác do thay đổi yếu tố lý hoá?
4. Các chất như NaHCO
3
, KHCO
3
thì làm giảm hấp thu các thuốc nào?
5. Tương tác thuốc giũa Cimetidin với Tetracyclin? Khắc phục tương tác này bằng cách nào?
6. Tetracyclin khi uống cùng với sữa thì xảy ra tương tác như thế nào?
7. Cholestyramin là thuốc có tác dụng gì? Cholestyramin tạo phức với 3 hoạt chất là gì?
8. Có nên dùng Kaolin cùng với Digoxin? Vì sao?
9. Kể tên các chất tạo tương tác do tạo lớp ngăn cơ học, cản trở bề mặt hấp thu? Khắc phục?
10. Trong giai đoạn hấp thu thuốc, hãy kể 3 kiểu tương tác do thay đổi yếu tố dược lý?
11. Kể 3 ví dụ về tương tác do làm tăng hoặc giảm tốc độ làm rỗng dạ dày (Primperan và Paracetamol,
Propanthelin và Paracetamol, các thuốc có chứa muối Al
3+
tương tác với quinin như thế nào)?
12. Kể 3 ví dụ về tương tác do làm tăng hay giảm nhu động ruột (Thuốc chống trầm cảm tương tác với
Dicoumarol, Levodopa như thế nào? Thuốc nhuận tẩy làm tặng hấp thu hay giảm hấp thu các thuốc
khác? Các thuốc giảm co thắt gồm các thuốc nào? Tương tác như thế nào với thuốc khác?)
13. Người đang điều trị bằng Digoxin – có nên dùng thêm thuốc Erythromycin? Tại sao?
ĐỀ CƯƠNG THI TỐT NGHIỆP – DSTH VLVH KHOÁ 3
- Trang 6 -
14. Tetracyclin có làm mất tác dụng của thuốc ngừa thai hay không? Tại sao?
15. Tương tác giữa Diazepam và acid valproic (chất nào làm tăng hay giảm nồng độ của chất nào)? Tương
tác này xảy ra tại protein huyết tương hay mô?
16. Tương tác giữa Warfarin – phenylbutazole? Tương tác này xảy ra tại protein huyết tương hay mô? Gây
hậu quả như thế nào?
17. Tương tác giữa Quinidin – digoxin? Tương tác này xảy ra tại protein huyết tương hay mô?
18. Kể tên các thuốc gây cảm ứng enzym Cytochrome P450?
19. Kể tên các thuốc gây ức chế enzym Cytochrome P450?

20. Bệnh nhân đang điều trị bằng Digoxin thì có nên dùng thuốc nhóm Aminosid hay không? Vì sao?
21. Mục đích của kết hợp Ampicillin – Probenecid?
22. Cách giải độc Quinidin, Phenobarbital?
23. Tương tác đối kháng có 2 loại là gì? Cho ví dụ?
24. Tương tác hiệp lực có 2 loại là gì? Cho ví dụ?
25. Kể các hoạt chất có trong các biệt dược: Bactrim, Rodogyl, Rifater, Arthrotec, Ecazide, Aumentin,
Gastrotat
BÀI 4. PHẢN ỨNG BẤT LỢI CỦA THUỐC – CẢNH GIÁC THUỐC
1. Phản ứng có hại của thuốc là gì? Được viết ký hiệu là gì? Định nghĩa ADR theo WHO?
2. Kể 5 nguyên nhân gây ADR?
3. Kể 3 cách phân loại ADR?
4. Phân loại ADR theo mức độ nặng của bệnh?
5. Đặc điểm của ADR type A và type B?
6. Kể các biểu hiện lâm sàng của các phản ứng có hại của thuốc?
7. Phân biệt: mày đay, Phù Quincke, Viêm da dị ứng, Hồng ban đa dạng, Hội chứng Stevens-Johnson
và Hội chứng Lyell?
8. Kể các triệu chứng sốc phản vệ?
9. Kể các yếu tố thuộc về bệnh nhân có liên quan đến sự phát sinh ADR?
10. Kể các yếu tố thuộc về thuốc có liên quan đến sự phát sinh ADR?
11. Các biện pháp hạn chế ADR?
BÀI 5. XÉT NGHIỆM LÂM SÀNG VÀ NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
1. Ý nghĩa của các xét nghiệm lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị?
2. Đặc điểm và ý nghĩa của các trị số: Creatinin huyết tương Ure, Glucose, Acid uric?
3. Kể 3 nguồn chính tạo thành Glucose?
4. Kể tên các thuốc làm tăng acid uric trong huyết thanh?
5. Kể 2 thành phần chính của Protein huyết tương?
6. Kể 2 vai trò quan trọng của Albumin?
7. Protein huyết tương tăng (hoặc giảm) trong trường hợp nào?
8. Các loại enzym: Creatinkinase, ASAT, ALAT có tên gọi khác là gì? Đạc điểm và ý nghĩa của các
loại enzym này?

9. Bilirubin là gì? Tăng trong trường hợp nào?
10. Hình dạng, chức năng và số lượng hồng cầu? Hồng cầu tăng / giảm trong trường hợp nào?
11. Hematocrit là gì? Hematocrit tăng / giảm trong trường hợp nào?
12. Tốc độ lắng máu là gì? Tốc độ lắng máu tăng / giảm trong trường hợp nào?
13. Chỉ số hồng cầu gồm có các chỉ số nào? Được viết tắt là gì?
14. Các trạng thái thiếu máu thường gặp? Cho ví dụ?
15. Kể tên 5 loại bạch cầu? Khi nào được gọi là tăng / giảm bạch cầu? Kể các trường hợp cụ thể gây
tăng / giảm các loại bạch cầu?
16. Chức năng của tiểu cầu? Số lượng và nguyên nhân gây giảm tiểu cầu?
BÀI 6. THÔNG TIN THUỐC
1. Vai trò của thông tin thuốc: để triển khai các chương trình dự án về y dược học, thông tin thuốc là
một trong 4 yếu tố cơ bản là gì?
ĐỀ CƯƠNG THI TỐT NGHIỆP – DSTH VLVH KHOÁ 3
- Trang 7 -
2. Kể 3 cách phân loại thông tin thuốc?
3. Kể 4 đối tượng cần được thông tin thuốc?
4. Yêu cầu của một thông tin thuốc?
5. Thông tin thuốc cho bệnh nhân cần có những nội dung nào?
6. Khi đưa thông tin thuốc đến bệnh nhân, người dược sỹ cần lưu ý gì?
BÀI 7. SỬ DỤNG THUỐC CHO ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT
1. Phân loại trẻ em theo lứa tuổi?
2. Khi dùng thuốc bằng đường uống cho trẻ em thì phải lưu ý các vấn đề gì?
3. Khi dùng thuốc bằng đường tiêm cho trẻ em thì phải lưu ý các vấn đề gì?
4. Khi dùng thuốc bằng đường trực tràng cho trẻ em thì phải lưu ý các vấn đề gì?
5. Kể các thuốc không được dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi? dưới 2 tuổi? và trẻ sơ sinh?
6. Kể các case ngộ độc thuốc đã xảy ra?
7. Kể các tác dụng phụ khi dùng Tetracyclin, androgen, corticoid, acid nalidixic, vitamin A (quá liều),
vitamin D (quá liều), vitamin K,… cho trẻ em.
8. Tóm tắt chế độ dùng thuốc cho trẻ em?
9. Thời điểm dùng thuốc trong thai kỳ?

