Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Vat ly 11 Nang cao - Chuong 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.4 KB, 34 trang )

Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
CHƯƠNG IV: TỪ TRƯỜNG
TIẾT 44
BÀI 26: TỪ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm tương tác từ, từ trường, tính chất cơ bản của từ trường.
- Nắm được khái niệm vec-tơ cảm ứng từ (phương, chiều, độ lớn), đường sức từ
(quy tắc vẽ).
- Nắm được từ trường đều là gì? Biết được từ trường đều tồn tại bên trong
khoảng không gian của hai cực nam châm hình chữ U.
Kĩ năng:
- Giải thích được một số hiện tượng từ trong cuộc sống: kim la bàn, các quận
dây trong một số dụng cụ điện.
- Cách tạo ra từ trường đều.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
- Một số loại nam châm.
Học sinh:
- Ôn lại kiến thức từ trường học ở lớp 9.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định trật tự:
2. Tiến trình dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (10 phút): Tương tác từ
• Cấu tạo của nam châm
- Các nam châm có hai cực; cực bắc (N) và cực nam
(S); không có nam châm nào chỉ có một cực.
• Tiến hành thí nghiệm
? Hiện tượng gì xảy ra nếu đưa hai cực cùng tên (hoặc
khác tên) của hai nam châm lại gần nhau?


- Tiến hành thí nghiệm theo hình 26.2 SGK.
? Hiện tượng gì xảy ra giữa nam châm và dòng điện.
- Kết luận: Dòng điện cũng tác dụng lực từ lên nam
châm.
- Tiến hành thí nghiệm hình 26.3 SGK.
? Nhận xét về sự tương tác giữa hai dây dẫn không có
dòng điện đi qua cùng chiều, có dòng điện đi qua
ngược chiều?
- Nhớ lại những kiến thức đã học về
nam châm và từ trường.
- TL: Hai nam châm đẩy nhau (nếu
cùng tên) và hút nhau nếu khác tên)
- Quan sát thí nghiệm.
- TL: Có sự tương tác giữa thanh
nam châm và dây dẫn khi có dòng
điện chạy qua.
- TL: Hai dây dẫn khi chưa có dòng
điện: không có tương tác; hai dây
dẫn khi dòng điện đi qua là cùng
Dương Thế Hiển
Ngày soạn: 08/01/2008
Ngày dạy: 11/01/2008
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
- Nhận xét về tương tác từ: Tương tác giữa nam
châm; giữa dòng điện với dòng điện đều gọi là tương
tác từ.
chiều thì chúng hút nhau; ngược
chiều thì chúng đẩy nhau.
Hoạt động 2 (10 phút): Từ trường
• Khái niệm về từ trường:

- Giới thiệu qua khái quát khái niệm nam châm thử.
- Nam châm và dòng điện đều gây ra lực từ, vậy từ
trường tồn tại ở đâu?
- Nguồn gốc của từ trường là các điện tích chuyển
động.
- Xung quanh một điện tích chuyển động tồn tại
những trường nào?
• Điện tích chuyển động và từ trường
- Lập luận để xác định xem xung quanh các điện tích
chuyển động có từ trường hay không?
• Tính chất cơ bản của từ trường
- Thông báo cho học sinh về vec-tơ đặc trưng cho từ
trường về phương diện tác dụng lực từ, đó là vec-tơ
cảm ứng từ B.
- Phương, chiều và độ lớn?
- TL:
+ Từ trường tồn tại xung quanh nam
châm và xung quanh dòng điện.
+ Xung quanh một điện tích chuyển
động tồn tại 2 trường: điện trường và
từ trường.
+ Dòng điện là do sự chuyển dời có
hướng của các điện tích; xung quanh
dòng điện có từ trường. Vậy điện tích
chuyển động phải có mối quan hệ
mật thiết.
+ Xung quanh điện tích chuyển động
có từ trường.
+ Tính chất cơ bản của từ trường là
nó sinh ra lực từ tác dụng lên một

nam châm hay một dòng điện đặt
trong nó.
+ Phương của vect-tơ B là phương
của nam châm thử nằm cân bằng
trong từ trường. Quy ước lấy chiều từ
cực Nam sang cực Bắc của Nam
châm thử là chiều của B.
+ Lực từ tác dụng lên nam châm thử
ở chỗ nào lớn hơn thì cảm ứng từ ở
đó lớn hơn.
Hoạt động 2 (10 phút): Đường sức từ
• Định nghĩa
- Nhắc lại khái niệm từ phổ, đường sức từ và quy tắc
vẽ các đường sức từ đã học ở lớp 9.
- Học sinh quan sát và trả lời:
Dương Thế Hiển
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
- Tiến hành thí nghiệm hình 26.5 SGK.
- Có thể coi các đường “mạt săt” trong từ phổ là các
đường sức không? Tại sao?
- Định nghĩa khái niệm đường sức từ?
• Các tính chất của đường sức từ
- Nêu các quy tắc khi vẽ các đường sức từ.
- Vì sao tại mỗi điểm trong từ trường, ta chỉ có thể
được một đường sức đi qua.
- Vì sao các đường sức từ không cắt nhau?
• Từ phổ
- Giới thiệu cho học sinh một số từ phổ của nam châm
và dòng điện.
+ Các “đường mạt sắt” của từ phổ

chỉ cho ta hình ảnh về các đường sức
từ trường không thể coi nó là đường
sức từ. Vì chưa biết hướng của
“đường mạt sắt”.
+ Đường sức từ là những đường
cong có hướng được vẽ trong từ
trường sao cho vec-tơ cảm ứng từ B
tại điểm nào cũng có phương tiếp
tuyến với đường cong và chiều trùng
với chiều của đường cong tại điểm
đang xét.
- Học sinh vẽ dạng đường sức của
một số nam châm.
+ Vì tại một điểm trong từ trường,
vec-tơ cảm ứng từ B chỉ có một giá
trị (phương, chiều và độ lớn).
+ Nếu các đường sức cắt nhau thì tại
điểm cắt có ít nhất 2 tiếp tuyến với
đường cong, vec-tơ cảm ứng B không
đơn trị.
Hoạt động 4 (10 phút): Từ trường đều
• Khái niệm về từ trường đều
- Theo quy tắc vẽ đường sức từ, ta suy ra các đường
sức của từ trường đều là các đường cong song song và
các đều nhau.
• Cách tạo từ trường đều.
- Căn cứ vào từ phổ của nam châm hình chữ U?
- Từ trường mà vec-tơ B tại mọi điểm
bằng nhau.
- Từ trường trong khoảng giữa hai

cực của nam châm hình chữ U.
Hoạt động 5 (3 phút): Vận dụng, củng cố
- Nhắc lại các kiến thức và công thức chính trong bài - Nhớ lại các kiến thức đã học.
Hoạt động 6 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà:
+ Xem lại các kiến thức trong bài: tương tác từ, từ
trường, vec-tơ cảm ứng từ, đường sức, từ trường đều.
+ Các dạng đường sức.
- Yêu cầu:
+ Đọc trước bài 27
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
Dương Thế Hiển
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
TIẾT 45
BÀI 27: PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA LỰC TỪ
TÁC DỤNG LÊN DÒNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Nắm được phương của lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện là
phương vuông góc với mặt phẳng chứa đoạn dây dẫn có dòng điện và vec-tơ
cảm ứng từ B.
- Nắm được quy tắc bàn tay trái.
Kĩ năng:
- Vận dụng được quy tắc bàn tay trái để xác định được vec-tơ lực từ tác dụng lên
dòng điện khi đặt trong điện trường.
- Vận dụng để giải được một số bài tập về lực từ.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
- Dụng cụ để làm thí nghiệm hình 48.1SGK.

