Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

quảng cáo truyền hình cuộc chơi của những ông lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.96 KB, 6 trang )

Quảng cáo truyền hình:
Cuộc chơi của những ông lớn
Không chỉ những nhà sản xuất đa quốc gia, mà các doanh nghiệp lớn trong
nước cũng đang đổ tiền vào các chiến dịch quảng bá sản phẩm trên truyền
hình.

Quảng cáo truyền hình: Cuộc chơi của những ông lớn
Đất xắt ra miếng

Chỉ trong 2 tiếng đồng hồ một buổi tối thứ 6 cuối tháng 8, nhân viên của một
công ty nghiên cứu thị trường đã đếm được tổng cộng 112 lượt quảng cáo
truyền hình của 48 nhãn hiệu trên kênh VTV3. 9 trong số 48 nhãn hiệu đó
xuất hiện đến 4 lần, phần lớn là hàng tiêu dùng nhanh và dược phẩm.

Cuộc khảo sát này cũng cho ra con số 60% các mẫu quảng cáo xuất phát từ
công ty nước ngoài, 40% còn lại là của các công ty trong nước. Tần suất của
các quảng cáo này xuất hiện dày đặc hơn vào hai ngày cuối tuần.

Điều này cho thấy quảng cáo trên truyền hình ngày càng có đất đề phát triển,
không chỉ quảng cáo của các công ty hàng tiêu dùng hay dược phẩm mà còn
nhiều nghành khác. Và không chỉ những nhà sản xuất đa quốc gia mà các
doanh nghiệp lớn trong nước cũng đang đổ tiền vào các chiến dịch quảng bá
sản phẩm.

Vinamilk là một cái tên được nhắc đến khá nhiều trong thời gian qua. Vào
năm 2007, thị trường sữa được chia cho Vinamilk, Dutch Lady, Ba Vì, và
Mộc Châu. Nhưng đến nay, Vinamilk đã đẩy các đối thủ về phía sau, khi
chiếm thị phần đến 40% thị trường sữa Việt Nam. Sự thành công của
Vinamilk theo các chuyên gia mang dấu ấn rất lớn của các chiến dịch quảng
cáo.


Trong tổng ngân sách 1.812 tỷ đồng dành cho tiếp thị và bán hàng năm 2011,
Vinamilk đã chi đến 902 tỷ cho quảng cáo. Có thể nói, đây là một ván bài lớn
khi Vinamilk biết các đối thủ không chịu đứng yên và luôn cảm thấy họ đang
"phà hơi nóng đằng sau gáy" mình trong cuộc đua khốc liệt của nghành sữa.

Samsung cũng gây sửng sốt khi chi một số tiền kỉ lục cho quảng cáo trong
nửa đầu năm 201. Theo một nguồn tin, chi cho quảng cáo hai mặt hàng ti vi
và điện thoại di động của thương hiệu này đã lên đên 44 triệu đô la Mỹ. Riêng
đối với ti vi, Sam sung chi nhiều tiền hơn các đối thủ là Toshiba, Sony trên cả
truyền hình và báo in, và chỉ chịu chi ít hơn trong mảng quảng cáo mạng.

Trong khi đó mặt hàng điện thoại di động được Samsung đổ vào gần 1 triệu
đô la Mỹ cho quảng cáo truyền hình, hơn rất nhiều con số 400.000 đô la Mỹ
của Nokia, và gần gấp đôi ngân sách quảng cáo của các đối thủ còn lại như
HTC hay LG. Quảng cáo của Samsung đã mang lại cho họ thị phần gia tăng
ngoạn mục trong nghành điện tử, từ 28,6 lên 32,9% trong vòng 6 tháng đầu
năm 2012.

Vianamilk và Samsung chưa phải là các đại diện điển hình nhất trong các ông
lớn mạnh tay chi tiền cho quảng cáo. Số liệu của một hãng nghiên cứu thị
trường cho thấy, mạnh tay nhất vẫn là hai công ty đa quốc gia Unilever và
Procter & Gamble.

Theo sau đó là Tân Hiệp Phát với hàng loạt nhãn hiệu nước giải khát. Công ty
Việt Nam có doanh số 18.000 tỷ đồng này đang là mục tiêu nhắm đến của rất
nhiều nhà quảng cáo trong và ngoài nước.

Vì sao quảng cáo?

Bất chấp kinh tế khó khăn, quảng cáo trên truyền hình sáu tháng đầu năm

2012 vẫn có sự tăng trưởng ngoạn mục, hơn 34% so với 6 tháng đầu năm
2011. Chi phí quảng cáo trên truyền hình không hề rẻ, khi một lượt quảng cáo
vào giờ vàng có giá từ 120-150 triệu đồng/30 giây. Rơi vào các chương trình
giải trí đình đám, mức giá lên đến 180 triệu.

Vậy tại sao các doanh nghiệp lại tiếp tục đổ tiền vào quảng cáo?

Theo một số chuyên gia, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng đối với quảng
cáo trên truyền hình ở Việt Nam, tuy có giảm trong trong hai năm gần đây
nhưng vẫn còn ở mức cao, hơn 60%. Khảo sát thị trường cả của nhà sản xuất
lẫn các công ty chuyên nghiệp đều cho thấy tâm lý của khách hàng, đặc biệt là
ở vùng nông thôn hay ở chợ truyền thống, khi đến các điểm bán lẻ là hỏi mua
những mặt hàng "hôm qua thấy trên ti vi".

Hơn nữa, giữa lúc thị trường chững lại, các đối thủ cắt giảm chi phí, người
tiêu dùng thắt lưng buộc bụng, các doanh nghiệp có tiềm lực càng ra sức giữ
thị phần và quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Như lời chủ tịch một tập
đoàn đa quốc gia, không nhất thiết phải hạ giá thành hay giảm quảng cáo. "Đó
không phải là cặp phạm trù phải chọn lựa. Bạn cần phải có một mức giá phải
chăng, và bạn cần phải quảng cáo", ông lý giải.

Theo ông Trần Bảo Minh, Phó tổng giám đốc điều hành Công ty Thực phẩm
Á Châu, thời điểm hiện tại là cơ hội rất lớn của các doanh nghiệp có tiềm lực.
Vấn đề là các doanh nghiệp không nên đòi hỏi quảng cáo sẽ mang về doanh
thu ngay lập tức, mà lắm lúc là để xây dựng thị trường, làm nền tảng cho một
loạt sản phẩm khác trong một chiến lược đường dài.

Năm 2011, Asia Food chi 150 tỷ đồng cho quảng cáo. Năm nay, ông Minh
cho biết sẽ đầu tư mạnh hơn nữa vào các sản phẩm mì gói, cháo ăn liền.
"Khoảng một năm nữa, sản phẩm Gấu yêu của chúng tôi sẽ trở nên nổi tiếng",

ông Minh khẳng định.

Đổ tiền vào quảng cáo là một bài toán hóc búa, nếu không muốn nói là một
ván bài mạo hiểm của nhiều doanh nghiệp. Cuộc chơi này không dành cho
những doanh nghiệp tiềm lực yếu, hay các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà chỉ
phù hợp với những ai có nhiều tiền.

Để không bị lọt thỏm giữa rừng quảng cáo này, doanh nghiệp hoặc tăng
cường độ quảng cáo lên, hoặc phải hết sức sáng tạo. Dẫu vậy, quảng cáo dội
bom chưa hẳn mang đến thành công, vì nếu không biết cách khai thác, doanh
nghiệp có thể bị lâm vào tình cảnh xây nhà trên cát.


×