10. FDA là gì?
11. Cơ quan FDA đã phân loại mức độ an toàn của thuốc đối với phụ nữ có thai, chia các thuốc theo 5
loại là gì? Cho ví dụ trong mỗi nhóm?
12. Cho ví dụ các thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng được xếp theo 5 loại A, B, C, D, X là gì?
13. Kể tên các thuốc đã được chứng minh là gây quái thai nếu dùng cho phụ nữ mang thai?
14. Các nguyên tắc trong sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai?
15. Phụ nữ đang cho con bú nên dùng thuốc ngừa thai loại nào?
16. Các nguyên tắc chung trong việc sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú?
17. Kể tên các thuốc được coi là an toàn khi dùng cho phụ nữ cho con bú?
18. Các nguyên tắc chung trong việc sử dụng thuốc cho người cao tuổi?
BÀI 8. THUỐC KHÁNG SINH
1. Định nghĩa kháng sinh? Kể các loại kháng sinh?
2. Hình dạng của vi khuẩn?
3. Cấu tạo vách tế bào vi khuẩn bằng chất có tên là gì?
4. So sánh phương pháp thử nghiệm in-vitro và in-vivo?
5. Dựa vào yếu tố nào để phân biệt VK gram âm và gram dương? Bệnh do VK nào thì nguy hiểm hơn?
Vì sao?
6. Kể tên 3 loại VK dựa vào phản ứng với ôxy?
7. Kháng sinh đồ là gì? Thực hiện phương pháp kháng sinh đồ qua 2 giai đoạn là gì?
8. Nồng độ kìm khuẩn tối thiểu, nồng độ diệt khuẩn tối thiểu là gì?
9. Kháng sinh kiềm khuẩn và KS diệt khuẩn?
10. Kể 4 cơ chế tác động của KS đối với vi khuẩn, cho ví dụ nhóm KS trong mỗi cơ chế?
11. Kể 5 cách đề kháng của VK đối với KS?
12. Kể 2 loại “kháng – kháng sinh”? Sự kháng giả (/ thật) gặp trong trường hợp nào?
13. Phân biệt “tác dụng phụ” và “độc tính”?
14. Kể các tác dụng phụ (hoặc độc tính) và chống chỉ định của các nhóm KS?
15. Kể 7 nguyên tắc sử dụng kháng sinh?
16. Kể 3 giai đoạn cần tiến hành để xác định có nhiễm khuẩn?
17. Thăm khám lâm sàng bao gồm 3 việc cần làm?
18. Lựa chọn KS hợp lý phụ thuộc 3 yếu tố nào?

19. So sánh phương pháp điều trị bệnh thương hàn bằng Cloramphenicol và Ceftriaxon?
20. Dùng KS để dự phòng?
BÀI 9. SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG VIÊM CORTICOID VÀ KHÔNG STEROID
1. Viêm là gì? Cơ chế phản ứng viêm?
ĐỀ CƯƠNG THI TỐT NGHIỆP – DSTH VLVH KHOÁ 3
- Trang 8 -
2. Glucocorticoid là gì? Chức năng?
3. Kể 4 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiết hormon hydrocortison của tuyến thượng thận?
4. Sự tiết glucocortiocid theo nhịp ngày đêm? Khi dùng GC để điều trị thay thế hormon thì phải dùng
thuốc như thế nào?
5. Tác dụng của GC trên sự chuyển hoá các chất Lipid, Glucid, Protid, Nước và các chất điện giải?
6. Tác dụng và tai biến của Glucocorticoid trên các cơ quan và các mô?
7. Ba tác dụng chính của Glucocorticoid trong điều trị?
8. Chỉ định chung của Glucocorticoid?
9. Kể tên các GC thường gặp?
10. 7 tác dụng phụ của các Glucocorticoid? Cách khắc phục tác dụng này?
11. Kể các triệu chứng của Hội chứng Cushing?
12. Chống chỉ định chung của các Glucocorticoid?
13. Những lưu ý khi sử dụng Glucocorticoid khi kê đơn cho bệnh nhân?
14. Cơ chế tác dụng của thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs)?
15. Kể tên các NSAIDs thường gặp?
16. Chỉ định chung của thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs)?
17. Tác dụng phụ của thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs)? Cách khắc phục tác dụng phụ này?
18. Chống chỉ định chung của thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs)?
19. Các tương tác thuốc cần tránh khi sử dụng thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs)?
BÀI 10. SỬ DỤNG VITAMIN
1. Định nghĩa vitamin?
2. Đặc điểm của vitamin?
3. Vai trò sinh học của các vitamin?
4. Nhu cầu hàng ngày của vitamin?

5. RDA là gì?
6. Nguyên nhân gây thiếu vitamin? Xử trí khi bị thiếu vitamin?
7. Nguyên nhân gây thừa vitamin? Xử trí khi bị thừa vitamin?
8. Vai trò sinh lý, trạng thái thiếu, trạng thái thừa của các vitamin A, D, E, C, B
1
, B
2
, PP, B
6
, B
12
, Acid
folic, Biotin?
9. Vai trò sinh lý của các chất khoáng: Calci, Phospho, Magnesi, Natri, Kali, Clorid, Sắt, Kẽm, Iod,
Đồng?
BÀI 11. SỬ DỤNG THUỐC RỐI LOẠN HÔ HẤP
1. Kể các bệnh hô hấp thường gặp?
2. Hen phế quản là gì? Trong chuỗi phản ứng của quá trình viêm, có chất tên gì liên quan đến sự co thắt
/ hen phế quản?
3. Biểu hiện của hen phế quản?
4. Nguyên nhân gây hen phế quản?
5. Kể 3 loại hen phế quản?
6. Nguyên tắc điều trị hen phế quản bằng thuốc?
7. Nguyên tắc sử dụng các thuốc để điều trị hen phế quản: Salbutamol, Theophyllin, thuốc kháng viêm
Corticoid, thuốc kháng Histamin H
1
, thuốc bảo vệ tế bào?
8. Nguyên tắc sử dụng các thuốc để điều trị ho: Codein, Dextromethorphan,
Camphor, Menthol, Eucalyptol,
Ambroxol Bromhexin N-acetylcystein,