- Hình ảnh về thí nghiệm.
Học sinh:
- Ôn lại kiến thức về quy tắc bàn tay trái học ở lớp 9.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định trật tự:
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Nêu khái niệm từ trường, tính chất của từ trường?
- Nêu định nghĩa đường sức, tính chất đường sức?
- Nêu khái niệm từ trường đều.
3. Tiến trình dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (20 phút): Lực từ tác dụng lên dòng điện
- Đặt vấn đề: Sử dụng lời dẫn vào bài trong SGK.
- Thí nghiệm hình 27.1 SGK.
- Mục đích xét phương của lực từ.
• Tiến hành thí nghiệm
- Đặt khung dây sao cho cạnh AB của khung vừa
chạm vào khoảng không gian giữa hai cạnh của nam
châm hình chữ U.
- Cho dòng điện chạy qua khung dây.
- Chỉ số lực kế cho biết điều gì?
- Quan sát cách tiến hành thí nghiệm
và rút ra nhận xét. Thảo luận theo
nhóm.
+ Chỉ số lực kế khi chưa cho dòng
điện chạy qua chỉ trọng lượng của
khung dây.
+ Khi cho dòng điện thì thấy chỉ số
lực kế thay đổi, điều đó cho thấy có
Dương Thế Hiển

Ngày soạn: 14/01/2008
Ngày dạy: 16/01/2008
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
- Cầm tay kéo khung dây lên cao so với vị trí ban đầu
một chút.
- Chỉ số lực kế lúc này như thế nào?
- Vậy thí nghiệm đang tiến hành thực chất là thí
nghiệm về lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện AB.
- Hạ khung dây xuống cho cạnh AB ở vị trí như lúc
đầu.
- Khung dây bị kéo theo phương nào?
- Phương của lực từ liên kết gì với đoạn dòng điện
AB và vec-tơ cảm ứng từ B.
- Vậy, lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông
góc với mặt phẳng chứa đoạn dòng điện và vec-tơ
cảm ứng từ tại điểm khảo sát.
lực tác động vào khung dây.
+ Khung dây bị kéo xuống (có lực từ
tác dụng lên khung dây).
+ Lực từ tác dụng lên rất nhỏ.
+ Phương của lực từ tác dụng lên AB
là phương thẳng đứng.
+ Phương của lực từ tác dụng lên
một đoạn dòng điện vuông góc với
mặt phẳng chứa đoạn dòng điện và
đường sức từ đi qua điểm đặt đoạn
dòng điện đang xét.
Hoạt động 2 (10 phút): Chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện
- Từ chiều của lực từ, chiều của vec-tơ cảm ứng từ
trong các trường hợp, hãy trình bày quy tắc bàn tay

trái.
- Mô tả hình vẽ 27.2SGK
- Phát biểu quy tắc bàn tay trái (gọi một học sinh xác
định chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện thẳng
bằng quy tắc bàn tay trái).
- Giới thiệu cho học sinh một số quy tắc vẽ hình: cách
biểu diễn một vec-tơ, dòng điện theo phương vuông
góc với mặt phẳng giấy hoặc bảng.
- Học sinh nhớ lại kiến thức đã học ở
chương trình lớp 9 và phát biể quy tắc
này.
- Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay
trái sao cho các đường sức từ xuyên
vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến
các ngón tay trùng với chiều dòng
điện thì ngón tay cái choãi ra 90
0
chỉ
chiều của lực từ tác dụng lên dòng
điện.
Hoạt động 5 (8 phút): Vận dụng, củng cố
- Nhắc lại các kiến thức và công thức chính trong bài
- Vận dụng quy tắc bàn tay trái xác định lực từ trong
một số trường hợp.
- Nhớ lại các kiến thức đã học.
Hoạt động 6 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà:
+ Xem lại các kiến thức trong bài: phương và chiều
lực từ; cách áp dụng quy tắc bàn tay trái.
- Yêu cầu:

+ Đọc trước bài 28.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
TIẾT 46
Dương Thế Hiển
Ngày soạn: 15/01/2008
Ngày dạy: 18/01/2008
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
BÀI 28: CẢM ỨNG TỪ. ĐỊNH LUẬT AMPE
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa và hiểu được ý nghĩa của cảm ứng từ.
- Nắm được định luật Am-pe.
Kĩ năng:
- Vận dụng được định luật Am-pe
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
- Dụng cụ thí nghiệm như đã dạy bài 27.
Học sinh:
- Ôn lại kiến thức về phương và chiều của lực từ.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định trật tự:
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
- Nêu cách xác định phương và chiều của lực từ tác dụng lên một dòng điện đặt
trong từ trường?
- Áp dụng quy tắc bàn tay trái xác định phương vec-tơ lực từ trong một số
trường hợp?
3. Tiến trình dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (25 phút): Cảm ứng từ

- Nêu vấn đề cần nghiên cứu: dùng lối dẫn vào bài
trong SGK để nêu vấn đề nghiên cứu của bài học.
• Độ lớn của ứng từ như thế nào?
- Thí nghiệm: Với một nam châm nhất định.
+ Thiết bị:
+ Bố trí: sao cho α = 90
0
thay đổi cường độ dòng
điện.
+ Giữ nguyên chiều dài AB, thay đổi cường độ dòng
điện qua AB, mỗi lần thay đổi cường độ dòng điện
ghi lại độ lớn lực từ tác dụng lên AB; ghi kết quả của
thí nghiệm vào mẫu như bảng 1.
+ Giữ nguyên cường độ dòng điện và thay đổi chiều
dài AB, ghi kết quả của thí nghiệm vào mẫu như bảng
2.
- Từ các số liệu trong bảng 1 khi chiều dài AB không
đổi, độ lớn lực từ F tác dụng lên đoạn đoạn dòng điện
và cường độ dòng điện I qua đoạn dòng điện AB liên
hệ với nhau như thế nào?
- Từ các số liệu bảng 2, khi cường độ dòng điện qua
- Theo dõi thí nghiệm, thảo luận, trả
lời câu hỏi.
- Thí nghiệm 1:
+ Quan sát.
+ Ghi lại số liệu.
- Thí nghiệm 2:
+ Quan sát.
+ Ghi lại số liệu.
Dương Thế Hiển

Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
AB không đổi, độ lớn lực từ F tác dụng lên đoạn dòng
điện và chiều dài l của đoạn dòng điện AB như thế
nào?
- Thay đổi góc giữa vec-tơ B và I ghi lại số liệu F
theo α.
- Thương số F/I bảng 1, F/l và F/ sinα ở bảng 2 là
hằng số.
- F vừa tỉ lệ với I và vừa tỉ lệ với l và sinα.
- Thương số F/Ilsinα = B.
- Thay đổi nam châm thì hằng số B có các giá trị khác
nhau. Lấy hằng số B làm đại lượng đặc trưng cho từ
trường về mặt tác dung lực. B gọi là cảm ứng từ của
từ trường B = F/Ilsinα.
- Đơn vị: T (Tesla)
- Thí nghiệm 1:
+ Quan sát.
+ Ghi lại số liệu.
- Nhận xét: Lực từ F tỉ lệ thuận với
cường độ dòng điện I; tỉ lệ thuận với
chiều dài l của đoạn dòng điện và tỉ
lệ thuận với sinα.
Hoạt động 2 (5 phút): Định luật Ampe
- Từ hệ thức B = F/Ilsinα suy ra F = BIlsinα.
- Đây là công thức định luật Ampe về lực từ tác dụng
lên dòng điện.
- Phát biểu định luật Ampe.
- Kết luật: Trong trường hợp đường
sức từ và đoạn dây tạo thành góc α
thì: F = BIlsinα.

- Nội dung định luật Ampe.
Hoạt động 2 (5 phút): Nguyên lí chồng chất từ trường
- Từ trường tuân theo nguyên lí chồng chất từ trường.
- Cho học sinh liên hệ với nguyên lí chồng chất điện
trường đã học ở chương I.
- Giả sử có n nam châm thì tại một điểm M:
B
M
= B
1M
+ B
2M
+ … + B
nM
- Liên hệ nguyên lí chồng chất điện
trường.
- Tổng hợp theo quy tắc hình bình
hành lực.
Hoạt động 5 (3 phút): Vận dụng, củng cố
- Nhắc lại các kiến thức và công thức chính trong bài - Nhớ lại các kiến thức đã học.
Hoạt động 6 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà:
+ Xem lại các kiến thức trong bài: cảm ứng từ, định
luật Ampe
- Yêu cầu:
+ Đọc trước bài 29
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
TIẾT 47
BÀI 29: TỪ TRƯỜNG CỦA

Dương Thế Hiển
Ngày soạn: 20/01/2008
Ngày dạy: 23/01/2008
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
MỘT SỐ DÒNG ĐIỆN CÓ DẠNG ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Dạng các đường sức từ và quy tắc xác định chiều của các đường sức từ của
dòng điện thẳng.
- Quy tắc xác định chiều của các đường sức từ của dòng điện thẳng.
- Các dạng đường sức từ bên trong và bên ngoài một ống dây có dòng điện. Quy
tắc xác định chiều của các đường sức từ của dòng điện trong ống dây.
- Công thức xác định cảm ứng từ của: dòng điện thẳng, dòng điện tròn và dòng
điện trong ống dây.
Kĩ năng:
- Vận dụng được các quy tắc bàn tay phải đối với dây dẫn thẳng, dây dẫn tròn và
ống dây.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
- Một khung dây có kích thước đủ lớn (dây điện thẳng trong thí nghiệm thực
hiện là một cạnh của khung).
- Một khung dây tròn, môt ống dây.
- Một số tờ bìa và giấy trắng.
- Một nam châm thử treo trên một sợi dây chỉ không xoắn.
- Mạt sắt.
Học sinh:
- Ôn lại kiến thức về từ phổ, dàng và sự phân bố các đường sức từ của các dòng
điện khác nhau.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định trật tự:

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
- Nêu khái niệm cảm ứng từ, mối liên hệ giữa đường sức từ đi qua một điểm và
vec-tơ cảm ứng từ tại điểm đó.
3. Tiến trình dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (15 phút): Từ trường dòng điện thẳng
- Thí nghiệm về từ phổ hình 29.1 SGK.
- Tiến hành thí nghiệm.
- Nhận xét gì về dạng các “đường mạt sắt”.
- Từ nhận xét trên có thể rút ra kết luận gì về dạng các
đường sức từ.
- Quan sát thí nghiệm và trả lời các
câu hỏi.
+ Là các đường tròn đồng tâm. Tâm
của các “đường mạt sắt” là giao
điểm của tờ già và dòng điện thẳng.
+ Các đường sức từ của dòng điện
thẳng là các đường tròn động tâm
nằm trong một mặt phẳng vuông góc
với dòng điện. Tâm là giao điểm của
mặt phẳng với dòng điện.
Dương Thế Hiển
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
- Vẽ dạng các đường sức từ trên tờ giấy trắng (một
vài đường tròn đồng tâm) cho dòng điện xuyên qua
tâm các đường sức mới vẽ, đặt kim nam châm tại các
điểm khác nhau trên các đường sức từ (hình
29.2SGK).
• Chiều của các đường sức từ
- Xác định phương và chiều của kim nam châm tại

các điểm đó.
- Nêu quy tắc bàn tay phải.
- Giả sử đã biết chiều của đường sức từ của dòng điện
thẳng. Hãy nêu cách áp dụng quy tắc bần tay phải để
xác định chiều dòng điện?
- Có thể xác định chiều của dòng điện bằng quy tắc
cái định ốc 1.
• Công thức tính cảm ứng từ
- Thông báo công thức xác định độ lớn cảm ứng từ:
B = 2.10
-7
I/r
- Giải thích các đại lượng.
+ Phương của kim nam châm tiếp
tuyến với đường tròn, chiều của kim
nam châm cho biết chiều của đường
sức từ trường.
+ Chiều từ cực Nam sang cực Bắc
cho biết chiều của các đường sức từ.
+ Căn cứ vào hình vẽ trình bày quy
tắc bàn tay phải.
+ Giơ ngón tay cái của bàn tay phải
theo chiều dòng điện, khum bốm
ngón tay kia xung quanh dây dẫn thì
chiều từ cổ tay đến các ngón tay là
chiều của các đường sức từ.
+ Độ lớn của cảm ứng từ
B = 2.10
-7
I/r

