Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TĨNH HÀ TĨNH MÔN NGỮ VĂN Năm học 2009-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.31 KB, 3 trang )

Nguồn: Vũ Trọng Hoài - Trung tâm GDTX Hương Sơn
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI BỔ TÚC THPT
Năm học 2009 - 2010
Môn: Ngữ văn 10
Thời gian làm bài 180 phút( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai câu ca dao sau:
Trèo đèo hai mái chân vân
Lòng về Hà Tĩnh dạ ái ân Quảng Bình
Câu 2: Trong Nguyễn Du - Truyện Kiều (Tác phẩm chọn lọc, nhà xuất bản GD,
1972, trang 13) có viết:
“Vừa đau xót, vừa thông cảm, vừa ca ngợi, đồng tình với những kẻ bị áp bức,
Nguyễn Du đã biểu lộ trong Truyện Kiều tinh thần nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc
của một nghệ sỹ thiên tài”.
Bằng kiến thức đã học, đọc về Truyện Kiều, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến
trên.
…Hết …
Nguồn: Vũ Trọng Hoài - Trung tâm GDTX Hương Sơn
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI BỔ TÚC THPT
Năm học 2009 - 2010
Môn: Ngữ văn 11
Thời gian làm bài 180 phút( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Vẻ đẹp bài thơ “ Thu điếu” của Nguyễn Khuyến:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tý
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
(Ngữ văn lớp 11-tập 1-NXBGD-H2007-Trang 22)


Câu 2: Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đồng cảm và chia sẻ trong cuộc sống.
….Hết….
Nguồn: Vũ Trọng Hoài - Trung tâm GDTX Hương Sơn
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI BỔ TÚC THPT
Năm học 2009 - 2010
Môn: Ngữ văn 12
Thời gian làm bài 180 phút( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) và
nêu những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm (đoạn trích đã học).
Câu 2: Nói về chức năng văn học đối với đời sống, nhà văn Nguyễn Minh Châu
có viết: “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con
người. Mỗi tác phẩm văn học chỉ là một lát cắt, một tờ biên bản của một chặng
đời sống con người ta, trên con đường dài dằng dặc đi đến cõi hoàn thiện.”
Anh (chị) hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.
…Hết…

×