Natribenzoat, Terpin-hydrat.
9. Nguyên tắc sử dụng thuốc nhỏ tai, mũi, họng?
10. Nguyên tắc sử dụng thuốc nhỏ mũi: Xylometazolin Oxymetazolin
Naphazolin Natri clorid.
BÀI 12. SỬ DỤNG THUỐC ĐƯỜNG TIÊU HOÁ
1. Kể các bệnh đường tiêu hoá thường gặp?
ĐỀ CƯƠNG THI TỐT NGHIỆP – DSTH VLVH KHOÁ 3
- Trang 9 -
2. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng?
3. Nguyên nhân và triệu chứng của hội chứng Zollinger-Ellison?
4. Kể tên các thuốc trung hoà acid dịch vị và chống tiết acid dịch vị?
5. Nguyên tắc sử dụng các thuốc trong việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách tác động vào sự
tiết acid dịch vị (trung hoà acid dịch vị và chống tiết acid dịch vị)?
6. Kể tên thuốc bảo vệ tế bào là dẫn xuất của prostaglandin?
7. Kể tên thuốc bảo vệ tế bào là chất vô cơ?
8. Nguyên tắc sử dụng các thuốc trong việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách bảo vệ tế bào?
9. Kể tên thuốc làm giảm co thắt, và thuốc an thần – chống stress dùng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày
tá tràng?
10. Nguyên tắc điều trị táo bón? Biện pháp không dùng thuốc?
11. Kể tên các thuốc điều trị táo bón – theo cơ chế tác dụng?
12. Nguyên tắc sử dụng các thuốc điều trị táo bón?
13. Cơ chế bệnh sinh của bệnh tiêu chảy?
14. Nguyên tắc điều trị tiêu chảy, khi nào thì cần gặp bác sỹ?
15. Nguyên tắc sử dụng các thuốc điều trị tiêu chảy?

MÔN LÝ THUYẾT BÀO CHẾ
BÀI : ĐẠI CƯƠNG

1. Quyển Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh của tác giả nào?
2. Những kiến thức cơ bản môn bào chế cung cấp?

3. Có mấy loại bao bì? Đó là gì?
4. Môn bào chế có liên quan đến những môn học nào?
5. Ứng dụng môn Toán, Lý, Hóa, Dược lâm sàng trong bào chế thuốc?
6. Tá dược là gì?
7. Một dạng bào chế hoàn chỉnh gồm những thành phần nào?
8. Định nghĩa thuốc theo luật dược
9. Mục tiêu của môn bào chế
10. Biệt dược là gì? Ví dụ?
11. Tập nội kinh của tác giả nào?
12. Bản thảo cương mục của tác giả nào?
13. Mục đích của việc bào chế thuốc?
14. Quyển Nam Dược Thần Hiệu của tác giả nào?
15. Hoạt chất là gì?


BÀI: KỸ THUẬT CÂN – ĐONG ĐO VÀ PHA CỒN

1. Cân có 2 cánh tay đòn bằng nhau cấu tạo gồm mấy bộ phận, là gì?
2. Các hình dạng của quả cân ước phân
3. Cách thử cân đúng, cân tin, cân nhạy?
4. Có mấy loại cân có hai cánh tay đòn bằng nhau và không bằng nhau?
5. Định nghĩa cân đơn, cân kép
6. Dùng quả cân theo thứ tự thế nào?
7. Một cân tốt phải có mấy điều kiện?
8. Những quả cân từ 20g trở xuống lấy như thế nào?
ĐỀ CƯƠNG THI TỐT NGHIỆP – DSTH VLVH KHOÁ 3
- Trang 10 -
9. Dụng cụ dùng để lấy hóa chất lỏng?
10. Ống đong dùng để làm gì?
11. Kể các dụng cụ dùng để đo thể tích

12. Kể các dụng cụ dùng để pha chế

BÀI: KỸ THUẬT NGHIỀN -TÁN -RÂY- TRỘN ĐỀU

1. Khi trong đơn thuốc bột kép có chất màu, phải cho chất màu vào giai đoạn nào?
2. Thế nào là bột thô, bột nữa thô, bột mịn, bột nữa mịn và bột rất mịn?
3. Trong điều chế thuốc bột, khi nghiền hoặc trộn dược chất độc A, B với khối lượng nhỏ nên lót cối trước
bằng bột thuốc thường nhằm mục đích gì?
4. Để nghiền chất cần đạt độ mịn cao, người ta chọn loại cối nào?
5. Để nghiền dược chất có màu người ta chọn cối nào?
6. Trong một đơn bột kép khi nghiền bột đơn, dược chất nào cần phải nghiền mịn nhất
7. Trong một đơn bột kép, khi nghiền bột đơn, phải bắt đầu nghiền từ dược chất nào?
8. Kiểm tra sự đồng nhất của khối bột là kiểm tra về chỉ tiêu nào?
9. Trong đơn bột kép, khi trộn phải bắt đấu từ dược chất nào?

BÀI: KỸ THUẬT HÒA TAN LÀM TRONG

1. Công dụng của các loại giấy lọc
2. Yếu tố nào quyết định độ tan của một chất trong dung môi?
3. Độ tan của ether trong nước sẽ giảm khi thêm chất nào?
4. Chất hoạt động bề mặt (diện hoạt) có cấu trúc đặc trưng thế nào?
5. Hòa tan đặc biệt được áp dụng khi nào?
6. Chất nào có độ tan gần như không đổi khi nhiệt độ tăng?
7. Hòa tan là gì?
8. Các biện pháp để tăng hiệu suất lọc?
9. Định nghĩa dung dịch?
10. Bông thấm nước thường dùng để lọc gì?
11. Chất nào có độ tan thay đổi khi tăng nhiệt độ
12. Độ tan của tinh dầu trong nước sẽ giảm khi thêm chất nào?
13. Chất nào có khả năng làm tăng độ tan của cafein trong nước?

14. Chất nào có khả năng tạo phức dễ tan trong dung môi?
15. Dùng aid citric để làm tăng độ tan của chất nào?
16. Cách tốt nhất để hoà tan nhanh dược chất khi pha dung dịch thuốc?
17. Phần lớn độ hòa tan của các chất rắn và lỏng tăng theo gì?
18. Chất nào có khả năng hòa tan muối quinin trong nước?
19. Dùng Antipirin để làm tăng độ tan của chất nào?
20. Khi pha dung dịch Lugol thêm KI để làm gì?
21. Hỗn hợp dung môi nào hòa tan được camphor?
22. Kể 4 phương pháp hòa tan đặc biệt dùng trong pha chế
23. Kể 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự hòa tan
24. Kể tên các dụng cụ hòa tan dùng trong pha chế nhỏ
25. Kể tên các dụng cụ lọc
26. Kể tên các vật liệu lọc
27. Kể 2 phương pháp hòa tan

BÀI: KỸ THUẬT KHỬ KHUẨN- CẤT NƯỚC

ĐỀ CƯƠNG THI TỐT NGHIỆP – DSTH VLVH KHOÁ 3
- Trang 11 -
1. Trong quá trình xử lý nước trước khi cất phèn chua có tác dụng gì?
2. Tạp chất nào là tạp cơ học, tạp hữu cơ tạp vô cơ, tạp bay hơi?
3. Nước cất dùng để pha tiêm không để quá bao lâu?
4. Cách loại tạp chất cơ học, tạp hữu cơ, tạp bay hơi, tạp vô cơ trong nước?
5. Cách tính lượng nước trước và sau khi cất?
6. Kể 3 bộ phận chính của một thiết bị cất nước


BÀI: THUỐC ĐÔNG DƯỢC – THUỐC THANG- CHÈ THUỐC

1. Trà thuốc thường được bào chế bằng cách nào?

2. Ưu, nhược điểm của thuốc thang, trà thuốc
3. Trà kim cúc dùng để làm gì?
4. Dược liệu nào sử dụng trong thuốc thang?
5. Thời điểm uống thuốc thang tốt nhất là lúc nào?
6. Khi uống thuốc thang bổ không nên ăn chất nào?
7. Cách sắc thuốc có tác dụng phát tán
8. Có mấy cách sắc thuốc?
9. Độ ẩm yêu cầu của trà thuốc?
10. Uống thuốc thang chữa bệnh cần kiêng thức ăn nào?
11. Có mấy loại thuốc thang
12. Vị thuốc Sứ thường dùng trong thuốc thang là gì?


