Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Cai dat may chu linux

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.1 KB, 7 trang )

Cài đặt máy chủ Linux trên mạng Windows

Quản trị mạng -Hiện có rất nhiều bản phân phối Linux khác nhau
dành cho người dùng với một vài hỗ trợ được tích hợp. Các tổ chức
thường không lựa chọn sử dụng những bản phân phối này, thay vào
đó là các bản thương mại do một số nhà cung cấp lớn phát hành như
Red Hat và Novell (SuSe Linux). Mặc dù chi phí bỏ ra để có thể sử
dụng cao hơn nhưng đổi lại chúng ta nhận được sự hỗ trợ đầy đủ từ
nhà cung cấp và các nhà phát triển các ứng dụng nhóm ba. Trong bài
viết này chúng ta sẽ sử dụng phiên bản Enterprise Linux 4 của Red
Hat.
Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu một số lưu ý và các thao tác chính
cần thực hiện khi cài đặt một máy chủ Linux trên mạng Windows.
1. Cài đặt mặc định
Mọi nhà cung cấp máy chủ lớn, như HP, Dell và IBM thường cài đặt trước
một hệ điều hành Linux cho khách hàng, và đôi khi còn cài đặt trước
những ứng dụng tùy chọn trên máy chủ. Hầu hết các đại lý cung cấp
thường cho phép khách hàng lựa chọn một bản phân phối (thường là bản
phân phối Enterprise Linux của Red Hat hay một sản phẩm Enterprise của
SuSe Linux) theo sở thích của họ. Cài đặt của hãng giúp chúng ta có thể
khởi động và vận hành máy chủ này, nhưng ngoài ra chúng ta cần phải cài
đặt các ứng dụng cần phải sử dụng đến, và chúng ta cũng cần phải thực
hiện một số cấu hình sau khi cài đặt trước khi sử dụng máy chủ này.
2. Các tùy chọn cài đặt
Khi cài đặt ứng dụng hay hệ điều hành chúng ta cần phải lựa chọn bản cài
đặt phù hợp và những tùy chọn bổ sung ngay từ khi bắt đầu. Một số bản
phân phối có thể được cấu hình để thực hiện chức năng cho máy chủ hay
PC. Do mục đích của bài viết chúng ta sẽ lựa chọn các cài đặt máy chủ.
Tuy nhiên, những cài đặt này không phải là tất cả những gì mà chúng ta
cần. Như trong hình 2, quá trình cài đặt máy chủ Red Hat Enterprise Linux
thông thường sẽ tải những tùy chọn cần thiết do đó cần kiểm tra toàn bộ


danh sách các ứng dụng tùy chọn trong tiến trình cài đặt ban đầu và lựa
chọn những ứng dụng bổ sung nếu cần thiết.
3. Cài đặt các ứng dụng tùy chọn
Những add-on thông dụng như các máy chủ DNS, email và cơ sở dữ liệu
có thể được tích hợp trong bản cài đặt ban đầu, yếu tố giới hạn duy nhất là
vùng trống ổ đĩa. Ví dụ chúng ta bổ sung cơ sở dữ liệu MySQL dù nó là
một thành phần của bản phân phối Red Hat Enterprise Linux những không
được cài đặt trong khi cài đặt máy chủ cơ sở. Lựa chọn cài đặt theo
phương pháp này, những ứng dụng như MySQL sẽ được cấu hình tự động.
Mọi thao tác biên soạn mã sẽ được tự động thực hiện và những công cụ
quản lý tùy chọn sẽ được cài đặt nếu cần thiết. Nếu không lựa chọn cài đặt
mọi công cụ và ứng dụng cần thiết tại bước này, thì sau khi hoàn thành cài
đặt Linux chúng ta sẽ phải thực hiện cài đặt thủ công.
4. Cài đặt mạng
Hầu hết các bản phân phối Linux đều mặc định sử dụng giao thức
Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP) để tự động lấy địa chỉ IP.
Tuy nhiên, trên một máy chủ đây không phải là cài đặt phù hợp vì địa chỉ
được gán này có thể thay đổi nên máy chủ khó có thể định vị. Nếu rơi vào
tính huống này chúng ta sẽ phải cấu hình thủ công giao tiếp mạng. Tất
nhiên chúng ta có thể thực hiện sau khi hệ điều hành đã được cài đặt
nhưng sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu thực hiện cấu hình ngay trong tiến
trình cài đặt.
5. Tùy chọn bảo mật
Nếu quyết định sử dụng hệ thống tường lửa tích hợp trong hệ điều hành,
chúng ta cần đảm bảo rằng đã cấu hình nó cho phép truy cập vào các ứng
dụng sẽ vân hành trên máy chủ. Trong ví dụ này chúng ta đã cho phép
Web Server, FTP và lưu lượng mail SMTP. Chú ý rằng Red Hat Enterprise
Linux và một số bản phân phối khác cũng có thể được bảo mật bằng công
cụ Selinux (Security Enhanced Linux). Công cụ này sẽ chặn những thay
đổi không được phân quyền thực hiện trên hệ điều hành, tuy nhiên thao tác

