Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Loét chân trên bệnh nhân Đái tháo đường doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.39 KB, 7 trang )

Loét chân trên bệnh nhân
Đái tháo đường

Viết bởi Bs.Ngô Thế Phi
Loét chân trên bệnh nhân đái tháo đường xảy ra trên cả type 1 và type
2.Tới 25% bệnh nhân đái tháo đường có các vấn đề về bàn chân. Bệnh loét chân
do đái tháo đường thường xảy ra ở lòng bàn chân. Có nguy cơ đoạn chi tới hơn
80% .Tuy nhiên nếu được điều trị sớm, kết quả sẽ tốt hơn.
Biến chứng bàn chân do Đái tháo đường là nguyên nhân gây cắt cụt chân
thường gặp nhất ở các nước công nghiệp. Nguy cơ đoạn chi của bệnh nhân Đái
tháo đường cao hơn 15 tới 46 lần so với người không bị Đái tháo đường. Ngoài
ra, biến chứng bàn chân là nguyên nhân nhập viện thường gặp nhất của bệnh nhân
Đái tháo đường.
Đại đa số những biến chứng bàn chân do Đái tháo đường dẩn tới đoạn chi
bắt đầu bằng loét da. Phát hiện sớm và điều trị thích hợp các vết loét có thể phòng
ngừa tới 85 % các trường hợp đoạn chi.
Nguyên nhân
Đái tháo đường có thể làm tổn thương dây thần kinh của chân và bàn chân
làm bệnh nhân không cảm thấy đau hay bóng nước khi nó bắt đầu xuất hiện. Nếu
không được phát hiện, những bóng nước sẽ lớn hơn và bị nhiễm trùng. Điều này
có thể dẫn đến cắt cụt ngón, bàn chân hay thậm chí cả chân.
Yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng loét chân :
 Biến chứng thần kinh ngoại biên : (tê, ngứa ran, hoặc cảm giác nóng
rát bàn chân)
 Bệnh mạch máu ngoại biên (giảm tưới máu tới chân)
 Mang giày không phù hợp
 Biến dạng bàn chân
 Cục chai ở chân
 Hút thuốc lá
Triệu chứng


 Nếu có bất cứ triệu chứng nào sau đây, bạn nên khám bác sỹ :
 Vết thương, loét, hoặc bóng nước trên bàn chân hoặc bàn chân.
 Đau
 Đi bộ khó khăn
 Đổi màu da ở chân: đen, xanh, hoặc đỏ
 Lạnh chân
 Sưng phồng ở chân hoặc mắt cá
 Sốt, đỏ da hoặc sưng, hoặc các dấu hiệu khác của nhiễm trùng
Chẩn đoán
Bác sỹ sẽ cần làm một số xét nghiệm để đánh giá mức độ trầm trọng của
vết thương :
 Cấy vết thương để xác định xem có hiện diện của nhiễm trùng hay
không
 Chụp X-quang để xác định nhiễm trùng ở xương hay không,
 Siêu âm Doppler mạch máu hoặc chụp động mạch để đánh giá lưu
lượng máu tới chân có đầy đủ hay không.
 Xét nghiệm đường huyết và HbA1C
 Công thức máu để xác định xem có bằng chứng của các nhiễm trùng
Điều trị
Điều trị bao gồm :
Thuốc
Regranex gel là thuốc được sự chấp thuận của FDA để điều trị loét bàn
chân đái tháo đường.Thuốc chứa yếu tố tăng trưởng giúp mau lành vết thương.
Nâng cao chân
Tránh áp lực lên vết loét chân giúp mau lành vết thương. Đôi khi, bàn chân
được đặt trên máng bột để giảm áp lực trên chân.
Chăm sóc vết thương
Làm sạch vết thương và thay băng thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm
trùng.
Kháng sinh

Kháng sinh thường được sử dụng, ngay cả khi những dấu hiệu nhiễm trùng
không rỏ ráng để ngăn chặn sự lây nhiễm. Thông thường kháng sinh được sử dụng
từ 4-6 tuần.
Kiểm soát đường huyết
Ổ loét bị nhiễm trùng có thể gây tăng đường huyết . Đường huyết cao gây
giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và ngăn cản quá trình lành vết thương. Vì
vậy, kiểm soát đường huyết bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và uống thuốc
điều trị đái tháo đường, sẽ giúp chống nhiễm trùng và mau lành vết thương. Đôi
khi chích insulin là cần thiết trong thời gian ngắn để đạt được sự tối ưu trong kiểm
soát đường huyết.
Ghép da
Ghép da giúp mau lành vết thương trong trường hợp vết thương lớn và
không đáp ứng với điều trị thông thường.
Phẩu thuật
Việc cắt lọc nhằm loại bỏ các mô chết xung quanh vết thương là cần thiết
để làm sạch vết thương và thúc đẩy mau lành vết thương. Phẫu thuật bắt cầu mạch
máu qua chổ tắc để giúp cải thiện lưu lượng máu trong động mạch của chân có thể
giúp chữa lành vết thương và tránh đoạn chi. Như là một phương sách cuối cùng,
phẩu thuật đoạn chi có thể cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng với
phần còn lại của cơ thể.
Phòng ngừa.
Để giảm nguy cơ bị loét bàn chân do đái tháo đường, tuân thủ theo các
bước sau:
 Rửa chân hàng ngày và lau khô giữa các ngón chân thật kỹ trước khi
đưa giày và vớ . Không mặc vớ quá chặt .
 Bạn có thể sử dụng dung dịch làm ẩm da đối với da khô. Không nên
thoa kem giữ ẩm giữa các ngón chân, vì độ ẩm có thể thu hút thêm các vi khuẩn.
 Sau khi rửa chân,bạn nên kiểm tra chân hàng ngày tìm kiếm các vết
loét mà bạn có thể không thể cảm thấy. Sử dụng tấm kiếng hay nhờ người khác
xem các phần của bàn chân mà bạn không thấy được, vd: lòng bàn chân.

 Bác sĩ cần phải khám chân của bạn bằng dụng cụ monofilament để
phát hiện biến chứng thần kinh ngoại biên ít nhất một năm một lần . Nếu bạn tìm
thấy một điểm đau bất cứ lúc nào, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.
 Bệnh nhân đái tháo đường cần cắt móng ngang và dũa nhẹ nhàng ,
tránh cắt khóe chân.
 Chọn giày thích hợp, nên mua giày vào buổi chiều.
 Tránh hút thuốc.
 Tập thể dục hàng ngày, với sự chấp thuận của bác sĩ, để cải thiện
dòng chảy máu và đường huyết
 Không được đi chân không, dù là đi trong nhà. Không nên mang dép
kẹp, vì có thể loét ở giữa ngón cái và ngón thứ 2.
 Những cục chai có thể làm tăng nguy cơ bị loét , bạn không được tự
ý cắt cục chai mà phải được phẩu thuật bởi bác sỹ, nếu cục chai nhỏ, bạn có thể
dùng cục đá bọt hay dụng cụ dũa móng tay để mài cục chai sau khi tắm xong.



×