Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

THUỐC - Lỗ Tấn (tài liệu hay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.21 KB, 47 trang )


THUỐC
Lỗ Tấn
Truyện ngắn Thuốc được Lỗ Tấn viết năm 1919, đúng lúc cuộc vận động ngũ tứ
bùng nổ.
Khi viết truyện ngắn này Lỗ Tấn muốn nói về căn bệnh đớn hèn của người Trung
Quốc, nhân dân chìm đắm trong mê muội lạc hậu mà những người cách mạng thì
hoàn toàn xa lạ với nhân dân, nhà văn muốn cảnh báo: người Trung Quốc cần suy
nghĩ thật nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc.
Người Việt Nam đầu tiên đọc Lỗ Tấn chính là Bác Hồ
Tóm tắt
Vợ chồng Hoa Thuyên - chủ quán trà, có con trai bị ho lao (một trong những bệnh
nan y thời đó). Nhờ người giúp, lão Hoa Thuyên tìm tới cai ngục bánh bao chấm
máu của tử tù mang về cho con ăn, vì cho rằng như thế nó sẽ khỏi bệnh. Đúng lúc
đứa con ăn bánh thì người khách xuất hiện ở quán trà, sau đó, một số người tiếp
tục bàn tán về người tử tù vừa bị chém sáng nay. Thì ra, anh ta là Hạ Du - một nhà
cách mạng kiên cường, nằm trong tù mà vẫn còn rủ lão đề lao " làm giặc". Nhưng
chẳng ai hiểu gì về anh ta, nhiều người cho Hạ Du là điên.
Năm sau, vào tiết thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đến bãI tha ma cùng
viếng mộ con. Dĩ nhiên, ăn bánh bao chấm máu tử tù không chữa khỏi bệnh lao,
người con Hoa Thuyên đã chết, mộ của nó rất gần mộ Hạ Du. Hai bà mẹ đau khổ
bắt đầu có sự đồng cảm với nhau. Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ hạ Du có
một vòng hoa "hoa trắng hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum
khum". Bà mẹ Hạ Du lẩm bẩm một mình : "Thế này là thế nào ?".
THUỐC (1)
I
Một đêm thu gần về sáng, trăng lặn rồi, nhưng mặt trời chưa mọc. Tầng không
xanh thẳm. Ngoài những giống đi ăn đêm, còn thì ngủ say cả. Lão Hoa Thuyên
bỗng ngồi dậy, đánh diêm, thắp cái đèn nhầy nhụa những dầu là dầu. Ánh đèn
trắng xanh sáng khắp hai gian quán trà.
- Bố thằng Thuyên đi đấy à.


Đó là tiếng một người đàn bà đã có tuổi. Ở buồng phía trong bỗng nổi lên một
cơn ho.
- Ừ.
Lão vừa trả lời, vừa lắng tai nghe tiếng ho, vừa cài nút áo, rồi chìa tay ra, nói
tiếp:
- Đưa đây tôi.
Bà Hoa sờ soạng một lúc lâu duới gối, lấy ra một gói bạc đồng, đưa cho chồng.
Lão cầm lấy, bỏ vào túi áo, tay run run, vuốt hai ba lần phía ngoài túi, rồi thắp
cái đèn lồng, tắt ngọn đèn con, đi vào buồng phía trong. Buồng phía trong có
tiếng động lạch cạch, tiếp theo là một con ho. Đợi cơn ho dứt, lão mới khẽ nói:
- Thuyên à! Con cứ nằm đấy! Công việc dọn hàng để mẹ con lo cho.
Không nghe con nói gì, lão cho rằng nó đã yên tâm nằm ngủ lại rồi, bèn mở
cửa đi ra. Bên ngoài, trời tối om, và hết sức vắng. Chỉ mặt đường xam xám là
trông thấy rõ. Chiếc đèn lồng chiếu thẳng vào hai chân lão bước đều. Thỉnh
thoảng, gặp một vài con chó, nhưng chẳng con nào buồn sủa. Trời lạnh hơn
trong nhà nhiều, nhưng lão cảm thấy sảng khoái, như bỗng dưng mình trẻ lại,
và ai cho phép thần thông cải tử hoàn sinh. Lão bước những bước thật dài.
Trời cũng sáng dần và đường cũng càng lâu càng rõ.
Đang chăm chú bước, bỗng lão giật mình nhìn thấy ngã ba đường đằng xa,
trước mặt. Lão quay lại, đi mấy bước, tìm một cửa hiệu còn đóng kín mít, rẽ vào
dưới mái hiên, tựa lưng vào cửa. Một lúc sau, lão thấy hơi lành lạnh.
- Hừ! Một ông già!
- Thích nhé ! . . .
Lão lại giật mình, trố mắt nhìn. Có mấy người đi qua. Một người còn quay đầu
lại nhìn lão. Lão không trông rõ là ai, nhung thấy ánh mắt cú vọ ngời lên, như
người đói lâu ngày thấy cơm. Lão nhìn chiếc đèn lồng. Đèn tắt rồi. Lão đặt tay
lên túi áo. Gói bạc vẫn cồm cộm ở đấy. Ngước đầu nhìn xung quanh, lão thấy
bao nhiêu người kỳ dị hết sức, cứ hai ba người một, đi đi lại lại như những
bóng ma. Nhưng nhìn kỹ thì lại chẳng lấy gì làm quái lạ nữa.
Một lát, lại thấy mấy người lính đi đi lại lại. Đằng xa cũng thấy rõ miếng vải

tròn màu trắng ở vạt áo trước và vạt áo sau; khi họ đi qua trước mắt thì thấy cả
đường viền màu đỏ thẫm trên chiếc áo dấu (2) . Tiếng chân bước ào ào. Trong
nháy mắt, bao nhiêu người đi qua. Những người tụm năm tụm ba lúc nãy bỗng
cũng dồn lại một chỗ, rồi xô nhào tới như nước thủy triều, gần đến ngã ba
đường thì bỗng đứng dừng lại, quây thành một nửa vòng tròn.
Lão Thuyên cũng nhìn về phía đó, nhưng chỉ thấy lưng người mà thôi. Người
nào người nấy dướn cổ ra như cổ vịt bị một bàn tay vô hình nắm lấy xách lên.
Im lặng một lát. Bỗng hình như có tiếng động. Rồi cả đám xô đẩy nhau ào ào,
lùi về phía sau đến chỗ lão đứng, chen lão suýt nữa ngã.
- Này! Tiền trao cháo múc, đưa đây!
Một người áo quần đen ngòm đứng truớc mặt lão, mắt sắc như hai lưỡi dao
chọc thẳng vào lão làm lão co rúm lại. Hắn xòe về phía lão một bàn tay to
tướng, tay kia cầm một chiếc bánh bao nhuốm máu, đỏ tươi, máu còn nhỏ từng
giọt, từng giọt .
Lão vội vàng móc gói bạc trong túi ra, run run đưa cho hắn, nhưng lại ngại
không dám cầm chiếc bánh. Hắn sốt ruột, nói to:
- Sợ cái gì? Sao không cầm lấy?
Lão còn trù trừ. Người mặc đồ đen giật lấy chiếc đèn lồng, xé toạc tờ giấy dán
bên ngoài, bọc chiếc bánh lại nhét vào tay lão, tay kia thì giật lấy gói bạc, nắn
nắn, rồi quay đi, miệng càu nhàu:
- Cái lão này!
- Chữa cho ai đấy?
Lão Thuyên nghe hình như có người nào hỏi, nhưng lão không trả lời. Lúc
này, lão còn để hết tinh thần vào cái gói bánh như nhà mười đời độc đinh nâng
niu con, không chú ý đến gì nữa. Lão sẽ mang cái gói này về nhà, đem sinh
mệnh lại cho con lão, và lão sẽ sung suớng biết bao!
Mặt trời đã mọc, chiếu sáng con đường lớn đi về nhà lão, và cũng chiếu sáng
cái bảng mục nát trên cái nhà bia ở ngã ba đường sau lưng lão, có đề bốn chữ
thếp vàng đã nhạt màu: Cổ đình khẩu. (4)
II