+ I là cường độ dòng điện, r là
khoảng cách từ dòng điện đến điểm
khảo sát.
Hoạt động 2 (15 phút): Từ trường của dòng điện tròn
- Làm thí nghiệm hình 29.5 SGK.
- Nhận xét về dạng các “đường mạt sắt”.
- Từ hình ảnh từ phổ thu được ta thấy các đường sức
từ có thể vẽ như hình 29.6 SGK.
- Đặt nam châm thử lên từ phổ đã thu được để xác
định chiều các đường sức từ. Gợi ý để đưa ra quy tắc
bàn tay phải số 2.
• Chiều của đường sức từ
- Các xác định phương và chiều của kim nam châm
tại các điểm đó.
- Nêu các quy tắc bàn tay phải.
- Gợi ý học sinh vận dụng quy tắc bàn tay phải.
• Công thức tính cảm ứng từ
- Thông báo công thức xác định độ lớn cảm ứng từ tại
tâm của vòng dây:
B = 2π10
-7
I/R
+ Ở gần dòng điện, các “đường mạt
sắt” là các đường tròn đồng tâm.
Đoạn xuyên qua phần mặt phẳng giới
hạn bởi khung dây, các “đường mạt
sắt” là các đường cong.
+ Đặt bàn phải khum theo vòng dây
sao cho chiều từ cổ tay đến các ngón
tay trùng với chiều dòng điện trong

khung; ngón cái choãi ra chỉ chiều
các đường sức từ xuyên qua mặt
phẳng dòng điện.
Hoạt động 3 (5 phút): Từ trường của dòng điện trong ống dây
Dương Thế Hiển
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
- Giới thiệu hình ảnh 29.9 SGK và cho học sinh nhận
xét về dạng của các đường sức từ bên trong và bên
ngoài ống dây.
- Vì dòng điện trong ống dây là tập hợn của nhiều dây
điện tròn có chiều giống nhau, vì vậy có thể dùng quy
tắc bàn tay phải 2 để xác định chiều của các đường
sức từ trong ống dây.
• Chiều các đường sức từ
- Từ hình vẽ 29.9 SGK, hãy nhận xét về từ trường bên
trong và bên ngoài ống dây?
- Từ trường của ống dây giống từ trường của cái gì?
- Bên ngoài ống dây và bên trong ống dây, các đường
sức có chiều như thế nào?
• Công thức tính cảm ứng từ
- Thông báo công thức xác định độ lớn cảm ứng từ B
B = 4π10
-7
nI
(n: số vòng dây/1m chiều dài)
+ Bên trong ống dây các đường sức
từ là song song và cách đều, do đó từ
trường là từ trường đều.
+ Bên ngoài ống dây, các đường sức
đi ra ở một đầu và đi vào ở đầu kia.

+ Các đường sức bên trong và bên
ngoài ống dây ngược chiều nhau.
+ Giống từ trường một nam châm
thẳng.
+ Bên ngoài ống dây các đường sức
có chiều từ cực Bắc (N) sang cực
Nam (S), bên trong ống dây, các
đường sức có chiều ngược lại từ cực
Nam sang cực Bắc.
Hoạt động 4 (3 phút): Vận dụng, củng cố
- Nhắc lại các kiến thức và công thức chính trong bài - Nhớ lại các kiến thức đã học.
Hoạt động 5 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà:
+ Xem lại các kiến thức trong bài: quy tắc bàn tay
phải, các công thức cảm ứng từ.
- Yêu cầu:
+ Đọc trước bài 30
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
Dương Thế Hiển
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
TIẾT 48
BÀI 30: BÀI TẬP TỪ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Củng cố lại các kiến thức đã học về định luật Ampe về lực từ tác dụng lên một
đoạn dòng điện.
- Củng cố lại các kiến thức đã học từ trường của dòng điện trong các dây dẫn có
dạng khác nhau.
Kĩ năng:

- Vận dụng được các kiến thức về lực từ, từ trường của dòng điện trong dây dẫn
có dạng khác nhau để làm một số bài tập liên quan.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
- Một số phương pháp giải bài tập.
- Một số dạng bài tập liên quan.
Học sinh:
- Ôn lại kiến thức về định luật Ampe, từ trường của dòng điện trong các dây dẫn
có dạng khác nhau.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định trật tự:
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
- Phát biểu và viết công thức định luật Ampe, quy tắc bàn tay trái?
- Phát biểu các quy tắc bàn tay phải và công thức về từ trường của dòng điện
trong các dây dẫn có dạng khác nhau.
3. Tiến trình dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (3 phút): Nhắc lại các kiến thức đã học
1. Đối với dây dẫn thẳng dài:
B = 2.10
-7
I/r
2. Đối với dây dẫn uốn thành vòng tròn:
B = 2π10
-7
I/R
3. Đối với ống dây:
B = 4π.10
-7
nI

- Ghi nhận và nhớ
lại.
Hoạt động 2 (35 phút): Hướng dẫn giải một số bài tập về điện tích lực điện
- Bài 1 (SGK tr 152): a. Theo nguyên lý chồng chất từ trường ta viết:
B = B
1
+ B
2
Dưới tác dụng của từ trường tổng hợp, nam châm thử
nằm cân bằng theo phương của vec-tơ cảm ứng từ
tổng hợp B.
Góc hợp bởi phương B và trục ống dây là α thì:
Dương Thế Hiển
Ngày soạn: 22/01/2008
Ngày dạy: 25/01/2008
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
Bài 2 (SGK tr 153)
- Làm thế nào để xác định phương,
chiều của vec-tơ cảm ứng từ B
1
và B
2
do dòng điện I
1
và I
2
gây ra?
- Vẽ giản đồ vec-tơ của cảm ứng từ
tổng hợp B tại O.
- Viết biểu thức của vec-tơ cảm ứng

từ tổng hợp và tìm độ lớn của B:
- Thay các giá trị theo công thức và
tính kết quả.
- Xác định hướng của vec-tơ cảm ứng
từ tổng hợp B tại O?
- Xác định góc lệch α.
3
tan
3
d
B
B
α
= =
Suy ra: α = 30
0
.
b. Kim nam châm thử chỉ hướng Đông Bắc, thì góc
hợp bởi phương của nam châm thử nằm cân bằng và
trục ống dây bằng 45
0
. Do đó cảm ứng từ B
2
trong ống
dây B
đ
. Vậy: B
1
/B
2

=
3
Theo công thức 29.3 thì:
B
1
/B
2
= I
1
/I
2
Từ đó suy ra:
2 1
3 3
3 3
I I k= ⇒ =
Cảm ứng từ tại O do dòng điện I
1
sinh ra là:
7
1
1
2 10
I
B
R
π

=
Cảm ứng từ tại O do dòng điện I

2
sinh ra là:
7
2
2
2 10
I
B
R
π

=
Vec-tơ B
1
vuông góc với vec-tơ B
2
:
Vec-tơ cảm ứng từ B tại O là tổng của B
1
và B
2
:
Vậy:
7
2 2 2 2
1 2 1 2
2 10
B B B I I
R
π


= + = +
Và ta có:
0
1
2
3
tan 37
4
B
B
α α
= = ⇒ ≈
Hoạt động 4 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau: Đọc
trước bài 31.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
Dương Thế Hiển
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
TIẾT 49
BÀI 31: TƯƠNG TÁC GIỮA HAI DÒNG ĐIỆN THẲNG SONG SONG
ĐỊNH NGHĨA ĐƠN VỊ AMPE
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Vận dụng quy tắc bàn tay trái xác định chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dòng
điện để giải thích vì sao hai dòng điện cùng chiều thì đẩy nhau, hai dòng điện
khác chiều thì hút nhau.
- Thành lập được các công thức xác định lực từ tác dụng lên một đơn vị chiều

dài của dòng điện.
- Nắm được định nghĩa Ampe.
Kĩ năng:
- Vận dụng các kiến thức trong bài để giải các bài tập về tương tác giữa hai dòng
điện song song.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
- Các hình ảnh trong sách giáo khoa.
Học sinh:
- Ôn lại các kiến thức về lực từ tác dụng lên một dây dẫn mang điện đặt trong từ
trường và từ trường của một dòng điện thẳng.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định trật tự:
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
- Phát biểu quy tắc bàn tay phải và áp dụng vào tìm vec-tơ cảm ứng từ trong một
số trường hợp?
- Phát biểu quy tắc bàn tay trái và áp dụng vào tìm vec-tơ lực từ từ trong một số
trường hợp?
3. Tiến trình dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (15 phút): Tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song
• Đặt vấn đề:
- Trong thí nghiệm hình 31.1 cho thấy hai dòng
điện song song, cùng chiều thì hút nhau, ngược
chiều thì đẩy nhau. Tại sao lại như vậy?
• Trường hợp song song cùng chiều
- Sử dụng hình ảnh trong sách giáo khoa.
- Vec-tơ cảm ứng từ của dòng điện MN gây ra
tại A trên dòng điện PQ có phương và chiều như
thế nào? Làm thế nào để nhận biết.

