Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tôn giáo - Tín ngưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.47 KB, 21 trang )

Tôn giáo - Tín ngưỡng
Tôn giáo có hệ thống giáo lý, kinh điển được truyền thụ qua giảng dạy và học tập ở các tu viện, thánh đường, học
viện Còn tín ngưỡng là một hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình
an cho cá nhân và cộng đồng.
Tín ngưỡng là một hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải
thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Tín
ngưỡng đôi khi được hiểu là tôn giáo. Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và
tôn giáo ở chỗ, tín ngưỡng mang tính dân tộc nhiều hơn tôn giáo, tín
ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo. Khi nói đến tín ngưỡng
người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc
có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì không mang tính dân tộc. Tín
ngưỡng không có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu
có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát triển đến
một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo.
Cơ sở của mọi tôn giáo, tín ngưỡng là niềm tin của con người vào những cái "siêu nhiên" (hay nói gọn lại là "cái
thiêng") - cái đối lập với cái "trần tục", cái hiện hữu. Niềm tin vào "cái thiêng" thuộc về bản chất con người, nó ra đời
và tồn tại, phát triển cùng với con người và loài người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người,
cũng giống như đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm
Tùy theo hoàn cảnh, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi dân tộc, địa phương, quốc gia mà niềm tin vào "cái
thiêng" thể hiện ra các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng cụ thể khác nhau. Chẳng hạn như niềm tin vào Đức Chúa, Đức
Mẹ Đồng Trinh của Kito giáo, niềm tin vào Đức Phật của Phật giáo, niềm tin vào Thánh, Thần của tín ngưỡng Thành
Hoàng, Đạo thờ Mẫu Các hình thức tôn giáo tín ngưỡng này dù rộng hẹp khác nhau, dù phổ quát toàn thế giới hay
là đặc thù cho mỗi dân tộc thì cũng đều là một thực thể biểu hiện niềm tin vào cái thiêng chung của con người mà
thôi.
Hiện tại, có nhiều ý kiến khác nhau khi sử dụng khái niệm "tôn giáo" và "tín ngưỡng". Theo quan điểm truyền thống,
người ta có ý thức phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng, thường coi tín ngưỡng ở trình độ phát triển thấp hơn so với tôn
giáo. Loại quan điểm thứ hai là đồng nhất giữa tôn giáo và tín ngưỡng và đều gọi chung là tôn giáo, tuy có phân biệt
tôn giáo dân tộc, tôn giáo nguyên thủy, tôn giáo địa phương, tôn giáo thế giới.
Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng thể hiện ở một số điểm như: Tôn giáo có hệ thống giáo lý, kinh điển
được truyền thụ qua giảng dạy và học tập ở các tu viện, thánh đường, học viện có hệ thống thần điện, có tổ chức
giáo hội, hội đoàn chặt chẽ, có nơi thờ cúng riêng như nhà thờ, chùa, thánh đường , nghi lễ thờ cúng chặt chẽ, có


sự tách biệt giữa thế giới thần linh và con người. Còn tín ngưỡng thì chưa có hệ thống giáo lý mà chỉ có các huyền
thoại, thần tích, truyền thuyết. Tín ngưỡng mang tính chất dân gian, gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian. Trong tín
Tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu
ngưỡng có sự hòa nhập giữa thế giới thần linh và con người, nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân tán, chưa thành quy
ước chặt chẽ.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phật Giáo
Việt Nam nằm trên đường giao lưu Ấn Độ - Trung Quốc. Khi Phật Giáo từ Ấn Độ truyền ra nước ngoài theo hai
đường nam bắc thì Việt Nam tiếp xúc với cả hai con đường truyền bá đó, hình thành nên hai dòng phật giáo Băc
Tông và Nam Tông.
Đạo Phật được truyền vào Việt Nam khá sớm và đã có những thời từng được coi là quốc đạo. Ngày nay, dù trên đất
nước Việt Nam có sự đan xen hài hòa giữa nhiều tôn giáo khác nhau, nhưng nhìn chung trong tâm thức của đại đa
số người Việt vẫn coi đạo Phật là tôn giáo của mình.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, Phật giáo đã vào Việt Nam từ
rất sớm. Có thể sớm hơn cả là Phật giáo Tiểu thừa từ bán đảo
Ấn Độ qua Myanmar, Campuchia và vào Việt Nam rồi ngược lên
phía Bắc đến Đèo Ngang. Dòng Đại Thừa của đạo Phật được
sản sinh ra khi có phong trào cải cách Phật giáo, đã đi từ Ấn Độ
- Nepal qua cao nguyên Tây Tạng vào Trung Quốc rồi xuống
Việt Nam cho đến Đèo Ngang. Nhưng dòng Đại Thừa khi vào
Việt Nam thì phần nào đã được Trung Quốc hóa.
Lịch sử Phật giáo Việt Nam ghi nhận, thế kỷ X - XIV là thời kỳ phát triển Phật giáo cực thịnh. Tới Triều Lý, Phật giáo
được tôn vinh lên hàng quốc đạo, các triều vua đều tin thờ Đạo Phật và chùa chiền được mọc lên khắp nơi. Năm
1031, triều đình bỏ tiền của ra xây dựng 950 ngôi chùa miếu. Năm 1129, toàn quốc đã cử hành lễ khánh thành cho
84.000 ngôi chùa bảo tháp. Lúc đó, "Đế và tăng" cùng cai trị thiên hạ, không ít tăng sư đã trực tiếp tham gia nắm giữ
triều chính. Sách Việt Giám Thông Khảo Tổng Luận cho biết, vào thời gian đó "Tăng ni dân gian bán - Phật tự thiên
hạ mãn" (Tăng ni nửa dân gian, chùa phật tràn thiên hạ).
Đến đời vua Lý thứ ba, Lý Thánh Tông, Việt Nam xuất hiện thêm phái thiền tông Thảo Đường do tăng nhân Trung
Quốc Thảo Đường sáng lập. Chính vua Lý Thánh Tông là đệ tử đời thứ nhất của Thảo Đường. Khởi xướng "Thiền
tịnh nhất trí" - đem tu thiền và niệm Phật kết hợp lại. Phái này tồn tại được gần 200 năm (từ 1009-1205). Trong thiền

tăng có ba đời Thánh Tông, Anh Tông và Cao Tông. Những năm đầu nhà Trần, Đạo Phật vẫn được coi là quốc đạo,
nhưng đến cuối đời Trần, triều đình áp dụng chính sách coi trọng Nho giáo, nên đạo Phật ngày càng suy yếu. Vào