Lão Thuyên về đến nhà thì quán hàng đã bày biện sạch sẽ, các dãy bàn trơn
bóng sắp đặt ngăn nắp. Nhưng không có khách, chỉ có thằng Thuyên đang ngồi
ăn cơm ở cái dãy bàn phía trong, mồ hôi trán nhỏ từng giọt to tướng, chiếc áo
kép dính vào xương sống, hai xương vai gồ lên thành chữ "bát" in nổi. Thấy
vậy, lão không khỏi chau mày. Bà Hoa từ trong bếp vội vã chạy ra, giương to
mắt nói, đôi môi run run:
- Có được không?
- Được rồi !
Hai người cùng trở vào bếp, bàn bạc một hồi. Bà Hoa lại đi ra, một lát cầm về
một cánh lá sen già, trải lên mặt bàn. Lão cũng mở cái chao đèn, cầm chiếc
bánh đẫm máu, lấy lá sen bọc lai. Thằng Thuyên đã ăn xong. Bà Hoa vội nói:
- Thuyên, con cứ ngồi đấy, đừng vào trong này!
Lão Thuyên vừa thổi lửa trong bếp, vừa cầm cái gói lá xanh và cái chao đèn
rách nát loang lổ máu, dúi vào bếp. Ngọn lửa đỏ sẫm bốc lên. Một mùi thơm
quái lạ tràn ngập cả quán trà.
- Thơm ghê nhỉ! Hai bác ăn quà sáng gì đấy?
Cậu Năm Gù đi vào. Cậu ta ngày nào cũng lê la ở cái quán này, thường đến
sớm nhất mà cũng về muộn hơn ai hết. Vừa đi vào, cậu ta liền ngồi vào cái bàn
ở góc tường phía ngoài gần đường cái, hỏi ngay. Nhưng không ai trả lời.
- Rang cơm đấy à?
Vẫn không ai trả lời. Lão Thuyên vội vàng chạy ra, pha trà cho câu.
- Thuyên ơi! Vào đây con!
Bà Hoa gọi con vào nhà trong, giữa nhà đặt sẵn một chiếc ghế đẩu. Thuyên
ngồi xuống. Bà ta bưng một cái đĩa lại, trên đĩa có vật gì tròn tròn, đen thui, nói
rất khẽ:
- Ăn đi con! Sẽ khỏi ngay thôi!
Thuyên cầm lấy vật đen thui, nhìn một lúc, có cảm giác rất lạ không biết thế
nào mà nói, như đang cầm tính mệnh của chính mình trong tay. Y bẻ đôi ra, rất
cẩn thận. Một làn khói trắng bốc ra từ lần vỏ cháy sém. Làn hơi tan dần, mới
thấy đó là hai nửa miếng bánh bao bằng bột mì trắng. Không bao lâu, chiếc

bánh đã nằm gọn trong bụng, mùi vị như thế nào cũng đã quên rồi. Trước mặt
chỉ còn trơ lại chiếc đĩa không. Lão Thuyên đứng một bên, bà Hoa đứng một
bên, trố mắt nhìn con như muốn rót vào người con một cái gì, đồng thời cũng
muốn lấy ra một cái gì. Thuyên nghe tim mình đập mạnh không sao cầm nổi,
đưa tay vuốt ngực. Lại một cơn ho.
- Thôi con đi ngủ một giấc, sẽ khỏi ngay!
Thuyên nghe lời mẹ, vừa ho vừa nằm xuống. Đợi nghe tiếng thở dìu dịu, bà
Hoa mới nhẹ nhàng lấy chiếc mền kép vá chằng chịt đắp cho con.
III
Quán trà đã đông khách. Lão Thuyên cũng bận, tay xách chiếc ấm đồng lớn, đi
đi lại lại, pha trà. Hai mắt lão thâm quầng.
Một người râu hoa râm nói:
- Ông Thuyên à! Mệt phải không? Hay là ốm đấy?
- Có làm sao đâu?
Người hoa râm chữa lời:
- Không sao à? Ừ, nghe tiếng cuời thì không ra người ốm!
- Chỉ vì ông ta lận đận quá! Giá thằng con
Cậu Năm Gù chưa dứt lời thì một người mặt thịt ngang phè từ ngoài đâm sầm
vào. Hắn mặc chiếc áo vải màu huyền, không gài khuy, dải thắt lưng cũng màu
huyền quấn ở ngoài, xộc xệch. Vừa vào, đã nói oang oang:
- Đã ăn chưa? Đỡ rồi chứ? Ông Thuyên này! May phúc cho nhà ông đấy nhé!
Phúc nhà ông, đấy là nhờ tôi biết tin sớm
Lão Thuyên một tay xách ấm trà, một tay buông xuống, vẻ cung kính, cười hề
hề, lắng tai nghe hắn nói. Cả quán cũng cung kính lắng tai nghe hắn nói. Bà
Hoa mắt cũng thâm quầng, tươi cười mang đến trước mặt hắn một cái chén, bỏ
một nhúm trà và thêm vào một quả trám. Lão Thuyên liền đem nước sôi lại
chế.
Người mặt thịt ngang phè vẫn nói oang oang:
- Cam đoan thế nào cũng khỏi. Thứ thuốc này đặc biệt lắm. Ông tính lấy về còn
nóng hôi hổi, và ăn cũng còn nóng hôi hổi.

Bà Hoa cám on hắn hết lời:
- Thật đấy! Không có bác Cả Khang đây giúp cho thì đừng có hòng
- Cam đoan thế nào cũng khỏi. Ăn còn nóng hôi hổi thế kia mà! Bánh bao tẩm
máu người như thế, lao gì ăn mà chẳng khỏi!
Bà Hoa nghe nói đến "lao", sắc mặt hơi đổi khác, ý không được vui, có điều
cũng gượng cuời, bỏ đi, ngượng nghịu. Nhưng bác Cả Khang không để ý đến,
cứ giương cổ nói oang oang đến nỗi thằng Thuyên nằm ngủ trong nhà cũng
phải ho lên như phụ họa theo.
- Ừ, thằng Thuyên nhà ông may phúc thật! Nhất định khỏi thôi mà! Chẳng
trách ông cứ cười cả ngày!
Nguời râu hoa râm vừa nói vừa đi lại trước mặt bác Cả Khang, hạ thấp giọng
nói:
- Bác Cả này! Nghe nói tên phạm chém hôm nay là người họ Hạ. Con nhà ai
đấy nhỉ? Tội gì thế hở bác?
- Con nhà ai nữa! Con nhà bác Tứ chứ con nhà ai? Thằng quỷ sứ!
Bác Cả Khang thấy mọi nguội vểnh tai nghe, lấy làm thú lắm, những thớ thịt
trên mặt nổi từng cục. Bác ta cao hứng nói càng to:
- Cái thằng nhãi con ấy không muốn sống nữa, thế thôi. Lần này, tớ chẳng
nước mẹ gì. Đến cái áo nó cởi ra, cũng lão Nghĩa, cái lão đề lao, mắt đỏ như
mắt cá chép ấy, lấy mất. May nhất có thể nói là ông Thuyên nhà này, thứ đến là
cụ Ba. Cụ ta được thưởng hai mươi lạng bạc trắng xóa, một mình bỏ túi tất,
chẳng mất cho ai một đồng kẽm!
Thằng Thuyên từ nhà trong ới ra, bước chậm chạp, hai tay ôm ngực, ho lấy ho
để. Y vào bếp, xúc một bát cơm nguội, chan ít nước nóng, ngồi ăn. Bà Hoa
bước theo con, khẽ nói:
- Thuyên! Con có đỡ tí nào không, con? Con vẫn cứ hay đói bụng thế à?
- Cam đoan khỏi mà!
Bác Cả Khang liếc nhìn thằng Thuyên một cái, rồi quay lại, tiếp tục câu chuyện
với mọi người.
- Cụ Ba đến là khôn! Giá cụ ta không đem thằng cháu ra thú thì cả nhà mất

đầu hết. Nay thì được bao nhiêu là bạc! Còn cái thằng nhãi con ấy thì chẳng ra
cái thá gì hết. Nằm trong tù rồi mà còn dám rủ lão đề lao làm giặc!
Một anh chàng trạc hơn hai mươi tuổi ngồi dãy bàn sau, nghe nói tức máu:
- Ái chà chà! Ghê nhỉ!
- Anh có biết không, lão Nghĩa mắt cá chép đến lân la hỏi dò hắn thì hắn bắt
chuyện ngay. Hắn nói: Thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta (5) .
Thử nghĩ xem, nói thế mà nói được à? Lão Nghĩa mắt cá chép cũng biết nhà
hắn chỉ có mụ mẹ già, nhưng không ngờ hắn lại nghèo gặm không ra đến như
thế, đã tức anh ách rồi, thế mà hắn lại còn vuốt râu cọp, nên lão liền đánh cho
hai bạt tai.
Cậu Năm Gù ngồi ở góc trong, nghe nói, thú quá:
- Lão Nghĩa là tay võ rất cừ, hai cái tát ấy cũng đủ cho hắn ta xài đấy nhỉ!
- Cái thằng khốn nạn! Đánh, có sợ đâu! Lại còn nói: Thật đáng thương hại,
thật đáng thương hại!
Người râu hoa râm nói:
- Đánh cái đồ ấy, thương hại cái gì?
Bác Cả Khang tỏ vẻ khinh bỉ, cười nhạt:
- Ông chưa nghe ra, xem bộ hắn lúc đó, thì hắn muốn nói: Đáng thương hại, là
lão Nghĩa đáng thương hại kia!
Mắt ai nấy bỗng ngơ ngác. Không ai nói gì cả.
Thằng Thuyên đã ăn cơm xong, mồ hôi ướt đầm, trên đầu hơi bốc phừng
phừng.
Người râu hoa râm bỗng vỡ nhẽ, nói:
- Lão Nghĩa mà đáng thương hại à? Điên! Hắn điên thật rồi!
Anh chàng hai mươi tuổi cũng vỡ nhẽ:
- Điên thật rồi!
Khách trong quán lại nhao nhao lên, nói nói cười cười. Thằng Thuyên cũng
thừa dịp ho cố mạng. Bác Cả Khang chạy lại, vỗ vai, nói :
- Thuyên à! Cam đoan thế nào mày cũng khỏi. Mày đừng ho như thế. Cam
đoan thế nào cũng khỏi.

