Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bai 13. Kieu ban ghi-Lop11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.1 KB, 11 trang )

BÀI 13. KIỂU BẢN GHI
(1 tiết)
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Người soạn: Lê Thị Hương
Gv hướng dẫn: Nguyễn Văn Trường
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
 Biết được khái niệm về kiểu bản ghi.
 Biết cách khai báo bản ghi, truy cập trường của bản ghi.
 Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa kiểu bản ghi với kiểu mảng một
chiều.
2. Kĩ năng
 Bước đầu biết mô tả một đối tượng bằng một số thuộc tính cần quản lý.
 Khai báo được kiểu bản ghi.
 Nhận biết được trường (thuộc tính) của một biến bản ghi và bước đầu viết
được một vài thao tác xử lý trên từng trường của bản ghi.
3. Về thái độ
 Rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc, suy luận khoa học và sáng tạo.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp: Thuyết trình, giảng giải, đàm thoại, trực quan, gợi mở vấn
đề…
2. Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, phương tiện khác phục vụ cho bài học.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Ổn định tổ chức lớp
Lớp: Vắng:
Sĩ số: Có phép: Không phép:

1
2.Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Chương trình quản lý các thí sinh của một kỳ thi tuyển sinh cần quản


lý được các thông tin sau: số báo danh của thí sinh, họ tên thí sinh, ngày sinh, giới
tính, điểm của 7 môn: Tin, Toán, Lý, Hoá, văn, Sử, Địa. Hãy khai báo kiểu dữ
liệu hợp lý với các thông tin cần quản lý trên ?(9đ)
Đáp án:
Var
SBD: string[10];
Hoten: string[30];
GioiTinh: string[10];
NgaySinh: string[10];
Tin, Toan, Ly, Hoa, van, Su, Dia: Real;
3. Bảng phân phối thời gian
STT Nội dung
Thời
gian
1 Ổn định tổ chức lớp 1’
2 Kiểm tra bài cũ 5’
3 Đặt vấn đề 1’
4 1. Giới thiệu về bản ghi 10’
5 2. Khai báo 15’
6 3. Gán giá trị 12’
7 Củng cố, dặn dò 1’
4. Đặt vấn đề.
GV: Với chương trình quản lí các thí sinh của một kỳ thi tuyển sinh như trên.
Em nào có thể cho cô biết là làm thế nào để quản lí được toàn bộ thông tin trên
của thí sinh? Mỗi thông tin trên có kiểu dữ liệu gì?
HS trả lời: Có thể quản lí mỗi dữ liệu trên là một mảng một chiều
GV: Tuy nhiên trong ngôn ngữ lập trình bậc cao có cách tốt hơn để quản lí dữ liệu
trên. Vậy thì nó quản lí thế nào? Tổ chức ra sao? Để trả lời cho những câu hỏi đó
chúng ta đi vào tìm hiểu bài hôm nay.


2

BÀI 13: KIỂU BẢN GHI
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu về bản ghi
Gv : Yêu cầu học sinh quan sát bảng kết quả
thi trang 74.
Gv : Trên bảng đó có những thông tin gì ?
Gv : Yêu cầu : Học sinh tìm thêm ví dụ
tương tự.
GV chỉ rõ : Mỗi hàng như vậy ta gọi là một
bản ghi, mỗi cột là một trường.
Gv : Kiểu bản ghi(record) được dùng để mô
tả các đối tượng có cùng một số thuộc tính
mà các thuộc tính có thể có các kiểu dữ liệu
khác nhau.
- Mỗi đối tượng được mô tả bằng một bản
ghi. Mỗi thuộc tính của đối tượng tương ứng
với một trường của bản ghi. Các trường khác
nhau có thể có dữ liệu khác nhau.
 Các ngôn ngữ lập trình thường cho các
cách để xác định :
- HS chú ý quan sát.
- HS trả lời : Các thông tin trên
bảng là : Họ tên, ngày sinh, giới
tính, điểm của 7 môn thi Tin, Toán,
Lí, Hoá, Văn, Sử, Địa
- HS : Để mô tả một người trong
danh bạ điện thoại cần có các thông
tin : Họ tên, địa chỉ và số điện thoại.

