Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Những câu hỏi về Viêm Gan C (Kỳ 2) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.36 KB, 7 trang )

Những câu hỏi về Viêm Gan C
(Kỳ 2)

II. Đường lây truyền của HCV từ người này sang người khác?
- Nhiễm viêm gan C bằng cách nào?
HCV lây chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với máu người bệnh. Bạn có thể bị
nhiễm HCV nếu:
 Dùng kim chung để tiêm chích ma tuý.
 Nhận máu, sản phẩm từ máu, hoặc các bộ phận cơ thể từ một
người cho nhiễm HCV.
 Chạy thận nhân tạo dài ngày, dùng chung trang thiết bị y khoa
bị nhiễm máu của người bịnh chưa được xử lý vô trùng.
 Bạn là nhân viên y tế và đã từng bị kim đâm phải.
 Mẹ bạn bị viêm gan C vào thời điểm sanh ra bạn. Trong giai
đoạn chu sinh máu của mẹ bạn có thể vào cơ thể bạn .
 Bạn đã từng có quan hệ tình dục với người nhiễm HCV.
 Bạn sống chung với một người nhiễm HCV và dùng chung
dao cạo, bàn chải răng có dính máu của của họ.
- HCV có thể sống ngoài cơ thể bao lâu mà vẫn còn khả năng truyền
bệnh ?
Những nghiên cứu gần đây cho thấy HCV có thể tồn tại ở môi trường
chung quanh ở nhiệt độ phòng ít nhất 16 giờ nhưng không lâu quá 4 ngày.
- Làm cách nào để tẩy uế HCV ?
Bạn tẩy uế các vết máu, kể cả máu khô vì vẫn còn khả năng truyền bệnh
bằng dung dịch thuốc tẩy pha loãng 1 phần 10. Hãy sử dụng găng tay khi tẩy uế.
- Có thể bị lây truyền HCV qua thủ thuật y khoa hoặc răng hàm mặt?
Có thể nhiểm HCV từ những dụng cụ y khoa dùng chung cho nhiều người
không được vô trùng kỹ.
- Có thể bị nhiễm HCV qua đường tình dục? Có, nhưng không thường
xuyên lắm.
- HCV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục bẳng đường miệng?


Không có chứng cứ cho thấy HCV có thể lây qua quan hệ tình dục bẳng đường
miệng .
- HCV có thể lây truyền ở những người sống chung trong một nhà? Có,
nhưng không thường xuyên. Thường là do phơi nhiễm với máu của ngưòi trong
gia đình bị nhiễm HCV.
- Có thể bị viêm gan C khi đi châm cứu, cắt lể, xâm mình? Có thể bị
nhiễm nếu dụng cụ không tẩy trùng kỹ.
- Khả năng nhiễm HCV qua đường truyền máu và sản phẩm từ máu
khi hiện nay đã có những biện pháp kiểm tra chặt chẽ tại các ngân hàng
máu? Tỉ lệ là 1 cho mỗi 2 triệu đơn vị máu được truyền.
- HCV có thể lây truyền qua muỗi chích hoặc các loại côn trùng tiết túc
(arthropods) hút máu khác? Không có bằng chứng HCV lây truyền qua muỗi
chích hoặc các loại tiết túc hút máu khác.

III. Có thai và cho con bú
- Có cần xét nghiệm thường quy anti-HCV cho phụ nữ có thai?
Không cần. Phụ nữ có thai không có nguy cơ nhiễm HCV cao hơn phụ nữ
bình thường. Khi phụ nữ có thai có nguy cơ cao bị viêm gan C, họ cần được xét
nghiệm anti-HCV.
- Nguy cơ lây nhiễm HCV từ mẹ sang con sơ sinh?
Khoảng 4 % trẻ có mẹ nhiễm HCV sẽ bị lây truyền mầm bệnh. Việc này
diễn ra trong thời gian chu sinh và không có thuốc nào để dự phòng. Đa số các
cháu nhiễm HCV chu sinh thường không có triệu chứng và bình thường trong lúc
còn nhỏ. Khi trẻ lớn hơn cần xét nghiệm thêm để tìm hiểu ảnh hưởng của nhiễm
HCV.
- Nguy cơ nhiễm HCV chu sinh có cao hơn khi người mẹ bị đồng nhiễm
với HIV?
Có, nếu mẹ đồng nhiễm HIV, tỉ lệ lây nhiễm chu sinh có thể lên đến 19%.
- Mẹ bị viêm gan C có thể cho con bú?
Có thể. Không có chứng cứ HCV lây qua đường sữa mẹ. Tuy nhiên mẹ