Phật A Di Đà
đời thứ ba của nhà Trần, từ trong phái Thảo Đường đã chia ra làm phái Trúc Lâm coi Trần Nhân Tông là tổ thứ nhất.
Nhà vua truyền ngôi để chuyên tâm trước thuật và có hàng ngàn đệ tử. Phái Trúc Lâm mong muốn điều hòa ba đạo
Nho, Phật giáo, Đạo giáo. Và nhà sư Huyền Quang, tổ đời thứ ba của phái Trúc Lâm được coi là "trạng nguyên" của
tam giáo.
Chùa Vĩnh Nghiêm tại TP.Hồ Chí Minh
Sau khi Triều Lê thờ đạo Nho làm quốc giáo, Phật giáo bị áp chế. Chùa chiền bị cấm xây, thậm chí còn tổ chức đấu
tố phê phán những ai tin vào Phật giáo.
Các thế kỷ tiếp theo, trong khoảng 200 năm, đất nước bị loạn lạc, Phật giáo luôn bị đả kích và suy yếu. Mãi đến cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, dưới tác động của làn sóng cải cách Phật giáo châu Á, giới Phật giáo Việt Nam cũng nổi
lên phong trào phục hưng Phật giáo, tổ chức ra Hiệp hội Phật giáo, dựng trường học và giảng dạy Phật giáo hiện đại.
Theo Thế giới & Việt Nam
Lễ Hằng Thuận
Ở Việt Nam có một nghi lễ cưới hỏi được tổ chức tại chùa, cho đến nay đã bị mai một mà theo Phật Giáo gọi là lễ
Hằng Thuận. Lễ này đối với những người Việt ly hương rất được coi trọng vì khi xa quê hương, ngôi chùa trở thành
mái ấm gia đình thân thuộc của mỗi người. Việc tổ chức một lễ cưới tại chùa cũng mang lại nhiều ý nghĩa cho đời
sống tâm linh của chú rể và cô dâu sau này.
Lễ Hằng Thuận diễn ra trước sự chứng kiến của hai họ và
trước Tam Bảo chứng minh, đặc biệt là lại được nghe những
điều giảng dạy về đạo đức làm người trong đời sống hôn nhân
theo tinh thần Phật dạy trong Kinh Thiện Sanh của chư Tăng
Ni. Đó cũng là bài học về việc đối nhân xử thế cho đôi nam nữ
trong cuộc sống về sau này.
Việc chú rể và cô dâu trao nhẫn cưới cho nhau thể hiện sự cư xử trong tinh thần nhường nhịn yêu thương tương
kính lẫn nhau của hai người. Đạo phật quan niệm, cuộc sống lứa đôi nếu thiếu đi yếu tính đó thì khó có thể xây dựng
được hạnh phúc lâu bền. Do đó, khi hai bên trao nhẫn cho nhau, dưới sự chứng minh của Tam Bảo và hai họ, thì đây
là một điều mang ý nghĩa hết sức quan trọng. Người ta gọi lễ Hằng Thuận là vì lẽ đó. Hằng là luôn luôn, thuận là hòa

thuận. Hằng Thuận có nghĩa là sống thuận theo đạo vợ chồng, một đạo lý sống chung hòa hợp theo nguyên tắc giữ
gìn 5 giới. Muốn luôn luôn hòa thuận với nhau, thì cả hai đều phải biết tương kính nhường nhịn nhau.




Lễ Hằng Thuận
Mặc dù việc tổ chức một nghi thức đơn giản cho lễ cưới của người Phật tử trong chùa không phải là một truyền thống
của Phật giáo, nhưng nó cũng nói lên ý nghĩa đặc thù trong chiều hướng xây dựng hạnh phúc gia đình dựa trên tinh
thần yêu thương qua nếp sống cư xử hòa kính của người Phật tử. Những lời phát nguyện trước Tam Bảo của hai
người có một tác động rất mạnh mẽ cho đời sống tâm linh về sau. Do đó, việc tổ chức lễ cưới trong chùa cũng mang
lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp và rất hữu ích.
Hải Lưu (Tổng hợp)
Lịch sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca tên là Gotama (Cồ Đàm), nguyên là Thái tử Siddhartha (Tất Đạt Đa, tiếng Phạn có nghĩa là: kẻ
sẽ giữ chức vụ mà mình phải giữ), con của vua Suddhodana (Tịnh Phạn), thuộc đẳng cấp quí tộc của bộ tộc Sakya
(Thích Ca), mẹ là hoàng hậu Maha Maya nước Kapilavastu (Ca Tì La Vệ) thuộc Bắc Trung Ấn Độ, nay thuộc Nêpal.
Đức Phật sinh vào ngày trăng tròn, tháng tư (mùng 8 theo lịch Trung Hoa hoặc 15 theo lịch Ấn Độ), năm 624 trước
Công nguyên. Mất vào ngày 15/02/544 trước Công Nguyên, thọ 80 tuổi.
Theo tín đồ Phật giáo, Hoàng hậu Maha Maya thấy voi trắng sáu ngà biến thành hào quang soi vào bụng, mang thai
10 tháng rồi sinh ra Thái tử tại vườn ngự uyển Lubini (Lâm Tì Ni), dưới gốc cây Asaka (Vô ưu), gần thành
Kapilavastu. Năm 17 tuổi, thái tử cưới vợ là công chúa Da Du Đà La, có một con trai là La Hầu La. Năm 29 tuổi
(sách Trung Hoa chép là 19 tuổi), nhân thấy những cảnh khổ đau, chết chóc, Ngài bỏ cung điện, đến bên dòng
sông Amona, cắt tóc làm đạo sĩ, thuộc dòng tu khổ hạnh. Sau 6 năm tìm con đường tu tập giải thoát khổ đau, sức
khỏe Ngài sa sút. Nhờ uống sữa của một người chăn dê mà sức khoẻ ngài dần hồi phục. Ngài xuống sông Ni Liên
tắm rửa rồi tham thiền nhập định dưới gốc cây Tất bát đa (Bồ đề), tại xứ Ba La Nại. Sau 49 ngày đêm suy niệm,
chiến đấu với nội ngoại ma, Ngài chứng đắc chân lý giác ngộ và giải thoát (Nirvana - Niết bàn). Năm ấy Ngài 35 tuổi
(có sách nói 31 tuổi). Ngài lấy hiệu là Cakya Muni (Thích Ca Mâu Ni). Đệ tử đầu tiên của Đức Phật là năm anh em
nhà Kiều Trần Như, là những người tu khổ hạnh mà Đức Phật đã từng theo học trước đó. Từ đó, Đức Phật đi nhiều
nơi để thuyết pháp. Sau 49 năm hành đạo (có sách nói 41 năm), cơ duyên hoằng hóa đã đủ, Đức Phật đến rừng Sa