quản lý khá phức tạp vì vậy cần lưu ý trước khi lựa chọn sử dụng.
6. Windows File Sharing
Một ứng dụng cho phép các PC Windows chia sẻ file trên một máy chủ Linux sử
dụng cùng một giao thức Server Message Protocol (SMB) như trên mạng Windows
có tên Samba. Nếu cài đặt Samba cùng với Red Hat Enterprise Linux thì sau khi hệ
điều hành đã được cài đặt chúng ta đã có thể sử dụng, tuy nhiên chúng ta cần phải
chỉ định những thư mục muốn chia sẻ và hướng dẫn Samba xác thực cho người
dùng. Phiên bản mới nhất của Samba tích hợp cả hỗ trợ Workgroup và Domain của
Windows, và thậm chí có thể được cấu hình như một Domain Controller (trình điều
khiển miền) của Windows, với một tiện ích cấu hình đồ họa để quản lý mọi cài đặt
của Samba trong Red Hat Enterprise Linux 4. Tuy nhiên những bản phân phối khác
có thể không tích hợp những công cụ kiểu này, trong trường hợp đó chúng ta cần
định vị và hiệu chỉnh file cấu hình dạng văn bản kiểm soát phần mềm Samba.
7. Chia sẻ
máy in
Khả năng hỗ
trợ máy in
trong các
phiên bản
Linux trước
Red Hat
Enterprise
Linux chỉ
dừng lại ở mức độ có, nhưng từ phiên bản Red Hat Enterprise Linux đã cung cấp
khá nhiều công cụ in ấn trên nhiều nền tảng. Ví dụ, chúng ta có thể kết nối tới
những máy in hiện có trong mạng Novell. UNIX và Windows, hay sử dụng
Common Unix Printing System (CUPS) và Internet Printing Protocol (IPP) để truy
cập và chia sẻ máy in. Những máy in HP với giao tiếp JetDirect cũng có thể được
sử dụng và Samba cũng có khả năng chia sẻ máy in riêng.
8. Cấu hình

máy chủ
Web
Apache
Apache là
máy chủ
Web mặc
định được
tích hợp trong hầu hết các bản phân phối Linux. Red Hat Enterprise Linux tích hợp
một công cụ quản lý đồ họa nhưng chúng ta không thể sử dụng công cụ này để cấu
hình máy chủ Web Apache. Như Samba, máy chủ Web Apache cũng có một file
cấu hình dạng văn bản và chúng ta sẽ phải cấu hình cho máy chủ Web Apache để
vận hành theo mong muốn. Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng một số công cụ nhóm
ba như Active Server Page, Java, …
9. Khởi
động dịch
vụ
Khi đã cài
đặt với hệ
điều hành
Linux chính
nhưng có thể
những ứng
dụng bổ
sung sẽ không khởi động tự động. Ví dụ, máy chủ Web Apache không được cấu
hình để khởi chạy tự động trên máy chủ Red Hat Enterprise Linux. Chúng ta có thể
thay đổi file khởi động thủ công, tuy nhiên Red Hat Enterprise Linux 4 tích hợp
một công cụ cấu hình dịch vụ đồ họa giúp đơn giản hóa tiến trình này. Cần nhớ
rằng Apache phụ thuộc vào dịch vụ httpd (Daemon) nên chúng ta sẽ phải kích hoạt
dịch vụ này.
10. Cài đặt

bổ sung ứng
dụng
Việc cài đặt
các ứng
dụng bổ sung sau khi Red Hat Enterprise Linux 4 đã được cài đặt khá phức tạp khi
các ứng dụng cần cài đặt phụ thuộc vào nhiều module khác mà cần cài đặt trước khi
cài đặt ứng dụng, và thông thường những module này được lập trình riêng rẽ để
làm việc với phiên bản Linux đang sử dụng. Tuy nhiên hiện có nhiều công cụ có
thể đảm trách quá trình viết module và khắc phục các lỗi phát sinh. Chúng ta có thể
sử dụng các công cụ đã được cấu hình sẵn có chứa mọi chỉ dẫn cần thiết để cài đặt,
cập nhật hay gỡ bỏ một ứng dụng cụ thể.
Hầu hết các
bản phân
phối Linux
đều tích hợp
các công cụ
này. Ví dụ,
trong Red
Hat
Enterprise
Linux 4
chúng ta có
thể cài đặt bổ sung bất kì ứng dụng nào và hầu hết các ứng dụng nhóm ba đều sử
dụng công cụ Package Management của Red Hat (RPM), công cụ này sẽ vận hành
tự động mỗi khi mở một gói RPM. Trong ví dụ này chúng ta đã tải và chạy gói
RPM chứa tiện ích VMWare Player.
Nếu không muốn phải tự cài đặt hệ điều hành Linux chugns ta có thể sử dụng hệ
điều hành mã nguồn mở này qua các thiết bị tùy biến. Những thiết bị này đã được
thiết lập cấu hình sẵn để thực hiện một số tác vụ, như chia sẻ file và máy in, hỗ trợ
cơ sở dữ liệu và Web với những tác vụ quản lý cần thiết được thực hiện qua một

thiết bị Web ngoại vi thân thiện với người dùng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×