Cậu Năm Gù gật gù nói:
- Điên thật rồi!
IV
Miếng đất dọc chân thành phía ngoài cửa Tây vốn là đất công. Ở giữa có con
đường mòn nhỏ hẹp, cong queo, do những người hay đi tắt giẫm mãi thành
đường. Đó cũng lại là cái ranh giới tự nhiên giữa nghĩa địa những người chết
chém hoặc chết tù, ở về phía tay trái, và nghĩa địa những người nghèo ở phía
tay phải. Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu
ngày mừng thọ.
Tiết Thanh minh năm ấy, trời lạnh lắm. Nhũng cây dương liễu mới đâm ra
được những mầm non bằng nửa hạt gạo. Trời vừa rạng đã thấy bà Hoa bày ra
trước nấm mộ mới đắp, bên phải đường mòn, một bát cơm, bốn đĩa thức ăn, rồi
khóc một hồi. Đốt xong thếp vàng giấy, bà ta ngồi bệt xuống đất, ngẩn ngơ như
đang chờ đợi cái gì. Chính bà ta cũng chẳng biết bà ta chờ đợi cái gì nữa. Gió
hiu hiu thối vào mớ tóc cắt ngắn của bà ta, so với năm ngoái chắc là bạc nhiều
lắm.
Lại một người đàn bà khác đang đi dọc đường mòn, tóc cũng bạc già nửa, áo
quần rách rưới, tay xách chiếc giỏ tròn sơn đỏ, cũ nát, phía ngoài giắt thếp
vàng giấy, cứ đi ba bước, lại đứng dừng lại. Chợt thấy bà Hoa ngồi bệt giữa đất
đang nhìn mình thì bà kia ngập ngừng không dám bước tới nữa, sắc mặt xanh
xao bỗng hơi đỏ lên vì xấu hổ, nhưng rồi cũng đánh liều đi tới trước nấm mộ
bên trái đường mòn, đặt chiếc giỏ xuống.
Nấm mộ này với nấm mộ thằng Thuyên nằm cùng một hàng, chỉ cách con
đường mòn ở giữa. Thấy bà kia cũng bày ra một bát com, bốn đĩa thức ăn,
đứng khóc một hồi, rồi đốt vàng, thì bà Hoa trong bụng nghĩ thầm: "Chắc cũng
là con chết!". Bà kia nhìn vơ vẩn xung quanh một lát, bỗng tay chân hơi run
lên, rồi loạng choạng lùi lại mấy bước, mắt trợn trừng, ngơ ngác.
Thấy thế, bà Hoa sợ bà kia thương con quá phát điên chăng, cầm lòng không
đậu, bèn đtmg dậy, bước sang bên kia đường mòn, khẽ nói:
- Bà ơi! Thôi mà, thương xót làm chi nữa! Ta về đi thôi!

Bà kia hơi gật đầu, nhưng mắt vẫn trùng trình rồi ấp úng nói khe khẽ:
- Kìa bà trông kia kìa, cái gì thế này?
Bà Hoa nhìn theo ngón tay chỉ, thấy nấm mộ trước mặt, cỏ chưa xanh khắp,
còn loang lổ từng mẩu đất vàng khè, rất khó coi; lại nhìn kỹ phía trên, bất giác
giật mình. Rõ ràng có một vòng hoa, hoa trắng hoa hồng xen lẫn nhau, nằm
khoanh trên nấm mộ khum khum.
Cả hai bà, mắt lòa từ lâu rồi, nhưng nhìn những cánh hoa trắng hoa hồng kia
thì còn thấy rõ. Hoa không nhiều lắm, xếp thành vòng tròn tròn, không lấy gì
làm đẹp, nhưng cũng chỉnh tề (6) Bà Hoa vội nhìn về phía mộ con mình và
những nấm mộ khác xung quanh, chỉ thấy lác đác vài nụ hoa bé tí, trăng trắng,
lanh xanh, tuy trời giá lạnh nhưng cũng chưa tàn. Bà ta bỗng thấy lòng trống
trải, không thỏa, nhưng rồi cũng không muốn suy nghĩ thêm. Bà kia bước lại
gần mộ con, nhìn kỹ một lúc, rồi nói một mình: "Hoa không có gốc, không
phải mọc dưới đất lên! Ai đã đến đây? Trẻ con không thể đến chơi. Bà con họ
hàng nhất định là không ai đến rồi! Thế này là thế nào?".
Nghi rồi lại nghĩ, bỗng nước mắt trào ra, bà ta khóc to:
- Du ơi! Oan con lắm Du ơi! Chắc con không quên được, và con đau lòng lắm,
phải không con? Con hiển hiện lên cho mẹ biết, con ơi!
Bà ta nhìn xung quanh, chỉ thấy một con quạ đen đậu trên cành khô trụi lá.
Rồi lại khóc:
- Mẹ biết rồi! Du ơi! Trời còn có mắt, chúng nó giết con thì rồi trời báo hại
chúng nó thôi! Du ơi! Con nhắm mắt thế cũng yên phận con . Hồn con còn ở
đâu đây thì hẵng nghe lời mẹ nói. Con ứng vào con quạ kia, đến đậu vào nấm
mộ con cho mẹ xem, con ơi!
Gió đã tắt. Nhũng ngọn cỏ khô đứng thẳng tắp như những sợi dây đồng. Một
tiếng rên rỉ run run đưa lên giữa không trung, nhỏ dần, nhỏ dần, rồi tắt hẳn.
Xung quanh vắng lặng như tờ. Hai bà già đứng giữa đám cỏ khô, ngước mắt
nhìn con quạ. Con quạ vẫn đậu trên cành khô trụi lá, rụt cổ lại, im lìm như đúc
bằng sắt.
Một lúc sau, người đi viếng càng đông. Bóng kẻ già, người trẻ thấp thoáng giữa

các nấm mộ.
Không hiểu sao, bà Hoa cảm thấy người nhẹ đi như cất được gánh nặng. Bà ta
nghĩ đến chuyện về, khuyên giải bà già kia:
- Ta về đi thôi!
Bà kia thở dài một cái, uể oải thu dọn bát đĩa, lại chần chừ một lúc, rồi cũng
chậm rãi bước đi, lẩm bẩm nói một mình.
- Thế là thế nào nhỉ?
Hai bà đi, chưa được vài ba chục bước, bỗng nghe sau lưng một tiếng "Cọa
ạ" rất to. Hai bà giật mình, ngoảnh lại, thì thấy con quạ xòe đôi cánh, nhún
mình, rồi như một mũi tên, vút bay thẳng về phía chân trời xa.
Tháng 4 năm 1919
******************************************************************
Chú thích
(1) Thuốc đăng lần đầu tiên trên tạp chí Tân thanh niên số tháng 5 năm 1919.
Hạ Du nhân vật trong truyện. ám chỉ nữ sĩ Thu Cận, một nhà cách mạng cuối
đời Thanh, bị hại sau Từ Tích Lân. ngay ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang,
quê tác giả. Chỗ Thu Cận bị hành hình là con đường Hiên đình khẩu, nội
thành Thiệu Hưng. Cạnh đường có một nhà bia, trên có treo cái biển đề bốn
chữ "Cổ hiên đình khẩu". Bốn chữ này. đoạn sau có nhắc tới. Thu Cận và Từ
Tích Lân đều là người Thiệu Hưng, cùng quê với Lỗ Tấn, cùng lưu học ở Nhật
Bản với Lỗ Tấn. Trong bài Anh Phạm ái Nông (Nhặt cánh hoa tàn - Tạp văn,
tập II - Nhà xuất bản Văn học ) có một đoạn nói: "Sau khi du học về nước, anh
(Phạm ái Nông) làm hậu bổ đạo An Huy, phụ trách tuần cảnh, một địa vị rất
thích hợp để mưu sát tên tuần vũ nọ. Tiếp theo đó. mọi người đều đoán là anh
sẽ bị cực hình. họ hàng sẽ bị liên lụy. Không bao lâu, lại có tin chị Thu Cận bị
giết ở Thiệu Hưng. ông Từ Tích Lân thì bị moi gan, bọn lính tay chân của Ân
Minh xào lên ăn sạch. Ai cũng hết sức giận".
(2) Áo lính ngày xưa.
(3) Ở Trung Quốc. trước kia, có tục mê tín, cho rằng máu người có thể trị được
bệnh lao. Mỗi khi có tù bị chém, thường có người đến mua những chiếc bánh