- Hãy xác định chiều của lực từ tác dụng lên
- Tiếp thu, suy nghĩ về vấn đề đặt ra và trả
lời các câu hỏi của giáo viên:
+ Vec-tơ cảm ứng từ tại A do dòng điện
MN gây ra có chiều hướng từ sau ra trước
hình vẽ. Để nhận biết được ta sử dụng quy
tắc bàn tay phải số 1.
+ Vận dụng quy tắc bàn tay trái, ta thấy
Dương Thế Hiển
Ngày soạn: 28/01/2008
Ngày dạy: 30/01/2008
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
đoạn dòng điện CD?
- Điều đó chứng tỏ đoạn dòng điện CD bị hút
hay (bị đẩy) về phía nào?
- Giải thích tương tự với lực từ do dòng điện CD
tác dụng lên dòng điện MN.
- Vậy, hai dòng điện song song cùng chiều
tương tác với nhau như thế nào?
- Yêu cầu HS trình bầy C1 trong SGK.
• Trường hợp song song ngược chiều
- Khi đó lực từ do dòng điện MN tác dụng lên
dòng điện CD có chiều như thế nào?
- Vậy hai dòng điện thẳng song song, ngược
chiều sẽ đẩy hay hút nhau?
được lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện
CD hướng sang trái.
+ Đoạn dòng điện CD bị hút về phía dòng
điện MN.
+ Hút nhau.

+ Sử dụng quy tắc bàn tay phải xác định
vec-tơ cảm ứng từ do dòng điện MN gây
ra trên dòng điện CD và sử dụng quy tắc
bàn tay trái ta nhận thấy lực từ có xu
hướng đẩy dòng điện CD ra xa.
+ Đẩy nhau.
Hoạt động 2 (10 phút): Công thức tính lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song
song
- Gọi I
1
và I
2
là cường độ dòng điện tương ứng
trong dây MN và dây CD (như hình 31.1).
- Cảm ứng từ của dòng điện I
1
gây ra tại điểm A
trên PQ được tính theo công thức nào?
- Gọi l là chiều dài của đoạn DC của dây I
2
.
- Sử dụng công thức nào để viết biểu thức độ lớn
của lực từ tác dụng lên đoạn CD?
- Giải thích: Do tại mọi điểm trên I
2
cảm ứng từ
do I
2
gây ra đều cùng phương, cùng chiều và
cùng độ lớn. Nên ta có thể coi như I

2
nằm trong
từ trường đều do I
1
gây ra. Vậy, ta có thể áp
dụng được công thức lực từ tác dụng lên dòng
điện trong từ trường: F = BIlsinα
- Độ lớn của lực từ tác dụng lên một đơn vị
chiều dài của dòng điện I
2
bằng bao nhiêu?
- Thu được công thức:
7
1 2
2.10
I I
F
r

=
- Công thức này được áp dụng cho cả trường
hợp lực tác dụng lên dòng điện I
1
.
- Suy nghĩ, ghi chép và trả lời các câu hỏi:
+ Theo 29.1 ta có:
7
1
2.10
I

B
r

=
+ Sử dụng công thức định luật Ampe:
F = BIlsinα = I
2
Blsinα
=
7
1 2
2.10
I I
l
r

+ Lấy l = 1m ta có:
7
1 2
2.10
I I
F
r

=
Dương Thế Hiển
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
Hoạt động 3 (5 phút): Định nghĩa đơn vị Am-pe
- Trong hệ SI, Am-pe (A) là một trong những
đơn vị cơ bản vì nó được xác định dựa vào công

thức 31.1 SGK:
7
1 2
2.10
I I
F
r

=
- Nếu trong công thức đó cho I
1
= I
2
= I, r = 1m,
và F = 2.10
-7
N thì I có giá trị bằng bao nhiêu?
- Vậy Ampe nghĩ là gì?
- Học sinh suy nghĩ, trả lời:
+ I
2
= 1 → I = 1A
+ Đọc sách và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 4 (3 phút): Vận dụng, củng cố
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 1, 2 trang 156,
157 SGK.
- Nhớ lại các kiến thức đã học làm các bài
tập trong sách.
Hoạt động 5 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà:

+ Xem lại các kiến thức trong bài: Tương tác
giữa hai dòng điện song song.
- Yêu cầu:
+ Đọc trước bài 32
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
Dương Thế Hiển
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
TIẾT 51
BÀI 32: LỰC LO-REN-XƠ
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Trình bầy được phương, chiều và công thức xác định độ lớn của lực Loren.
- Nắm được nguyên tắc lấy tia lửa điện bằng từ trường.
Kĩ năng:
- Vận dụng được phương pháp động lực học để xét chuyển động của điện tích
trong từ trường đều.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
- Các hình ảnh trong sách giáo khoa.
Học sinh:
- Ôn lại các kiến thức về lực từ tác dụng lên một dây dẫn mang điện đặt trong từ
trường, quy tắc bàn tay trái.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định trật tự:
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
- Phát biểu quy tắc bàn tay trái và áp dụng vào tìm vec-tơ lực từ từ trong một số
trường hợp?
3. Tiến trình dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1 (15 phút): Thí nghiệm về chuyển động của electron trong từ trường
- Thông báo: Bản chất lực từ tác dụng lên dây
dẫn có dòng điện là tổng hợp của các lực từ tác
dụng lên các electron chuyển động có hướng tạo
thành dòng điện.
- Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm hình
32.1SGK và mục đích của thí nghiệm. (Đặt hiệu
điện thế giữa hai điện cực khoảng 120V ta thấy
có vệt sáng thẳng màu xanh bên trong bình thủy
tinh và vệt sáng phản xạ khi vệt sáng tới gặp
thành bình. Cho dòng điện 1 chiều chạy qua
vòng dây Hem-hôn, ta thấy vệt sáng thẳng bây
giờ bị uốn cong. Điều chỉnh chiều dòng điện và
cường độ khoảng 1A thì ánh sáng tỏng bình trở
thành vòng tròn sáng màu xanh.)
- Vì sao có vòng tròn sáng màu xanh?
- Suy nghĩ về vấn đề được nêu.
- Theo dõi, liên hệ với hình vẽ trong sách
giáo khoa.
- Do tác dụng nhiệt của dòng điện, các
electron phát ra từ sợi dây đốt va chạm với
các phân tử khí trong bình làm phát quang.
Vòng tròn sáng cho biết quỹ đạo của các
Dương Thế Hiển
Ngày soạn: 10/02/2008
Ngày dạy: 14/02/2008
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
- Ngắt dòng điện qua vòng dây Hem-hôn (vẫn
duy trì nguồn đốt sợi dây) vệt sáng có quỹ đạo
vệt sáng như thế nào? vì sao?

