Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bạn biết gì về Đái tháo đường Type 2 (Kỳ 3) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.88 KB, 7 trang )

Bạn biết gì về Đái tháo đường Type 2
(Kỳ 3)
12. Tổn Thương Lâu Dài ở Chân
- Bệnh nhân ĐTĐ thường bị tổn thương thần kinh gây rối loạn cảm giác ở
các chi dưới.
- Ngoài ra các động mạch xơ cứng cũng đưa đến hậu quả thiếu máu nuôi 2
chân. Điều này dẫn đến loét và hoại tử ở chân. Có thể phải cắt cụt bàn chân hoặc
cả chân trong những trường hợp nặng.


13- Xử Trí Bệnh Đái Tháo Đường: Chế Độ Ăn
- Một điều thật may mắn là bệnh nhân ĐTĐ type 2 có thể giảm bớt đáng kể
nguy cơ tổn thương ở tim, thận, mắt, và 2 chân.
- Điểm mấu chốt là kiểm soát được lượng đường huyết bằng cách thay đổi
chế độ ăn.
- Bệnh nhân ĐTĐ type 2 cần kiểm soát chặt chẽ lượng carbohydrate, đồng
thời với lượng mỡ và đạm tiêu thụ tổng cộng mỗi ngày, giảm số calories trong
khẩu phần ăn.


14. Xử Trí Bệnh Đái Tháo Đường: Tập Luyện Thể Lực
- Luyện tập thể lực vừa phải, như các bài tập về sức lực hoặc đi bộ, cải
thiện việc sử dụng insulin của cơ thể và giảm lượng đường huyết ở những bệnh
nhân ĐTĐ type 2.
- Tích cực vận động còn giúp giảm lượng mỡ trong cơ thể, giúp giảm huyết
áp và bảo vệ phòng chống bệnh tim mạch.
- Bệnh nhân ĐTĐ type 2 nên dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể lực
với cường độ vừa phải


15. Xử Trí Bệnh Đái Tháo Đường: Thuốc Men


- Cần dùng đến thuốc khi không thể kiểm soát hiệu quả lượng đường huyết
ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 chỉ với chế độ ăn và tập luyện.
- Có nhiều loại thuốc uống để điều trị ĐTĐ. Chúng thường được dùng phối
hợp. Một số thuốc tác dụng bằng cách kích thích tuyến tuỵ sản xuất thêm
insulin, một số loại khác lại có tác dụng cải thiện hiệu quả của insulin hoặc
ngăn chặn sự tiêu hoá của các chất tinh bột.


16. Xử Trí Bệnh Đái Tháo Đường: Insulin
- Nhiều bệnh nhân ĐTĐ type 2 về sau này sẽ bị "suy tế bào beta." Điều này
có nghĩa là các tế bào của tuyến tuỵ không còn sản xuất đủ insulin để đáp ứng với
lượng đường huyết gia tăng sau khi ăn. Trong trường hợp này, việc điều trị bằng
insulin– tiêm chích hoặc bằng bơm insulin–cần được thực hiện hàng ngày.


17. Phòng Ngừa Bệnh DTD Type 2
- Một trong những điều gây ngạc nhiên nhất ở bệnh ĐTĐ type 2 là tình
trạng gây tổn hại nhiều đến cuộc sống như thế lại thường có thể phòng ngừa được.
- Để giảm bớt nguy cơ, hãy tuân thủ những khuyến cáo dưới đây:
 Ăn chế độ ăn cân đối, khoẻ mạnh
 Luyện tập 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày mỗi tuần
 Duy trì trong lượng cơ thể cân đối
 Hãy nhắc bác sĩ tầm soát tình trạng tiền tiểu đường cho
bạn
- Đối với các bệnh nhân tiền tiểu đường, những thay đổi về lối sống và
thuốc men có thể giúp phòng ngừa diễn tiến sang ĐTĐ type 2 thực sự.


BS. ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Đa Khoa Hoàn Mỹ SàiGòn biên soạn


×