bao mà tên đao phủ đã tẩm máu. đưa về cho người bệnh ăn.
(4) Tức Cổ hiên đình khẩu, chỗ Thu Cận bị hành hình. Tác giả cố ý để trống
chữ Hiên không viết.
(5) Những nhà cách mạng Trung Quốc năm 1907 hô hào đồng bào nổi dậy
chống Mãn Thanh, thường đưa ra khẩu hiệu: "Thiên hạ nhà Mãn Thanh là
của chúng ta", nghĩa là nước Trung Quốc là của người Trung Quốc.
(6) Chính là vòng hoa mà trong bài Tựa viết lấy, Lỗ Tấn nói đã thêm vào mộ
anh Du. Vòng hoa này chứng tỏ tinh thần lạc quan của tác giả tin tưởng ở cách
mạng, mặc dù lúc bấy giờ những người cách mạng bị khủng bố ráo riết, và
chính tác giả đang có một tâm trạng hết sức bi đát.
Trương Chính dịch
Phân tích bài "Thuốc" của lỗ tấn văn học 12
tập 2 trang 101 sgk ban cơ bản?
Văn hào Lỗ Tấn (1881 - 1936) được ngợi ca là vị chủ tướng trên mặt trận văn hóa - tư tưởng, đạt
được thành tựu lớn nhất trong nền văn học hiện đại Trung Quốc. Ông đã sống và viết với một
tâm thế chiến đấu ngoan cường, bất khuất, coi khinh mọi kẻ thù của nhân dân. Hai vần thơ nổi
tiếng của ông được truyền tụng như một châm ngôn sáng ngời:
“Quắc mắt coi khinh nghìn lực sĩ,
Cúi đầu làm ngựa chú nhi đồng”.
Nhà văn Fađêép (Nga) từng ca ngợi: “Lỗ Tấn là một danh thủ truyện ngắn thế giới… Ông đã
cống hiến cho nhân loại những hình thức dân tộc không thể bắt chước được…”.
“Thuốc” là một truyện ngắn đa nghĩa như nhiều truyện ngắn khác của Lỗ Tấn. Ông sáng tác
truyện “Thuốc” vào ngày 25/4/1919, đúng một năm sau “Nhật ký người điên” ra đời. Nó được
đăng trên báo “Tân Thanh niên” số thang 5/1919 giữa cơn bão táp phong trào Ngũ Tứ (4/5/1919)
do học sinh, sinh viên Bắc Kinh phát động, mở đầu cuộc vận động “cứu vong” - cứu đất nước
Trung Hoa khỏi diệt vong.
Lỗ Tấn kể chuyện vợ chồng lão Hoa Thuyên mua bánh bao tẩm máu tử tù để làm thuốc chữa
bệnh lao cho con, chuyện Hạ Du làm cách mạng mà bị chêt chém… qua đó tác giả thể hiện tình
trạng u mê, tê liệt của quần chúng và bi kịch của người cách mạng tiên phong trong xã hội Trung
Quốc những năm đầu của thế kỷ 20.

Lỗ Tấn chia truyện làm bốn phần: 1) Lão Hoa Thuyên đi mua thuốc - bánh bao tẩm máu tử tù -
đem về chữa bệnh lao cho con; 2) Vợ chồng lão Hoa nướng “thuốc” và thằng Thuyên - con trai
ăn “thuốc”; 3) Bọn khách trong quán trà và bác Cả Khang (đao phủ) nói về “thuốc” và bàn về tử
tù; 4) Bà Hoa và bà Tứ (mẹ tử tù) cùng đi thăm mộ con và gặp nhau trong nghĩa địa nhân ngày
thanh minh.
1. Lão Hoa Thuyên đi mua “Thuốc” cho con vào một đêm mùa thu gần sáng, trăng lặn rồi. Mùa
thu cũng là mùa ở Trung Quốc dưới thời Mãn Thanh, người ta đem chém tử tù. Trời tối và lạnh,
vắng vẻ. Tiếng ho của người bệnh lao (thằng con trai) nổi lên. Bà Hoa sờ soạng dưới gối lấy một
gói bạc đồng đưa cho chồng. Lão Hoa Thuyên cầm đèn lồng đi ra, thằng con lại nổi một cơn ho.
Lão Thuyên khẽ nói với con, biết bao thương yêu: “Thuyên à! Con cứ nằm đấy! ”
Trời tối và vắng, lạnh, nhưng lão Hoa Thuyên “cảm thấy sảng khoái, như bỗng dưng mình trẻ lại,
và ai cho thép thần thông cải từ hoàn sinh”. Đã mấy đời độc đinh, thằng Thuyên bị ho lao, một
mối lo buồn đè nặng đã bấy nay, vì thế đêm nay, lão cầm đèn đi mua thuốc cho con, lão chứa
chan hy vọng mới cảm thấy “sảng khoái” và như “trẻ lại”.
Cảnh pháp trường qua cái “trố mắt nhìn” của lão Thuyên. Có biết bao nhiêu người “kỳ dị hết
sức”, cứ hai ba người “đi đi lại lại như những bóng ma!” Bọn lính với sắc phục có “miếng vải tròn
màu trắng” ở vạt áo trước, vạt áo sau, có “đường viền đỏ thẫm” trên chiếc áo dấu. Cảnh pháp
trường, lúc thì “tiếng chân bước ào ào”, bọn người “xô nhào tới như nước thủy triều”, lúc thì cả
đám “xô đẩy nhau ào ào”. Hình như họ tranh nhau “lấy thuốc” để đem bán?
Người bán thuốc cho lão Thuyên mặc “áo quần đen ngòm” “mắt sắc như hai lưỡi dao” chọc
thẳng vào lão, làm lão “co rúm” lại. Thuốc là “một chiếc bánh bao nhuốm máu, đỏ tươi, máu còn
nhỏ từng giọt, từng giọt”. Sau khi “tiền trao cháo múc”, người bán thuộc giật lấy gói bạc, “nắn
nắn” rồi quay đi, miệng càu nhàu. Lão Thuyên “run run - ngại không cầm chiếc bánh”, nhưng sau
đó, tất cả tinh thần lão để hết vào cái bánh bao tẩm máu ấy, “lão sẽ mang cái gói này về nhà,
đem sinh mệnh lại cho con lão, và lão sẽ sung sướng biết bao!”
Cảnh vợ chồng lão Hoa Thuyên gặp nhau “bàn bạc một hồi”, cảnh lấy lá sen già gói bánh bao
tẩm máu tử tù để nướng, cảnh ngọn lửa đỏ sẫm bốc lên “một mùi thơm quái lạ” tràn ngập cả
quán trà rồi cậu Năm Gù đi vào quán trà hỏi: “Thơm ghê nhỉ? Rang cơm đấy à?”, cảnh thằng
Thuyên ăn “thuốc” hai bố mẹ đứng hai bên, và bà Hoa nói khẽ, an ủi con: “Ăn đi con, sẽ khỏi
ngay” - tất cả đều phản ánh tình trạng mê muội của quần chúng. Họ tin tưởng một cách chắc

chắn và thiêng liêng rằng, bánh bao tẩm máu tử tù ăn vào sẽ chữa khỏi bệnh lao. Với một cách
viết dung dị, trầm lắng, sâu xa, hàng loạt chi tiết đưa ra đều xoay quanh chuyện mua, bán thuốc,
chuyện ăn thuốc và niềm tin “thuốc thành” sẽ chữa khỏi bệnh lao, tác giả đã làm nổi bật chủ đề
thứ nhất của truyện là phê phán tư tưởng mê tín, tập quán chữa bênh phản khoa học.
Buổi sáng mùa thu năm ấy, sau khi thằng Thuyên ăn “Thuốc” nằm ngủ, bà Hoa “nhẹ nhàng lấy
chiếc mền kép vá chằng chịt đắp cho con” thì quán trà một lúc một đông khách. Có cậu Năm Gù,
có một người “râu hoa râm”. Có lão “mặt thịt ngang phè… mặc chiếc áo vải màu huyền, không
ghi khuy, dải thắt lưng cũng màu huyền quần ở ngoài, xộc xệch…”. Sắc phục ấy là dấu hiệu của
những đao phủ trên pháp trường. Đó là bác Cả Khang, kẻ đã bán “thuốc” cho lão Hoa Thuyên.
Bác Cả Khang sau khi tán tụng thức thuốc đặc biệt “bánh bao tẩm máu người như thế, lao gì mà
chẳng khỏi” đã nói về tử tù là “con nhà bà Tứ chứ còn ai? Thằng quỷ sứ!” T

Trương Chính dịch
Tác phẩm Thuốc _lỗ Tấn
- Lỗ Tấn ( 1881-1936 ) tên thật là Chu Thụ Nhân , quê ở phủ Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc .
Năm 13 tuổi , chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh mà chết vì không có thuốc , Lỗ Tấn ôm ấp nguyện vọng
học nghề thuốc,để chữa bệnh cho những người nghèo như cha mình .
- Tuổi trẻ Lỗ Tấn nhiều lần đổi nghề để tìm con đường cống hiến cho dân tộc : nghề hàng hải , khai mỏ rồi
chuyển sang nghề y . Đang học nghành y ở Nhật , một lần xem phim ông thấy những người Trung Quốc
khoẻ mạnh hớn hở đi xem quân Nhật chém một người Trung Quốc chống Nhật . Ông giật mình nhận ra
rằng : Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần . Và thế là ông chuyển sang làm văn
nghệ để phanh phui căn bệnh tinh thần của quốc dân , lưu ý mọi người tìm cách chạy chữa . Con đường
gian nan chọn nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn của lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại vừa nói lên
tâm huyết của Lỗ Tấn với dân tộc.
- Lỗ Tấn là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc đầu thế kỉ XX : “Trước Lỗ Tấn , chưa hề có Lỗ
Tấn , sau Lỗ Tấn , có vô vàn Lỗ Tấn” (Quách Mạc Nhược ). Ông được tôn vinh là linh hồn dân tộc . Ông
chuyên vạch trần những thói hư tật xấu của nhân dân để mọi người tìm cách chạy chữa , tự phấn đấu vươn
lên , tự cường dân tộc . Tác phẩm chính của Lỗ Tấn là AQ chính truyện , Cố hương…
2- Tác phẩm:
a-Hoàn cảnh ra đời : Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn viết năm 1919 , đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ Tứ

( Phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ của học sinh , sinh viên Bắc Kinh ) bùng nổ.
b-Tóm tắt tác phẩm:
Một đêm mùa thu gần về sáng , Lão Hoa đem số tiền vợ chồng dành dụm được ra pháp trường , gặp đao
phủ mua một cái bánh tẩm máu tử tù về cho thằng Thuyên ,con trai lão ăn để chữa bệnh lao.(Mua thuốc ,
uống thuốc )(người kể chuyện là lão Hoa)
Trời sáng , quán trà của vợ chồng lão Hoa đông khách dần , mọi người bàn tán về cái chết của tử tù . Tử tù
là Hạ Du , một người cách mạng bị xử chém vì chống Nhật . Mọi người cho Hạ Du là thằng điên , thằng
khốn nạn và khen Cụ Ba là khôn vì đã tố cáo cháu mình để lấy tiền thưởng . Họ cũng cho vợ chồng lão Hoa
là may vì tìm được máu để tẩm bánh bao làm thuốc (bàn về thuốc).(người kể chuyện biết tuốt)
Tiết thanh minh vào mùa xuân năm sau , bà Hoa đi thăm mộ con ( thằng Thuyên vẫn chết vì bệnh lao dù
đã ăn bánh bao tẩm máu người). Bà gặp bà mẹ của Hạ Du .Mẹ Hạ Du lúc đầu còn ngại ngùng , nhưng sau
đó bà Hoa đã bước qua ranh giới phân chia khu nghĩa địa dành cho dành cho người nghèo sang khu dành
cho ngưòi chết chém để an ủi mẹ Hạ Du . Cả hai bà mẹ đều hết sức kinh ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du có
một vòng hoa (hậu quả của thuốc). (người kể chuyện là bà Hoa)
II – Phân tích :
1-Ý nghĩa nhan đề “Thuốc” và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người:
Nhan đề thiên truyện là Thuốc (nguyên văn là Dược) . Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu
người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao.Nhan đề này có nhiều nghĩa .
-Tầng nghĩa thứ nhất của Thuốc là nghĩa tường minh , chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc
bánh bao tẩm máu người . Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông
thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thủng là rễ cây mía đã kinh sương ba năm và một
đôi dế đủ con đực , con cái dẫn đến cái chết của ông cụ.
-Tầng nghĩa thứ hai của Thuốc là nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần : căn bệnh
gia trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc . Bố mẹ thằng Thuyên
vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái
chết của nó . Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia
đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác .Người dân
Trung Quốc phải tỉnh giấc , không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
-Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc , của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh
u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người

cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ . Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng
Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân . Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc , là thằng
điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước ,cứu dân mà lại quá xa
rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm
mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng.
Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác
phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại : nhân dân thì “ngủ say trong một
cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”
2- Các nhân vật:
a-Hình ảnh đám đông quần chúng:
-Buổi sáng sớm, ở pháp trường , lão Hoa đi mua bánh bao tẩm máu tử tù về chữa bệnh cho con thì bị một
đám đông xô đẩy nhau ào ào,chen bật lão suýt ngã.Đó là những người đi xem hành hình nhà cách mạng
Hạ Du .Đám đông này khiến ta liên tưởng đến đám đông đi xem hành hình một người Trung Quốc chống
Nhật khiến Lỗ Tấn đi đến quyết định : Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho
quốc dân.
-Khi trời sáng hẳn, ở quán trà đã đông khách của lão Hoa , Cậu Năm Gù ,Cả Khang ,người râu hoa râm…
cùng bàn tán về cái chết của Hạ Du với thái độ miệt thị. Họ cho anh là cái “thằng khốn nạn”, “hắn điên
thật rồi”.Và họ cho rằng trong cái chết của Hạ Du có hai người gặp may . May nhất là Cụ Ba nhờ tố cáo
cháu mình nên được thưởng một số tiền lớn mà gia đình khỏi bị liên luỵ, còn lão Hoa thì có máu Hạ Du để
chấm bánh bao làm thuốc chữa bệnh cho thằng Thuyên.
Tóm lại, qua hai sự việc trên,và bằng ngôn ngữ của người kể chuyện , ta thấy đám đông quần chúng thật
là mê muội. Sự hiểu biết và thái độ của họ về những vấn đề của đất nước,về bệnh tật ,về cuộc đời còn quá
hạn chế.Nói như Lỗ Tấn thì họ đang “ngủ quên trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ .Phải làm
thế nào đó để thức tỉnh họ.Ta cũng thấy nhân vật Hạ Du là một người yêu nước nhưng anh cũng thật cô
đơn .
b-Nhân vật Hạ Du:
Nhân vật Hạ Du không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm mà được giới thiệu thông qua các nhân vật khác
và qua thái độ của người kể chuyện .
Hạ Du là một người yêu nước , một nhà cách mạng tiên phong , dũng cảm xả thân vì nghĩa lớn.
Nhưng anh rất cô đơn ,không ai hiểu anh kể cả mẹ anh .Anh đã đổ máu vì quần chúng thế mà họ lại lấy

máu anh để tẩm bánh bao chữa bệnh lao.
Hạ Du chính là hình ảnh tượng trưng của cuộc cách mạng Tân Hợi, một cuộc cách mạng góp phần đánh đổ
chế độ phong kiến Trung Quốc nhưng lại xa rời quần chúng nên thất bại.Qua hình tượng Hạ Du ,Lỗ Tấn
muốn bày tỏ lòng kính trọng với cuộc cách mạng này.
3-Cảnh hai bà mẹ đi thăm mộ con:
-Thời gian nghệ thuật của truyện tiến triển từ mùa thu Hạ Du bị hành hình đến mùa xuân trong tiết thanh
minh năm sau lúc hai bà mẹ đi thăm mộ con.Cái chết của hai người con cũng như chiếc lá rời cành để tích
nhựa cho một mùa xuân hi vọng. .Thời gian nghệ thuật đã thể hiện mạch suy tư lạc quan của tác giả.
-Nghĩa địa của làng mộ dày khít như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ ,có một con đường mòn ở giữa
chia làm hai:Nghĩa địa người chết chém phía bên trái nghĩa địa người nghèo phía bên phải .Con đường mòn
là biểu tượng cho một tập quán xấu đã trở thành thói quen.Hai bà mẹ đã bước qua con đường mòn để đến
gặp nhau vì đồng cảm ở tình thương con sâu sắc.
-Cả hai bà mẹ cùng rất kinh ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa : “hoa trắng hoa hồng nằm
khoanh trên nấm mộ khum khum”.Bà mẹ Hạ Du cứ lẩm bẩm câu hỏi “Thế này là thế nào?”.Câu hỏi vừa
hàm chứa sự sửng sốt ,vừa ẩn giấu niềm vui vì có người đã hiểu con mình .Đồng thời đã là câu hỏi thì đòi
hỏi có câu trả lời. Việc làm của Hạ Du đã khiến mọi người phải suy nghĩ một cách nghiêm túc.Với vòng
hoa, Lỗ Tấn đã bày tỏ sự trân trọng và tiếc thương đối với người chiến sĩ cách mạng tiên phong.
2- Đặc sắc nghệ thuật:
-Truyện có lối viết cô đọng, súc tích ,giàu hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng (chiếc bánh bao tẩm
máu,vòng hoa,con đường mòn…)
-Cách xây dựng nhân vật cũng rất đặc biệt: không đặt nhân vật cách mạng vào vị trí chủ yếu mà đặt ở tuyến
ngầm phía sau nhân vật đám đông để khắc hoạ chủ đề thức tỉnh quần chúng của truyện.
-Cách kể chuyện theo ngôi thứ ba truyền thống nhưng nhiều đoạn đã chuyển điểm nhìn trần thuật sang
nhân vật làm cho truyện sinh động và giàu chất trữ tình hơn.
Đọc hiểu truyện "Thuốc" của Lỗ Tấn
Đọc hiểu truyện Thuốc ( Lỗ Tấn )
I/Tìm hiểu chung
1.Tóm tắt
Một đêm thu gần về sáng, trăng lặn rồi. Lão Hoa Thuyên ngồi dậy,
đánh diêm thắp đèn. Một cơn ho nổi lên. Bà Hoa sờ soạng dưới gối lấy