BÀI: THUỐC BỘT- THUỐC CỐM

1. 10 lưu ý trong thuốc bột và cách xử trí
2. Định nghĩa thuốc bột, thuốc cốm
3. Độ ẩm qui định trong thuốc bột, thuốc cốm
4. Khi trong đơn thuốc bột kép có chất màu, phải cho chất màu vào lúc nào?
5. Sấy các thành phần trước khi trộn bột kép nhằm mục đích gì?
6. Thế nào là thuốc bột đơn liều, thuốc bột đa liều?
7. Thuốc bột dùng để tiêm phải là loại nào?
8. Trong công thức thuốc bột nếu chất lỏng là tinh dầu phải cho vào sau cùng để làm gì?
9. Trong đơn bột kép, khi trộn phải bắt đấu từ dược chất nào?
10. Trong một đơn bột kép khi nghiền bột đơn, chất nào được nghiền mịn nhất?
11. Trong một đơn bột kép, khi nghiền bột đơn, phải bắt đầu nghiền từ dược chất nào?
12. Ưu điểm của thuốc bột?
13. Yêu cầu vô trùng đối với thuốc bột nào?
14. Các hoạt chất trong công thức thuốc cốm có hàm lượng bao nhiêu thì phải thử độ đồng đều hàm lượng:
15. Điều chế thuốc cốm bằng phương pháp xát hạt gồm mấy giai đoạn?

16. Nhiệt độ nào thích hợp cho việc sấy cốm?
17. Sấy cốm đã làm ẩm với mục đích gì?
18. Thuốc cốm có thể điều chế bằng những phương pháp nào?
19. Có mấy phương pháp điều chế thuốc cốm, đó là gì?
20. Cách phân loại thuốc bột?
21. Khi trộn bột nên chọn cối chày có dung tích thế nào?
22. Kỹ thuật điều chế bột đơn gồm mấy giai đoạn, bột kép gồm mấy giai đoạn?
23. Nêu ba cách phân liều đóng gói thuốc bột

ĐỀ CƯƠNG THI TỐT NGHIỆP – DSTH VLVH KHOÁ 3
- Trang 12 -

BÀI: VIÊN TRÒN – VIÊN NÉN – VIÊN NANG

1. Bao cách ly, bao dày, bao nền, bao nhẵn trong phương pháp bao đường có mục đích gì?
2. Các viên Aspirin pH8 thường được bao màng mỏng nhằm mục đích gì?
3. Các viên chứa Diclofenac được bao màng mỏng nhằm mục đích gì?
4. Cấu trúc của viên bao có mấy phần?
5. Để giúp viên bao tan trong ruột thường áp dụng kỹ thuật điều chế nào?
6. Độ dày của lớp bao lớn nhất ở dạng thuốc nào, nhỏ nhất ở dạng nào?
7. Hình dạng viên nhân dùng để bao đường nên có dạng gì? Bao màng mỏng có dạng gì?
8. Mục địch của bao viên?
9. Muốn bao được màu mong muốn nên dùng các gam hỗn dịch màu thế nào?
10. Ngoài phương pháp chia viên bằng bao bồi, viên tròn còn được điều chế bằng phương pháp nào?
11. Phương pháp bao bồi thường được thực hiện trên thiết bị nào?
12. Viên bao đường được bào chế bởi các kỹ thuật và thiết bị thông thường nào?
13. Viên bao tan trong ruột là viên như thế nào?
14. Viên nào dùng qua đường tiêu hóa cần độ rã chậm nhất ?
15. Viên phóng thích kéo dài có thể điều chế dạng nào?
16. Yêu cầu về độ tan của viên bao tan trong ruột?

17. Sinh khả dụng của viên nang so với viên nén?
18. Viên nang có ưu điểm hơn so với viên nén về mặt nào?
19. Bột hạt thuốc có tính trơn chảy tốt nhất khi có dạng lý tưởng là hình gì?
20. Các công đoạn bào chế viên nén theo phương pháp xát hạt ướt? xát hạt khôvà dập thẳng?
21. Các phương pháp sấy nhanh hiện nay có thể dùng
22. Các tá dược dính cho viên điều chế bằng phương pháp xát hạt khô?
23. Cách dùng thích hợp cho viên sủi bọt chứa Paracetamol và Vitamin C
24. Cần bảo quản tránh ẩm đối với viên nào?
25. Chọn tá dược dính rẽ tiền, thích hợp cho viên Paracetamol 325mg
26. Để có hình thức viên đẹp cần có giai đoạn nào?
27. Điều chế viên nén bằng phương pháp dập thẳng, xát hạt khô, xát hạt ướt thường áp dụng cho nhóm hoạt
chất nào?
28. Điều chế viên nén bằng phương pháp xát hạt ướt, giai đoạn sấy cốm cho đến khi nào?
29. Hai điều kiện cơ bản mà bột/ hạt thuốc cần đáp ứng để viên nén đồng đều khối lượng
30. Khi dập viên ta cần các thành phần ở dạng nào?
31. Khi thành lập công thức viên nén, tá dược nào chưa cần thiết thêm vào?
32. Khi xây dựng công thức viên, lượng tá dược dính cho vào hỗn hợp bột đến khi nào?
33. Kỹ thuật điều chế viên sủi bọt
34. Máy dập thuốc viên đã học gồm 2 mấy loại là gì?
35. Máy dập viên tâm sai, xoay tròn được ưa chuộng trong phạm vi nào?
36. Một tá dược viên nén được coi là đa năng khi có được cả 3 vai trò gì?
37. Mục đích của việc xát/ tạo hạt trong quy trình bào chế viên nén
38. Mục tiêu chính của việc lựa chọn tá dược cho viên nén là gì?
39. Nội dung chính của việc xây dựng công thức viên nén là gì?
40. Sinh khả dụng của viên nén thường phụ thuộc vào gì?
41. Tá dược dính, độn, màu, rã, trơn bóng trong viên nén có vai trò hay chức năng gì?
42. Tá dược độn ngoài vai trò chính làm tăng khối lượng viên,… còn có một đặc tính tốt thường được nhắc
tới là gì?
43. Tá dược nào là đa năng?
44. Tá dược rã ngoại được thêm vào lúc nào?