- HS : Lắng nghe
- HS : Lắng nghe, ghi bài
- HS : Lắng nghe, ghi bài
3
 Tên kiểu bản ghi;
 Tên các thuộc tính (trường);
 Kiểu dữ liệu của mỗi trường;
 Cách khai báo biến;
 Cách tham chiếu đến trường;
Hoạt động 2: Khai báo
Gv : Mỗi ngôn ngữ có một cách khai báo
kiểu bản ghi khác nhau. Ngôn ngữ Pascal
không cho bạn khai báo biến bản ghi trực
tiếp mà phải khai báo biến bản ghi thông qua
kiểu bản ghi.
 Các thông tin cần khai báo bao gồm
tên kiểu bản ghi, tên các thuộc tính,
kiểu dữ liệu của mỗi thuộc tính.
 Do dữ liệu kiểu bản ghi thường dùng
để mô tả nhiều đối tượng nên ta
thường định nghĩa một kiểu bản ghi và
sau đó dùng nó để khai báo các biến
liên quan.
 Kiểu bản ghi thường được định nghĩa
như sau :
type <tên kiểu bản ghi> = record
<tên trường 1>: <kiểu trường 1>;

<tên trường k>: <kiểu trường k>;
end;

 Khai báo biến kiểu bản ghi :
var
- HS : Lắng nghe
- HS : Lắng nghe, ghi bài
- HS : Ghi bài
4
<tên biến bản ghi>: <tên kiểu bản ghi>;
Chú ý: Phần mô tả kiểu bản ghi được bắt đầu
bằng từ khoá record và kết thúc bằng từ
khoá end. Giữa hai từ khoá đó là phần khai
báo các trường gồm tên trường, dấu hai
chấm, rồi đến kiểu dữ liệu của trường đó và
kết thúc bằng dấu chấm phẩy.
Gv : Yêu cầu học sinh tìm một ví dụ để minh
hoạ? (Nếu học sinh không lấy ví dụ được thì
giáo viên phải lấy)
 GV nhận xét
 Làm thế nào để khai báo được nhiều
bản ghi có cùng một kiểu? (GV gợi ý)
 GV nhận xét
Ví dụ
Để xử lý bảng kết quả thi nêu trên ta có
thể khai báo Lop là biến mảng một chiều,
mỗi phần tử mảng là một bản ghi HocSinh
gồm các thông tin: HoTen, NgaySinh,
GioiTinh và điểm 7 môn thi : Tin, Toan, Li,
Hoa, Van, Su, Dia.
 Hãy xác định kiểu dữ liệu cho các
trường trên (Mỗi nội dung trên là một
trường của bản ghi)

 GV nhận xét
- HS : Ghi bài
- HS: Lấy ví dụ về cách khai báo
kiểu bản ghi, biến bản ghi.
- HS trả lời: Sử dụng kiểu mảng
trong đó phần tử mảng sẽ có kiểu
bản ghi.
- HS : Xác định kiểu dữ liệu (hình
14-tr 75)
5
 Gọi 1 học sinh lên bảng khai báo bản
ghi của ví dụ trên? ( GV cũng có thể tự
viết)
 GV nhận xét
Gv : Em nào hãy cho cô biết tên kiểu dữ liệu
của biến A, hai biến A và B có cùng một
kiểu không?
 Phần tử Lop[1] và phần tử Lop[5] của
mảng Lop thuộc kiểu gì? Lop[1] và A
- HS:
const Max=60;
type
HocSinh = record
HoTen : string[30];
NgaySinh : string[10];
GioiTinh : boolean;
Tin, Toan, Li, Hoa, Van,
Su, Dia : Real;
end;
var

A, B: HocSinh;
Lop: array[1 Max] of HocSinh;
- HS : Quan sát, lắng nghe
- HS trả lời :
 Biến A là biến kiểu bản ghi
 A, B cùng một kiểu
- HS trả lời :
6
có cùng kiểu không?
 GV nhận xét
 Yêu cầu HS phân biệt sự khác và
giống nhau của bản ghi và mảng một
chiều?
Gv : Khi có nhu cầu thay đổi thông tin trong
từng trường, làm thế nào để truy cập vào
từng trường của bản ghi? Mỗi ngôn ngữ có
một cách truy cập khác nhau nhưng thường
được viết là:
<tên biến bản ghi>.<tên trường>
Ví dụ
A.HoTen
B.NgaySinh
Lop[i].Van
với i là chỉ số nào đó của mảng Lop
 Lop[15].HoTen là để chỉ thông tin gì?
 GV nhận xét
Hoạt động 3: Gán giá trị
Gv : Vì bản ghi có nhiều trường nên việc gán
Thuộc kiểu bản ghi. Lop[1]
và A có cùng kiểu

