Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Biểu tượng trong văn hoá - 1 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.99 KB, 6 trang )

Biểu tượng trong văn hoá - 1
Đi tìm bản sắc văn hóa dân tộc qua thế giới biểu tượng

Bàn về bản sắc Văn hoá dân tộc quả là một việc làm hết sức khó khăn. Biết
bao nhiêu công trình và bút mực nhằm tập trung vào câu hỏi “bản sắc dân
tộc là gì?”, nhưng cuộc hành trình truy tìm này vẫn còn tiếp tục. Không thể
nói việc làm này là viển vông và không có thật.

Bản sắc văn hoá dân tộc bao hàm những mặt được hình thành và gắn bó với
dân tộc từ thưở xa xưa, các mặt này được duy trì theo quá trình của lịch sử.
Đó là các kiểu quan hệ hay một kiểu lựa chọn riêng của một cộng đồng về
một phương thức ứng xử nào đó, khiến cho mỗi dân tộc hiện ra với những
nét độc đáo nhằm phân biệt với các dân tộc khác.

Có thật nhiều cách trả lời khác nhau về bản sắc dân tộc, và mọi người cũng
mặc nhiên công nhận rằng bản sắc dân tộc là cái có thật, nên rất nhiều công
trình gắng công tìm hiểu. Nhưng truy tìm theo hướng nào và bằng cách nào
là điều cần bàn đến. Bởi một lẽ ngay trong bản thân khái niệm văn hoá cho
đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi do đứng ở nhiều góc độ khoa học khác nhau
để nghiên cứu. Song ở đây chúng ta không sa đà vào việc truy tìm một cách
kiệt cùng về định nghĩa của văn hoá, vì càng đi sâu tìm hiểu khái niệm này
thì càng thêm phức tạp. Tựu chung, xét về mặt biểu hiện, văn hoá là một
hiện tượng xã hội mà không phải là hiện tượng tự nhiên, và nó thuộc về giá
trị tinh thần. Theo nghĩa chung nhất, văn hoá được xem là toàn bộ những
hoạt động sáng tạo của con người trong quá khứ cũng như trong hiện tại tạo
thành những chuẩn mực - giá trị, thị hiếu và truyền thống, gọi chung là hệ
giá trị - xã hội, một thành tố cơ bản làm nên bản sắc riêng của mỗi cộng
đồng dân tộc. Hệ giá trị xã hội nào cũng đều nhằm vào sự thoả mãn nhu cầu
vật chất và tinh thần của con người, nó được biểu hiện trở thành các biểu
tượng văn hoá - các khuôn mẫu và chuẩn mực văn hoá.


Theo toàn thư quốc tế về phát triển văn hoá (International Thesaurus on
Cultural Development) của UNESCO: “Văn hoá là một tập hợp các hệ thống
biểu tượng, nó quy định thế ứng xử của con người và làm cho một số đông
người có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ lại thành một cộng đồng riêng
biệt” [1]. Sự hình thành và phát triển văn hoá luôn dựa vào năng lực của con
người trong việc nhận thức và sáng tạo ra các loại hình ngôn ngữ kí hiệu -
biểu tượng ( Symbol). Bởi lẽ, biểu tượng luôn chứa đựng trong nó những giá
trị, mà đằng sau các giá trị thường ẩn dấu một nhu cầu nào đó của con
người. Trong mọi nhu cầu của đời sống xã hội thì nhu cầu văn hoá là nhu
cầu cao nhất - nhu cầu giải trí và sáng tạo ra các tác phẩm văn hoá. Sự đa
dạng của văn hoá biểu hiện tính phong phú và tính nhiều vẻ của thế giới biểu
tượng.
Khi nhấn mạnh đặc trưng cơ bản của văn hoá là mang tính biểu tượng
(Symbolic) thì đó cũng là lý do khiến phải xem xét kĩ hơn về loại hình ngôn
ngữ - kí hiệu tượng trưng này.

Biểu tượng là gì? Để tạm hiểu, ta có thể gọi nó là cái được dùng để biểu thị
một cái gì đó. Nó là hình ảnh tượng trưng được phô bày ra khiến người ta
cảm nhận một giá trị trừu suất tức là thế giới của ý nghĩa, cũng là thế giới
của văn hoá.

Từ điển Petit Larousse cho rằng: “Biểu tượng là dấu hiệu hình ảnh, con vật
sống động hay đồ vật biểu hiện một điều trừu tượng, nó là hình ảnh cụ thể
của một sự vật hay một điều gì đó”.

C.G.Jung - nhà phân tâm học người Thuỵ Sỹ cũng quan niệm về biểu tượng
như sau:

“Biểu tượng là một danh từ, một tên gọi hay một đồ vật, ngay cả khi là quen
thuộc ở trong đời sống hàng ngày, nhưng vẫn chứa đựng những mối liên hệ

về mặt ý nghĩa, bổ sung vào cái ý nghĩa ước định hiển nhiên và trực tiếp của
chúng”. [3]

Trong Dịch thuyết cương lĩnh của Chu Hy, nhà triết học đời Tống cũng giải
thích: “Tượng là lấy hình này để tỏ nghĩa kia” [4] , tức là dùng cái tri giác để
nói lên cái khó có thể tri giác, hay dùng cái tĩnh để nói cái động, dùng cái cụ
thể để nói cái trừu tượng, dùng cái hữu hình để nói cái vô hình v.v…

Biểu tượng là loại hình “kí hiệu” rất cổ xưa ra đời từ buổi bình minh của lịch
sử hình thành nhân loại. Biểu tượng được coi như là công cụ của tư duy
trong tiến trình nhận thức của con người. Nó là con đẻ của sự liên tưởng và
tưởng tượng, giúp cho con người khám phá ra thế giới đầy ý nghĩa. Nhiều
nhà nhân học văn hoá còn cho rằng “đơn vị cơ bản” của văn hoá chính là
biểu tượng - vật hàm chứa thông tin, và là hạt nhân “di truyền xã hội” đầu
tiên của loài người.