45. Theo DĐVN thời gian rã và hòa tan của viên sủi bọt là bao lâu?
ĐỀ CƯƠNG THI TỐT NGHIỆP – DSTH VLVH KHOÁ 3
- Trang 13 -
46. Thường các tá dược độn có thêm vai trò gì?
47. Trong các loại viên nén dùng uống, viên nào cần có độ rã nhanh nhất?
48. Trong phương pháp xát hạt ướt trộn hạt với tá dược trơn bóng vào lúc nào?
49. Viên nén có hình dạng hai mặt lồi và hình vuông thì cối chày phải thế nào?
50. Viên nén có thể dùng theo đường nào?
51. Viên nén đơn giản nhất thường có có hình gì?
52. Viên nén được dùng bằng cách nào?
53. Viên nén nào đặc biệt tránh ẩm?
54. Viên nén trần Aspirin có thể điều chế bằng phương pháp gì?
55. Viên nén Vitamin C500mg thường được điều chế bằng phương pháp gì?
56. Viên sủi bọt thường được điều chế bằng phương pháp nào?
57. Khối lượng viên tròn Tây y?
58. Nhược điểm của viên tròn
59. Phương pháp chia viên thường thực hiện trên dụng cụ nào?
60. Thời gian rã của viên nén, viên tròn, viên bao quy định trong vòng bao lâu
61. Có mấy loại thuốc nang, đó là gì?
62. Điều chế viên nén bằng phương pháp xát hạt, có mấy phương pháp, đó là gì?
63. Kể 2 cách bao viên nén
64. Kể 2 phương pháp điều chế viên nén
65. Kể 3 giai đoạn điều chế nang cứng
66. Kể 4 tá dược chính thường có trong viên nén
67. Nêu 4 cách để cải thiện độ trơn chảy của khối bột
68. Lực liên kết tiểu phân bao gồm những lực nào?

BÀI : DUNG DỊCH THUỐC

1. Nước cất thơm được điều chế bằng cách nào?

2. Dung môi sử dụng rộng rãi nhất trong ngành Dược là:
3. Ưu, nhược điểm của dung dịch thuốc
4. Potio thường dễ nấm mốc do gì?
5. Dung dịch thuốc có 2 thành phần chính là gì?
6. Dung môi được dùng để pha dung dịch thuốc uống là gì?
7. Các potio thường được pha chế như thế nào?
8. Trong dung dịch thuốc, nước rửa phụ khoa được xếp vào dạng nào?
9. Khi điều chế potio, nếu dược chất là tinh dầu thì phải nghiền với chất nào?
10. Khi dùng glycerin làm dung môi để pha dung dịch cần lưu ý rằng glycerin có tác dụng diệt khuẩn ở nồng
độ thấp nhất là bao nhiêu?
11. Ethanol có tác dụng sát trùng ở nồng độ bao nhiêu?
12. Theo bản chất của dung môi, người ta chia làm bao nhiêu loại dung dịch thuốc?
13. Điều nào nói về dung môi nước?

BÀI: THUỐC NHỎ MẮT

1. Các chất bảo quản thường dùng trong thuốc nhỏ mắt?
2. Nơi có nhiều mạch máu của mắt là gì?
3. Thuốc nhỏ mắt được khuyên: sau khi khui lọ chỉ nên dùng trong thời gian nào?
4. Để bảo đảm pH mong muốn phài dùng chất nào?
5. Các chất diện hoạt có trong công thức có tác dụng gì?
6. Các chất đẳng trương hóa trong thuốc nhỏ mắt ?
7. Dạng thuốc nhỏ mắt nào không được phép lọc?
ĐỀ CƯƠNG THI TỐT NGHIỆP – DSTH VLVH KHOÁ 3
- Trang 14 -
8. Thuốc nhỏ mắt thông thường lưu lại tại mắt trong khoảng bao lâu?
9. Chất bảo quản phải ưu tiên tác dụng trên đâu?
10. Ý nghĩa pH của thuốc nhỏ mắt
11. Cấu tạo của chất diện hoạt?
12. Nói đến tính đẳng trương của thuốc nhỏ mắt là nói đến gì?

13. Khi pha chế thuốc nhỏ mắt phải điều chỉnh pH như thế nào?
14. Chất làm tăng độ nhớt trong thuốc nhỏ mắt có mục đích gì?
15. Vai trò của chất bảo quản có trong thuốc nhỏ mắt
16. Phần lớn thuốc nhỏ mắt có yêu cầu pH khoảng nào?
17. Định nghĩa thuốc nhỏ mắt?
18. Tiêu chuẩn chất lượng thuốc nhỏ mắt?
19. Nói đến pH của thuốc nhỏ mắt là nói đến gì?
20. Thuốc nhỏ mắt Chloramphenicol có nồng độ là bao nhiêu?
21. Thuốc nhỏ mắt khi dùng có thể gây kích ứng là do gì?
22. Khi bị nhiễm trùng mắt nên kết hợp dùng loại nào?
23. Yêu cầu chất lượng của thuốc nhỏ mắt?
24. Quy trình điều chế thuốc nhỏ mắt gồm những giai đoạn nào?

BÀI : THUỐC TIÊM – THUỐC TIÊM TRUYỀN

1. Dạng thuốc nào dược chất không phải qua giai đoạn hấp thu?
2. Tiêu chuẩn nào quan trọng nhất đối với thuốc tiêm?
3. Ưu, nhược điểm của thuốc tiêm
4. Cách phân loại thuốc tiêm?
5. Thuốc tiêm truyền nếu ở dạng nhũ tương thì phải là kiểu nào?
6. Vỏ đựng thuốc tiêm bằng thủy tinh phải được tiệt trùng bằng biện pháp nào?
7. Thông thường thể tích có trong thuốc tiêm phải như thế nào?
8. Nếu tiêm một dung dịch ưu trương, nhược trương bằng đường tiêm bắp sẽ gây hiện tượng gì? Chỉ được
phép tiêm vào đường nào?
9. Thuốc tiêm nước được sử dụng theo đường nào?
10. Có mấy cách đóng ống thuốc tiêm?
11. Thuốc tiêm có thể có cấu trúc kiểu gì?
12. Dầu nào được làm dung môi trong thuốc tiêm dầu?
13. Nếu thuốc tiêm có màu thì màu đó là màu gì?
14. Ưu điểm quan trọng nhất của thuốc tiêm là gì?

15. Thuốc tiêm dầu được sử dụng theo đường nào?
16. Trong số các đường tiêm thuốc đường tiêm thuốc nào dược chất không phải qua giai đoạn hấp thu từ nơi
tiêm vào máu
17. Yêu cầu quan trọng nhất trong thuốc tiêm
18. Không khí phòng pha chế thuốc tiêm thường được vô trùng bằng biện pháp nào?
19. Nhóm chất phụ nào không được phép thêm vào công thức thuốc tiêm?
20. Phương pháp tiệt khuẩn nào cho hiệu quả cao và ít ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc tiêm?
21. Ethanol dùng làm dung môi trong thuốc tiêm với nồng độ là bao nhiêu?
22. Phương pháp tiệt khuẩn nút cao su dùng trong chai lọ đóng thuốc tiêm là gì?
23. Để tiệt khuẩn thuốc tiêm dùng phương pháp nào?
24. Khi đóng thuốc vào ống thuốc tiêm, không để thuốc dính lên đầu ống vì sao?
25. IM, IV là ký hiệu của đường tiêm nào?
26. Thuốc tiêm nào nhất thiết phải thêm chất sát khuẩn?
27. Hệ đệm nào dùng cho thuốc tiêm

