Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ăn quả sung giúp sản phụ nhiều sữa docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.82 KB, 4 trang )

Ăn quả sung giúp sản phụ nhiều sữa















Cây sung có tên khoa học là Ficus racemosa L., thuộc
họ dâu tằm (moraceae). Người ta dùng quả, lá sung làm
thực phẩm và dùng cả nhựa, lá, vỏ cây để làm thuốc.

Trong 100g quả sung có chứa các chất sau: protein 1g, chất
béo 0.4g, đường 12.6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0.4mg,
caroten 0.05mg, dẫn xuất không protein 12.3g, khoáng toàn
phần 3.1g. Quả sung thường dùng muối ăn như cà muối,
luộc ăn với nước chấm hoặc kho. Lá sung non có thể ăn
sống như rau, lộc sung dùng gói nem.
Quả sung và lá non giúp lợi sữa cho sản phụ. (Ảnh: Tuổi
trẻ)

Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, hơi chát, tính mát, tác
dụng thông huyết, lợi tiểu, chỉ thống, tiêu đàm, tiêu thủng,


tiêu viêm, sát trùng, bổ huyết. Quả còn xanh dùng cầm tiêu
chảy. Quả sung và lá non giúp lợi sữa cho sản phụ.

Nhựa mủ dùng bôi ngoài chữa các chứng sang độc, chốc lở,
đinh nhọt, bỏng, các loại ghẻ. Cành lá và vỏ cây sung dùng
chữa phong thấp, sốt rét, sản phụ ít sữa. Liều dùng 10 -
20g, sắc uống.

Trong sách Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã dùng nhựa
sung chữa các loại đinh nhọt và dùng lá sung non chữa trẻ
em bị lở ghẻ. Trong sách Bách gia trân tàng, Hải Thượng
Lãn Ông dùng lá sung tật nấu nước cho uống và xông rửa
mặt chữa trên mặt bị nổi từng cục u nhỏ sưng đỏ.

Rễ sung được dùng chữa lỵ, nhựa rễ cây dùng chữa tiêu
khát (đái tháo đường). Lá sung sấy khô, tán bột, trộn với
mật ong chữa bệnh túi mật. Quả dùng chữa rong kinh, khạc
ra máu. Nhựa sung dùng chữa bệnh trĩ và tiêu chảy.

Cây sung ngọt được nhập trồng ở Phú Yên, Khánh Hoà.
Cây chịu vùng nắng khô. Quả sung ngọt có vị ngọt, tính
bình, tác dụng thanh nhiệt, làm mạnh dạ dày, trừ ho, cầm
máu, trừ lỵ, tiêu thủng và nhuận phế. Nạc quả khi chín
ngọt, phơi khô có vị ngọt như chà là.

Người Ấn Độ dùng quả sung ngọt để giải khát, làm dịu và
bổ dưỡng. Người Trung Quốc dùng làm thuốc chữa táo
bón, viêm ruột, hầu họng sưng đau, bổ dạ dày, giải độc.
Sung ngọt còn dùng chế biến thành mứt ăn bổ huyết.


×