Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Vai trò của canxi (calcium -Ca) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.51 KB, 8 trang )


Vai trò của canxi
(calcium -Ca)


Trong vỏ quả đất Ca chiếm khoảng
3,6%. Ca có hóa trị 2, là chất có
hoạt tính cao, đồng thời là chất khử
mạnh. Cây hút Ca ở dạng cation
của các muối khác nhau. Ca ở
thân, lá nhiều hơn là ở rễ và mô
già nhiều hơn mô non. Ca tập trung
nhiều trong vỏ tế bào ở dạng pectat
Ca, một phần nằm trong chất
nguyên sinh và dịch bào ở dạng
muối oxalate Ca.
Ca ít tham gia vào việc xây dựng
nên chất hữu cơ nhưng có tác dụng
quan trọng trong việc xây dựng cấu
trúc tinh vi của tế bào sống. Nó là
cầu nối trung gian giữa các thành
phần hóa học của chất nguyên sinh.
Do đó, Ca là nhân tố hình thành
cấu trúc không gian ổn định của
nhiều bào quan như ribosome,
nhân, ty thể, lạp thể
Ca được phát hiện có ở màng nhân
tế bào, chứng tỏ Ca có liên quan
chặt chẽ đến sự phân chia tế bào.
Ca còn có ở trong chromosome,
như vậy có thể cùng với Mg, Ca


đã tham gia với tư cách là cầu
nối ADN với protein của nhân tế
bào.
Ca bảo đảm hình thành chất gian
bào (pectat Ca) gắn các tế bào lại
với nhau. Ca còn có tác dụng điều
tiết mạnh mẽ các quá trình sinh lý
và trao đổi chất của tế bào, vì Ca
ảnh hưởng đến trạng thái hóa lý của
chất nguyên sinh, đến độ nhớt, tính
thẩm thấu.
Ca có tác dụng đối kháng với K
(các chỉ tiêu hóa lý hóa keo của
chất nguyên sinh) do đó có tác
dụng rõ rệt đến tính thấm của tế
bào. Ca là thành viên cố định của
màng chất nguyên sinh, nó tham
gia vào thành phần của lớp lipoid
tạo thành các hợp chất với
phosphate (Ca có thể nằm giữa 2
gốc P của các phân tử leucitin); Ca
làm giảm độ phân tán của keo,
giảm độ ngậm nước của chất
nguyên sinh làm cho hoạt động
sống của chất nguyên sinh yếu đi.
(Ca gây co nguyên sinh lõm, K gây
co nguyên sinh lồi).
Thiếu Ca thì các cation K
+
,

Mg
2+
có thể bị rửa trôi từ rễ ra
ngoài dung dịch. Trong môi
trường chua (pH= 4) người ta
thấy K đi từ rễ ra ngoài dung
dịch nhưng nếu có Ca thì hiện
tượng này không xẩy ra.
Ca có tác dụng trung hòa các acid
hữu cơ ở trong cây tạo thành các
dạng muối Ca như oxalate Ca, v.v.
do đó hạn chế độc cho cây.
Ca còn có tác dụng làm giảm độc
của ion H
+
trong đất và là nhân lố
chủ yếu điều hòa độ chua của tế
bào.
Gần đây người ta thấy Ca tham
gia vào việc cấu tạo của một
số enzyme như amylase,
proteinase của một số vi khuẩn, ở
đây từng nhóm cấu trúc riêng biệt
của enzyme được liên kết lại với
nhau là nhờ có Ca làm cầu nối.
Chính đó là cơ sở cho amylase chịu
được nhiệt độ cao. Ion Ca
2+
còn
làm tăng hoạt tính của lipase, ATP-

ase, phosphatase và nhiều enzyme
khác.
Ca có tác dụng làm giảm hoạt tính
sinh lý của một số ion khác như
Mg
2+
, Al
3+
, NH
4+
nhờ đó tránh
ảnh hưởng tác hại của nồng độ cao
của các chất đó.
Ca làm tăng tính dễ tiêu của Mo và
làm giảm khả năng đồng hóa của
các nguyên tố vị lượng như B, Mn,
Cu, Zn và cả nguyên tố đại lượng
như Fe, P.
Ca rất cần cho quá trình phân chia
tế bào và cho sự sinh trưởng trong
pha lớn lên. Ca cũng cần cho sự
sinh trưởng của bộ rễ.
Những điều nói trên cũng cho thấy
biện pháp bón vôi ngoài tác dụng
cải tạo lý hóa tính của đất, tạo độ
chua thích hợp cho sự phát triển
bình thường của cây và vi sinh
vật có ích đồng thời đảm bảo
cho cây một nguyên tố dinh
dưỡng cần thiết. Trong thực tiễn

sản xuất nông nghiệp Ca được sử
dụng khá rộng rãi dưới nhiều dạng.
Ví dụ dùng vôi bón đất chua;
Ca(NO
3
)
2
.4H
2
O là dạng phân N
rất tốt. Cyanamite Ca (CaCN
2
)
cũng là loại phân đạm. Ngoài ra
còn có CaHPO
4

Ca(H
2
PO4)
2
.H
2
O mà người ta gọi
là supperphosphate.
Vôi có tác dụng rất tối đối với cây
họ đậu (lạc mọc rất nhanh, cây
cứng, củ chắc và vỏ củ mỏng, rễ lạc
phát triển bình thường ít bị thối,
tăng chống chịu sâu bệnh).

Thiếu Ca trầm trọng thì ngọn cành
ngừng mọc, lá non chết, làm hạn
chế sinh trưởng.
Hương Thảo

×