La, thành Kusivagara (Câu Thi La) nhập Niết bàn vào lúc giữa đêm trăng tròn, thọ 80 tuổi.
Theo Báo Thiện Tâm
Những đặc điểm của Phật giáo
Thứ nhất, đạo Phật chỉ thấy và chỉ nói những sự thật mà sự vật có, không thêm không bớt. Đạo Phật cấm đoán
những tín ngưỡng và những hành động không phát sinh từ sự hiểu biết của con người.
Đặc điểm thứ hai là của đạo Phật là tôn trọng sự sống. Không sát sanh, ăn chay, là những điều tượng trưng cụ thể
cho đặc điểm ấy. Đạo Phật xem sự sống trên tất cả. Cho nên tôn trọng sự sống không những bằng cách giúp nhau
để sống còn, mà còn có khi phải hy sinh sự sống để bảo vệ sự sống.
Đạo Phật dạy cho người ta thấy ở đời phải tự lập chứ không thể biệt lập.
Đặc điểm thứ tư của đạo Phật là xác nhận "người là trung tâm điểm của xã hội loài người". Trên thế giới loài người
này không có gì tự nhiên sinh ra hay từ hư không rơi xuống, mà đều do năng lực hoạt động của con người tạo
thành. Năng lực hoạt động của con người tạo tác chi phối tất cả. Tất cả khổ hay vui, tiến hóa hay thoái hóa, là đều
do con người dã man hay văn minh.
Đặc điểm thứ năm là đạo Phật là quan điểm muốn cải tạo xã hội trước hết phải cải tạo tâm trí con người. Con
người là trung tâm điểm của xã hội loài người, xã hội ấy tiến hoá hay thoái hóa là hoàn toàn do hoạt động con
người chi phối; mà hoạt động con người lại do tâm trí con người chủ đạo, vậy xã hội là phản ảnh trung thành của
tâm trí con người. Cho nên muốn cải tạo xã hội, căn bản là phải cải tạo con người.
Mục đích đạo Phật là "đào luyện con người thành bi, trí, dũng". Bi là tôn trọng quyền sống của người khác. Trí là
hành động sáng suốt lợi lạc. Dũng là quyết tâm qủa cảm hành động. Dũng không có bi và trí thì sẽ thành tàn ác và
manh động. Trí không có bi và dũng thì sẽ thành gian xảo và mộng tưởng. Bi không có trí và dũng sẽ thành tình
cảm và nhút nhát. Bi là tư cách tiến hóa, trí là trí thức tiến hoá, dũng là năng lực tiến hoá. Con người như thế là con
người mới, căn bản của xã hội mới.
Đặc điểm thứ bảy của đạo Phật là xây dựng một xã hội mới, mà căn bản là con người mới.
Đặc điểm thứ tám của đạo Phật là luôn hướng con người tiến đến đỉnh cao của sự tiến hóa trong xã hội.
Đặc điểm thứ chín là đạo Phật dạy phải "tự lực giải thoát". Con người mới là phải tự rèn luyện, để hướng đến một
cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đức Phật hướng dẫn mọi người hướng đến chân lý tối cao, nhưng lại để cho con người tự thể nghiệm bản thân
mình với những chân lý ấy.
Với tất cả đặc điểm trên đạo Phật mang đến cho con người một tinh thần tốt đẹp.
Theo Báo Thiện Tâm

Sự tích Quan Thế Âm
Quan Thế Âm là một vị Bồ Tát thường hay cứu giúp con người, hầu bên tay trái Ðức Phật A Di Ðà.
Kinh Bi Hoa chép rằng:Vào thời xa xưa, Ngài Quan Thế Âm làm thái tử con vua Vô Tránh Niệm. Vua tu hành thành
Phật ở cõi Cực Lạc phương tây hiệu là A Di Ðà, Thái tử cũng công hạnh trọn đủ và trở thành Bồ Tát hiệu là Quan
Thế Âm, cùng với đức Phật A Di Ðà tiếp dẫn con người về cõi Phật.
Ðức Quan Thế Âm Bồ Tát cứu độ chúng sanh thoát khỏi 3 tánh tham, sân, si, nếu chúng sanh niệm đến danh hiệu
Ngài. Ðức Quán Thế Âm lại thường hiện thân vào tất cả từng lớp chúng sanh để cứu chúng sanh thoát khỏi các
nạn tai ách. Quan Thế Âm là tượng trưng cho sự Từ Bi và tất cả mọi người thường niệm danh hiệu Ngài là Nam mô
Ðại từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát.
Ðức Quan Thế Âm rất được mọi người tôn thờ. Một khi có tai nạn xảy ra, mọi người liền niệm danh hiệu Ngài để
nhờ Ngài cứu độ. Người ta thường vẽ tượng Ngài bằng hình dáng phụ nữ tượng trưng cho lòng thương không bờ
bến của Ngài. Ngài cầm một cành dương liễu và bình nước cam lồ để rưới tắt phiền não, đem lại nước trong mát
cho mọi loài. Người ta vẽ Ngài đi trên hoa sen giữa bể đào với hàm ý rằng trong bể khổ sóng gió Ðức Quan Thế
Âm bao giờ cũng gần gũi, cứu vớt con người.
Theo Báo Thiện Tâm
Thiên Chúa Giáo
Vào thế kỷ XVI, Thiên chúa giáo được truyền vào Việt Nam do các giáo sĩ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và sau là Pháp.
Vào đầu Công nguyên, Jesus sáng lập một tôn giáo mới, thờ Chúa Trời (Thiên Chúa) gọi là đạo Thiên Chúa. Tín đồ
đạo này tôn Jesus là đấng cứu thế nên đạo Thiên Chúa còn gọi là đạo Kitô hay đạo Cơ đốc. Năm 1054, đạo Thiên
Chúa bị phân hóa thành hai nhánh: Công giáo thuộc Giáo hội La Mã dưới quyền của giáo hoàng ở Tòa thánh Vatican
(Roma, Italia) và Chính thống giáo gồm nhiều giáo hội khác nhau. Đến thế kỷ XVI, Jean Calvin (người Pháp) và
Martin Luther (người Đức) khởi xướng phong trào Cải cách tôn giáo ở châu Âu dẫn đến sự ra đời của đạo Tin Lành.
Như vậy, Công giáo, Chính thống giáo, đạo Tin lành chinh là những nhánh của đạo Thiên Chúa giáo.
Nhà thờ Thiên Chúa Giáo - Nhà thờ Con Gà ở Lâm Đồng
Sự du nhập và phát triển của Công giáo ở Việt Nam
Vào thế kỷ XVI, Thiên chúa giáo được truyền vào Việt Nam do các giáo sĩ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và sau là Pháp.
Sự truyền đạo giai đoạn đầu ít gặp trở ngại do tính khoan dung của người Việt Nam và tính không đối dầu của tôn
giáo bản địa, nhưng sự truyền đạo đạt kết quả không cao. Sau đó Pháp vận động Giáo Hoàng cho phép độc quyền
truyền đạo tại Việt Nam. Hội truyền giáo Pa-ri được thành lập năm 1660 cùng nhà nước Pháp tuyển chọn, đào tạo
giáo sĩ, cử sang hoạt động ở Việt Nam và một số nước khác.

