Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.25 KB, 5 trang )
Bệnh nhân đái tháo đường cần được
khám và theo dõi những gì?
Đái tháo đường là một trong 4 căn bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất
VN sau ung thư, tim mạch, béo phì. Hiện VN có 5 triệu người bị đái tháo đường,
với tỉ lệ tăng số người bị bệnh hằng năm từ 8% - 10%, VN trở thành quốc gia có tỉ
lệ tăng đái tháo đường nhanh nhất thế giới.
Các biến chứng mãn tính của đái tháo đường rất là đa dạng, chủ yếu là ở
các mạch máu lớn gây bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, bệnh mạch máu
ngoại biên; ở các mạch máu nhỏ là bệnh võng mạc, bệnh thận và bệnh biến chứng
về thần kinh.
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường phải nằm viện là do các biến chứng ở
chân, bệnh võng mạc, bệnh thận do đái tháo đường… bài viết xin giới thiệu một số
lưu ý khi khám, theo dõi điều trị cho Bệnh nhân đái tháo đường
1. Tư vấn về dinh dưỡng và vận động thể lực
2. Theo dõi cân nặng và duy trì mức cân nặng lý tưởng
- Tính chỉ số BMI, đo vòng eo và vòng hông.
- Đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì và xác định mức cân nặng lý tưởng.
3. Theo dõi đường huyết và các rối loạn chuyển hoá mỡ trong máu
- Đo đường huyết buổi sáng nhịn đói: mỗi lần hẹn tái khám.
- Đo đường huyết trung bình (HbA1c): mỗi 3- 6 tháng.
- Đo Cholesterol toàn phần, LDL- cholesterol, HDL- cholesterol và
Triglyceride máu. Nếu đã đạt mục tiêu điều trị, nên kiểm tra lại sau mỗi 3-6 tháng.
4. Khám tầm soát các biến chứng mãn tính của bệnh đái tháo đường
- Ngay vào thời điểm mới chẩn đoán, hơn 50% bệnh nhân đái tháo đường
type 2 đã có một hoặc nhiều biến chứng mãn tính. Do đó, tất cả những bệnh nhân
mới được phát hiện có bệnh đái tháo đường, cần được thăm khám toàn diện để
phát hiện và điều trị sớm các biến chứng.
- Các biến chứng mãn tính do bệnh đái tháo đường gây ra, chủ yếu bao