Thế giới biểu tượng là thế giới của ý nghĩa. Quá trình sáng tạo ra hệ thống
các biểu tượng cũng là quá trình “khách thể hoá” những “năng lực bản chất
người” để tạo nên thế giới văn hoá. Có thể xem văn hoá là toàn bộ thế giới
thông tin, không kể di truyền sinh vật, là biện pháp nhằm tổ chức, bảo vệ và
truyền bá thông tin. Như vậy, biểu tượng chính là hình thức ngoại hiện của
văn hoá, còn hệ thống ý nghĩa nằm bên trong mỗi biểu tượng là nội dung cơ
bản của nó. Văn hoá được coi như là một “văn bản” các hệ thống biểu
tượng.

Biểu tượng bao gồm mọi dạng thức hình ảnh tác động chủ yếu đến thính
giác và thị giác gây cho con người những rung động, những cảm xúc về
chúng theo nhiều mức độ khác nhau. Biểu tượng có mặt hầu hết trong các
mặt biểu hiện của đời sống từ lĩnh vực tôn giáo, nghệ thuật, chính trị, văn
hoá - xã hội… cho đến cả trong giấc mơ của con người. Thực chất cuộc sống

ngoài những nhận thức bằng tư duy lý tính mang tính khoa học thông qua
những hệ thống khái niệm và phạm trù v.v… thì còn biết bao điều không thể
hiểu biết trực tiếp được, nên người ta đã dùng một “vật môi giới” làm trung
gian nhằm để hiểu được những điều khó có thể tri giác, ta gọi đó là biểu
tượng như: “Rồng” biểu tượng cho quyền uy tối cao; “Rùa” biểu tượng cho
sự trường tồn, phúc thọ; “Bồ câu” biểu tượng cho hoà bình; “Hoa sen” biểu
tượng cho sự thanh cao; “Cái bắt tay” biểu tượng cho sự thân thiện v.v…
Biểu tượng là phương thức nhận thức của con người, nó biểu thị toàn bộ tâm
cách cũng như tính cách của một dân tộc, tính phong phú của biểu tượng
cũng là sự tương ứng với tính đa dạng của cuộc sống, mà con người cần truy
tìm và nắm bắt lấy nó, nhằm thoả mãn mọi nhu cầu của con ngưới trong đời
sống xã hội. Thế giới biểu tượng là một vùng mù đầy ý nghĩa mà con người
là một động vật có năng lực biểu trưng và biết sử dụng các biểu tượng
(Homo - Symbolius).

Biểu tượng sống tiềm ẩn từ cõi vô thức, mà sự sáng tạo ra các biểu tượng lại
ở thế giới hữu thức, tức nó ra đời trong lòng đời sống của con người. Do đó
biểu tượng có những chức năng mà qua đó con người có thể khám phá cũng
như nhận thức sâu sắc cuộc sống của mình, từ đó tạo ra những biến đổi rất
lớn trong sự phát triển toàn diện về nhân cách của mỗi con người, nói khác
biểu tượng có chức năng chung nhất là điều chỉnh và định hướng trở lại đời
sống xã hội. Nó có vai trò làm động lực thúc đẩy cho xã hội phát triển. Đó
cũng là tính văn hoá của biểu tượng.

Về chức năng của biểu tượng như đã biết, chức năng đầu tiên của nó là chức
năng khám phá ra những giá trị, tức tri giác những điều khó có thể tri giác
bằng khái niệm. Đó là sự truy tìm của trí tuệ vào cõi vô minh, nhằm tìm cách
biểu hiện ra những ý nghĩa nào đó mà lý trí khó nắm bắt được.

Biểu tượng mở rộng trường ý thức trong mọi lĩnh vực, điều mà không thể

xảy ra được nếu như đòi hỏi ở biểu tượng một sự chính xác, cụ thể, theo kiểu
tư duy logic - khoa học. Vì khoa học là sự biểu hiện bằng các kí hiệu mang
tính chính xác như dấu hiệu của toán học. Còn biểu tượng không mang tính
cụ thể, chính xác mà nó là cái trừu tượng, đa nghĩa như các biểu tượng Âm -
Dương trong Kinh Dịch: Vạch liền (-) là tượng Dương, còn hiểu là cha, mặt
trời, lửa, ngày, hoà bình v.v…; Vạch đứt ( ) là tượng Âm còn hiểu là mẹ,
mặt trăng, nước, đêm, chiến tranh v.v…

Ngoài ra, biểu tượng còn có chức năng thay thế, nhằm trả lời những câu hỏi
hay thoả mãn một ước vọng nào đó của con người, và chức năng siêu
nghiệm để tiếp cận các yếu tố thuộc lĩnh vực tâm linh. Chức năng giao tiếp
nhằm giúp cho con người liên kết lại với nhau. Song quan trọng hơn cả là
chức năng liên kết xã hội và chức năng giáo dục của biểu tượng.



×