Cuối thế kỷ XVIII, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã có ba địa phận (Đàng trong, Đàng ngoài và Tây đàng ngoài) với
khoảng 3 vạn giáo dân và 70 linh mục Việt Nam. Dưới triều Nguyễn, lúc đầu sự truyền giáo được nhà Nguyễn tạo
nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng sau đó thấy những hoạt động của giáo sĩ vừa truyền đạo vừa phục vụ cho âm mưu
xâm lược của thực dân Pháp nên nhà Nguyễn đã cấm đạo nhất là từ khi thực dân Pháp bộc lộ rõ ý đồ thôn tính Việt
Nam. Việc cấm đạo gay gắt tạo sự chia rẽ nhất định trong nhân dân.
Bên trong nhà thờ Thiên Chúa giáo
Trong hơn 100 năm dưới chế độ thực dân, Thiên chúa giáo được dùng để duy trì sự thống trị của Pháp, đồng thời
chèn ép các tôn giáo khác gây chia rẽ giữa các tín đồ tôn giáo khác nhau hoặc với người không có đạo. Giáo hội
Công giáo được nhiều đặc quyền, đặc lợi, những tổ chức, giáo sĩ theo chúng được ưu đãi. Tuy thế , giáo hội Thiên
Chúa giáo ở Việt Nam vẫn bị coi là giáo hội thuộc địa. Có thể thấy điều đó rất rõ sau gần 400 năm truyền đạo vào
nước ta, mãi đến năm 1933 mới có một giáo sĩ Việt Nam được phong làm giám mục.
Sau 1975, với thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và những tác động
của sự chuyển đổi của Công đồng Vaticăng II từ sau năm 1975, Giáo hội Thiên chúa giáoViệt Nam có nhiều sự biến
đổi. Năm 1976, Giáo hoàng phong chức Hồng y đầu tiên cho một Giám mục Việt Nam. Năm 1980, các Giám mục
trong cả nước đã họp hội nghị để thống nhất đường lối của giáo hội. Hội nghị đã thành lập Hội đồng giám mục Việt
Nam và ra thư chung 1980 với phương châm "sống phúc âm trong lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào".
Số tín đồ Công giáo nước ta hiện nay khoảng 5 triệu, hiện nay đang có cuộc sống ổn định theo chính sách tôn giáo
của Đảng theo đúng phương châm "tốt đời, đẹp đạo", "kính Chúa yêu nước".
Theo VOCW
Giáo phận Bùi Chu
Nhắc đến Bùi Chu là nhiều người nghĩ ngay đến vùng công giáo lớn nhất nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng
từng nghe đến tên gọi của miền đất nổi tiếng này.
Từ năm 1640-1954, Bùi Chu là vùng truyền giáo. Sau đó, vào năm 1960, giáo phận Bùi chu được Tòa Thánh nâng
lên bậc giáo phận chính tòa. Tuy có diện tích nhỏ nhất, nhưng giáo phận Bùi Chu có số giáo hữu đông nhất trong
Giáo Hội Việt Nam.

Năm 1659, Tòa Thánh chính thức thành lập
hai giáo phận tại Việt Nam thì vùng đất Bùi
Chu đã có đông giáo hữu thuộc giáo phận
Ðàng Ngoài do các thừa sai dòng Tên phục vụ,

từ năm 1676 thêm các cha Ða Minh.
Ngày 19-2-1670, Ðức cha P. Lambert de la Motte lập dòng cho hai chị Phaolô và Anê tại họ Bắc Câu, xứ Kiên Lao.
Cũng năm 1670, Kiên Lao là giáo xứ có đông giáo hữu nhất trong giáo phận Ðàng Ngoài và cha Simon Kiên (nguyên
quán) phục vụ rồi qua đời tại đây (1671-1673).
Năm 1679, giáo phận Ðàng Ngoài được chia làm hai: Tây Ðàng Ngoài do Ðức cha Jacques de Bourges cai quản,
giáo phận Ðông Ðàng Ngoài do Ðức cha F. Deydier Phan cai quản. Suốt thời gian 1679-1848, tòa giám mục thường
được đặt tại Lục Thuỷ Hạ (nay là Liên Thủy), Trà Lũ, Trung Linh, Bùi Chu.
Năm 1848, Tòa Thánh chia đôi giáo phận Ðông Ðàng Ngoài: một giữ tên cũ giáo phận Ðông và một lấy tên giáo phận
Trung do Ðức cha Domingo Marti Gia coi sóc. Gọi là Trung vì nó nằm giữa giáo phận Ðông và Tây. Giáo phận mới
tuy hẹp đất nhưng số giáo hữu đông gấp ba lần giáo phận cũ. Giáo phận Ðông có 45,000 tín hữu, giáo phận Trung
có tới 139,000 tín hữu.
Năm 1858, Ðức cha Valentin Berrio Ochoa Vinh và cha chính Emmanuel Riano Hòa dâng giáo phận cho Ðức Trinh
Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội và hứa sẽ xây dựng một nhà thờ khang trang để kính Ðức Mẹ. Sau nhiều lần xây
dựng, đến thánh Phú Nhai hiện nay (xức dầu thánh hiến trọng thể vào ngày 7-12-1933) là chứng tích tình Mẹ che
chở giáo phận và lòng yêu mến của toàn thể con cái Bùi Chu đối với Ðức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Ngày 3-12-1924, tất cả các giáo phận ở Việt Nam đều được Tòa Thánh đổi tên theo địa hạt hành chính nơi đặt tòa
giám mục, nên giáo phận Trung được đổi thành giáo phận Bùi Chu do Ðức cha Pedro Munagorri Trung coi sóc.
Năm 1936, Tòa Thánh chia giáo phận Bùi Chu thành hai: một giữ tên cũ Bùi Chu do Ðức cha Ðôminicô Maria Hồ
Ngọc Cẩn coi sóc, một lấy tên giáo phận Thái Bình.


Năm 1960, giáo phận tông tòa Bùi Chu được nâng lên giáo phận chính tòa do Ðức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh coi
sóc.
* Các nhà thờ và đền thánh ở Bùi Chu
1. Nhà thờ Chính Tòa Bùi Chu: Nhà thờ được xây dựng từ thời Ðức cha Wenceslao Onate Thuận (1884), chiều dài
78m, rộng 22m, cao 15m. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà thờ này vẫn đứng vững với những cột gỗ lim và những
đường nét hoa văn, thật xứng đáng là nhà thờ mẹ của các nhà thờ trong giáo phận.
2. Ðền thánh Phú Nhai với diện tích 2,160m2, dài 80m, rộng 27m, cao 30m, tháp cao 44m, được xây theo lối kiến trúc
Gothic thật nguy nga tráng lệ. Ðây là biểu tượng lòng yêu mến Ðức Mẹ của con cái Bùi Chu.