ĐỀ CƯƠNG THI TỐT NGHIỆP – DSTH VLVH KHOÁ 3
- Trang 15 -


BÀI: CỒN THUỐC – CAO THUỐC

1. Cao thuốc là chế phẩm điều chế bằng cách nào?
2. Các tạp chất có thể có trong dịch chiết cồn là gì?
3. Cách điều chỉnh hàm lượng hoạt chất của cao lỏng khi hàm lượng hoạt chất thấp hơn qui định?
4. Cao đặc có thể chất như thế nào?
5. Cao thuốc có thành phần hoạt chất là gì?
6. Chất lượng dịch chiết chủ yếu phụ thuộc vào gì?
7. Cồn thuốc nào có quy định hàm lượng hoạt chất?
8. Cồn thuốc nào được điều chế bằng phương pháp hòa tan, ngâm lạnh, ngấm kiệt?
9. Đặc tính chung của cao lỏng

10. DĐVN qui định bảo quản cồn thuốc như thế nào?
11. Dịch chiết trong cao thuốc thu được từ đâu?
12. Điều chế cao thuốc với dung môi là nước thường dùng phương pháp chiết nào?
13. Định nghĩa cồn thuốc, cao đặt, cao lỏng, cao khô?
14. Dựa vào phương pháp điều chế người ta chia cồn thuốc ra mấy loại?
15. Dược liệu nào chiết bằng cồn 60%, 70%, 90%
16. Dược liệu nào phải áp dụng phương pháp ngấm kiệt?
17. Giai đoạn ảnh hưởng quan trọng đến hoạt chất và chất lượng của cao thuốc là gì?
18. Giai đoạn nào quyết định chất lượng của cao thuốc
19. Hàm lượng dung môi còn lại trong cao đặc không quá bao nhiêu?
20. Khả năng hòa tan của hoạt chất vào dung môi chiết xuất phụ thuộc trước hết vào yếu tố nào?
21. Khi cô đặc cao thuốc cần chú ý gì?
22. Khi điều chế cồn thuốc, sử dụng dược liệu nào tốt?
23. Khi điều chế cồn thuốc, sử dụng phương pháp ngâm lạnh thì sử dụng bột dược liệu nào?
24. Nếu bột dược liệu thô thì nên áp dụng phương pháp nào?
25. Nếu dược liệu có tác dụng mạnh và biết rõ hoạt chất thì nên chọn phương pháp chiết xuất nào?
26. Ngâm lạnh là sao?
27. Phương pháp ngâm lạnh, ngấm kiệt lượng dung môi thường dùng là bao nhiêu?
28. Phương pháp tốt nhất và nhanh nhất để cô đặc dịch chiết?
29. Qui ước 1ml cao lỏng tương ứng với gì?
30. Tạp chất có trong cao thường là chất nào?
31. Theo DĐVN , cồn thuốc kép được điều chế từ đâu?
32. Thời gian chiết xuất áp dụng cho phương pháp ngâm lạnh trong điều chế cồn thuốc thường là bao lâu?
33. Thời gian chiết xuất được áp dụng cho phương pháp ngâm lạnh trong ngấm kiệt thường là bao lâu?
34. Tỉ lệ hoạt chất có trong cao như thế nào so với tỉ lệ hoạt chất có trong dược liệu?
35. Trong điều chế cao thuốc, khi loại tạp người ta thường làm sao?
36. Trong điều chế cao thuốc, phương pháp ngâm, hầm, hãm, sắc được áp dụng đối với dung môi nào?
37. Trường hợp chế phẩm có tỉ lệ hoạt chất cao hơn hay thấp hơn qui định thì làm sao?
38. Ưu điểm chính của phương pháp ngấm kiệt là gì?
39. Ưu điểm lớn nhất của Ethanol khi làm dung môi hòa tan chiết xuất là gì?

40. Ưu điểm nổi bật của phương pháp ngấm kiệt so với phương pháp ngâm là gì?
41. Yêu cầu quan trọng nhất của dung môi dùng trong chiết xuất dược liệu?
42. Dược chất dùng để điều chế cồn thuốc?
43. Các giai đoạn tiến hành ngấm kiệt?
44. DĐVN III chia cao thuốc ra làm mấy loại?
45. Kể 2 Ưu điểm của cồn thuốc điều chế bằng phương pháp hòa tan
46. Các giai đoạn điều chế cao thuốc?
ĐỀ CƯƠNG THI TỐT NGHIỆP – DSTH VLVH KHOÁ 3
- Trang 16 -
47. Phân loại cao thuốc?
48. Nêu 2 phương pháp cô đặc dịch chiết dược liệu?
49. Phải làm ẩm dược liệu trước khi cho vào bình chiết ngấm kiệt để làm gì?
50. Phân loại cồn thuốc theo phương pháp điều chế?
51. Thành phần của cồn thuốc?

BÀI : SIRO ĐƠN – SIRO THUỐC – POTIO

1. Các bước tiến hành điều chế siro đơn bằng phương pháp nóng
2. Các phương pháp kiểm tra nồng độ đường trong siro đơn?
3. Các potio thường được sản xuất ở quy mô nào?
4. Dụng cụ thích hợp để lọc siro đơn là gì?
5. Dược chất trong siro thuốc có tác dụng gì?
6. Giai đoạn nào quan trọng nhất trong quá trình điều chế siro đơn
7. Khi điều chế potio, nếu dược chất là tinh dầu thì phải làm sao?
8. Lượng đường trong điều chế siro đơn bằng phương pháp nóng và phương pháp nguội?
9. Muốn bảo quản siro lâu phải làm sao?
10. Nếu dùng phù kế Baume để xác định tỉ trọng của siro thì siro có tỉ trọng 1,26 tương đương với bao nhiêu
độ Baume, tỉ trọng 1,32 tương đương với bao nhiêu độ Baume
11. Nếu siro có hàm lượng đường lớn hơn qui định phải làm sao?
12. Nhược điểm của siro đơn trong phương pháp điều chế nóng và nguội?

13. Phương pháp làm trong siro bằng bột giấy lọc và bằng lòng trắng trứng?
14. Potio gôm dùng để làm gì?
15. Potio thường dễ nấm mốc do gì?
16. Siro đơn có hàm lượng đường là 64% tương đương với tỉ trọng ở 15
o
C, 105
o
C là bao nhiêu?
17. Siro đúng độ đường có tỷ trọng 1,32 ở 20
o
C tương ứng với bao nhiêu độ Baume’
18. Siro thuốc có nồng độ đường khoảng bao nhiêu?
19. Thành phần trong siro đơn chủ yếu là gì?