nhiễm HCV không nên cho con bú khi thấy đầu vú bị nứt hoặc chảy máu.
- Khi nào thì nên xét nghiệm xem trẻ có bị lây truyền viêm gan C từ mẹ
sang?
Không nên xét nghiệm anti-HCV trước 18 tháng tuổi vì anti-HCV từ mẹ
truyền sang có thể còn hiện diện trong máu của con đến thời điểm đó. Nếu cần
chẩn đoán nhiễm HCV trước khi trẻ được 18 tháng tuổi thì nên thử HCV RNA.

IV. Tư vấn
- Làm thế nào để tránh lây nhiễm HCV từ mình sang người khác?
 Không hiến máu, hiến tạng, hiến mô, hoặc tinh dịch.
 Không dùng chung các vật dụng có thể dính máu, như bàn
chải đánh răng, dụng cụ làm móng tay hoặc dao cạo.
 Băng kỹ các vết thương rách da chảy máu để tránh lây lan
virus HCV.
- Làm thế nào để tự phòng tránh lây nhiễm HCV và các bệnh lây
truyền qua đường máu khác?
 Không tiêm chích ma tuý. Nếu đã chích, nên đi cai nghiện.
Nếu không thể dứt bỏ được thì tránh dùng chung ống chích. Nên đi tiêm
phòng viêm gan A và B.
 Không dùng chung bàn chải răng, dao cạo râu và các vật dụng
cá nhân khác. Chúng có thể bị vấy máu của người nhiễm bệnh.
 Nếu bạn là nhân viên y tế, hãy luôn tuân thủ nghiêm túc các
quy định của ngành về xử lý kim tiêm và các vật sắc nhọn. Nên đi tiêm
phòng viêm gan B .
 Không cắt lể, xâm mình. Châm cứu phải dùng kim riêng, sử
dụng 1 lần rồi bỏ.
HCV có thể lây truyền qua đường tình dục, nhưng không thường xuyên.
Nếu bạn có nhiều bạn tình thì:
 Bạn có thể bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
khác (vd AIDS, viêm gan B, lậu hoặc chlamydia).

 Bạn nên dùng bao cao su bằng latex. Nó có thể giảm bớt sự
lây truyền HCV.
 Bạn nên tiêm phòng viêm gan B.
- Bệnh nhân nhiễm HCV cần làm gì để bảo vệ gan của mình?
 Bỏ rượu.
 Khám bệnh đều đặn.
 Không dùng bất cứ thuốc gì kể cả thuốc không cần kê toa nếu
chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị.
 Tiêm phòng viêm gan A nếu có tổn thương ở gan.
- Thông tin khác cho bệnh nhân viêm gan C ?
 HCV không lây truyền qua hắt hơi sổ mũi, ôm hôn, ho, thực
phẩm và nước, khi dùng chung bát đũa hoặc ly tách.
 Không được ngăn cản người nhiễm HCV làm việc, đi học,
vui chơi, chăm sóc trẻ em hoặc những công việc khác.
 Tham gia một nhóm hỗ trợ lẫn nhau có thể có ích cho người
nhiễm siêu vi C .
- Người viêm gan C mãn có nên chích ngừa viêm gan B?
Nên chủng ngừa viêm gan B nếu họ thuộc nhóm có nguy cơ cao.

×