Phú Nhai - nhà thờ lớn nhất Đông Dương
3. Ðền Các Thánh Tử Ðạo Quần Phương dành kính các thánh tử đạo nói chung và cách riêng các thánh tử đạo quê
hương Bùi Chu. Ðền Thánh dài 60m. rộng 21m, cánh 37m, cao 18m, tháp 34m. Ðền Thánh như là một lời hứa âm
thầm của con cháu Bùi Chu rằng: sẽ cương quyết tiếp bước cha ông, sống đức tin, làm chứng cho Tin Mừng giữa
dòng đời.
4. Ðền thánh Ninh Cường nằm trên mảnh đất phù sa mầu mỡ cạnh bờ sông Ninh Cơ, nơi đây vinh dự được đón vị
truyền giáo Inikhu theo Khâm Ðịnh Việt Sử đã ghi. Năm 1998, Ðức cha Giuse Maria Vũ Duy Nhất đã xức dầu thánh
hiến và nâng lên Ðền Thánh để cảm tạ và ghi ơn Ðức Mẹ Mân Côi đã phù trợ giáo phận được bình an trải qua những
ngày sóng gió bão táp.
5. Ðền thánh Kiên Lao và Sa Châu được Ðức cha Giuse Maria Vũ Duy Nhất xức dầu hiến thánh nâng lên Ðền Thánh
năm 1997. Ðền thánh Kiên Lao dành riêng để kính Thánh Gia Thất, còn Ðền thánh Sa Châu dành để kính Thánh
Giuse Công Nhân.
H'Lu (Sưu tầm)
Giáo lý Thiên Chúa Giáo
Giáo lý là những điều tín đồ phải tin theo, tóm tắt như sau: Chúa Trời là đấng tự hữu hằng có, vô thỉ vô chung và
thiêng liêng, sáng tạo ra vạn vật. Chúa Trời có Ba ngôi: Cha, Con và Thánh thần, quyền phép như nhau. Tuy có ba
ngôi, nhưng chỉ là một tức Chúa Trời (Tam vị nhất thể). Chúa Trời đã tạo nên trời đất và muôn vật trong bảy ngày:
-Ngày thứ nhất: tạo nên sự sáng và sự tối, gọi tên là ngày và đêm.
-Ngày thứ hai: tạo nên khoảng không trung, gọi là trời.
-Ngày thứ ba: phân nước ra khỏi đất và tạo dựng các giống cây cối.
-Ngày thứ tư: dựng nên tinh tú trên trời để phân chia ngày và đêm, năm, tháng, thời tiết; trong đó có vì lớn và sáng
cai trị ban ngày là mặt trời, vì nhỏ cai trị ban đêm là mặt trăng.
-Ngày thứ năm: tạo nên muôn chim trên trời, cá và các sinh vật dưới nước, các loài vật sống trên mặt đất.
- Ngày thứ sáu: dựng nên loài người, gồm một nam một nữ giống hình tượng Chúa Trời và được trao quyền cai trị
các loài. Người nam tên là Adam, tiếng Do Thái có nghĩa là Người đầu tiên. Người nữ là Eva, có nghĩa là Sự sống.
Hai người là tổ tiên của loài người ngày nay.
-Ngày thứ bảy: Chúa nghỉ ngơi.
Cách tạo nên loài người cũng khác cách tạo nên các loài khác: Chúa Trời lấy đất tạo nên rồi hà hơi thổi sinh khí vào.
Do đó, con người có hai phần: xác và hồn. Hai phần này kết hợp với nhau thì con người mới sống.
Thanh Nguyên (Tổng hợp)

Lễ Giáng Sinh
Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, hay Noel (Noel theo tiếng Pháp là viết tắt của từ gốc Em-
ma-nu-el, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta). Đây là một ngày lễ quốc tế kỷ niệm ngày Chúa Giêsu sinh ra đời
của những người theo đạo Thiên Chúa. Ngày này thường diễn ra vào 25 tháng 12 hàng năm, một số nước lại vào tối
ngày 24 tháng 12.
Trước đây, lễ Giáng sinh là của những người theo Thiên chúa giáo, nhằm kỷ niệm ngày sinh ra của người lãnh đạo
tôn giáo mình, người mà họ cho là Thiên Chúa xuống giáng thế làm người. Nhưng dần dần, theo thời gian và qua các
lễ hội của phương Tây, người ta tổ chức lễ Giáng sinh ngày càng linh đình. Cho đến ngày nay, lễ Giáng sinh đã được
xem là một ngày lễ quốc tế, với ông già Noel, cây thông Giáng sinh

Cây thông Noel
Vòng lá được kết bằng cành lá xanh được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy. Trên vòng lá đặt 4
cây nến. Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói
lên hi vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. Bốn cây nến bao gồm ba cây tím - màu của Mùa Vọng, cây
thứ 3 là màu hồng, là màu của Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui Mừng.
Bên cạnh đó là cây thông Noel, một vật không thể thiếu trong mỗi gia đình của những người theo Thiên chúa giáo
mỗi dịp lễ Giáng sinh đến. Trong những ngày này, mọi người còn tặng nhau những tấm thiệp Noel đầy màu sắc cùng
những lời chúc cho một năm yên bình và hạnh phúc. Truyền thống này bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole -
một thương gia giàu có ở nước Anh nhờ một họa sỹ thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm
đó, tấm thiệp đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện và nhanh chóng trở thành một truyền thống tốt đẹp trong những ngày
của lễ Giáng sinh.

Những món quà cho đêm Noel
Và trong ngày lễ này còn có những món quà biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bè bạn. Đối với một số
người, những món quà Giáng Sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Đó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa
Giêsu, món quà mà họ nhận được như là của Thượng Đế ban tặng cho con người.
Theo Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia
Tin lành
Đạo Tin Lành ra đời vào đầu thế kỷ XVI,đề cao vị trí của kinh thánh, coi đó là chuẩn mực căn bản duy nhất của đức
tin và sự hành đạo.