BÀI : NHŨ TƯƠNG – HỖN DỊCH

1. Có bao nhiêu phương pháp điều chế hỗn dịch thuốc
2. Bentonic là chất nhũ hóa loại gì?
3. Chất nào có trong thành phần của nhũ tương?
4. Chất nhũ hóa được chia làm mấy nhóm
5. DĐVN quy định chất lượng của hỗn dịch thuốc khi để yên?
6. Điều chế hỗn dịch thuốc bằng phương pháp phân tán cơ học áp dụng khi nào?
7. Điều chế hỗn dịch thuốc, sử dụng phương pháp phân tán cơ học thường được áp dụng ở qui mô nào?
8. Điều chế hỗn dịch, phương pháp ngưng kết dược chất rắn được tạo do gì? Lúc nào
9. Định nghĩa hỗn dịch thuốc
10. Gôm Arabic và Adragant thuộc nhóm chất nhũ hóa gì?
11. Hỗn dịch thuốc là hệ phân tán gì?
12. Khi điều chế hỗn dịch thuốc, giai đoạn nào quyết định độ mịn và chất lượng của hỗn dịch?
13. Kỹ thuật điều chế nhũ tương bằng phương pháp keo khô, keo ướt?
14. Một số lưu ý khi điều chế nhũ tương thuốc

15. Ưu, Nhược điểm của hỗn dịch thuốc
16. Phân loại hỗn dịch theo cách dùng
17. Phương pháp điều chế nhũ tương nào thích hợp nhất ở quy mô công nghiệp?
18. Tween thuộc nhóm chất nhũ hóa nào?
19. Yêu cầu chất lượng của hỗn dịch
ĐỀ CƯƠNG THI TỐT NGHIỆP – DSTH VLVH KHOÁ 3
- Trang 17 -


BÀI : THUỐC MỠ

1. Đặc điểm của thuốc mỡ
2. Trong các tá dược, tá dược nào thân dầu thuộc nhóm Hydrocarbon
3. Các vấn đề nào là yếu tố dược học có ảnh hưởng đến sự thấm và hấp thu thuốc mỡ qua da
4. Khi dược chất tan trong tá dược hay không tan trong tá dược thì có thể áp dụng phương pháp nào để điều
chế thuốc mỡ?
5. Hoạt chất trong cao xoa vàng thường dùng là gì?
6. Yêu cầu chất lượng của thuốc mỡ
7. Yếu tố quan trọng đến sự thấm thuốc qua da là gì?
8. Kem bôi da là dạng thuốc mỡ có thể chất thế nào?
9. Vai trò tá dược trong thuốc mỡ
10. Có thể phối hợp các tá dược trong bào chế thuốc mỡ bằng phương pháp nào?
11. Dạng thuốc mỡ nào thường gặp nhất?
12. Các loại tá dược thân dầu?
13. Yêu cầu đối với tá dược thuốc mỡ?
14. Dạng thuốc mỡ nào ngành dược ít dùng nhất?
15. Trong các giai đoạn điều chế thuốc mỡ, giai đoạn nào quyết định đến chất lượng của thuốc mỡ?

BÀI : THUỐC ĐẶT


1. Điều chế thuốc đặt bằng phương pháp đun chảy đổ khuôn. Giai đoạn đổ khuôn phải đổ cao hơn bề mặt
khuôn là bao nhiêu?
2. Điều chế thuốc đặt bằng phương pháp đun chảy đổ khuôn sau khi phối hợp dược chất vào tá dược phải
chờ khối thuốc đến lúc nào?
3. Điều chế thuốc đặt bằng phương pháp nặn?
4. Điều kiện bảo quản thuốc đặt?
5. Dược chất hấp thu từ dạng thuốc đặt trực tràng nhiều nhất qua hệ tĩnh mạch nào?
6. Những yếu tố liên quan đến dược chất?
7. Nhược điểm của phương pháp nặn trong điều chế thuốc đặt?
8. Nhược điểm của thuốc đặt?
9. Sai số khối lượng của thuốc đặt ?
10. Tá dược PEG thuộc nhóm nào?
11. Thuốc bút chì thường có khối lượng bao nhiêu?
12. Thuốc đạn được sử dụng bằng cách nào?
13. Thuốc đạn thường có khối lượng bao nhiêu?
14. Thuốc đặt khi đặt vào trực tràng để cho tác dụng gì?
15. Thuốc trứng thường có khối lượng bao nhiêu?
16. Ưu điểm của phương pháp ép khuôn?
17. Yếu tố sinh học ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc đạn?
18. Kể 3 đường hấp thu thuốc qua trực tràng
19. Sau khi đặt thuốc vào trực tràng, viên thuốc được A hoặc B trong niêm dịch, dược chất được
giải phóng và hấp thu vào cơ thể
20. Thuốc đặt điều chế với tá dược nhũ tương giải phóng hoạt chất bằng cách A hoặc B trong
niêm dịch
21. Thuốc trứng được phân thành 3 loại theo hình dáng bên ngoài là gì?
22. Kể 3 nhóm tá dược dùng cho thuốc đặt
23. Kể 3 phương pháp chính để điều chế thuốc đặt
ĐỀ CƯƠNG THI TỐT NGHIỆP – DSTH VLVH KHOÁ 3
- Trang 18 -


BÀI : MỘT SỐ DẠNG KHÁC

1. Ưu điểm của sol khí?
2. Đặc điểm nào là kiểm tra chất lượng của sol khí?
3. Thuốc nước chanh dùng để làm gì?
4. Elixir có độ ổn định thế nào?
5. Định nghĩa Elixir ?
6. Để tăng tốc độ hòa tan dung dịch dầu làm sao?
7. Nhược điểm của sol khí
8. Thuốc nước chanh pha chế dùng bao lâu?
9. Dung dịch Glycerin dùng thế nào?
10. Dược chất trong thuốc nước chanh là gì?
11. Dung môi dùng trong thuốc nước chanh là gì?
12. Elixir thường được bào chế cho liều dùng tính theo đơn vị là gì?
13. Điều chế thuốc nước chanh bằng cách nào?
14. Kỹ thuật bào chế Elixir giống bài nào?
15. Đối với thuốc nước chanh có hơi điều chế bằng cách nào?

BÀI : TƯƠNG KỴ

Tương kỵ nào là tương kỵ hóa học, vật lý, dược lý? Cách khắc phục?


LÝ THUYẾT DƯỢC LIỆU

1/ Kỹ thuật chung về thu hái phơi sấy dược Liệu
- Trình bày nguyên tắc chung của kỷ thuật thu hái dược liệu
- kỹ thuật sơ chế dược liệu
2/ Các nhóm hoạt chất có trong Dược Liệu
- Các Glucid

+ Tinh bột
-Glycosid tim
+ Khái niệm chung, thuốc thử, công dụng
-Saponin
+ Khái niệm chung, phân loại, công dụng của Saponin
-Antraglycosid
+ Khái niệm chung, phân loại, tính chất, định tính, công dụng, chú ý khi sử dụng.
-Flavonoid
+ Khái niệm, định tính, tác dụng công dụng Flavonoid
-Tanin:
+ Định nghĩa, phân loại, định tính chung, định tính phân biệt, tác dụng công dụng
-Alkaloid
+ Định nghĩa, chiết xuất, thuốc thử, tác dụng công dụng
-Tinh dầu
+ Định nghĩa tính chất
+ Phát hiện tạp chất, phát hiện giả mạo
+ Tác dụng công dụng

ĐỀ CƯƠNG THI TỐT NGHIỆP – DSTH VLVH KHOÁ 3
- Trang 19 -
1/ Dược liệu chữa cảm sốt
- Bạc hà
- Sắn dây
- Bạch chỉ
- Gừng
2/ Dược liệu chữa bệnh phụ nữ
- Ích mẫu
- Hương phụ
- Ngãi cứu
- Xuyên khung