ta một gói bạc đồng đưa chồng. Lão tắt đèn con, cầm đèn lồng ra đi.
Lại một cơn ho nữa. Trời lạnh, tối om, hết sức vắng. Chỉ gặp vài con
chó. Lão Hoa Thuyên cảm thấy sảng khoái, như bỗng dưng mình trẻ
lại, và ai cho thép thần thông cải từ hoàn sinh. Lão Hoa Thuyên đi
những bước thật dài. Trời sáng dần. Phía trước là ngã ba, Lão Hoa
Thuyên tìm một cửa hiện, đứng dưới mái hiên, tựa lưng vào cửa. Lão
giật mình khi có người hỏi. Lão đưa tay lên ngực sờ gói bạc. Bọn lính
đi đi lại lại, xô nhào tới như nước thủy triều. Đám người lại xô đẩy
nhau ào ào… Một người mặc áo đen, mắt sắc như hai lưỡi dao chọc
thủng vào lão làm lão co rúm lại,… Hắn đưa cho lão một chiếc bánh
bao nhuốm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt. Hắn giật
lấy gói bạc, nắn nắn rồi quay đi… Lão Hoa Thuyên sẽ mang cái bánh
ấy về nhà, đem sinh mệnh lại cho con lão, và lão sẽ sung sướng biết
bao!
Lão Hoa Thuyên về đến nhà thấy quán hàng đã bày biện sạch sẽ.
Thằng Thuyên đang ngồi ăn cơm. Bà Hoa từ bếp chạy ra, môi run run
hỏi chồng: “Có được không?” Vào bếp, hai vợ chồng bàn bạc một hồi,
bà Hoa đi ra một lát, đem về một lá sen già, bọc bánh lại nướng. Một
mùi thơm quái lạ tràn ngập cả quán trà. Cậu Năm Gù đi vào quán rồi
nói: “Thơm ghê nhỉ! Rang cơm đấy à?”. Thằng Thuyên cầm lấy vật
đem thui, bẻ đôi ra ăn. Hai vợ chồng bà Hoa đứng bên con. Ăn hết
chiếc bánh thằng Thuyên lại ho, nằm xuống ngủ, bà Hoa lấy chiếc mền
kép vá chằng chịt đắp cho con.
Quán trà đã đông khách. Cậu Năm Gù người râu hoa râm, bác cả
Khang… Bác cất tiếng nói oang oang: “Đã ăn chưa? Đỡ rồi chứ? Cam
đoan thế nào cũng khỏi. Ăn còn nóng hôi hổi thế kia mà! Bánh bao
tẩm máu người như thế, lao gì ăn mà chẳng khỏi!”. Đám khách hỏi
nhau về tên người bị chết chém, là người họ Hạ, con bà Tứ. Cái thằng
nhãi con ấy không muốn sống. Bác cả Khang cao hứng nói, “tớ chẳng
nước mẹ gì”, cái áo nó cởi ra thì lão Nghĩa đề lao lấy mất. May nhất là

ông Thuyên nhà này, thứ đến là cụ Ba đem thằng cháu ra thứ, được
thưởng 25 đồng bạc trắng, chẳng mất cho ai một đồng kẽm! Cái thằng
nhãi con ấy nằm trong tù rồi còn dám rủ lão đề lao làm giặc. Hắn dám
vuốt râu cọp nên bị lão ta đánh cho hai bạt tai. Cái thằng khốn nạn!
Thật đáng thương hại! Hắn điên thật rồi!
Tiết thanh minh năm ấy, bà Hoa đi ra nghĩa địa. Một con đường nhỏ,
bên trái là mộ những người chết chém hoặc chết tù, bên phải là mộ
những người nghèo. Bà Hoa bày ra trước nấm mộ mới đắp một bát
cơm, bốn đĩa thức ăn khóc một hồi, đốt xong vàng giấy, ngồi bệt
xuống đất ngẩn ngơ… Gió hiu hiu thổi vào mớ tóc bà Hoa mới cắt
ngắn, so với năm ngoái chắc là bạc nhiều lắm rồi! Lại một người đàn
bà khác, tóc bạc già nửa, áo quần rách rưới, cứ đi ba bước lại dừng lại.
Chợt thấy bà Hoa, xấu hổ nhưng rồi chũng đành liều đi tới trước nấm
mộ bên trái con đường mòn. Cũng bày ra một bát cơm, bốn đĩa thức
ăn, khóc một hồi, rồi đốt vàng… Bà ta bỗng run lên loạng choạng, mắt
trợn trừng ngơ ngác. Bà Hoa vội chạy sang khẽ nói: “Bà ơi! Thôi mà,
thương xót làm chi nữa! Ta về đi thôi!” Bà kia gật đầu rồi chỉ tay về
một vòng hoa, hoa trắng hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên
nấm mộ khum khum. Bước lại gần mộ con, bà kia nói: “Hoa không có
gốc, không phải dưới đất mọc lên! Ai đã đến đây? Thế này là thế
nào?”
Bà ta khóc to: “Du ơi! Oan con lắm Du ơi! Trời còn có mắt, chúng nó
giết con thì rồi trời báo hại chúng nó thôi! Du ơi! Hồn con… ứng vào
con quạ kia đến đậu vào nấm mộ con cho mẹ xem, con ơi!”
Người đến thăm viếng mộ càng đông. Hai người đàn bà uể oải thu dọn
bát đĩa ra về. Một tiếng “Coa… ạ” rất to, hai bà giật mình quay lại, thì
thấy con quạ xòe đôi cánh, bay thẳng về phía chân trời.
2.Xuất xứ
Truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn đăng lần đầu tiên trên tạp chí Tân
Thanh niên. Nhân vật Hạ Du trong truyện, ám chỉ nữ thi sĩ Thu Cận

(Du và Cận đều cùng nghĩa là Ngọc). Chỗ Thu Cận bị hành hình gần
nhà bia Cổ Hiên Đình Khấu, tại nội thành Thiệu Hưng, quê hương Lỗ
Tấn. Cuối phần I truyện “Thuốc”, tác giả nhắc tại tên cái nhà bia ấy,
nhưng đã cắt đi một chữ: “Cổ… Đình Khấu”.
Lịch sử hiện đại Trung Quốc được mở đầu bằng phong trào Ngũ Tứ, nổ
ra vào ngày 4/5/1919 mang tính chất phản đế và phản phong triệt
để. Truyện “Thuốc” ra đời vào thang 5/1919, giữa cơn xoáy lịch sử
của phong trào Ngũ Tứ, nên nó mang một hàm nghĩa sâu sắc.
3.Chủ đề
Truyện “Thuốc” thể hiện tình trạng u mê, tê liệt của quần chúng và bi
kịch của người cách mạng tiên phong trong xã hội Trung Quốc đầu thế
kỷ 20.
II/Đọc hiểu văn bản
1.Văn hào Lỗ Tấn (1881 - 1936) được ngợi ca là vị chủ tướng trên mặt
trận văn hóa - tư tưởng, đạt được thành tựu lớn nhất trong nền văn
học hiện đại Trung Quốc. Ông đã sống và viết với một tâm thế chiến
đấu ngoan cường, bất khuất, coi khinh mọi kẻ thù của nhân dân. Hai
vần thơ nổi tiếng của ông được truyền tụng như một châm ngôn sáng
ngời:
“Quắc mắt coi khinh nghìn lực sĩ,
Cúi đầu làm ngựa chú nhi đồng”.
Nhà văn Fađêép (Nga) từng ca ngợi: “Lỗ Tấn là một danh thủ truyện
ngắn thế giới… Ông đã cống hiến cho nhân loại những hình thức dân
tộc không thể bắt chước được…”.
“Thuốc” là một truyện ngắn đa nghĩa như nhiều truyện ngắn khác của
Lỗ Tấn. Ông sáng tác truyện “Thuốc” vào ngày 25/4/1919, đúng một
năm sau “Nhật ký người điên” ra đời. Nó được đăng trên báo “Tân
Thanh niên” số thang 5/1919 giữa cơn bão táp phong trào Ngũ Tứ
(4/5/1919) do học sinh, sinh viên Bắc Kinh phát động, mở đầu cuộc
vận động “cứu vong” - cứu đất nước Trung Hoa khỏi diệt vong.