Nhà thờ đạo Tin Lành
Đạo Tin Lành ra đời vào đầu thế kỷ XVI, gắn liền với tên tuổi của hai đại biểu Máctin Luthơ (1483 - 1546) và Giăng
Canvanh (1509 - 1546). Máctin Luthơ là người chịu ảnh hưởng của tư tưởng tự do tư sản, ông phản kháng lại những
quy định của đạo Thiên Chúa giáo. Ông thừa nhận Thánh kinh nhưng phủ nhận truyền thống của nhà thờ, bãi bỏ
những nghi lễ phiền toái, cải cách lại ngày phục sinh của chúa, chủ trương cho phép các mục sư lấy vợ Những tư
tưởng cải cách này đã dẫn tới xung đột gay gắt quyết liệt với Toà thánh Vaticăng và dẫn đến việc ra đời một tôn giáo
mới là đạo Tin Lành. Về cơ bản đạo Tin lành vẫn giữ nguyên như Thiên chúa giáo nhưng về luật lệ, lễ nghi, cách
thức hành đạo và cơ cấu tổ chức Giáo hội có nhiều thay đổi, ảnh hưởng khá đậm nét tư tưởng dân chủ tư sản, nhấn
mạnh ý chí cá nhân.
Giáo lý cơ bản của đạo Tin lành
Đạo Tin lành đề cao vị trí của kinh thánh, coi đó là chuẩn mực căn bản duy nhất của đức tin và sự hành đạo. Lấy kinh
thánh làm giáo lý nhưng đạo Tin lành chỉ công nhận 36 trong tổng số 46 cuốn Cựu ước. Khác với Thiên chúa giáo,
đạo Tin lành không coi Kinh thánh là cuốn sách chỉ có một số người (giáo sĩ) được quyền tra cứu, giảng giải mà tín
đồ, giáo sĩ đạo Tin lành đều có quyền sử dụng, nói và làm theo Kinh thánh.
Đạo Tin lành tin rằng Đức mẹ Maria sinh ra Chúa Giêsu một cách mầu nhiệm nhưng xem bà không phải là mẹ Thiên
chúa và chỉ đồng trinh cho đến khi sinh ra Chúa. ĐạoTin Lành tin có thiên sứ, các thánh tông đồ, các thánh tử vì đạo
và các thánh khác nhưng không sùng bái và thờ lạy họ như trong Thiên chúa giáo. Bên cạnh đó, Đạo Tin Lành còn
tin có Thiên đàng và Địa ngục, nhưng không coi trọng đến mức dùng nó làm công cụ để khuyến khích và răn đe,
trừng phạt con người.
Nghi lễ của đạo Tin lành
Nghi lễ đạo Tin lành khá đơn giản. Đạo không thờ tranh ảnh, hình tượng cũng như di vật. Thánh ca trở thành phương
tiện diễn đạt hàng đầu. Tín đồ đạo Tin lành chỉ thừa nhận hai bí tích rửa tội và thánh thể song quan niệm và cách tiến
hành nghi lễ đó cũng có nhiều nội dung khác với Thiên chúa giáo.
Tín đồ Tin lành xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa (Thiên chúa giáo phải thông qua Linh mục). Khi xưng tội, cầu
nguyện tín đồ có thể ở nhà thờ, trước đám đông để sám hối, nói lên ý nguyện một cách công khai.
Theo VOCW
Luật lệ và lễ nghi đạo Tin Lành
Trong Bảy phép Bí tích của đạo Công giáo, đạo Tin Lành chỉ thực hiện phép Rửa tội (Baptêm) và phép Thánh thể.
Nhưng hiện nay, đa số các hệ phái Tin Lành đều thực hiện bốn phép Thánh lễ: lễ Rửa tội, lễ Thánh thể, lễ Hôn phối,

lễ Dâng con trẻ.
Lễ Baptêm
Theo Tin Lành, phép Baptêm không phải nhằm tẩy rửa tội lỗi một cách linh nghiệm mà chỉ là sự thay cũ đổi mới của
mỗi con người , một sự liên lạc giữa con người và Thượng đế. Do vậy, người chịu Baptêm phải đủ tuổi để hiểu lý
đạo, phải ăn ở trong sạch và không phạm lỗi. Nghi lễ Baptêm được thực hiện theo lối cổ là dìm cả người xuống nước
chứ không phải dội một ít nước lên đầu một cách tượng trưng như đạo Công giáo.
Hội Thánh Tin Lành không cho đây là lễ Rửa tội mà có nghĩa kẻ chịu lễ thì cùng chết, cùng chôn và cùng sống với
Chúa Jesus. Người muốn vào đạo phải học hết các giáo lý cơ bản, chịu sự sát hạch của một tiểu ban do mục sư chi
hội chủ tọa. Nếu xét đủ điều kiện thì cho thụ nhận lễ, nhân danh Đức Chúa Ba Ngôi là Cha, Con và Thánh Linh.
Đương sự được dầm người dưới nước sông, nước biển hay trong hồ nước ở giảng đường nhưng việc dìm nước chỉ
có ý nghĩa tượng trưng, người thọ nhận có được cứu vớt hay không là do có hay không có lòng tin đối với Chúa. Hội
Thánh Tin Lành ở Việt Nam không làm lễ Baptêm cho con trẻ.
Lễ tiệc thánh
Để tưởng nhớ việc Chúa đã chết vì Hội Thánh, tương tự như Bí tích Thánh thể trong Thiên Chúa giáo. Chính Chúa
Jesus đã thiết lập lễ này và các tín đồ đã vâng theo lời Chúa, thực hiện ít nhất mỗi tháng một lần vào ngày Chủ nhật
đầu tháng. Lễ do mục sư hay vị truyền đạo chủ tọa. Vị này dâng lời cầu nguyện và tạ ơn Chúa, sau đó phân phát
bánh và nước nho cho tất cả hội chúng. Chỉ những tín đồ đã chịu lễ Baptêm mới được dự lễ. Những người phạm tôi
và bị rút phép thông công không được dự. Dù quan điểm về thánh thể có ít nhiều khác nhau, nhưng các phái Tin
Lành đều không công nhận "thuyết biến thể" của đạo Công giáo. Theo đó, lễ Thánh thể là kỷ niệm về sự chết của
Chúa Jésus chuộc tội cho loài người, qua đó nhắc con người phải sống cho xứng đáng với Thiên Chúa. Lễ Thánh thể
của đạo Công giáo tiến hành rườm rà, tín đồ chỉ được ăn bánh thánh còn rượu thánh dành cho các giáo sĩ. Đạo Tin
Lành thực hiện nghi lễ đơn giản hơn, cả tín đồ cùng mục sư đều ăn bánh thánh và uống rượu thánh.
Tín đồ Công giáo xưng tội trong tòa kín với linh mục, còn tín đồ Tin Lành xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa. Khi xưng
tội cũng như khi cầu nguyện, tín đồ có thể đứng giữa nhà thờ, trước đám đông để nói lên ý nguyện của mình một
cách công khai.
Lễ hôn phối
Tín đồ khi muốn kết hôn phải được mục sư làm lễ hôn phối. Mục sư nhân danh Chúa tác hợp cho hai bên nam nữ.
Việc hôn phối phải do tự nguyện, không bị ép buộc. Khi đã lấy nhau rồi thì không được phép ly dị. Hội Thánh Tin
Lành Việt Nam không cho phép ly dị, trừ khi có chứng cứ ngoại tình.
Lễ dâng con