- Nhiều thí nghiệm khác cho thấy rằng, từ trường
tác dụng lực từ lên bất kì hạt mang điện nào
chuyển động trong nó.
electron trong từ trường, tức là từ trường
tác dụng lực lên electron.
- Quỹ đạo và vệt sáng thẳng không có
vòng tròn sáng. Vì electron không chịu sự
tác dụng của lực từ do dòng điện trong
vòng dây Hem-hôn gây ra.
Hoạt động 2 (10 phút): Lực Lo-ren-xơ
• Định nghĩa lực Lo-ren-xơ
- Lưu ý: Ở đây ta nói đến lực từ tác dụng lên
các hạt mang điện chuyển động, những hạt
mang điện đứng yên thì không có lực từ tác
dụng.
- Lực từ tác dụng lên một đoạn dòng điện gọi là
lực gì?
• Phương của lực Lo-ren-xơ
- Vòng dây Hem-hôn đặt nằm ngang, vậy vec-tơ
cảm ứng từ hợp với mặt phẳng quỹ đạo của
electron một góc bằng bao nhiêu?
- Quỹ đạo electron là đường tròn, chứng tỏ lực
Lo-ren-xơ có phương như thế nào?
- Kết luận: Phương vuông góc với vec-tơ vận tốc
của electron và phương của cảm ứng từ tại điểm
khảo sát.
• Chiều của lực Lo-ren
- Lực Lo-ren gây ra lực từ tác dụng lên đoạn
dòng điện. Vì vậy, có thể áp dụng quy tắc bàn
tay trái để xác định chiều của lực Lo-ren.

- Chú ý: Lực Lo-ren tác dụng lên điện tích
dương thì cùng chiều với lực từ tác dụng lên
dòng điện,còn lực Lo-ren tác dụng lên điện tích
âm thì có chiều ngược lại.
• Độ lớn lực Lo-ren
- Lực Lo-ren tác dụng lên hạt mang điện chuyển
động theo phương vuông góc với đường sức từ
có độ lớn là: F = qvB.
- Nếu vec-tơ vận tốc tạo với vec-tơ cảm ứng từ
một góc α thì độ lớn lực Lo-ren được tính theo
công thức f = qvBsinα với q là giá trị tuyệt đối
- Suy nghĩ, ghi chép và trả lời các câu hỏi:
- Lực Am-pe.
- Mặt phẳng quỹ đạo của electron vuông
góc với vec-tơ cảm ứng từ do dòng điện
trong vòng dây Hem-hôn gây ra.
- Lực Lo-ren có phương vuông góc với
vec-tơ vận tốc của electron và vec-tơ cảm
ứng từ tại điểm khảo sát.
Dương Thế Hiển
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
của điện tích của hạt mang điện.
Hoạt động 3 (5 phút): Ứng dụng lực Loren
• Đặt vấn đề:
- Trong bài trước ta đã nói đến tia catot trong
ống phóng điện tử bằng điện trường. Bây giờ ta
nêu lên một lực dụng của lực Lo-ren là sự điều
khiển tia điện tử bằng điện trường.
- Theo hình 32.4 SGK, nếu chưa có từ trường thì
quỹ đạo của các electron như thế nào? vì sao?

- Nếu trên đường đi qua của các electron gặp từ
trường thì quỹ đạo của nó sẽ như thế nào? vì
sao?
- Hiện tượng đó là sự điều khiển chùm tia điện
tử và được ứng dụng trong vô tuyến truyền hình.
- Hai quận dây 1,1’ và hai quận dây 2,2’ hình
32.4 SGK tại ra từ trường theo những phương
nào?
- Từ trường nằm ngang và từ trường thẳng đứng
lái tia electron theo những phương nào?
- Dưới tác dụng của hai từ trường, chùm tia
electron sẽ quét toàn bộ màn hình.
- Nhớ lại hiện tượng được nêu.
- Đường thẳng theo phương nằm ngang đã
đập vào màn hình tại điểm M. Vì chưa
chịu tác dụng của lực Lo-ren.
- Quỹ đạo của electron bị uốn cong, nên
electron không đến điểm M. Vì electron
chịu tác dụng của lực Lo-ren.
- Hai quân dây 1,1’ tạo từ trường nằm
ngang, hai quận dây 2,2’ tạo từ trường theo
phương thẳng đứng.
- Từ trường nằm ngang lái tia theo phương
thẳng đứng, từ trường thẳng đứng lái tia
theo phương nằm ngang.
Hoạt động 4 (3 phút): Vận dụng, củng cố
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 1, 2 SGK. - Nhớ lại các kiến thức đã học làm các bài
tập trong sách.
Hoạt động 5 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà:

+ Xem lại các kiến thức trong bài: Lực Lo-ren
(phương, chiều và độ lớn).
+ Ứng dụng lực Lo-ren.
- Yêu cầu:
+ Đọc trước bài 33.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
Dương Thế Hiển
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
TIẾT 52
BÀI 33: KHUNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN ĐẶT TRONG TỪ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Hiểu được một khung dây có dòng điện đặt trong từ trường thì khung dây nói
chung có xu hướng quay dưới tác dụng của lực từ. Loại trừ trường hợp khung
dây quay khi các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng của khung.
- Thành lập được công thức momen của ngẫu lực tác dụng lên khung dây có
dòng điện trong trường hợp đường sức từ song song với mặt phẳng khung dây.
- Nắm được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều và của
điện kế khung dây.
Kĩ năng:
- Nắm được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều và của
điện kế khung dây.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
- Các hình ảnh trong sách giáo khoa.
Học sinh:
- Ôn lại các kiến thức về lực từ tác dụng lên một dây dẫn mang điện đặt trong từ
trường, quy tắc bàn tay trái.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Ổn định trật tự:
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
- Phát biểu quy tắc bàn tay trái và áp dụng vào tìm vec-tơ lực từ trong một số
trường hợp?
3. Tiến trình dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (2 phút): Đặt vấn đề
- Yêu cầu học sinh nhắc lại hiện tượng gì xảy ra
khi hai dòng điện thẳng song song đặt cách nhau
khoảng d.
- Vậy, một khung dây có dòng điện được đặt
trong từ trường thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
- Thảo luận, trả lời.
+ Hút nhau nếu hai dòng điện cùng chiều,
đẩy nhau vếu hai dòng điện ngược chiều.
- Suy nghĩ về vấn đề đặt ra.
Hoạt động 2 (15 phút): Khung dây mang dòng điện đăt trong từ trường
- Mô tả thí nghiệm trong SGK:
+ Khung dây chưa có dòng điện.
+ Khung dây có dòng điện.
- Hiện tượng gì xảy ra đối với khung dây khi đặt
nó trong từ trường?
• Khảo sát lực từ tác dụng lên dòng điện của
khung dây trong từng trường hợp.
- Quan sát hình vẽ, thảo luận để đưa ra câu
trả lời.
+ Khi khung dây chưa có dòng điện thì
đứng im, khi có dòng điện thì ta thấy
khung dây quay.
Dương Thế Hiển