3/ Dược liệu chữa tiêu chảy, kích thích tiêu hóa
- Sa nhân
- Quế nhục
- Đại hồi
4/ Dược liệu chữa đau nhức, thấp khớp
- Cỏ xước
- Ké đầu ngựa
- Thổ phục linh
- Thiên niên kiện
5/ Dược liệu tiêu độc
- Sài đất
- Kim ngân hoa
6/ Dược liệu có tác dụng an thần gây ngủ
- Sen
- Bình vôi
- Lạc tiên
- Lá vông
7/ Dược liệu chữa ho hen
- Mạch môn
- Trần bì
- Thiên môn
- Bách bộ
- Cát cánh
8/ Dược liệu có tác dụng bổ dưỡng
- Đỗ trọng
- Cam thảo
- Thục địa
9/ Dược liệu có tác dụng nhuận gan, lợi mật
- Nghệ
- Dành dành

- Râu mèo
10/ Dược liệu chữa bệnh tim mạch, cầm máu
- Hoa hòe
- Trúc đào
11/ Dược liệu có tác dụng lợi tiểu
- Ý dĩ
- Ngô
- Mã đề
- Cỏ tranh

ĐỀ CƯƠNG THI TỐT NGHIỆP – DSTH VLVH KHOÁ 3
- Trang 20 -
12/ Dược liệu chữa giun sán
- Sử quân tử
- Keo giậu
- Cau
- Bí ngô
13/ Dược liệu có tác dụng nhuận tràng tẩy sổ
- Thảo quyết minh
- Muồng trâu
- Lô hội
- Đại hoàng


NỘI DUNG ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP QUẢN LÝ DƯỢC
**********
Bài MÔ HÌNH VEN VÀ CHƯƠNG TRÌNH THUỐC THIẾT YẾU CỦA VN học: Có mấy
danh mục thuốc thiết yếu? (Tân dược? Đông dược?). Danh mục thuốc thiết yếu từng tuyến có bao
nhiêu nhóm thuốc? Bao nhiêu thuốc? Danh mục thuốc thiết yếu hiện nay là danh mục lần thứ mấy?
Ban hành năm nào? Danh từ thuốc thiết yếu lần đầu tiên được đề cập trên thế giới là lúc nào? Ở

đâu?
Bài QUI ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THUỐC học: Có mấy mức chất lượng của
thuốc? Các mức vi phạm về chất lượng của thuốc và biện pháp xử lý tương ứng với từng mức vi
phạm?
Bài HƯỚNG DẪN GHI NHÃN THUỐC học: Có mấy loại nhãn thuốc. Các nội dung của nhãn
thuốc thông thường ? Các loại nhãn đặc biệt. Các dấu hiệu; các lưu ý ghi trên các nhãn nầy? Các
qui định khi ghi nhãn (tên thuốc, hàm lương, SĐK, số GPNK, hạn dùng…) ?
Bài THÔNG TIN QUÃNG CÁO THUỐC học: Các hình thức thông tin – quảng cáo thuốc cho
cán bộ y tế? công chúng? Cơ quan xét duyệt nội dung thông tin – quãng cáo? Thời hiệu một nôi
dung thông tin quảng cáo? Cơ quan xét, cấp thẻ người giới thiệu thuốc? Thời hiệu thẻ người giới
thiệu thuốc?
Bài HƯỚNG DẪN VỀ ĐĂNG KÝ THUỐC học: Các hình thức đăng ký thuốc? Các trường hợp
đăng ký lần đầu; đăng ký thay đổi lớn; đăng ký thay đổi nhỏ; đăng ký lại? Các qui định về số đăng
ký? Thời hiệu SĐK? Xử lý vi phạm về SĐK?
Bài QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THUỐC GÂY NGHIỆN, HƯỚNG TÂM THẦN học: Các
khái niệm về thuốc gây nghiện, thuốc hướng thâm thần, thuốc gây nghiện dạng phối hợp, thuốc
hướng tâm thần dạng phối hợp, các trường hợp miễn quản lý, các trường hợp quản lý…? Quy định
ĐỀ CƯƠNG THI TỐT NGHIỆP – DSTH VLVH KHOÁ 3
- Trang 21 -
về người bảo quản, cấp phát, bán các loại thuốc nầy? Các quy định về mua bán các loại thuốc nầy?
Những trường hợp báo cáo bất thường, báo cáo xin hủy thuốc?
Bài KÊ ĐƠN VÀ BÁN THUỐC THEO ĐƠN học Đối tượng và phạm vi áp dụng? Các loại đơn
thuốc? Các quy định về kê đơn thuốc (Thông thường, bệnh mãn tính, bệnh tâm thần, bệnh ung
thư….)? Điều kiện người kê đơn? Thời hiệu đơn thuốc? Các trường hợp được từ chối bán thuốc?
Bài THANH TRA DƯỢC học: các hình thức và phương thức thanh tra nhà thuốc?
Bài LUẬT DƯỢC VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG HÀNH NGHỀ học: Các loại giấy cần có khi
hành nghề dược? Điều kiện, đối tượng được cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp và hiệu lực của từng
loại giấy?
Bài NGHỊ ĐỊNH 45/CP-2005 học: Các hình thức vi phạm trong hành nghề bán thuốc tân dược
và biện pháp xử lý vi phạm? Các hình thức xử phạt?


NỘI DUNG ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP MÔN BẢO QUẢN THUỐC
************
Bài ĐẠI CƯƠNG VỀ BẢO QUẢN học : Các đặc điểm của thuốc là hàng hóa đặc biệt? Các yếu
tố của môi trường tác động đến chât lượng của thuốc trong bảo quản tự nhiên tại nhà thuốc, kho
thuốc? Các biện pháp phòng tránh các yếu tố môi trường trong bảo quản?
Bài NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH TỐT BẢO QUẢN THUỐC học : Các khái niệm nêu trong
GSP: GSP, biệt trữ, hạn dùng của thuốc, thuốc, ngày kiểm tra lại, định kỳ kiểm nghiệm? Các nội
dung của GSP? Nội dung quan trọng nhất trong GSP?
Bài NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ SẮP XẾP TRONG KHO DƯỢC học: Kho dược?
Nguyên tắc trong sắp xếp và bảo quản thuốc tại kho, tại nhà thuốc?
Bài KỸ THUẬT BẢO QUẢN CÁC DẠNG THUỐC THÔNG THƯỜNG học : Các đặc điểm
của các dạng thuốc cần lưu ý, áp dụng trong bảo quản và hướng dẫn sử dụng tại nhà thuốc: thuốc
bột, thuốc viên (v. nén, v. bao, v. nang, v. đặt) , thuốc nước, thuốc tiêm truyền.
Bài BAO BÌ DƯỢC học : Các loại chầt liệu làm bao bì dược? Ưu – nhược điểm từng loại bao bì?
Các loại bao bì?
Bài CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ TRONG NGÀNG DƯỢC học: Các nguyên
nhân thường gây cháy nổ trong kho dược? Các yếu tố cần cho một đám cháy và nguyên lý chữa
cháy? Trang bị phòng cháy cần thiết tại kho dược, nhà thuốc?
- HẾT -

×