Cha mẹ muốn dâng con biệt riêng cho Chúa thì cho mục sư hoặc vị truyềm đạo biết. Lễ được cử hành vào buổi sáng
Chủ nhật tại nhà thờ hoặc tại tư thất của tín đồ. Em nhỏ dâng cho Chúa vẫn do cha mẹ tiếp tục nuôi theo lời nguyện
là tuân thủ qui tắc đạo lý của Chúa.
Thanh Nguyên (Tổng hợp)
Tổ chức của đạo Tin lành
Đạo Tin lành không lập Giáo hội duy nhất mang tính phổ quát cho toàn đạo mà xây dựng các giáo hội riêng rẽ, độc
lập với các hình thức khác nhau tuỳ theo hệ phái và từng quốc gia. Nhà thờ đạo Tin lành thường có cấu trúc hiện
đại nhưng bài trí đơn giản.
Giáo sỹ đạo Tin lành có hai chức Mục sư và Truyền đạo (Giảng sư). Các giáo sỹ vẫn có gia đình bình thường
nhưng họ phải chịu sự kiểm soát của các tín đồ, không có thần quyền và vai trò tuyệt đối đối với các tín đồ.
Do nghi lễ đơn giản, những tín đồ Tin lành ít bị gò bó vào nghi thức, họ có khả năng "giao thiệp với Chúa", mặt khác
đạo Tin lành quan tâm đến các vấn đề của cuộc sống hàng ngày như khuyên dạy con người sống văn minh, từ bỏ
những hủ tục (trong ma chay, cưới xin, cúng lễ ), quy định những điều cấm kỵ như không quan hệ nam nữ bất
chính, không cờ bạc rượu chè, ma tuý và vì thế đạo Tin lành dễ lôi kéo quần chúng theo đạo.
Đạo Tin lành còn có một đặc điểm là không chấp nhận điều gì trái với Kinh thánh, không cho tín đồ thờ cúng tổ tiên,
các lễ hội là cái bị coi là khác điều chúa dạy. Vì lẽ đó những thành viên của nhiều dân tộc theo đạo Tin lành bị
buộc phải từ bỏ tôn giáo, văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Đạo Tin Lành du nhập vào Việt Nam năm 1911, đến năm 1920 thì đạo Tin Lành được tự do truyền giáo ở khắp Việt
Nam. Số tín đồ theo đạo Tin Lành tập trung đông nhất ở vùng Tây Nguyên. Hiện tại, ở Việt Nam có hơn 400.000 tín
đồ theo đạo Tin Lành ở 41 tỉnh, thành phố.
Thanh Nguyên (Tổng hợp)
Hồi Giáo
Hồi giáo còn gọi đạo Hồi, là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham. Đây là tôn giáo lớn thứ nhì trên
thế giới và là tôn giáo đang phát triển nhanh nhất. Nguyên nghĩa của Hồi giáo trong tiếng Ả Rập là Islam có nghĩa là
"vâng mệnh, quy phục Thiên Chúa".
Hồi giáo (tôn giáo của tộc người Hồi) là cách gọi của người Trung Quốc gọi đạo Islam (theo tiếng Ảrập nghĩa là phục
tùng theo ý chân chủ) xuất hiện ở bán đảo Ảrập vào khoảng thế kỷ thứ VII. Hồi giáo ra đời do hàng loạt nguyên nhân
kinh tế, xã hội, tư tưởng gắn liền với sự chuyển biến từ chế độ công xã nguyên thủy sang xã hội có giai cấp của các
tộc người vùng Trung cận Đông, và do yêu cầu cần có một tôn giáo độc thần để thay thế những tôn giáo đa thần tồn
tại ở nơi đây từ trước.Sự ra đời của Hồi giáo gắn liền với tên tuổi của vị giáo chủ Mohammed là một người thuộc gia

tộc Casimu ở Mecca.
Giáo lý của Hồi giáo
Giáo lý của Hồi giáo đơn giản nhưng luật lệ và lễ nghi thì rất
phức tạp và nghiêm khắc. Giáo lý cơ bản của Hồi giáo là Kinh
Coran vì đó là những lời nói của Môhamet được ghi lại từ
những lời thánh Allah thông qua thiên sứ Gabrien đã truyền
lại cho Mohammed. Kinh Coran tổng cộng có 30 quyển, 114
chương hơn 6200 tiết (là những đoạn thơ), với nội dung vô
cùng phong phú bao gồm những tín ngưỡng cơ bản và chế
độ tôn giáo của đạo Hồi. Nội dung của giáo lý Hồi giáo gồm
các điểm cơ bản sau: Allah là đấng tối cao sinh ra trời đất,
muôn loài trong đó có con người; Con người luôn bình đẳng
trước Allah nhưng số phận và tài năng tạo nên sự khác nhau
giữa những con người ; Số phận con người có tính định mệnh
và do Allah sắp đặt; Tín đồ Hồi giáo phải luôn kiên nhẫn, phục
tùng Allah, đối với người ngoài thì phải kiên quyết bảo vệ mọi
lợi ích của Hồi giáo và phải có tinh thần thánh chiến
Các tín đồ Hồi giáo có 5 nghĩa vụ chủ yếu, đó là niệm, lễ, trai, khoá, triều. Đây là 5 trụ cột của Hồi giá. Niệm là tụng
niệm, lễ tức là lễ bái 5 lần mỗi ngày(sáng, trưa, chiều, tối, đêm), trai tức là trai giới vào tháng 9 theo lịch Hồi, khoá là
các tín đồ có nghĩa vụ đóng góp cho các hoạt động từ thiện, triều là các tín đồ có nghĩa vụ hành hương về Mecca ít
nhất 1 lần trong cuộc đời, để triều bái Kabah trong tháng 12 theo lịch Hồi (hành hương Haji).
Tổ chức Hồi giáo
Thánh đường Hồi giáo là nơi sinh hoạt tập thể và có tính thiêng với các tín đồ. Thánh đường gồm có Đại Thánh
đường và Tiểu Thánh đường. Trong Thánh đường có bài trí đơn giản, không bàn ghế, không có đồ thờ quý hay nhạc
cụ, chỉ có chiếc gậy mà theo truyền thuyết là của giáo chủ Môhammet đã dùng nó để đi truyền đạo.
Hệ thống chức sắc gồm có Giáo chủ (Mufty), phó giáo chủ (Naib Mufty), Giáo cả (Ha Kim), phó giáo cả (Naib Ha
Kim), Imân, Khatib, Tuan, Bilat, Slak và HaDji.
Theo VOCW