Lỗ Tấn kể chuyện vợ chồng lão Hoa Thuyên mua bánh bao tẩm máu tử
tù để làm thuốc chữa bệnh lao cho con, chuyện Hạ Du làm cách mạng
mà bị chêt chém… qua đó tác giả thể hiện tình trạng u mê, tê liệt của
quần chúng và bi kịch của người cách mạng tiên phong trong xã hội
Trung Quốc những năm đầu của thế kỷ 20.
Lỗ Tấn chia truyện làm bốn phần: 1) Lão Hoa Thuyên đi mua thuốc -
bánh bao tẩm máu tử tù - đem về chữa bệnh lao cho con; 2) Vợ chồng
lão Hoa nướng “thuốc” và thằng Thuyên - con trai ăn “thuốc”; 3) Bọn
khách trong quán trà và bác Cả Khang (đao phủ) nói về “thuốc” và
bàn về tử tù; 4) Bà Hoa và bà Tứ (mẹ tử tù) cùng đi thăm mộ con và
gặp nhau trong nghĩa địa nhân ngày thanh minh.
2. Lão Hoa Thuyên đi mua “Thuốc” cho con vào một đêm mùa thu gần
sáng, trăng lặn rồi. Mùa thu cũng là mùa ở Trung Quốc dưới thời Mãn
Thanh, người ta đem chém tử tù. Trời tối và lạnh, vắng vẻ. Tiếng ho
của người bệnh lao (thằng con trai) nổi lên. Bà Hoa sờ soạng dưới gối
lấy một gói bạc đồng đưa cho chồng. Lão Hoa Thuyên cầm đèn lồng đi
ra, thằng con lại nổi một cơn ho. Lão Thuyên khẽ nói với con, biết bao
thương yêu: “Thuyên à! Con cứ nằm đấy! ”
Trời tối và vắng, lạnh, nhưng lão Hoa Thuyên “cảm thấy sảng khoái,
như bỗng dưng mình trẻ lại, và ai cho thép thần thông cải từ hoàn
sinh”. Đã mấy đời độc đinh, thằng Thuyên bị ho lao, một mối lo buồn
đè nặng đã bấy nay, vì thế đêm nay, lão cầm đèn đi mua thuốc cho
con, lão chứa chan hy vọng mới cảm thấy “sảng khoái” và như “trẻ
lại”.
Cảnh pháp trường qua cái “trố mắt nhìn” của lão Thuyên. Có biết bao
nhiêu người “kỳ dị hết sức”, cứ hai ba người “đi đi lại lại như những
bóng ma!” Bọn lính với sắc phục có “miếng vải tròn màu trắng” ở vạt
áo trước, vạt áo sau, có “đường viền đỏ thẫm” trên chiếc áo dấu. Cảnh
pháp trường, lúc thì “tiếng chân bước ào ào”, bọn người “xô nhào tới
như nước thủy triều”, lúc thì cả đám “xô đẩy nhau ào ào”. Hình như

họ tranh nhau “lấy thuốc” để đem bán?
Người bán thuốc cho lão Thuyên mặc “áo quần đen ngòm” “mắt sắc
như hai lưỡi dao” chọc thẳng vào lão, làm lão “co rúm” lại. Thuốc là
“một chiếc bánh bao nhuốm máu, đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt,
từng giọt”. Sau khi “tiền trao cháo múc”, người bán thuộc giật lấy gói
bạc, “nắn nắn” rồi quay đi, miệng càu nhàu. Lão Thuyên “run run -
ngại không cầm chiếc bánh”, nhưng sau đó, tất cả tinh thần lão để hết
vào cái bánh bao tẩm máu ấy, “lão sẽ mang cái gói này về nhà, đem
sinh mệnh lại cho con lão, và lão sẽ sung sướng biết bao!”
Cảnh vợ chồng lão Hoa Thuyên gặp nhau “bàn bạc một hồi”, cảnh lấy
lá sen già gói bánh bao tẩm máu tử tù để nướng, cảnh ngọn lửa đỏ
sẫm bốc lên “một mùi thơm quái lạ” tràn ngập cả quán trà rồi cậu
Năm Gù đi vào quán trà hỏi: “Thơm ghê nhỉ? Rang cơm đấy à?”,
cảnh thằng Thuyên ăn “thuốc” hai bố mẹ đứng hai bên, và bà Hoa nói
khẽ, an ủi con: “Ăn đi con, sẽ khỏi ngay” - tất cả đều phản ánh tình
trạng mê muội của quần chúng. Họ tin tưởng một cách chắc chắn và
thiêng liêng rằng, bánh bao tẩm máu tử tù ăn vào sẽ chữa khỏi bệnh
lao. Với một cách viết dung dị, trầm lắng, sâu xa, hàng loạt chi tiết
đưa ra đều xoay quanh chuyện mua, bán thuốc, chuyện ăn thuốc và
niềm tin “thuốc thành” sẽ chữa khỏi bệnh lao, tác giả đã làm nổi bật
chủ đề thứ nhất của truyện là phê phán tư tưởng mê tín, tập quán
chữa bênh phản khoa học.
Buổi sáng mùa thu năm ấy, sau khi thằng Thuyên ăn “Thuốc” nằm
ngủ, bà Hoa “nhẹ nhàng lấy chiếc mền kép vá chằng chịt đắp cho con”
thì quán trà một lúc một đông khách. Có cậu Năm Gù, có một người
“râu hoa râm”. Có lão “mặt thịt ngang phè… mặc chiếc áo vải màu
huyền, không ghi khuy, dải thắt lưng cũng màu huyền quần ở ngoài,
xộc xệch…”. Sắc phục ấy là dấu hiệu của những đao phủ trên pháp
trường. Đó là bác Cả Khang, kẻ đã bán “thuốc” cho lão Hoa Thuyên.
Bác Cả Khang sau khi tán tụng thức thuốc đặc biệt “bánh bao tẩm

máu người như thế, lao gì mà chẳng khỏi” đã nói về tử tù là “con nhà
bà Tứ chứ còn ai? Thằng quỷ sứ!” Tử tù đã mang lại cái lợi, món hời
cho bao người! May nhất là lão Thuyên đã mua được “thuốc”, ăn vào
“cam đoan thế nào cũng khỏi”, thứ đến là cụ Ba đưa cháu ra đầu thú,
vừa “tránh cho cả nhà mất đầu”, vừa “được thưởng 25 lạng bạc trắng
xoá, một mình bỏ túi tất chẳng mất cho ai một đồng kẽm!” Lão Nghĩa
đề lao “mắt đỏ như mắt cá chép” thì được cái áo của tử tù cởi ra trước
lúc lên đoạn đầu đài. Còn và Cả Khang, ngoài mấy đồng bạc bán thuốc
cho lão Thuyên “chẳng nước mẹ gì!”
Người ta thường nói: “Máu người không phải nước lã!” Ở đây, máu của
Hạ Du, một người cách mạng tiên phong chỉ có giá trị đem lại một ít
quyền lợi vật chất cho một số người! Chua xót và cay đắng hơn nữa,
dưới mắt họ thì Hạ Du chỉ là “thẳng quỷ sứ!, “thằng nhãi ranh con”,
“thằng nhãi con”, “thằng khốn nạn”! Với bác Cả Khang thì Hạ Du là
“đáng thương hại”, với lão râu hoa râm thì “hắn điên thật rồi!”, với
cậu Năm Gù thì Hạ Du đúng là một kẻ “điên thật rồi!”
Hạ Du là người cách mạng có lý tưởng chống phong kiến (triều đình
Mãn Thanh), như một tín đồ tử vì đạo, anh ta đã chiến đấu vì lý tưởng
“Thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta”. Đó là khẩu hiệu của
những nhà cách mạng Trung Quốc năm 1907 hô hào quần chúng nổi
dậy chống Mãn Thanh. Các nhà nghiên cứu văn học cho biết: “Thuốc”
nói chuyện trước cách mạng Tân Hợi (1911) Hạ Du nằm trong ngục,
trước lúc ra pháp trường còn dám cả gan “vuốt râu cọp” tuyên truyền
cách mạng cho lão Nghĩa “mắt cá chép” - dám rủ lão đề lao làm giắc
nên đã bị lão ta “đánh cho hai bạt tai”. Những người như Hạ Du, Thu
Cận… là những nhà cách mạng tiên phong, dũng cảm xả thân vì đại
nghĩa, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Giữa đông
đảo quần chúng u mê, họ chiến đấu một cách đơn độc. Chẳng ai hiểu
họ, ủng hộ họ. Ngay bà mẹ Hạ Du cũng chỉ biết kêu than: “Oan con
lắm Du ơi!” và nguyền rủa: “Trời còn có mắt, chúng nó giết con thì rồi

