Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Anh hùng lao động Hà Công Văn (Quảng Trị)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.44 KB, 1 trang )

Anh hùng Lao Động- thầy giáo Hà Công Văn “Cầu nối” giữa hai miền
21/03/2008
Cách đây tròn ba mươi mốt năm, thầy giáo Hà Công Văn là người đầu tiên
tình nguyện lên dạy chữ cho hàng vạn người Pa Cô-Vân Kiều giữa đại ngàn
Quảng Trị biết được cái chữ Bác Hồ. Với công lao to lớn đó, thầy Hà Công
Văn đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi
mới.
Ngôi nhà sàn lợp bằng lá rừng của thầy giáo- Anh hùng Lao động Hà Công Văn
nằm ở xã Húc Nghì, huyện Đăkrông, ngay giữa đường Hồ Chí Minh, đoạn từ cầu
treo Đăkrông đến Tà Rụt. Thầy Hà Công Văn kể, hồi mới lên huyện vùng cao
Đăkrông, tỉnh Quảng Trị dạy chữ cho bà con dân tộc miền núi, muỗi rừng, sốt rét,
đói khổ đã “đẩy lùi” hai người đồng nghiệp của mình về đồng bằng. Lúc đó, thầy
Văn là người Kinh duy nhất ở xứ sở này.
Ngày đi làm rẫy, đêm đi dạy
Người dân sống giữa đại ngàn Trường Sơn vẫn còn nhớ hình ảnh thầy Hà Công Văn ngày đầu về dạy học. Năm
1977, thầy Văn tròn hai mươi tuổi, nước da trắng ngần như con gái. Sau khi tốt nghiệp trường Trung học Sư
phạm Quảng Bình, thầy tình nguyện đến dạy học ở xã Tà Long, rẻo cao của tỉnh Quảng Trị.
Ngày đó, Tà Long đang là một nơi rất lạc hậu, chỉ có người Pa Cô- Vân Kiều sinh sống, bà con hầu hết đều mù
chữ. Cầm quyết định trên tay, sau hơn ba ngày đi bộ, thầy Hà Công Văn mới đến được xã Tà Long. Dân bản rất
đỗi ngạc nhiên trước vị khách này. Thầy Văn giải thích mãi, cuối cùng bà con mới hiểu, đó là người của Bác Hồ,
có nhiệm vụ mang cái chữ của Bác lên dạy cho dân làng biết đọc, biết viết để mau thoát khỏi đói nghèo.
Khi đó, thầy Văn là người Kinh duy nhất ở xứ sở này. Muốn hoà nhập được với bà con, thầy đã hoá thân trở
thành người miền núi, cùng ăn, cùng ở với dân bản, học tiếng Pa Cô- Vân Kiều để thuyết phục bà con nghe theo
mình. Thầy quyết định bắt tay ngay vào công việc. Ban ngày thầy bày họ cách trồng lúa nước, trồng rau, thâm
canh hoa màu ; đêm về, thắp đuốc lội suối đến từng nhà vận động bà con cho con em đi học, nhưng may mắn
lắm cũng chỉ có được một vài em. Không có nơi học hành, thầy cùng bà con chặt tre nứa làm trường. Giữa đại
ngàn Trường Sơn sau bao nhiêu năm chiến tranh, đã có được một lớp học với 42 học sinh.
Mô hình trường nội trú vùng cao đầu tiên
Mười năm sau, năm 1987, thầy Văn lại được điều vào công tác ở một nơi xa hơn, đó là xã Húc Nghì. Đường vào
xã Húc Nghì có nhiều đèo dốc hiểm trở. Quanh năm mây mù che kín các đỉnh núi. Nhiều học sinh của thầy Văn
phải đi bộ qua những ngọn núi cao mới đến được lớp học. Thương các em nhỏ, thầy đã sáng tạo ra mô hình


trường nội trú vùng cao đầu tiên bằng cách vận động bà con kiếm gỗ rừng làm trường học. Có trường, thầy vào
tận các bản xa xôi tìm những em có hoàn cảnh khó khăn đưa ra nuôi ăn học.
Như đêm tối gặp ánh lửa, nhiều người đã gùi gạo, cõng con đến trường giao hẳn cho thầy. Khi ấy, thầy Văn vừa
là thầy, vừa là anh, là cha của các em. Mỗi ngày học một buổi, buổi còn lại thầy trò ra rẫy tự sản xuất lương thực.
Những em lớn cùng thầy chăn nuôi, trỉa lúa; các em nhỏ trồng rau, xuống suối bắt cá Bằng đồng lương ít ỏi của
mình, thầy Văn dành dụm về đồng bằng mua sách vở, bút mực lên trang bị cho các em. Bao nhiêu tình thương
của người cha thầy đã dành hết cho những học trò nghèo. Chỉ vài bát gạo, quả chuối, quả đu đủ, vài con cá dưới
suối được câu về thầy cũng chế biến thành bữa ăn ngon cho các học trò của mình.
Năm năm ở Húc Nghì, thầy Văn đã tự sản xuất, nuôi dạy 47 học sinh theo học hết tiểu học. Lúc ấy ở miền núi
Quảng Trị chưa có trường trung học cơ sở, học sinh của thầy Văn học xong tiểu học phải ở nhà, muốn học lên
nữa cũng không có lớp. Sau nhiều lần suy nghĩ, thầy quyết định mở lớp “nhô” đầu tiên cho toàn bộ khu vực (học
sinh học xong lớp 5 được tiếp tục học lên lớp 6 ngay tại trường tiểu học). Một số giáo viên tự nguyện đứng ra
dạy học. Lớp 6 “nhô” đầu tiên của trường chỉ có 20 học sinh. Từ lớp học đầu tiên manh nha đó, đến nay đã có
hàng trăm em theo học các lớp 7, 8 và 9, ăn ở nội trú tại trường.
Nhờ sự kiên trì vận động của thầy, ngoài việc dạy học, thầy đã giúp xoá mù chữ cho bà con hàng chục xã vùng
cao Quảng Trị biết đọc, biết viết cái chữ Bác Hồ. Nhiều học sinh của thầy Văn giờ đã trở thành cán bộ cốt cán
của địa phương.
Read more: />Anh hùng Lao động- thầy
giáo Hà Công Văn thăm
học sinh tiểu học trường Tà
Long, nơi đầu tiên thầy về
dạy học.

×