Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Quy luật 80/20 - Quy luật vàng của mọi thời đại pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.14 KB, 8 trang )

Quy luật 80/20 - Quy luật vàng của
mọi thời đại
Vào một lúc nào đấy trong cuộc sống, chúng ta sẽ biết qua quy
luật 80/20. Khá đơn giản, vì quy luật này nói lên rằng với 20% nỗ
lực sẽ tạo ra 80% kết quả cuối cùng. Có thể bạn đã biết đến quy
luật này dưới cái tên “Quy luật Pareto” hay “Quy luật nỗ lực tối
thiểu”. Tôi dám chắc với bạn rằng, đây là một khái niệm tiềm ẩn
bên trong nó nguồn sức mạnh to lớn. Hy vọng qua bài viết này,
bạn sẽ định hướng được thời gian và sức lực của mình vào
những việc có thể mang lại kết quả khả quan nhất.
Tổng quan về quy luật 80/20
Vào năm 1897, Vilfredo Pareto, một nhà kinh tế học người Italia,
trong khi đang học về sự phân bố của cải và thu nhập tại nước
Anh trong thế kỷ 19, đã phát hiện ra, phần lớn diện tích đất đai và
thu nhập được kiểm soát bởi một lượng nhỏ số người trong xã
hội. Trên thực tế, 20% dân số kiểm soát đến 80% của cải và thu
nhập.
Trong những phân tích và nghiên cứu tiếp theo, nhà kinh tế học
huyền thoại này đã phát hiện ra rằng, nguyên tắc này không chỉ
đúng trong nhiều quốc gia, giai đoạn lịch sử mà còn đúng với
những gì xảy ra ngay trong khu vườn ông ta. Ở đây, ông ta thấy
được, chỉ 20% cây đậu Hà Lan ông trồng đã cho ra đến 80% hạt
đậu mà ông thu hoạch được.
Từ khi quy luật này ra đời, nhiều nhà nghiên cứu khác đã phát
biểu tương tự như: 20% tội phạm là nguyên nhân của 80% các
vụ phạm tội. 20% số người lưu thông trên đường tạo ra 80% các
vụ tai nạn. 20% tuyến đường chiếm 80% lưu lượng xe cộ hàng
ngày. 20% những lỗi hàng hoá làm nảy sinh 80% các vấn đề rắc
rối.
Thường gặp nhất là chúng ta vẫn nghe nói rằng, 20% khách hàng
tạo ra 80% lợi nhuận cho một doanh nghiệp.


Tôi tin rằng, các bạn thử quan sát xung quanh mình hay nhìn lại
quỹ thời gian hàng ngày, hãy xem những kết quả bạn đạt được,
chúng xảy ra theo quy luật 50/50 hay 80/20?
Richard Kock, người sáng lập ra Bain & Co và BCG Consultant,
từng khẳng định rằng: “20% việc chúng ta làm tạo ra 80% kết
quả, nhưng 80% công việc còn lại chỉ tạo được 20% kết quả cuối
cùng mà thôi. Chúng ta đang phí phạm 80% thời gian của mình
vào những việc kém hiệu quả”. Vậy lời khuyên của Koch là, thay
vì cật lực theo đuổi tất cả các cơ hội sẵn có, chúng ta hãy bình
tĩnh hơn, làm việc ít hơn và tập trung định hướng vào những mục
tiêu có giá trị nhất dựa trên cách suy nghĩ của quy luật 80/20”.
Luật 80/20 trong cuộc sống kinh doanh
Vài tháng trước, tôi có nói chuyện với một người bạn làm trong
lĩnh vực in ấn quảng cáo. Anh ta đang cố gắng mở rộng hệ thống
và muốn tìm kiếm những khách hàng tiềm năng mới. Rất tiếc,
anh ta chỉ đủ thời gian để quản lý hệ thống những khách hàng
sẵn có, nên chưa thể phát triển được. Khi tôi nói về quy luật
80/20, anh ta phát hiện ra rằng, chỉ có khoảng 20% khách hàng
đem lại hầu hết lợi nhuận trong công ty. Trong khi, 80% số khách
hàng hiện tại chẳng những không đem lại nhiều lợi nhuận mà đôi
khi còn khiến anh ta mệt mỏi. Có thể còn nhiều yếu tố liên quan
đến quản trị doanh nghiệp, xây dựng chiến lược kinh doanh trong
trường hợp này, nhưng điều tôi muốn nói ở đây là, quy luật 80/20
tồn tại trong nhiều trường hợp hiển nhiên, đến mức chúng ta đôi
lúc chẳng nhận ra sự hiện diện của nó.
Ngày nay, mở rộng kinh doanh có lẽ là mong muốn của hầu hết
các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều doanh
nghiệp dường như luôn thích thú với ngọn núi bên cạnh hơn là
ngọn núi mình đang đứng. Kết quả, họ mất đi sự tập trung cần
thiết để duy trì và phát triển thế mạnh của mình. Trong khi lẽ ra