- HS trả lời:
 Giống nhau: Được ghép bởi
nhiều phần tử.
 Khác nhau: Mảng một chiều
là ghép nhiều phần tử có cùng
dữ liệu. Trong bản ghi là
ghép nhiểu phần tử có kiểu
dữ liệu có thể khác nhau.
- HS : Ghi bài
- HS trả lời : Chỉ họ tên của học
sinh thứ 15 trong lớp
7
giá trị cho từng bản ghi phức tạp hơn các
biến khác.
 Khi nhập thông tin vào từ bàn phím, ta
thường phải nhập cho từng trường.
 Có 2 cách gán giá trị cho biến bản
ghi :
 Dùng lệnh gán trực tiếp: Nếu A
và B là hai biến bản ghi cùng
kiểu, thì ta có thể gán giá trị của
B cho A bằng câu lệnh:
A:= B;
 Gán giá trị cho từng trường: Có thể
thực hiện bằng lệnh gán hoặc nhập từ
bàn phím.
VD: A.HoTen:=’Tran Phuong Thao’;
Readln(A.NgaySinh);
 Đọc đề bài của ví dụ trong SGK.
 GV làm cho HS hiểu rõ yêu cầu của

bài toán trước khi đưa ra chương trình.
 Nhấn mạnh: Đối với mỗi học sinh,
thông tin về thuộc tính xếp loại không
nhập từ bàn phím mà cần được chương
trình tính toán dựa vào giá trị của hai
thuộc tính khác nhau theo một quy tắc
đã biết.
 GV đưa ra chương trình (nếu có máy
chiếu thì chiếu chương trình lên,
không thì cho học sinh quan sát
chương trình trong SGK) và phải
- HS : Lắng nghe, ghi bài
- HS : Lắng nghe
- HS : Quan sát, lắng nghe giải
thích, phân tích của GV
8
hướng dẫn học sinh tìm hiểu, giải thích
và phân tích chương trình ở ví dụ theo
từng giai đoạn:
 Câu lệnh for-do, tại bước lặp thứ i làm
việc với một bản ghi, đây là hồ sơ của
học sinh thứ i. Các việc phải làm đối
với một bản ghi như vậy chia làm hai
giai đoạn: Trước tiên ta nhập từ bàn
phím giá trị 5 trường của bản ghi này
(có 5 cặp lệnh write-readln), tiếp đến
tính toán giá trị trường XepLoai dựa
trên giá trị của hai trường Toan và
Van theo bốn trường hợp đã được quy
định ( bốn câu lệnh if-then).

 Câu lệnh for-do ở cuối chương
trình duyệt qua từng phần tử của
mảng để đưa ra màn hình thông
tin họ tên và xếp loại của mỗi
học sinh.
 Bốn điều kiện thực hiện lệnh ở bốn
câu lệnh if-then trong chương trình thể
hiện việc chia thực tế thành bốn
trường hợp phân biệt do vậy tại mỗi
bước lặp có một và chỉ một câu lệnh
sau then của một trong bốn if-then ấy
được thực hiện. Có thể viết đoạn này
theo kiểu if-then-else.
Nếu có thời gian, GV yêu cầu HS viết lại
đoạn chương trình đó theo kiểu if-then-else.
- HS : Quan sát, lắng nghe giải
thích, phân tích của GV.
9
Gv : Em nào hãy cho cô biết đặc điểm cơ
bản giống và khác của kiểu bản ghi với hai
kiểu dữ liệu có cấu trúc mảng và xâu?
GV nhận xét => Kết luận
- HS : Viết lại đoạn chương trình
đó.
- HS trả lời:
+ Đặc điểm chung của kiểu dữ
liệu có cấu trúc: Được tạo nên từ
một số kiểu cơ sở, giá trị của một
biến có nhiều thành phần.
+ Khác với mảng và xâu, các

kiểu thành phần của kiểu bản ghi có
thể thuộc các kiểu dữ liệu cơ sở
khác nhau.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
1. Củng cố
Đối với bài hôm nay các em cần nắm được cách khai báo kiểu bản ghi, cách
truy nhập thông tin vào từng trường của bản ghi và gán giá trị cho bản ghi
2. Dặn dò
Các em về nhà làm các bài tập từ 4.47 đến 4.53 trong sách bài tập và các
bài tập trong SGK trang 79.
10
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
11

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×