trời báo hại chúng nó thôi! Du ơi! ”. Ông chứ thì táng tận lương tâm
tố cáo cháu là giặc để được thưởng 25 lạng bạc trắng, lão Cả Khang
thì lấy máu tử tù Hạ Du tẩm bánh bao để bán “Thuốc”, lão Hoa Thuyên
và bao người khác đã lấy máu Hạ Du để chữa bệnh… Quần chúng u mê
tăm tối, bị tê liệt… Người cách mạng thì xa rời quần chúng, chiến đấu
một cách đơn độc. “Thuốc” đã phê phán tình trạng ấy, thể hiện sâu
sắc bi kịch của người cách mạng tiên phong. Đó chính là chủ đề thứ
hai của truyện ngắn này. Ngầm một ý nhà văn muốn nêu ra: Trước
thực trạng cay đắng ấy phải tìm một “vị thuốc” công hiệu nào để chữa
trị, và chỉ khi nào tìm ra được vị thuốc ấy mới thay đổi được “quốc dân
tình”, mới cứu được nước Trung Hoa. Phong trào Ngũ Tứ tạo điều kiện
thuận lợi cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921. Và
lịch sử đã xác nhận, chỉ có Đảng Cộng sản Trung Quốc mới tìn ra được
“vị thuốc” để phục hưng đất nước.
3. Phần cuối của truyện nói về những gì đã diễn ra trên nghĩa địa vào
tiết thanh minh. Một con đường nhỏ cong queo tạo nên cái ranh giới
tự nhiên giữa nghĩa địa. Phía tay trái con đường là mộ những người
chết chém hoặc chết tù, phía bên phải là mộ những người nghèo. Cả
hai nơi môn dày khít “như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ”. Trời
lạnh lắm hai bà già đều ra thăm mộ. Bà Hoa bày ra trước nấm mộ mới
đắp (mộ thằng Thuyên) một bát cơm, bốn đĩa thức ăn, ngồi khóc một
hồi, đốt xong thếp vàng giấy rồi ngồi bệt xuống đất, ngẩn ngơ. Gió hiu
hiu thổi vào mớ tóc cắt ngắn đã bạc nhiều lắm… Nỗi thương con, nỗi
buồn cô đơn của bà Hoa được diễn tả qua tiếng khóc, qua dáng “ngồi
bệt” và cái “ngẩn ngơ” ấy. Không có bông lau mà chỉ có mớ tóc bạc
rung lên theo làn gió hiu hiu thổi mà đầy ám ảnh, thê lương.
Một bà già nữa, tóc bạc, áo quần rách rưới cũng mang bát cơm, bốn
đĩa thức ăn… cứ đi ba bước lại dừng lại, ngập ngừng không dám bước,
sắc mặt xanh xao bỗng đỏ lên vì xấu hổ… Đốt vàng lên… bỗng chân
tay “run lên” lùi lại “loạng choạng” mắt “trợn trừng trừng ngơ ngác”.

Bà Hoa bước sang bên kia con đường mòn - nơi mộ tử tù - khẽ nói với
bà kia, an ủi: “Bà ơi thôi mà, thương xót làm chi nữa! Ta về đi thôi!”
Cử chỉ ấy, câu nói ấy trước hết là sự đồng cảm xót thương, là sự san
sẻ của hai bà mẹ già bất hạnh, một người có đứa con ho lao ăn
“thuốc” bánh bao tẩm máu tử tù mà chết, một bà mẹ có đứa con “đi
làm giặc” mà bị chém đầu! Tiết thanh minh này, hai bà mẹ già đã bước
qua con đường mòn ngăn cách giữa hai thế giới mộ - mộ người nghèo
và mộ tử tù - họ đến với nhau trong nỗi đau đớn tột cùng của lòng mẹ
mất con. Phải chăng điều ấy báo hiệu một đổi thay gì mới giữa mùa
xuân này? Nỗi đau của bà Tứ (mẹ Hạ Du) đã có người đồng cảm. Sự
thức tỉnh đã hé lộ như những mầm non bằng nửa hạt gạo trên cây
dương liễu?
Vòng hoa - hoa trắng hoa hồng - xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm
mộ khum khum, với bà mẹ Hạ Du là “Cái gì thế này?”, tại sao “Hoa
không có gốc, không phải dưới đất mọc lên? Ai đã đến đây?”… Vòng
hoa đã làm cho nỗi đau của bà Tứ không thể nào kể xiết, cất tiếng
khóc thê thảm: “Du ơi! Oan con lắm Du ơi! Chắc con không quên được
và con đau lòng lắm, phải không con? Con hiển hiện lên cho mẹ biết
con ơi!”… Rõ ràng vòng hoa trên nấm mộ Hạ Du như muốn khẳng định
một chân lý lịch sử và cách mạng: Trong trạng thái mê muội, tê liệt
của quần chúng thuở ấy, vẫn có người nhớ đến, tiếc thương ngưỡng
mộ và quyết tâm noi gương người cách mạng tiên phong đã ngã
xuống vì đại nghĩa. Vòng hoa thể hiện cho xu thế cách mạng, cho
niềm lạc quan đối với tiền đồ cách mạng. Vòng hoa trong truyện
“Thuốc” là một dự cảm về con đường bão táp, một tia lửa hôm nay sẽ
báo hiệu một đám cháy ngày mai!
Câu hỏi của bà Tứ: “Cái gì thế này?”, “thế này là thế nào?” đã tạo ra
một ám ảnh khôn nguôi, khiến người đọc “không trả lời không yên”
(Nguyễn Tuân). Và tiếng quạ kêu cất lên sau tiếng khóc, sau lời
nguyền của bà Hoa, bà Tứ làm cho âm điệu chủ đạo của thiên truyện

“Thuốc” này thêm não nũng ai oán! Phải tìm được “vị thuốc” để giảm
bớt nỗi đau cho quần chúng, cho đồng loại. Muốn “cứu vong” đất nước
phải đồng thời chữa bệnh cho “quốc dân tình” là như vậy!
III/Tổng kết.
1.Nghệ thuật
Truyện “Thuốc” chỉ có vài nhân vật. Câu chuyện thương tâm dồn tụ lại
ở hai người mẹ già, hai đứa con xấu số. Không gian hẹp: một quán trà,
một pháp trường, một bãi tha ma. Cảnh chém người một đêm thu tàn
canh. Nghĩa địa “mộ dày khít, lớp này, lớp khác, như bánh bao nhà
giàu ngày mừng thọ”. Tiếng mẹ khóc con thê thiết. Tiếng quạ kêu não
nùng. Không gian nghệ thuật ấy tiêu biểu cho một nước Trung Hoa trì
trệ, bế tắc đầu thế kỷ 20.
Thời gian nghệ thuật trong truyện “Thuốc” vận động từ mùa thu đến
mùa xuân, từ lúc tử tù bị chém, thằng Thuyên ho lao rồi chết đến tiết
thanh minh, trên ngôi mộ Hạ Du có vòng hoa, một thằng Thuyên và
những nấm mộ khác “lác đác vài nụ hoa bé tý, trăng trắng, xanh
xanh”, trên cành dương liễu đã đâm ra “những mầm non bằng nửa hạt
gạo”. Đó là mầm xanh của mùa xuân hy vọng, hứa hẹn một ngày mai
ấm áp hơn, như lời thơ Quách Mạt Nhược, người cùng thời và đồng
hành với Lỗ Tấn:
“Dẫu vầng dương còn ở phương xa,
Trong nước biển đã nghe vang chuông sớm…”
(Kiếp tái sinh của nữ thần)
2.Tư tưởng
Trong bài “Vì sao tôi viết tiểu thuyết” Lỗ Tấn nói: “Mỗi khi chọn đề tài,
tôi đều chọn những người bất hạnh trong xã hội bệnh tật, với mục
đích lôi hết bệnh tật của họ ra, làm cho mọi người chú ý mà tìm cách
chạy chữa…”. Có lẽ vì thế mà áng văn này đã trở thành một “vị thuốc”
rất công hiệu để chạy chữa tình trạng u mê tăm tối và tê liệt tinh thần
của quần chúng, phê phán sự xa rời quần chúng của những nhà cách

mạng. Cuộc đời tuy còn nhiều nước mắt, nhiều bi kịch “vầng dương
còn ở phương xa” nhưng “Thuốc” gợi lên nhiều hy vọng. Hình ảnh
vòng hoa và hai bà mẹ cùng đi thăm mộ con đã đến với nhau qua
tiếng khóc và sự an ủi, điều đó khẳng định giá trị nhân đạo của truyện
ngắn này.
Thuốc - Lỗ Tấn
gửi bởi hanhphuc111 » T.Sáu 27/02/2009 2:41 am
Xuất xứ
Truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn đăng lần đầu tiên trên tạp chí Tân Thanh niên. Nhân vật Hạ Du
trong truyện, ám chỉ nữ thi sĩ Thu Cận (Du và Cận đều cùng nghĩa là Ngọc). Chỗ Thu Cận bị
hành hình gần nhà bia Cổ Hiên Đình Khấu, tại nội thành Thiệu Hưng, quê hương Lỗ Tấn. Cuối
phần I truyện “Thuốc”, tác giả nhắc tại tên cái nhà bia ấy, nhưng đã cắt đi một chữ: “Cổ… Đình
Khấu”.
Lịch sử hiện đại Trung Quốc được mở đầu bằng phong trào Ngũ Tứ, nổ ra vào ngày 4/5/1919
mang tính chất phản đế và phản phong triệt để. Truyện “Thuốc” ra đời vào thang 5/1919, giữa
cơn xoáy lịch sử của phong trào Ngũ Tứ, nên nó mang một hàm nghĩa sâu sắc.
Chủ đề
Truyện “Thuốc” thể hiện tình trạng u mê, tê liệt của quần chúng và bi kịch của người cách mạng
tiên phong trong xã hội Trung Quốc đầu thế kỷ 20.
Phân tích truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn
Văn hào Lỗ Tấn (1881 - 1936) được ngợi ca là vị chủ tướng trên mặt trận văn hóa - tư tưởng, đạt
được thành tựu lớn nhất trong nền văn học hiện đại Trung Quốc. Ông đã sống và viết với một
tâm thế chiến đấu ngoan cường, bất khuất, coi khinh mọi kẻ thù của nhân dân. Hai vần thơ nổi
tiếng của ông được truyền tụng như một châm ngôn sáng ngời:

×