Thánh đường Hồi Giáo

Tháng Ramadan của người Hồi giáo
Ramadan là tên gọi tháng thứ 9 trong lịch Hồi giáo. Lịch Hồi, hay còn gọi là lịch Hijra, được tính theo mặt trăng, và
bắt đầu có từ ngày 16/7/622 (theo công lịch Gregorian Calendar), tức là ngày mở đầu một năm Ảrập, đánh dấu bằng
chuyến đi của Mohamed từ thánh địa Mecca đến Medina (cả 2 địa điểm này đều ở Ảrập Xêút).
Năm của lịch Hồi giáo cũng chia làm 12 tháng, đó là : 1/ Muharram, 2/ Saphar, 3/ Rabia I, 4/ Rabia II, 5/ Jamada I, 6/
Jamada II, 7/ Rajab, 8/ Shaban, 9/ Ramadan, 10/Shawwal, 11/ Dulkaada, và 12/ Dulhegia. Vì tính theo mặt trăng
(kiểu như âm lịch của ta) nên mỗi năm có 354 hoặc 355 ngày, do đó cứ 30 năm lại có 17 năm nhuận. Lịch Hijra được
dùng cho lễ giáo của toàn thế giới Hồi giáo, và là lịch chính thức ở Ảrập Xêút và Yemen.
Tháng Ramadan không nên gọi là "tháng ăn chay" và cũng không nên gọi là "tháng nhịn ăn", bởi lẽ thực chất, các tín
đồ chẳng ăn chay hoàn toàn và cũng không nhịn ăn hoàn toàn. Trong giáo lý của đạo Hồi, có 5 tín điều bắt buộc đối
với mọi tín đồ là:
Phải đọc hoặc nhẩm câu sau đây mỗi khi làm lễ: "Không có thánh thần nào khác ngoài Thánh Allah, và Mohamed là
Thiên sứ của Người". Mỗi ngày 5 lần (sáng sớm trước khi mặt trời ló lên ở chân trời, trước lúc giữa trưa, lúc giữa
buổi chiều, lúc mặt trời vừa lặn, và buổi tối giữa khoảng mặt trời lặn với giờ đi ngủ). Một giáo chức trong đạo đọc câu
này trong giáo đường, truyền qua những loa điện cực đại treo trên nóc, nhắc tín đồ đến giờ hành lễ.
Năm lần đọc câu trên, chính là 5 lần hành lễ trong ngày và tiếng Ảrập gọi là Salat, vào những thời điểm đã được quy
định ở trên. Khi làm lễ, dù đang đứng ở đâu (giữa đường, trong phòng đợi ở sân bay ) mọi tín đồ đều quỳ lạy và
hướng về thánh địa Mecca, đọc những câu trong kinh Koran. Ngày thứ sáu hàng tuần, tất cả tín đồ nam giới có nghĩa
vụ đến một giáo đường gần nhất để làm lễ tập thể - nhưng phụ nữ thì không được vào, hoặc vào một cửa riêng và
một khu vực riêng trong giáo đường.
Đóng góp tiền từ thiện để giúp người nghèo thông thường mọi người đóng góp vào ngày cuối của tháng Ramadan.
Nhịn ăn, nhịn uống (ban ngày) của 30 ngày trong tháng Ramadan.
Hành hương đến thánh địa Mecca ở Ảrập Xêút. Mỗi tín đồ Hồi giáo có nghĩa vụ cố gắng để trong đời mình có ít nhất
một lần hành hương đến Mecca. Khi hoàn thành nghĩa vụ này, họ sẽ được mang danh hiệu "Haj" hoặc "Haji".
Mỗi tín điều kể trên đều có ý nghĩa của nó, và được các giáo sĩ giải thích cặn kẽ. Chẳng hạn như việc nhịn ăn, nhịn
uống, nhịn hút thuốc (ban ngày) trong suốt tháng Ramadan là để có một sự đồng cảm với những người nghèo đói,
đồng thời còn nhằm luyện cho con người một sự tiết chế, chống những cám dỗ vật chất để tạo thuận lợi cho việc
được lên thiên đàng.



Một bữa ăn từ thiện trong tháng Ramadan
Mỗi buổi chiều trong suốt 30 ngày của tháng Ramadan này, ở các địa phương đều tổ chức những bữa ăn từ thiện.
Bàn ghế được kê thành từng dãy trong công viên hoặc trên những vỉa hè rộng. Thức ăn và bánh mì được để thành
từng suất trên bàn. Chi phí cho những bữa ăn từ thiện này là từ tiền quyên góp của các công ty, nhà hàng, và cả tiền
của những người được miễn chuyện nhịn ăn (những phụ nữ đang có mang, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người đang ốm đau
và những người đang đi du lịch ở nước ngoài).
Khoảng 5 giờ chiều, những người nghèo mang theo cả con cái đến những tụ điểm này, ngồi vào bàn một cách rất
trật tự. Mặc dù đã đói và khát vì phải nhịn trong cả ngày, nhưng không một ai đụng đến. Tất cả ngồi im lặng, nhiều
người lẩm nhẩm đọc kinh Koran. Chỉ đến khi tiếng loa từ các giáo đường vang lên, đọc xong câu kinh ở điều 1, mọi
người mới bắt đầu ăn uống).
Sau khi ăn uống, mọi người đi chơi, thăm hỏi nhau, và phải thật khuya mọi người với về nhà nằm nghỉ. Khoảng 2 giờ
sáng, mỗi phố lại có một người mang một chiếc trống nhỏ, vừa đi vừa đánh, vừa hô to để đánh thức mọi người dậy lo
nấu nướng, kịp ăn uống xong xuôi trước khi mặt trời mọc để bước sang một ngày nhịn mới.
Theo VietNamNet
Hồi Giáo ở Việt Nam
Theo kết quả nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu văn hóa Chăm
thì khoảng từ thế kỷ X trở đi, vương quốc Chăm với sự phát triển khá
mạnh về hàng hải nên đã có sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa và buôn
bán với người Indonesia và Malaysia là những nước đã có đạo Hồi
lan rộng. Do tình hình chiến tranh liên miên và thất bại, vương triều
dần suy yếu và niềm tin vào đạo Hinđu dần giảm sút nên đạo Hồi đã
bám rễ được vào một bộ phận người Chăm. Đầu thế kỷ XX, người
Chăm ở Việt Nam có khoảng 30.000 người. Hiện nay người Chăm có
khoảng 200.000 người trong đó ở miền Trung Việt Nam (Ninh thuận,
Bình Thuận) là 50.000, miền Nam 50.000 (TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang. Phần lớn người Chăm
ở miền Trung theo đạo Hinđu, chỉ có một ít theo đạo Hồi, người Chăm ở miền Nam gọi là Chăm Ixlam, theo Hồi
giáo chính thống, không bị pha trộn với phong tục tập quán, tín ngưỡng cũ và thường xuyên liên hệ với thế giới Hồi
giáo qua Hồi giáo Campuchia và Malaysia.
"Đạo Hồi du nhập vào Việt Nam vào
khoảng thế kỷ X – XIV bằng con

đường hòa bình cùng với quá trình
tan rã của quốc gia Chiêm Thành
(Chămpa) và sự suy giảm dần của đạo
Hinđu - tôn giáo chính thống của
người Chăm. Người theo đạo Hồi ở
Việt Nam hầu hết là người dân tộc
Chăm".


Thánh Đường Hồi Giáo ở Xuân Lộc - Đồng Nai
Hồi giáo ở Việt Nam hiện nay
Do vị trí địa lý và hoàn cảnh truyền đạo, điều kiện sống và sự giao lưu của đồng bào Chăm với bên ngoài nhất là
vơi thế giới Hồi giáo mà ở Việt Nam hình thành 2 khối Hồi giáo với nhiều khác biệt đáng kể:
-Hồi giáo vùng Ninh Thuận, Bình Thuận là Hồi giáo không chính thống gọi là Chăm Bani. Các nghi lễ được thay đổi
cho phù hợp với chế độ gia đình mẫu hệ và các lễ thức nông nghiệp, không có liên hệ với Hồi giáo thế giới.
- Hồi giáo ở TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Đồng Nai, Tây Ninh gọi là Chăm Ixlam theo Hồi giáo chính thống, không bị
pha trộn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng cũ và thường xuyên liên hệ với thế giới Hồi giáo Campuchia và
Malaysia.
Tuy có sự khác nhau nhưng giữa hai khối Hồi giáo này không có sự kỳ thị mà hòa hợp với nhau. Hiện nay các tín
đồ Hồi giáo sinh hoạt bình thường, vừa tuân phục các giáo luật khắt khe vừa thực hiện tốt các nghĩa vụ của một
người công dân Việt Nam.
Theo VOCW

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×