THIẾT KẾ SẢN PHẨM
(PHẦN 1)
1. Giới thiệu chung
Thiết kế sản phẩm mới và đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh
chóng là công việc đầy thách thức đối với các nhà sản xuất trong mọi ngành công
nghiệp từ sản xuất vi mạch máy tính đến sản xuất khoai tây rán.
Hình 2.1. Tiến trình các hoạt động trong thiết kế sản phẩm và chọn lựa
quy trình
Làm thế nào để thiết kế những sản phẩm để sản xuất và việc hoạch định
quy trình sản xuất để áp dụng những mẫu thiết kế vào sản xuất sẽ được đề cập chủ
yếu trong chương này.Hình 2.1 cho thấy, các hoạt động trên có thể phân thành ba
chức năng chính:
Tiếp thị, phát triển sản phẩm, và sản xuất.
Tiếp thị chịu trách nhiệm về việc sáng tạo ra những ý tưởng sản phẩm mới
và cung cấp những đặc điểm sản phẩm cho bộ phận sản xuất.
· Thiết kế sản phẩm chịu trách nhiệm trong việc chuyển những khái niệm
kỹ thuật của sản phẩm mới vào mẫu thiết kế cuối cùng.
· Sản xuất chịu trách nhiệm trong việc chọn lựa/hoặc xác định quy trình
cho sản phẩm mới. Mục tiêu cơ bản của bất kỳ một tổ chức nào là cung cấp sản
phẩm và dịch vụ phục vụ khách hàng.
Do đó, việc thiết kế sản phẩm và dịch vụ thực chất là mục tiêu sống còn của
doanh nghiệp. Một sản phẩm được thiết kế hiệu quả cần phải thỏa mãn được
những yêu cầu của khách hàng, đạt được hiệu quả về chi phí và tạo ra sản phẩm
đạt chất lượng, đạt yêu cầu trong việc giao hàng, bán ra thị trường, và đem lại lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp có thể có được lợi thế cạnh tranh thông qua việc ứng
dụng những ý tưởng mới một cách nhanh chóng, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của
khách hàng, sản xuất nhanh chóng, dễ sử dụng, và dễ sửa chữa hơn so với các sản
phẩm hiện tại.
Quá trình thiết kế sản phẩm nhằm xác định những loại nguyên liệu nào sẽ
được sử dụng, kích cỡ và tuổi thọ của sản phẩm, xác định hình dạng của sản phẩm
và các yêu cầu tiêu chuẩn về đặc điểm sản phẩm? Quá trình thiết kế dịch vụ nhằm
xác định loại nào là quy trình vật lý trong dịch vụ, những lợi ích trực giác, và lợi
ích tâm lý mà khác hàng nhận được khi sử dụng dịch vụ.
2. Quy trình thiết kế sản phẩm
2.1 Tổng quan
Quy trình thiết kế sản phẩm bao gồm bốn bước cơ bản sau:
1. Phát sinh ý tưởng,
2. Nghiên cứu khả thi,
3. Phát triển và thử nghiệm thiết kế ban đầu, và
4. Phác thảo thiết kế chi tiết cuối cùng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Thông
thường, quy trình thiết kế được thực hiện bởi nhiều bộ phận trong một doanh
nghiệp theo những bước tuần tự sau đây (hình 2.2):
Hình 2.2 Các bước trong quy trình thiết kế sản phẩm
Hình 2.2 cho thấy, ý tưởng về việc phát triển sản phẩm mới hoặc ý tưởng
về việc cải tiến sản phẩm hiện tại có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như
từ bộ phận nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp, từ những lời phàn nàn hoặc
gợi ý của khách hàng, từ việc nghiên cứu thị trường, từ nhà cung cấp, từ sự phát
triển của công nghệ.
Thông thường, bộ phận tiếp thị sẽ nhận những ý tưởng này, hình thành khái
niệm về sản phẩm (hoặc nhiều phương án khác nhau về sản phẩm mới), và thực
hiện nghiên cứu tính khả thi của sản phẩm hoặc dịch vụ được đưa ra.
Nếu sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được nhu cầu thị trường và có thể mang lại
lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, họ sẽ tiếp tục xây dựng những đặc điểm của sản
phẩm và gửi đến bộ phận kỹ sư thiết kế để xây dựng những yêu cầu về đặc điểm
kỹ thuật ban đầu và sau đó phát triển thành những đặc trưng thiết kế chi tiết.
Những chi tiết kỹ thuật của sản phẩm thiết kế sẽ được gửi đến các kỹ sư sản
xuất, họ sẽ xây dựng kế hoạch về quy trình sản xuất nhằm đáp ứng những yêu cầu
về thiết bị, công cụ, bố trí quá trình sản xuất. Đặc trưng về chế tạo trong quá trình
thiết kế sẽ được chuyển sang bộ phận quản lý sản xuất của nhà máy, và lịch trình
sản xuất sản phẩm mới được thiết lập.
2.2 Sáng tạo ý tưởng
Việc sáng tạo sản phẩm xuất phát từ sự hiểu biết nhu cầu khách hàng và
chủ động trong việc phát triển được những nhu cầu của khách hàng. Ý tưởng về
sản phẩm mới xuất phát phần lớn từ chiến lược của doanh nghiệp đối với thị
trường.
Ví dụ, nếu một doanh nghiệp muốn thực hiện việc cải tiến, những ý tưởng
có thể xuất phát đầu tiên từ phòng thí nghiệm hoặc các nhóm nghiên cứu của các
trường đại học.
Nếu doanh nghiệp có ưu thế về sản xuất hơn là về thiết kế, những ý tưởng
về sản phẩm mới có thể chủ yếu là từ việc phân tích thế mạnh sản phẩm hoặc dịch
vụ của đối thủ cạnh tranh và nỗ lực cải tiến những sản phẩm đó thành cho riêng
doanh nghiệp.
Hình 2.3 Ví dụ đồ thị trực giác về một sản phẩm ăn sáng bột ngũ cốc
- Đồ thị trực giác là phương pháp được thực hiện nhằm so sánh những nhận
thức khác nhau về những sản phẩm/dịch vụ khác nhau của khách hàng. Đối thủ
cạnh tranh sẽ là nguồn của những ý tưởng và là động cơ thúc đẩy doanh nghiệp
hành động.Đồ thị trực giác so sánh nhận thức của khác hàng về những sản phẩm
của doanh nghiệp so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
- Đồ thị cụm là phương pháp đồ thị giúp doanh nghiệp phát hiện sở thích
của khách hàng
Đồ thị cụm giúp nhận dạng các phần khúc thị trường và phát hiện sơ thích
của khách hàng.
- So sánh chuẩn là việc so sánh sản phẩm hoặc quy trình sản xuất với sản
phẩm có chất lượng cao nhất cùng loại. So sánh chuẩn trước hết cần tìm những sản
phẩm hoặc quy trình sản xuất có chất lượng cao nhất hoặc hiện đại nhất, so sánh
với sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp, và thực hiện kiến nghị cho việc cải tiến
dựa trên kết quả so sánh.
Doanh nghiệp so sánh có thể hoàn toàn không cùng ngành nghề. Ngược lại
quá trình kỹ thuật lại liên quan đến việc khám phá cẩn thận từng chi tiết trong sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh từ đó thực hiện những cải tiến cho sản phẩm của
doanh nghiệp.
Hình 2.4 Ví dụ về đồ thị cụm