Ngày soạn: 17/02/2008
Ngày dạy: 20/02/2008
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
- Đường sức nằm trong mặt phẳng khung.
+ Giả sử dòng điện trong khung có chiều như
hình vẽ (chiều ABCDA), lực từ tác dụng lên
cạch AB và CD bằng bao nhiêu? vì sao?
+ Làm thế nào để xác định phương, chiều của
lực từ tác dụng lên 2 cạch AD và BC? Cho biết
phương chiều của F
AD
và F
BC
.
+ Nếu từ trường là đều thì độ lớn của F
AD

F
BC
như thế nào?
+ Nếu từ trường là không đều thì lực từ tác
dụng lên khung dây có dòng điện có tác dụng
gì?
+ Nói chung, trường hợp đường sức không nằm
trong mặt phẳng khung, lực từ cũng làm quay
khung dây.
- Đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung.
+ Giả sử chiều của dòng điện và chiều của các
đường sức từ như hình 33.3 SGK. Trong các
trường hợp này, các lực từ tác dụng như thế nào

đối với khung dây?
+ Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C
1
?
+ Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C
2
?
• Biểu thức momen ngẫu lực từ.
- Xét trường hợp mặt phẳng khung song song
với đường sức từ như trên hình 33.2 SGK.
- Gọi cảm ứng từ của nam châm là B, cường độ
dòng điện chạy qua khung là I, chiều dài các
cạnh BC và DA là L, chiều dài các cạnh AB và
CD là l. Viết các biểu thức của lực từ tác dụng
+ Bằng 0. Vì các cạnh đó song song với
các đường sức từ.
+ Dùng quy tắc bàn tay trái, F
AD
và F
BC
cùng phương, đều vuông góc với mặt
phẳng của khung, F
AD
hướng ra phía
trước, F
BC
hướng ra phía sau mặt phẳng
hình vẽ.
+ Bằng nhau. Làm khung dây sẽ quay
nhưng khối tâm không chuyển động.

+ Làm quay khung dây và làm cho khung
dây chuyển động về phía từ trường mạnh.
+ Dùng quy tắc bàn tay trái ta thấy các
lực từ tác dụng lên các cạnh đối diện của
khung dây cùng phương, ngược chiều và
có độ lớn bằng nhau. Do đó, các lực từ
không làm quay khung dây.
+ Lực từ tác dụng lên khung dây cũng tạo
thành ngẫu lực, những ngẫu lực này làm
cho khung dây quay theo chiều ngược lại.
Vì khi đó, chiều các lực từ tác dụng lên
cạnh DA và BC có chiều ngược với chiều
đã vẽ.
- Lực từ tác dụng lên các cạnh AB, BC,
CD, DA đề có chiều ngược với chiều đã
vẽ. Các lực từ tác dung lên khung vẫn
không tạo thành ngẫu lực, do đó không
làm quay khung.
+ F
BC
= F
AD
= IBL
M = F
BC
.l = IBLl = IBS
+ Trường hợp các đường sức không nằm
trong mặt phẳng khung dây, người ta đã
chứng minh được rằng, độ lớn của momen
ngẫu lực được tính bằng công thức:

Dương Thế Hiển
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
lên cạnh BC và AD theo định luật Ampe?
- Momen ngẫu lực M tác dụng lên khung được
viết như thế nào?
- Gọi S là diện tích mặt phẳng giới hạn của
khung, hãy viết ngẫu lực M theo S?
- Công thức M = IBS áp dụng cho trường hợp
các đường sức từ nằm trong mặt phẳng khung
dây.
M = IBS.sinα
với α: góc tạo bởi vecto B và vecto pháp
tuyến n của mặt phẳng.
Hoạt động 3 (10 phút): Động cơ điện một chiều
- Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức về động cơ
điện một chiều đã học ở lớp 9.
- Cấu tạo:
+ Mô tả hình vẽ sách giáo khoa.
- Hoạt động:
+ Khi có dòng điện chạy qua khung, lực từ có
tác dụng gì đối với khung?
+ Bộ phóng điện (3) gồm hai bán khuyên và hai
chổi quét có tác dụng gì?
+ Không có bộ phóng điện, khung có quay liên
tục được không?
+ Dòng điện qua khung dây đổi chiều nhưng
dòng điện từ phần đưa vào khung dây vẫn là
dòng một chiều → động cơ điện một chiều.
- Nhớ lại và trả lời các câu hỏi.
+ Ngẫu lực từ tác dụng lên khung dây làm

quay khung dây.
+ Làm cho mỗi khi mặt phẳng khung dây
vuông góc với đường sức từ thì dòng điện
trong khung dây đổi chiều.
+ Khung quay liên tục được.
Hoạt động 3 (8 phút): Điện kế khung quay
- Cấu tạo:
+ Mô tả hình vẽ sách giáo khoa.
+ Nêu tác dụng của lõi sắc và lò xo.
- Hoạt động:
+ Khi cho dòng điện vào khung thì lực từ tác
dụng như thế nào đối với khung?
+ Đến khi nào thì khung dừng lại?
+ Để điện kế biến thành vôn kế hay ampe kế thì
người ta phải mắc thêm sơn hay điện trở phụ?
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Ngẫu lực làm khung dây quay lệch khỏi
vị trí ban đầu.
+ Khi momen cản của lò xo cân bằng với
momen lực từ thì dung dây dừng lại.
+ Khi khung dây cân bằng thì góc lệch
khỏi vị trí ban đầu tỉ lệ với cường độ dòng
điện chạy trong khung dây.
Hoạt động 4 (3 phút): Vận dụng, củng cố
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 6 SGK. - Nhớ lại các kiến thức đã học.
Hoạt động 5 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà:
+ Xem lại các kiến thức trong bài: Momen lực
từ, ứng dụng.
- Yêu cầu:

+ Đọc trước bài 34.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
Dương Thế Hiển
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
Dương Thế Hiển
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
TIẾT 53
BÀI 34: SỰ TỪ HÓA CÁC CHẤT – SẮT TỪ
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Nắm được các tính chất thuận từ, nghịch từ và sắt từ là gì. Sự từ hóa các chất
sắt từ.
- Hiểu được hiện tượng từ trễ là gì.
- Nắm được một vài ứng dụng của hiện tượng từ hóa của chất sắt từ.
Kĩ năng:
- Nắm được một vài ứng dụng của hiện tượng từ hóa của chất sắt từ.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
- Các hình ảnh trong sách giáo khoa.
Học sinh:
- Ôn lại các kiến thức về từ trường, từ trường trái đất.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định trật tự:
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
- Nêu đặc điểm lực từ tác dụng lên khung dây mang điện đặt trong từ trường?
- Nêu công thức momen lực từ tác dụng lên khung dây?
- Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ điện 1 chiều và điện kế?
3. Tiến trình dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1 (15 phút): Các chất thuận từ và nghịch từ
- Đặt vấn đề: Các chất trong tự nhiên khi đặt nó
vào trong từ trường đều bị nhiễm từ, gọi là bị từ
hóa. Một số rất ít có tính từ hóa mạnh, đa số các
chất có tính từ hóa yếu.
- Xem sách, trả lời:
+ Các chất có tính từ hóa yếu có 2 loại là
chất thuận từ và chất nghịch từ.
+ Nếu từ trường ngoài (từ trường gây ra
sự từ hóa) trên thì từ tính của các vật này
cũng bị mất rất nhanh.
Hoạt động 2 (10 phút): Các chất sắt từ
- Các chất có tính từ hóa mạnh gọi là các chất sắt
từ (sắt, niken, coban…).
- Một mẫu sắt được cấu tạo từ vô số các miền từ
hóa tự nhiên.
- Theo hình 34.1a: Mỗi miền từ hóa có kích
thưỡng cỡ 0,01-0,1mm chứa khoảng 10
16
đến
- Quan sát, suy nghĩ và ghi nhận kiến thức.
Thảo luận đưa ra câu trả lời.
Dương Thế Hiển
Ngày soạn: 18/02/2008
Ngày dạy: 21/02/2008
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
10
18
nguyên tử và coi mỗi miền từ hóa như một
“kim nam châm nhỏ”. Bình thường các kim nam

châm nhỏ sắp xếp hỗn độn và không có từ tính.
- Vì sao bình thường thanh sắt không có từ tính?
- Nếu đặt thanh sắt vào từ trường ngoài thì các
“kim nam châm nhỏ” có xu hướng sắp xếp thế
nào?
- Mô tả hình 34.1b. Khi đó, ta nói thanh sắt có từ
tính (hay thanh sắt bị từ hóa).
+ Bình thường các “kim nam châm nhỏ”
sắp xếp hỗn độn, nên từ trường tổng hợp
của thanh sắt bằng 0. Do đó, thanh sắt
không bị nhiễm từ.
+ Các “kim nam châm nhỏ”có xu hướng
sắp xếp theo từ trường ngoài.
Hoạt động 3 (5 phút): Nam châm điện và nam châm vĩnh cửu
- Cho dòng điện chạy qua một ống dây có lõi sắt
thì lõi sắt có hiện tượng gì? tại sao?
- Thí nghiệm chứng tỏ rằng từ trường tổng hợp
(từ trường ngoài và từ trường do sự từ hóa của
lõi sắt) lớn gấp hàng trăm lần, thậm chí hàng
nghìn lầu so với từ trường ngoài (khi từ trường
không có lõi sắt).
- Ống dây mang dòng điện có thêm lõi sắt là một
nam châm điện.
- Một chất sắt từ khi từ tính của nó bị mất rất
nhanh thì từ trường ngoài triệt tiêu gọi là chất sắt
từ mềm.
- Thay lõi sắt bằng lõi thép (sắt pha thêm
cacbon) thì từ trường tổng hợp cũng lớn hơn rất
nhiều lần so với từ trường ngoài. Nhưng khi ngắt
dòng điện trong ống dây, từ tính lõi thép tồn tại

một thời gian dài.
- HS suy nghĩ trả lời: Lõi sắt bị từ hóa. Vì
từ trường của dòng điện trong ống dây (từ
trường ngoài) đã làm cho lõi sắt bị nhiễm
từ.
+ Lõi thép trở thành một nam châm vĩnh
cửu.
+ Một chất sắt từ mà từ tính của nó tồn tại
rất lâu sau khi từ trường ngoài triệt tiêu
được gọi là chất sắt từ cứng.
Hoạt động 3 (5 phút): Hiện tượng từ trễ
- Cho dòng điện vào ống dây (trong có lõi thép)
tăng từ 0 đén giá trị I nào đó. Ta cùng tìm hiểu
sự phụ thuộc của từ trường lõi thép vào từ
trường của dòng điện trong ống dây (từ trường
ngoài).
- Mô tả hình vẽ 34.2.
- Cho từ trường ngoài tăng từ O đến giá trị B
0
, từ
trường của lõi thép tăng từ O đến giá trị B
1
, sự
- Quan sát hình vẽ, suy nghĩ.
- Thảo luận để đưa ra câu trả lời.
+ Bằng đường cong OAM.
Dương Thế Hiển
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
phụ thuộc của từ trường lõi thép vào từ trường
ngoài được biểu diễn bằng đường nào?

- Giảm từ trường ngoài từ B
0
đến O nhưng vẫn
giữ nguyên chiều của nó thì từ trường của lõi
thép biến thiên như thế nào?
- Điều đó chứng tỏ gì?
- Đổi chiều dòng điện trong ống dây rồi cho từ
trường ngoài tăng từ O đến B
0
, từ trường của lõi
thép giảm theo đường cong PQN.
- Điểm Q trên đồ thị cho ta biết gì?
- Ta gọi B
C
là từ trường không từ của lõi thép.
+ Từ trường của lõi thép cũng giảm nhưng
không giảm theo đường cong MAO mà
theo đường cong MP.
+ Từ trường ngoài bằng 0 nhưng từ
trường lõi thép vẫn còn khác 0. Nghĩa là
từ trường của lõi thép giảm chậm hơn (trễ
hơn) từ trường ngoài. Người ta gọi đó là
hiện tượng từ trễ và lõi thép trong ống dây
lúc này trở thành một nam châm vĩnh cửu.
+ Tại Q cho thấy từ trường của lõi thép
bằng 0, trong khi đó từ trường ngoài có
chiều ngược lại với từ trường của lõi thép
và có giá trị -B
C
.

Hoạt động 4 (3 phút): Ứng dụng của các vật sắt từ
- Mô tả sự phụ thuộc từ trường của lõi thép vào
từ trường ngoài theo hình 34.3 SGK.
- Nếu ta tiếp tục cho từ trường ngoài tăng từ -B
0
đến B
0
thì từ trường của lõi thép tăng theo đường
NKLM.
- Đường cong kín này gọi là chu trình từ trễ.
- Nam châm do sự từ hóa của các vật sắt từ được
áp dụng trong thực tế như thế nào?
- Trình bày nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của
máy ghi âm thông qua hình 34.3.
- Quan sát, suy nghĩ và cùng vẽ hình vào
vở.
- Đường cong từ hóa là một đường cong
kín.
Hoạt động 4 (3 phút): Vận dụng, củng cố
- Củng cố lại các kiến thức trọng tâm trong bài. - Nhớ lại các kiến thức đã học.
Hoạt động 5 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà:
+ Xem lại các kiến thức trong bài: các chất
thuận từ, nghịch từ, hiện tượng từ trễ…
- Yêu cầu:
+ Đọc trước bài 35.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
Dương Thế Hiển

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×