phải tập trung hơn vào sở trường, họ lại thích dàn trải hơn và
trong hầu hết các trường hợp, kết quả kinh doanh thường bi quan
hơn.
Trên thị trường, có rất nhiều chủng loại sản phẩm mà ở đây, 20%
thương hiệu đứng đầu chiếm đến 80% thị phần. Đó cũng chính là
lý do vì sao tập đoàn GE có lúc đã bán đi tất cả thương hiệu
không phải là đứng đầu hay đứng thứ hai. Trong kinh doanh nói
chung và marketing nói riêng, tập trung luôn là một vấn đề cốt lõi
và cần thiết để thành công. Cho dù đó là một thành công về thị
phần, doanh thu hay sự phát triển dài hạn trong tương lai. Vậy
ngay hôm nay, hãy xác định những sản phẩm hay khách hàng
nằm trong “Top 20%” của mình và dành cho họ nhiều thời gian và
nỗ lực!
Nghiên cứu – học tập
Bạn thường đọc một cuốn sách như thế nào? Từ trang này sang
trang khác? Như vật, bạn đang lãng phí rất nhiều thời gian của
chính mình. Thông thường, 80% những thông tin có giá trị nhất
gói gọn trong 20% nội dung của quyển sách và nó thường chỉ
chiếm 20% thời gian so với khoảng thời gian hầu hết mọi người
xem xong toàn bộ quyển sách.
Nếu bạn đọc một quyển sách hay tài liệu để giải trí, tôi khuyên
bạn hãy thử đọc mục lục và phần giới thiệu đầu tiên. Sau đó, là
phần kết luận trước khi sang chương đầu, xem qua các biểu đồ,
hình vẽ nếu có. Quay lại phần kết luận một lần nữa và có thể xem
chi tiết vài phần bạn cảm thấy thật sự thú vị. Với cách đọc như
vậy, bạn sẽ nắm được nội dung chính yếu nhất của quyển sách.
Tốt hơn nữa, bạn có thể ghi chú lại hoặc làm “slide” tóm tắt về nó.
Việc cần và nên làm là, nhớ xem chúng ta có thể tìm được thông
tin cần thiết ở đâu từ tài liệu đã xem trong thời gian ngắn nhất.
Trong thế giới tràn ngập những thông tin quá tải như hiện nay,

việc rèn luyện và tuân thủ theo quy luật 80/20 là cấp thiết và quan
trọng hơn bao giờ hết.
Xã hội
Hãy ngẫm lại xem, có lẽ bạn sẽ nhận ra rằng, 20% số bạn bè của
bạn đem đến cho bạn 80% niềm vui và sự hài lòng. Có vẻ hơi
khó nghe nhưng tại sao bạn không dùng nhiều thời gian gặp gỡ
những người bạn giúp bạn cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn
những người bạn khác? Giữ cho tinh thần thoải mái cũng là một
yếu tố rất quan trọng để giữ gìn sức khoẻ và đạt được thành
công trong công việc. Vậy tại sao không áp dụng ngay quy luật
80/20 này vào cuộc sống để xem bạn sẽ cảm thấy thoải mái và
dễ chịu hơn như thế nào?
Tổng kết
Theo Richard Koch, “Quy luật 80/20, có thể giải phóng bạn. Bạn
có thể làm việc ít hơn mà vẫn có thể kiếm nhiều lợi nhuận hơn,
vui vẻ và nhàn nhã hơn”.
Hiện tại, người ta đã nói đến quy luật 90/10. Trên thực tế, 10%
dân số thế giới đang nắm giữ 90% tài sản, trong khi 90% dân số
còn lại chỉ sở hữu có 10% toàn bộ tài sản trên thế giới. Nỗ lực tối
thiểu đang tạo ra kết quả to lớn hơn, đòi hỏi chúng ta cần phải
tập trung cao độ hơn. Nếu bạn muốn nằm trong số 10% dân số
nói trên, tôi tin rằng quy luật này rất cần thiết và hữu ích cho
bạn.Sau cùng, xin nhớ rằng, cố gắng ít hơn và kết quả cao hơn
mới là những điều thật sự tốt. Hãy bắt đầu tìm kiếm và củng cố
20% của riêng mình để tiếp tục nâng hiệu quả làm việc lên gấp
nhiều lần.

×